Thiết kế bài dạy khối 5 - Trường Tiểu học Dương Nổ - Tuần 3

Thiết kế bài dạy khối 5 - Trường Tiểu học Dương Nổ - Tuần 3

 I.Mục tiêu:

 - Hướng dẫn học sinh một số qui định nề nếp hoạt động của trường đề ra. Truy bài, hát đầu giờ, xếp hàng ra vào lớp, đi học đúng giờ, thể dục - múa hát tập thể, ăn mặc đồng phục theo qui định của trường .

 - Dạy học sinh một số bài hát truyền thống của đội.

 - Giáo dục tới học sinh thực hiện đúng mọi nề nếp của trường - Đội.

 II. Chuẩn bị của giáo viên:

- Nội dung sinh hoạt theo chủ điểm: “Truyền thống nhà trường.

Một số bài hát của Đội: Em yêu trường em

doc 40 trang Người đăng huong21 Lượt xem 728Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy khối 5 - Trường Tiểu học Dương Nổ - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tháng 9
	 Tuần 1
	Chủ điểm: “ Truyền thống nhà trường”
	I.Mục tiêu:
	- Hướng dẫn học sinh một số qui định nề nếp hoạt động của trường đề ra. Truy bài, hát đầu giờ, xếp hàng ra vào lớp, đi học đúng giờ, thể dục - múa hát tập thể, ăn mặc đồng phục theo qui định của trường.
	- Dạy học sinh một số bài hát truyền thống của đội.
	- Giáo dục tới học sinh thực hiện đúng mọi nề nếp của trường - Đội.
	II. Chuẩn bị của giáo viên:
Nội dung sinh hoạt theo chủ điểm: “Truyền thống nhà trường.
Một số bài hát của Đội: Em yêu trường em. Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng.
III. Các hoạt động chủ yếu:
ổn định tổ chức:
- Cho học sinh xếp hàng theo lớp (1 lớp bằng 2 hành) – Lớp trưởng đứng trên báo cáo sĩ số.
	2. Chào cờ: Hát Quốc ca - Đội ca – Hô đáp khẩu hiệu Đội.
	3. Hoạt động chính:
	Giới thiệu: Vậy là một năm học mới lại bắt đầu. Chúng ta cùng chung sức xây 
 Dựng Liên đội đi vào nề nếp
	+ Hãy nêu một số qui định về nề nếp của trường ? HSTL
 (Đi học đúng giờ, bài, hát đầu giờ, TD – múa hát tập thể giữa giờ.
	+ Muốn truy bài tốt các em phải thực hiện như thế nào? HSTL
 (Các cán bộ lớp kiểm tra bài học ở nhà của các bạn trong lớp để chuẩn bài học bài 
mới cho tốt)
	+ Thực hiện xếp hàng ra vào lớp tốt ta phải làm gì? HSTL
 (Xếp hàng nhanh nhẹn, ngay ngắn thẳng hàng).
	Giáo viên nhận xét đánh giá. HS N
Năm học mới Liên đội triển khai bài thể dục – múa hát mới Yêu cầu
 những bạn đi sinh hoạt hè về ôn lại động tác để giờ ra chơi các em tập múa hát 
hướng dẫn các bạn cùng tập.
	+ Mua bài “Hành khúc đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh” HST
	+ “ Dòng máu Lạc Hồng”
	+ “Em yêu trường em”
Giáo viên bắt điệu cho học sinh ôn lại bài hát.
Yêu cầu hát đầu giờ những bài hát về quê hương, mái trường, thầy cô, bạn Nghe
bè
	- Các em có thuộc các bài hát về chủ đề này không? HSTL
	- Giáo viên gọi một số học sinh lên trước toàn trường hát – Cả trường nghe hát.
	Đánh giá
	4. Củng cố và dặn dò:
	- Cho học sinh nhắc lại tên chủ điểm sinh hoạt
	Nhắc lại một số nội qui để học sinh khắc sâu.
	Bắt điệu cho cả trường hát bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”
	Nhận xét giờ sinh hoạt.
Tháng 9
	 Tuần 2
Chủ điểm: “ An toàn giao thông”
	I.Mục tiêu:
	- Học sinh làm quen với một số biển hiệu, biển báo ATGT.
	- Hiểu tác dụng của một số biển báo, Thực hiện đúng một số biển báo.
	- Tham gia tốt một số trò chơi : Luật ATGT.
	II. Chuẩn bị của giáo viên:
Biển báo đèn tín hiệu giao thông.
Tranh ảnh minh hoạ về ATGT.
III. Các hoạt động chủ yếu:
1.ổn định tổ chức: Giáo viên cho học sinh xếp hàng (1 lớp = 2 hàng) lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
2. Chào cờ: Hát Quốc ca - Đội ca – Hô đáp khẩu hiệu Đội.
	3. Hoạt động chính:
	Buổi hoạt động trước các em được hoạt động với chủ điểm gì? HS trả lời
	Nêu nội dung – Nhận xét
- Giáo viên bắt điệu cho cả trường hát bài hát “Em yêu trường em” – H Vân
	- Khi đi học về các em phải đi bên tay nào? Tay phải
	- Khi đi qua ngã 3, ngã 4 các em phải chú ý điều gì? (Nhì các hướng xem HS trả lời
Có xe không thì mới qua đường)
Nhận xét bổ sung.
-Giáo viên cho học sinh quan sát đèn tín hiệu giao thông. (xanh - đỏ – vàng
	- Khi gặp đèn tín hiệu đỏ chúng ta phải làm gì? (dừng lại) HS trả lời
	- Khi gặp đèn tín hiệu xanh chúng ta phải làm gì? (được đi)
- Khi gặp đèn tín hiệu vàng chúng ta phải làm gì? (đi chậm lại)
- Giáo viên nhấn mạnh lại: Đèn xanh được phép đi. HS nghe
 Đèn đỏ dừng lại
 Đèn vàng đi chậm lại và chuẩn bị dừng lại
- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi: “đi theo đèn tín hiệu” HS chơi
 Giáo viên gọi 5 học sinh lên trên toàn trường cầm tay nhau đọc bài thơ: HS nghe
	“ Dung dăng dung dẻ Dung dăng dung dẻ
	 Vui vẻ đi chơi Vui vẻ đi chơi
	 Đèn đỏ báo rồi Đèn xanh báo rồi
	 Bạn ơi dừng lại ! Bạn ơi đi nhé! ”.
	Hướng dẫn : Trong bài thơ các bạn nói đến đèn nào? HS trả lời 
	( GV cho học sinh xem các loại đèn tín hiệu) HS T hiện
Gọi 3 nhóm lên thực hiện.
Nhận xét đánh giá.
GV đưa 2 bức tranh về luật giao thông.
+ Trong 2 bức tranh bức tranh nào các bạn thực hiện nđúng luật ATGT? Tại sao?
Nhận xét để học sinh hiểu.
4. Củng cố và dặn dò:
- Cho học sinh nhắc lại chủ điểm hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Nhận xét giờ hoạt động – Bắt điệu cho cả trường hát bài “ đường em đi”.
Tháng 9
	 Tuần 3
Chủ điểm: “ An toàn giao thông”
	I.Mục tiêu:
	- Học sinh tiếp tục khắc sâu về luật ATGT.
	- HS làm quen với một số biển báo thông dụng và hiểu được tác dụng của biển báo đó.
	- Tham gia trò chơi về luật ATGT.
II. Chuẩn bị của giáo viên:
Biển báo giao thông.
Một số trò chơi về ATGT.
Bài hát về ATGT.
III. Các hoạt động chủ yếu:
1.ổn định tổ chức: Giáo viên cho học sinh xếp hàng (1 lớp = 2 hàng) lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
2. Chào cờ: Hát Quốc ca - Đội ca – Hô đáp khẩu hiệu Đội.
	3. Hoạt động chính:
	Giới thiệu: ATGT đang klà vấn đề vô cùng cấp bách, mặc dù các ngành và 
địa phương ra sức chấn chỉnh nhưng tai nạn giao thông vẫn xảy ra ngày càng nhiều 
và ngày càng nghiêm trọng .
	GV giới thiệu một số biển báo giao thông.
	+ Giơ biển báo và giải thích cho học sinh hiểu: Qxát nghe
	 - biển báo cấm đi ngược chiều. 
- biển báo cấm rẽ phải.
- biển báo cấm rẽ trái
- biển báo nguy hiểm có đường sắt đi qua.
+Sau khi giới thiệu nội dung tác dụng của từng biển báo, GV gọi học sinh HS nhận
 lên chỉ và nhận xét lại. biết
Nhận xét: GV cho học sinh quan sát một số biển chỉ dẫn.
 + Đây chỉ dẫn ở đây có trường học. + Đây chỉ dẫn ở đây có bưu điện. HS quan 
+ Đây chỉ dẫn ở đây có trạm y tế. Sát 
+ Đây chỉ dẫn ở đây là thành phố Bắc Giang. 
Giáo viên cho học sinh đọc đồng thanh bài “ NHớ lời mẹ cha”
“Con ơi nhớ lời mẹ cha
Chớ đi bên trái chớ ra lòng đường
Phòng khi xe cộ bất thường
Xẩy ra tai nạn khôn lường con ơi.”
Trong bài này có thể thay từ “chớ” bằng từ nào? ( không, đừng)
Trò chơi: Nhận xét biển báo
* Hoạt động: Tổng phụ trách đội có 5 mũ trùng với 5 biển báo vừa cho học sinh làm trong 15 phút học sinh đó phải lấy được mũ có biển báo truìng với mũ mình đội và nói cho các bạn biết đó là biển báo gì?
	- Cho HS tham ra trò chơi (2 nhóm)
	- Chú ý : Ai sai hát 1 bài hát hoặc nhảy lò cò.
	4. Củng cố - dặn dò: HS nhắc lại nội dung của buổi sinh hoạt – GV bắt điệu bài “ Trên sân trường – Nhận xét
Tháng 9
	 Tuần 4
Chủ điểm: “ Vui – Khoẻ - Đoàn kết ”
	I.Mục tiêu:
	- Học sinh hiểu được “ Vui – Khoẻ - Đoàn kết”
	- Thu hút HS tham gia vào các HĐ một cách sôi nổi, rèn luyện thể chất và cùng nhau đoàn kết.	
II. Chuẩn bị của giáo viên:
Băng đĩa , bài hát, thể dục giữa giờ
Hình ảnh về hội khoẻ Phù Đổng
Nhạc bài hát lớp chúng mình đoàn kết.
III. Các hoạt động chủ yếu:
1.ổn định tổ chức: Giáo viên cho học sinh xếp hàng (1 lớp = 2 hàng) lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
2. Chào cờ: Hát Quốc ca - Đội ca – Hô đáp khẩu hiệu Đội.
	3. Hoạt động chính:
	* Giáo viên bật bài thể dục nhịp điệu theo băng cho học sinh tập 1 lần	 HS tập
	Các em được tập TDNĐ vào giờ ra chơi các buổi học, các em có thấy thích HSTL
 không? Có thấy khoẻ không?
 GV giải thích cho học sinh hiểu: Có sức khoẻ là có tất cả, có sức khoẻ là vàng
GV cho học sinh quan sát những bức tranh tập dưỡng sinh của các cụ ông, HS Q sát
 cụ bà, bức tranh tập thể dục buổi sáng học sinh và giải thích cho học sinh. Và nghe.
	Giải thích tinh thần thoải mái, sảng khoái, vui nvẻ, giúp mỗi chúng ta thêm 
hăng say trong mọi công việc cũng như học tập
Giáo viên bắt điệu toàn trường hát bài hát : “Như có Bác Hồ trong ngày HS vỗ tay
 vui đại thắng” - Toàn trường vỗ tay.
	* Trò chơi: + A li Ba Ba
	* Mưa rào sứ Huế.
	- Nhận xét.
	+ Muốn cho 1 tập thể lớp ngày càng vững mạnh, chúng ta phải làm gì? HS trả lời
	( Học tập tốt, đoàn kết).
	GV: Giải thích: Chúng ta phải đoàn kết , đùm bọc thưpng yêu, giúp đỡ lẫn 
nhau trong công việc.
	+ Tập thể lớp các em đã đoàn kết chưa?
	+ Có bạn nào đánh bạn Không?
- Giáo dục các em tinh thần đoàn kết bạn bè..
	+ Để thực hiện tình đoàn kết với bạn bè khắp nơi chúng ta lphát động phong 
trào nào? ( Vòng tay bạn bè, sách báo hay tới tayb bạn đọc, ủng hộ người mù, ủng hộ đồng bào bão lụt.
	GV: Ngay từ bây giờ chúng ta hãy cùng hành đông “ vòng tay bạn bè, bạn giúp bạn, xây dựng quỹ bạn nghèo, quỹ đề ơn đáp nghĩa.”
	GV bắt điệu cho cả trường hát bài nối vòng tay lớn. Nhạc và lời Trịnh Công Sơn.
	4. Củng cố – Dặn dò: _ HS nhắc lại buổi hoạt động - Nhận xét buổi HĐ
	 - Các em hãy làm nhiều việc thiện - Đoàn kết thương yêu lẫn nhau cùng tiến bộ.
Tháng 10
	 Tuần 1
Chủ điểm: “ Chăm ngoan học giỏi ”
	I.Mục tiêu:
	- Động viên học sinh hăng hái thi đua học tập với tinh thần nghiêm túc, trung thực, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ nhau trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
	- Giáo dục tới học sinh ý thức học tập tốt.
II. Chuẩn bị của giáo viên:
Nội dung buổi sinh hoạt.
Đàn, nhạc.
III. Các hoạt chính:
1.ổn định tổ chức: Giáo viên cho học sinh xếp hàng (1 lớp = 2 hàng) lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
2. Chào cờ: Hát Quốc ca - Đội ca – Hô đáp khẩu hiệu Đội.
	3. Hoạt động chính:
	+) Các em có nhớ lời ghi nhớ không? - HSTL
	- GV cho cả trường đọc to
 “ Vâng lời Bác Hồ dạy - HS đọc
 Em xin hứa sẵn sàng ghi nhớ
Là con ngoan trò giỏi
Cháu Bác Hồ kính yêu”
	+ Để thực hiện tốt lời hứa của nhi đồng mỗi chúng ta phải làm gì ? - Học tập 
 Tốt. 
 + Em hiểu thế nào là một học trò ngoan ? ( Vâng lời thầy cô cha mẹ, ngoan - HSTL
 ngoãn, lễ phép với ngời lớn, kính trọng người già, giúp đỡ người yếu hơn mình 
 - GV: Phải luôn nói lễ phép, không được nói tục chửi bậy, đánh cãi chửi nhau.
	+ Mỗi lớp tuyên dương một bạn ngoan nhất, lễ phép nhất.
	GV: Mời những học sinh đó lên khán đài Tuyên dương.
	+ Em hiểu thế nào là trò giỏi? ( Luôn luôn đạt điểm tốt, học thuộc bài và làm - HSTL
 bài trước khi đến lớp)
	- GV: nhận xét và bổ sung
	GV : Trong lớp phải chú ý nghe giảng, không mất trật tự, ghi chép bài đầy đủ 
, hăng hái phát biểu XD bài, làm bài tập đầy đủ cô giáo giao cho.
	+ Mỗi lớp cử 1 bạn trong tháng 9 được nhiều điểm 9, 10 lên khán đài tuyên dương.
	- GV bắt điệu cho toàn trường hát bài lớp chúng mình đoàn kết.	Nhạc và lời: Mộng Lân
	- GV phát động phong trào: - Góc học tập ở nhà.
	 - Đôi bạn cùng tiến
 - Tiếng kẻng học bài.
	- GV giải thích từng phong trào trên để học sinh hiểu ý nghĩa, tác dụng của từng phong trào đó.
	- Phát động học sinh hăng hái học tập tốt để đạt học sinh giỏi.	
	4. Củng cố – Dặn dò: _ HS nhắc lại buổi hoạt động - Nhận xét buổi HĐ
	 - GV bắt điệu HS toàn trường hát bài “ Bài ca đi học
Tháng 10
	 Tuần 2
 ... buổi HĐ
Tháng 4
	 Tuần 2
	 Thứ năm, ngày 9 tháng 4 năm 2009
Chủ điểm: “ Hoà bình và hữu nghị”
	I.Mục tiêu:
	- học sinh hiểu được ý nghĩa của ngày 30/4 (Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng) và ngày Quốc tế lao động 1/5.
	- Các em học sinh thấy được các trò chơi dân gian rất hay trong các buổi sinh hoạt ngoại khoá sau một buổi học căng thẳng.
	- Giáo dục học sinh yêu quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị của giáo viên:
Nội dung buổi sinh hoạt.
 – Một số bài hát, trò chơi dân gian kéo co, nhảy bao bố, mèo đuổi chuột.
III. Các hoạt động chính:
1.ổn định tổ chức: Giáo viên cho học sinh xếp hàng (1 lớp = 2 hàng) lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
2. Chào cờ: Hát Quốc ca - Đội ca – Hô đáp khẩu hiệu Đội.
	3. Hoạt động chính:
	- Giáo viên giới thiệu buổi sinh hoạt ngoại khoá:	
	* Học sinh trả lời câu hỏi: 
	+ Đố các bạn tháng 4 có những ngày lễ lớn nào? (Ngày 30/4 là ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng và 1/5 là ngày Quốc tế lao động.
 + Liên đội ta phát động phong trào học tập tốt dành nhiều bông hoa điểm tốt các em có đồng ý không? Nếu hưởng ứng hãy cho 1 tràng pháo tay.
 + Có rất nhiều bài hát, bài thơ viết về hoà bình như: Hoà bình với bé, bầu trời xanh, em yêu hoà bình...
 + Mời đại diện học sinh lên hát 3 bài trên. Dưới vỗ tay.
+ Treo 1 bước tranh có hình ảnh chim bồ câu trắng .
- Chim bồ câu tượng trưng cho hình ảnh nào? (Hoà bình và hữu nghị)
* Trò chơi: Thi hát những bài hát có từ chim.
+ Đội 1: Khối 1 – 5 (5 HS)
+ Đội 2: Khối 2- 3 (5 HS)
+ Đội 3: Khối 4: (5HS)
+ TPTĐ điều khiển ở trên, đội thua thì phải nhảy lò cò trên sân khấu.
- Trên trái đất chúng ta vẫn còn nhiều nơi có chiến tranh xảy ra, nhiều người vẫn còn khổ cực, trẻ em không được đến trường. Vậy các em có thương các bạn không?.
Có rất nhiều bài hát nói lên tình hữu nghị đoàn kết của các bạn nhỏ trên toàn thế giới, tuy khác về ngôn ngữ, mầu da nhưng chúng ta có phân biệt các bạn không?
- Có rất nhiều bài hát nói lên tinh thần hữu nghị, đoàn kết của các bạn nhỏ trên thế giới tuy khác về ngôn ngữ, màu da nhưng các bạn vẫn luôn đoàn kết thân ái.
+ Mời đội văn nghệ của nhà trường hát bài:
“Thiếu nhi thế giới liên hoan”
Nhạc và lời: Lê Hữu.
+ TPT cho chơi trò chơi: - Phụ trách phổ biến trò chơi sau đó cho các em 
- Khối 1,2 chơi trò chơi mèo đổi chuột tổ chức chơi.
- Khối 3 chơi kéo co. – Phụ trách lấy 1 số em làm trọng tài.
- Khối 4,5 chơi trò chơi nhảy bao bố. – Phụ trách nhận xét các trò chơi.
4. Củng cố – Dặn dò: _ HS nhắc lại buổi hoạt động - Nhận xét buổi HĐ
Tháng 5
	 Tuần 1
	 Thứ hai ngày 27 tháng 4 năm 2009
Chủ điểm: “ Bác Hồ kính yêu ”
I.Mục tiêu:
	- học sinh nắm được tiểu sử và công ơn của Bác Hồ kính yêu. Hiểu được ý nghĩa của ngày 19/5 (Ngày sinh nhật Bác).
	- Giáo dục học sinh lòng kính yêu Bác Hồ, quyết tâm thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
II. Chuẩn bị của giáo viên:
Nội dung buổi sinh hoạt.
Đàn – Trò chơi, bài hát.
III. Các hoạt động chính:
1.ổn định tổ chức: Giáo viên cho học sinh xếp hàng (1 lớp = 2 hàng) lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
2. Chào cờ: Hát Quốc ca - Đội ca – Hô đáp khẩu hiệu Đội.
	3. Hoạt động chính:
	- Giáo viên giới thiệu buổi sinh hoạt ngoại khoá:	
	* Học sinh trả lời câu hỏi:
	+ Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào?
	+ Từ nhỏ đến khi hoạt động Cách Mạng Bác Hồ có những tên gọi là gì?.
+ Bác ra đi tìm đường cứu nước năm nào? ở đâu?
+ Kể tên những địa danh Bác Hồ đã sống và làm việc, lãnh đạo nước ta?
+ Đọc một bài thơ nói lên tình cảm của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam?
+Thi hùng biện: Về công ơn của Bác Hồ đối với dân tộc Việt Nam.
Đại diện 3 lớp 4 và 3 lớp 5. 
+ Trò chơi: Nói rõ nội dung tranh:
Cây vú sữa trong vườn Bác.
Ao cá Bác Hồ
Bác nói chuyện với bộ đội ở Đền Hùng.
Bác với các cháu thiếu nhi.
Mỗi lớp 3 một bức tranh
* Hát - Đọc thơ
- Bác Hồ người cho em tất cả( Hoàng Long –Hoàng Lân)
- Em mơ gặp Bác Hồ ( Phạm Tuyên)
- Nhớ ơn Bác Hồ (Phan Huỳnh Điểu)
- Tư rừng xanh cháu về thăm lăng Bác (Hoàng Long – Hoàng Lân)
- Bên lăng Bác Hồ.
* Trò chơi: Nhớ 5 điều Bác Hồ dạy.
- Quả bóng: 5 quả: trên mỗi quả viết một con số từ 1-2-3-4-5 chỉ điều Bác Hồ dạy (có thể là 10 đến 15 quả)
- Bóng thả vào chỗ em nào, các em hát bài: “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.
- Kết thúc bài hát các em nhận được bóng, tuỳ theo số ghi trên bóng các em đọc các điều trong “5 điều Bác Hồ dạy”.
	Vd: em nhận được quả số 1-2-3 em sẽ đọc điều 1-2-3
Củng cố – Dặn dò: _ HS nhắc lại buổi hoạt động. - Nhận xét buổi HĐ.
Tháng 5
	 Tuần 2
	 Thứ hai ngày 4 tháng 5 năm 2009
Chủ điểm: “ Rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ”
I.Mục tiêu:
	- Nhận biết một số môn TDTT.
	- Biết tại sao , làm thế nào cho tim, phổi, dạ dày, mũi, mắt, tai được tốt lành.
	- Phân biệt được động mạch, tĩnh mạch làm được ga-rô cầm máu.
	- biết sử lý các trường hợp: đau bụng, bong gân. điện giật, chết đuối, bỏng, giống vật cắn, đốt, ngộ độc, bị ngạt.
	- Giáo dục học sinh biết giữ gìn sức khoẻ.
II. Chuẩn bị của giáo viên:
Nội dung buổi sinh hoạt.
Đàn – Một số bài hát, trò chơi.
III. Các hoạt động chính:
1.ổn định tổ chức: Giáo viên cho học sinh xếp hàng (1 lớp = 2 hàng) lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
2. Chào cờ: Hát Quốc ca - Đội ca – Hô đáp khẩu hiệu Đội.
	3. Hoạt động chính:
	- Giáo viên giới thiệu buổi sinh hoạt ngoại khoá:
	* Học sinh trả lời câu hỏi:
	+ Muốn cho cơ thể được khoẻ mạnh, hằng ngày chúng ta phải làm gì? (chăm chỉ luyện tập TDTT)
	+ Em hãy kể một số môn TDTT mà em biết và luyện tập ? (Bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàn, đá cầu, cầu lông , chạy , nhẩy cao,.....).
+ Trong các môn TDTT mà các em vừa nêu, em thích môn nào nhất? Vì sao? 
* Tập bài thể dục nhịp điệu theo băng: cả trường.
- Học sinh làm trọng tài- nhận xét- đánh giá.
* Giải ô chữ:
- Đây là một môn thể thao được nhiều người hâm mộ.Ô chũ gồm 6 chữ cái:
B
ó
N
g
đ
á
Đây là một môn thể thao được cả nước thường xuyên thm gia để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ, ô chữ gồm 4 chữ cái:
đ
i
b
ộ
* Giải đố:
	 Giữa một trái như trái đào
	Không mưa, không gió, lúc nào cũng rung
(Trái tim).
Trông giống như quả trứng gà
Thế nhưng nhanh nhẹn hơn là gà con!
Lướt, bay, chạy, nhảy lon ton
Qua qua lại lại luôn luôn chảng ngừng!
(Quă bóng bàn)
4. Củng cố – Dặn dò: _ 
	- TPT bắt giọng cho cả trường hát bài : Như có Bác hồ trong ngày vui đại thắng.
HS nhắc lại buổi hoạt động - Nhận xét buổi HĐ.
Tháng 5
	 Tuần 3
	 Thứ hai ngày 11tháng 5 năm 2009
Chủ điểm: “Em yêu Đội của em ”
	I.Mục tiêu:
 - Học sinh biết ngày thành lập của Đội, Hiểu biết một số kiến thức về Đội.
 - Học sinh biết về gương một số anh hùng trong thời kỳ chống Phap, Mỹ trong độ tuổi thiếu nhi.
 - Giáo dục học sinh yêu quí Đội.
II. Chuẩn bị của giáo viên:
Nội dung buổi sinh hoạt.
Đàn – Một số bài hát, trò chơi, câu đố.
III. Các hoạt động chính:
1.ổn định tổ chức: Giáo viên cho học sinh xếp hàng (1 lớp = 2 hàng) lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
2. Chào cờ: Hát Quốc ca - Đội ca – Hô đáp khẩu hiệu Đội.
	3. Hoạt động chính:
	- Giáo viên giới thiệu buổi sinh hoạt ngoại khoá: 	
	* Học sinh trả lời câu hỏi:
	+ Ngày thành lập đội là ngày tháng năm nào? (15/5/1941)
	+ Em hãy cho biết có bao nhiêu người đội viên đầu tiên? (5 người)
+ Em hãy kể tên 5 người Đội viên đầu tiên của Đội? (Nông văn Dền,Thàn,Tịnh,Nì,Xậu.
+ Em hãy kể tên một số anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống giặc Pháp, Mỹ? (Lê Văn Tám, Kim Đồng, Vừa A Dính, Dương Văn Nội, Phạm Ngọc đa.....)
+ Em hãy hát một bài về Đội? (Hành khúc Đội thiếu niên tiền phong, Hoa thơm dâng Bác......) 
+ Trò chơi: Giải ô chữ: Ô chữ gồm 7 chữ cái nói về người đội trưởng đầu tiên của Đội, là một liên lạc của bộ đội rất giỏi, quê ở Cao Bằng?
K
I
M
Đ
Ô
N
G
+ Chị quê ở vùng đất đỏ, chị là nữ anh hùng khi ra pháp trường vẫn tươi cười, chị cài hoa Lê - ki ma đó là ai? ( Chị Võ Thị Sáu).
+ Giáo viên bắt giọng cho cả trường hát bài: “Hành khúc Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh”.
* Em hãy cho biết trường em đã thực hiện những phong trào nào trong năm học này? (Phong trào giúp các bạn học sinh vượt khó, phong trào giúp các bạn họpc sinh miền núi, phong trào trường thân thiện, học sinh tích cực, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ ......) 
 + Em hãy nêu ý nghĩa của chiếc khăn quàng đỏ. (Khăn quàng đỏ ...........)
+ Em cho biết có mấy yêu cầu đối với đội viên? (7 yêu cầu)
+ Em hãy nêu từng yêu cầu đội viên? (1.Thuộc...........)
	4. Củng cố – Dặn dò: _ HS nhắc lại buổi hoạt động - Nhận xét buổi HĐ
Tháng 5
	 Tuần 4
	 Thứ hai ngày 20 tháng 5 năm 2009
Chủ điểm: “ Quốc tế thiếu nhi”
	I.Mục tiêu:
	- học sinh hiểu được ý nghĩa của ngày 1/6 (Ngày Quốc tế thiếu nhi)
	- Giáo dục học sinh yêu các bạn thiếu nhi trên toàn thế giới không phân biệt màu da, chủng tộc.
II. Chuẩn bị của giáo viên:
Nội dung buổi sinh hoạt.
Đàn – Một số bài hát, trò chơi.
III. Các hoạt động chính:
1.ổn định tổ chức: Giáo viên cho học sinh xếp hàng (1 lớp = 2 hàng) lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
2. Chào cờ: Hát Quốc ca - Đội ca – Hô đáp khẩu hiệu Đội.
	3. Hoạt động chính:
	- Giáo viên giới thiệu buổi sinh hoạt ngoại khoá:	
	* Học sinh trả lời câu hỏi: 
	+ Ngày 1/6 là ngày gì? (Ngày quốc tế thiếu nhi)
 + Liên đội ta phát động phong trào học tập tốt dành nhiều bông hoa điểm tốt các em có đồng ý không? Nếu hưởng ứng hãy cho 1 tràng pháo tay.
 + Có rất nhiều bài hát, bài thơ viết về hoà bình như: Hoà bình với bé, bầu trời xanh, em yêu hoà bình...
 + Mời đại diện học sinh lên hát 3 bài trên. Dưới vỗ tay.
+ Treo 1 bước tranh có hình ảnh chim bồ câu trắng .
- Chim bồ câu tượng trưng cho hình ảnh nào? 
+ TPTĐ điều khiển ở trên, đội thua thì phải nhảy lò cò trên sân khấu.
- Trên trái đất chúng ta vẫn còn nhiều nơi có chiến tranh xảy ra, nhiều người vẫn còn khổ cực, trẻ em không được đến trường. Vậy các em có thương các bạn không?.
Có rất nhiều bài hát nói lên tình hữu nghị đoàn kết của các bạn nhỏ trên toàn thế giới, tuy khác về ngôn ngữ, mầu da nhưng chúng ta có phân biệt các bạn không?
- Có rất nhiều bài hát nói lên tinh thần hứu nghị, đoàn kết của các bạn nhỏ trên thế giới tuy khác về gnôn ngữ, màu da nhưng các bạn vẫn luôn đoàn kết thân ái.
+ Mời đội văn nghệ của nhà trường hát bài:
“Thiếu nhi thế giới liên hoan”
Nhạc và lời: Lê Hữu.
+ Giáo viên bắt điệu cho cả trường hát bài:
“Trái đất này là của chúng em”
và bài: “Chúng em cần bầu trời hoà bình.
- TPT: Bắt điệu cho toàn trường hát bài: “ Nhìn mặt nhau”. 
4. Củng cố – Dặn dò: _ HS nhắc lại buổi hoạt động - Nhận xét buổi HĐ

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TIEU HOC(3).doc