Thiết kế bài dạy khối 5 - Trường Tiểu học Dương Nổ - Tuần 32

Thiết kế bài dạy khối 5 - Trường Tiểu học Dương Nổ - Tuần 32

I/ Mục tiêu:

 - Biết đọc diễn cảm 1 đoạn hoặc toàn bộ bài văn.

 - Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gỡn an toàn giao thụng đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II/ Đồ dùng dạy học:

 - Tranh trong SGK.

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 1. Ổn định tổ chức: Hát

 2. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài thuộc lòng bài Bầm ơi và TL các câu hỏi về bài.

 3. Bài mới:

 * Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm và nêu mục đích yêu cầu của tiết học.

 * Dạy bài mới:

 

doc 39 trang Người đăng huong21 Lượt xem 609Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy khối 5 - Trường Tiểu học Dương Nổ - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
 Ngày soạn: 8 / 4 / 2011
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 11 / 4 / 2011
Tiết 1 : Chào cờ
 Tập chung toàn trường
*******************************
Tiết 2: Tập đọc
$ 63: út Vịnh
I/ Mục tiêu:
	- Biết đọc diễn cảm 1 đoạn hoặc toàn bộ bài văn.
	- Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gỡn an toàn giao thụng đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh. (trả lời được cỏc cõu hỏi trong SGK).
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Tranh trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
	1. ổn định tổ chức: Hát
	2. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài thuộc lòng bài Bầm ơi và TL các câu hỏi về bài. 
	3. Bài mới:
	* Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm và nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
	* Dạy bài mới:
a. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
- Mời HS giỏi đọc. 
- Cho HS chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc đoạn 1:
+ Đoạn đường sắt gần nhà út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?
- Cho HS đọc đoạn 2:
+ út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ an toàn đường sắt?
- Cho HS đọc đoạn còn lại:
+ Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy gì? 
+ út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu?
+Em học tập được ở út Vịnh điều gì?
+ Nêu ý nghĩa của bài?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng.
- Cho 1-2 HS đọc lại.
b. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Mời HS nối tiếp đọc bài.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Cho HS luyện đọc DC đoạn từ thấy lạ, Vịnh nhìn rađến gang tấc trong nhóm 2.
- Cho Hs thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- 1HS đọc.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến còn ném đá lên tàu.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến hứa không chơi dại như vậy nữa.
+ Đoạn 3: Tiếp cho đến tàu hoả đến !.
+ Đoạn 4: Phần còn lại
- HS đọc nối tiếp 2 lần.
- HS đọc nhóm đôi.
- 1 HS đọc.
- HS theo dõi.
- 1 HS đọc.
+ Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các 
- HS đọc.
+ Vịnh đã tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em; nhận thuyết phục Sơn 
- HS đọc.
+ Thấy Hoa , Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.
+ Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đến, Hoa giật mình, ngã lăn 
+ Trách nhiệm, tôn trọng quy định về an 
* ý nghĩa: Ca ngợi tấm gương giữ gỡn an toàn giao thụng đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.
- HS đọc.
- 4 HS đọc nối tiếp.
- HS tìm giọng đọc DC cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc.
	4. Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét giờ học. 
 - Nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
***********************************
Tiết 3: Toán
$ 156: Luyện tập
I/ Mục tiêu: Biết:
	- Thực hành phộp chia.
	- Viết kết quả phộp chia dưới dạng phõn số, số thập phõn.
	- Tỡm tỉ số phần trăm của hai số.
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Bảng nhóm, bút dạ.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
	1. ổn định tổ chức: Hát
	2. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho 0,1 ; 0,01 ; 0,001... ; nhân một số tự nhiên với 10 ; 100 ; 1000
	3. Bài mới:
	* Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
	* Luyện tập:
a. Bài tập 1 (a,b dòng 1): Tính 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào nháp. 
- Mời 2 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
b. Bài tập 2 (Cột 1,2): 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Mời 1 HS nêu cách làm.
- Cho HS làm miệng.
- Cả lớp và GV nhận xét, KL.
c. Bài tập 3: Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân (theo mẫu).
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn để HS phân tích mẫu, rút ra cách thực hiện.
- Cho HS làm bài vào vở.
- GV thu 1 số bài chấm điểm, nhận xét, chữa bài.
d. Bài tập 4: GV hướng dẫn HS làm ở nhà.
- HS nêu.
- HS làm bài.
a) ; 
b)72 : 45 =1,6 
 15 : 50 = 0,3 
- HS nêu YC: Tính nhẩm
- HS tính nhẩm và nêu miệng KQ tính.
a) 3,5 : 0,1 = 35 4,8 : 0,01 = 480 
 72 : 0,01 = 720 6,2 : 0,1 = 62 
b) 12 : 0,5 = 24 20 : 0,25 = 80 
 11: 0,25 = 44 24 : 0,5 = 48 
- HS nêu YC.
- HS làm bài vào vở.
a) 3 : 4 = = 0,75 b) 7 : 5 = = 1,4
c) 1 : 2 = = 0,5 d) 7 : 4 = = 1,75
	4. Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét giờ học.
 - Nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
**********************************
Tiết 4: lịch sử
$ 32: cách mạng mùa thu ở yên bái
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
	- Một số sự kiện chính và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Yên Bái.
	- Trình bày, làm việc nhóm.
	- Tự hào về truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân các dân tộc Yên Bái.
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu học tập.
IIi/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
	1. ổn định tổ chức: Hát
	2. Kiểm tra bài cũ: - HS nêu phần ghi nhớ (Tiết học trước).
	3. Bài mới:
	* Giới thiệu bài 
	* Dạy bài mới:
- Gọi 1 HS đọc toàn bộ ND bài trong SGK.
- GV nêu 1 số câu hỏi cho HS tìm hiểu.
a) Khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Yên Bái:
- Gọi 1 HS đọc phần 1 và TLCH:
- Cho HS thảo luận nhóm 6 theo ND các câu hỏi:
+ Nêu diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Yên Bái?
+ Tại sao ngày 22 tháng 8 năm 1945 là ngày lịch sử vẻ vang của nhân dân các dân tộc Yên Bái?
b) ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Yên Bái:
- HS đọc phần còn lại.
+ Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Yên Bái đối với thắng lợi của cách mạng cả nước?
+ Tên phường nào của thành phố Yên Bái nhắc em nhớ tới cuộc cách mạng tháng Tám ở Yên Bái?
- Cho HS đọc mục bài học của bài.
- HS đọc.
- HS tìm hiểu câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- HS đọc và TL.
- HS thảo luận và TL.
+ Rạng ngày 17 tháng 8 năm 1945, bốn trung đội vũ trang của ta được lệnh vượt sông 
+ Vì ngày 22 tháng 8 năm 1945 là ngày mít tinh lớn được tổ chức tại vườn hoa tỉnh lỵ
- HS đọc và TLCH.
+ Mùa thu năm 1945, quân dân Yên Bái cùng với quân dân cả nước đã vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ giành chính quyền về tay nhân dân.
- HS suy nghĩ TL.
- HS nối tiếp nhau đọc.
	4. Củng cố- dặn dò: - NX tiết học.
 - Dặn HS về nhà học bài và đọc lại bài.
**********************************
Tiết 5: mĩ thuật
(đ/c hằng dạy)
********************************************************************* 
 Ngày soạn: 9 / 4 / 2011
 Ngày dạy: Thứ ba ngày 12 / 4 / 2011
Tiết 1: Chính tả (nhớ – viết)
$ 32: Bầm ơi
I/ Mục tiêu:
	- Nhớ-Viết đỳng bài CT; trỡnh bày đỳng hỡnh thức cỏc cõu thơ lục bỏt.
	- Làm được BT2,3.
II/ Đồ dùng daỵ học:
- Bút dạ, bảng nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
	1. ổn định tổ chức: Hát
	2. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên huy chương, danh hiệu, giải thưởng.
	3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	* Dạy bài mới:
a. Hướng dẫn HS nhớ – viết:
- Mời 1-2 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Cho HS cả lớp nhẩm lại 14 dòng thơ đầu để ghi nhớ.
- GV nhắc HS chú ý những từ khó, dễ viết sai 
+ Nêu nội dung chính của bài thơ?
- GV hướng dẫn HS cách trình bày bài:
+ Bài viết gồm mấy khổ thơ?
+Trình bày các dòng thơ như thế nào?
+Những chữ nào phải viết hoa?
- Cho HS tự nhớ và viết bài.
- Hết thời gian GV yêu cầu HS soát bài.
- GV thu một số bài để chấm.
- GV nhận xét.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
- HS đọc.
- HS đọc nhẩm lại bài.
- HS vết bảng con 1 số từ ngữ khó.
- HS nêu.
- HS trả lời câu hỏi để nhớ cách trình bày.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
- HS còn lại đổi vở soát lỗi
 * Bài tập 2:
- Mời một HS đọc yêu cầu. 
- Cho HS làm vào vở.
- GV phát phiếu riêng cho 1 HS làm bài.
- Cho HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. GV mời 1 HS làm bài trên phiếu, dán bài trên bảng. 
- Cả lớp và GV NX, chốt lại ý kiến đúng.
+Nêu cách viết hoa tên cơ quan, đơn vị?
* Bài tập 3:
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV gợi ý hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài theo nhóm 2.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV NX, chốt lại ý kiến đúng.
- HS nêu.
- HS làm bài vào vở.
a) Trường / Tiểu học / Bế Văn Đàn
b) Trường / Trung học cơ sở / Đoàn Kết
c) Công ti / Dầu khí / Biển Đông
+Tên các cơ quan đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Bộ phận thứ ba là các DT riêng thì ta viết hoa theo QT.
- HS nêu.
- HS thảo luận và hoàn thành BT.
- HS trình bày.
a) Nhà hát Tuổi trẻ
b) Nhà xuất bản Giáo dục
c) Trường Mầm non Sao Mai.
	4. Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét giờ học.
 - Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều.
Tiết 2: Toán
$ 157: Luyện tập
I/ Mục tiêu: Biết:
	- Tỡm tỉ số phần trăm của hai số.
	- Thực hiện cỏc phộp tớnh cộng, trừ cỏc tỉ số phần trăm.
	- Giải toỏn liờn quan đến tỉ số phần trăm.
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Bút dạ, bảng nhóm.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
	1. ổn định tổ chức: Hát
	2. Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu quy tắc tìm tỉ số phần trăm của hai số.
	3. Bài mới:
	* Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
	* Luyện tập:
a. Bài tập 1: 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Mời 1 HS nêu cách làm.
- Cho HS làm bài vào nháp.
- Gọi 2 HS lên bảng làm.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
b. Bài tập 2: Tính 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào nháp. 
- Mời 3 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
c. Bài tập 3: 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm bài vào vở. 
- GV thu 1 số bài chấm điểm, nhận xét, chữa bài.
d. Bài tập 4: GV hướng dẫn HS làm ở nhà.
- HS nêu: Tìm tỉ số phần trăm.
- HS làm bài.
c) 3,2 : 4 = 0,8 = 80%
d) 7,2 : 3,2 = 2,25 = 225%
- HS nêu.
- HS làm bài.
2,5% + 10,34% = 12,84%
56,9% - 34,25% =22,65%
100% - 23% - 47,5% = 29,5%
- HS nêu.
- HS làm bài vào vở.
Bài giải:
a) Tỉ số phần trăm của diện tích đất trồng cây cao su và diện tích đất trồng cây cà phê là:
 480 : 320 = 1,5
 1,5 = 150 %
b) Tỉ số phần trăm của diện tích đất trồng cây cà phê và diện tích đất trồng cây cao su là:
 320 : 480 = 0,6666
 0,6666 = 66,66%
 Đáp số: a) 150% 
 b) 66,66%
	4. Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét giờ học.
 - Nhắc HS về ôn kĩ các kiến thức vừa ôn tập.
Tiết 3: Luyện từ và câu
$ 63: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)
I/ Mục tiêu:
	- Sử dụng đỳng dầu chấm, dấu phẩy trong cõu văn, đoạn văn(BT1)
	- Viết được đoạn văn khoảng 5 cõu núi về hoạt động cuả HS trong giờ ra chơi và nờu được tỏc dụng của dấu phẩy (BT2).
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Bảng nhóm, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
	1. ổn định tổ chức: Hát
	2. Kiểm tra bài cũ: - GV cho HS nêu tác dụng của dấu phẩy (Tiết học trước).
	3. Bài mới:
	* Giới thiệu bài: - GV nêu ... ài 14.
	3. Bài mới:
	* Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
	* Dạy bài mới:
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu UBND xã Xuân Hoà.
*Mục tiêu: HS biết một số công việc của UBND xã Xuân Hoà.
*Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm 6 theo ND các câu hỏi :
+ UBND xã Xuân Hoà làm công việc gì?
+ UBND xã Xuân Hoà có vai trò rất quan trọng nên mỗi người dân phải có thái độ ntn đối với UBND?
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
- HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét.
b. Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập
*Mục tiêu: Củng cố những hiểu biết của HS ở hoạt động 1.
*Cách tiến hành: 
- GV phát phiếu học tập, cho HS trao đổi nhóm 4.
 Nội Dung phiếu như sau:
	+ Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước những việc cần đến UBND xã Xuân Hoà để giải quyết.
	a. Đăng kí tạm trú cho khách ở lại nhà qua đêm.
	b. Cấp giấy khai sinh cho em bé.
	c. Xác nhận hộ khẩu để đi học, đi làm.
	d. Tổ chức các đợt tiêm vác – xin phòng bệnh cho trẻ em.
	đ. Tổ chức giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
	e. Xây dựng trường học, điểm vui chơi cho trẻ em, trạm y tế,
	g. Mừng thọ người già.
	h. Tổng vệ sinh làng xóm, phố phường.
	i. Tổ chức các hoạt động khuyến học.
- Mời đại diện các nhóm HS trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: UBND xã Xuân Hoà làm các việc b, c, d, đ, e, h, i.
	4. Củng cố - dặn dò: 
 + Em cần có thái độ và ý thức như thế nào đối với UBND xã Xuân Hoà?
 - GV nhận xét giờ học. Nhắc nhở HS thực hiện nội dung bài học.
Kĩ thuật	
$32: Lắp máy bay trực thăng
(tiết 3)
I/ Mục tiêu: 
HS cần phải :
	-Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
	-Lắp từng bộ phận và lắp ráp máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng qui trình
	-Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của máy bay trực thăng.
II/ Đồ dùng dạy học: 
	-Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
	-Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn. 
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
	1-Kiểm tra bài cũ: 
-Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS. 
-Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết trước.
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài: 
Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học.
2.2-Hoạt động 3: HS thực hành lắp máy bay trực thăng.
a) Chọn chi tiết:
-Yêu cầu HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và để riêng từng loại vào nắp hộp.
-GV kiểm tra việc chọn các chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận: 
-Cho 1 HS đọc phần ghi nhớ.
-Yêu cầu HS quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.
-Cho HS thực hành lắp.
-GV theo dõi giúp đỡ những học sinh còn lúng túng.
c) Lắp ráp máy bay trực thăng:
-HS lắp ráp máy bay trực thăng theo các bước trong SGK.
2.3-Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm.
-GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
-Mời một HS nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III SGK.
-Cử 3 HS lên đánh giá sản phẩm
-GV nhận xét đánh giá sản phẩm của HS theo 2 mức.
-GV nhắc HS tháo các chi tiết và thiết bị điện và xếp gọn gàng vào hộp.
3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học. 
-Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị để giờ sau tiếp tục thực hành.
Tiết 5: Lịch sử 
$32: Chiến thắng “Đồn Phố Ràng” 
(Lịch sử địa phương – tiết 2)
I/ Mục tiêu: 
Học xong bài này, HS biết:
-Ngày 24, 25 tháng 6 năm 1949 Quân và dân Phố Ràng đã chiến đấu anh dũng, làm nên một “Trận Phố Ràng” lịch sử.
-Mục đích, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của trận đánh đồn Phố Ràng.
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Tranh, ảnh tư liệu về trận Phố Ràng.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: 
	+Nêu mục đích của trận đánh “đồn Phố Ràng”?
	+Nêu diễn biến của trận Phố Ràng?
2-Bài mới:
2.1-Hoạt động 1( làm việc cả lớp )
-GV giới thiệu tình hình đất nước và địa phương trong những năm 1949.
-Nêu nhiệm vụ học tập.
2.2-Hoạt động 2 (làm việc cả lớp)
-GV cho HS nối tiếp đọc trận đánh Phố Ràng mà GV sưu tầm.
-Cả lớp lắng nghe.
2.3-Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm 7)
-GV phát tài liệu cho các nhóm.
-Cho các nhóm đọc và thảo luận theo các câu hỏi:
+Nêu kết quả của trận đánh “đồn Phố Ràng”?
+Chiến thắng “đồn Phố Ràng” có ý nghĩ lịch sử như thế nào?
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt ý rồi ghi bảng.
2.4-Hoạt động 4 (làm việc cả lớp)
-GV nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của chiến thắng “đồn Phố Ràng”
-HS nêu cảm nghĩ sau khi học bài này.
-Cho HS nêu tên các chú bộ đội địa phương tham gia đánh đồn Phố Ràng.
*Kết quả: 10 giờ đêm ngày 26 – 6 – 1949 ta hạ được đồn Phố Ràng. Ta đã giải phóng trên 600 km2, tiêu diệt 135 tên địch, thu nhiều súng đạn và thiết bị quân sự của địch.
*Y nghĩa: Với chiến thắng đồn Phố Ràng, quân đội ta đã ghi thêm một chiến công rực rỡ, góp phần quan trọng đưa chiến dịch sông Thao đến toàn thắng. Chiến thắng đồn Phố Ràng đã làm phấn chấn tinh thần của quân và dân ta. Càng đánh càng mạnh và trưởng thành.
3-Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét giờ học. 
-Dặn HS về nhà tiếp tục tìm hiểu thêm về trận đánh đồn Phố Ràng.
Tiết 4: Địa lí
$32: Địa lí Bảo Yên (tiếp theo)
I/ Mục tiêu: 
Học xong bài này, HS:
	-Biết dựa vào bản đồ nêu lại được vị trí địa lí, giới hạn của Bảo Yên.
	-Nhận biết được một số đặc điểm về dân cư, kinh tế, văn hoá của Bảo Yên
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Bản đồ Địa lí tỉnh Lào Cai.
-Phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: 
	- Nêu vị trí địa lí và địa hình của Bảo Yên?
	- Kể tên một số dãy núi và một số con sông chảy qua địa phận Bảo Yên?
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 
 2.2-Nội dung:	
 a) Dân cư :
 2.1-Hoạt động 1: (Làm việc nhóm 4)
-GV phát phiếu học tập. Cho HS quan sát bản đồ Địa lí tỉnh Lào Cai và dựa vào những hiểu biết của bản thân, trả lời các câu hỏi:
+Số dân toàn huyện là bao nhiêu?
+Toàn huyện có bao nhiêu dân tộc anh em sinh sống? Kể tên một số dân tộc sống ở Bảo Yên mà em biết?
-Mời một số HS trình bày kết quả thảo luận.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận, tuyên dương những nhóm thảo luận tốt.
 b) Kinh tế, văn hoá: 
 2.2-Hoạt động 2: (Làm việc nhóm 7)
-Cho HS quan sát bản đồ Địa lí tỉnh Lào Cai và dựa vào những hiểu biết của bản thân, trả lời các câu hỏi:
+Kể tên một số hoạt động kinh tế của nhân dân huyện Bảo Yên? Đa số người dân làm nghề gì?
+Kể tên một số vật nuôi và cây trồng của Bảo Yên? 
+Bảo Yên có những di sản văn hoá nào?
-Mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-GV kết luận.
+Dân số toàn huyện tính đến năm 1999 là 68 130 người.
+Toàn huyện có 16 dân tộc anh em sinh sống như : Kinh, Tày, Nùng, Giao, Mông,  Dân tộc Tày là đông nhất chiến khoảng 30%.
+Nông nghiệp, lâm nghệp, dịch vụ, Đa số người dân làm nông nghiệp.
+Vật nuôi: Lợn, gà, vịt, trâu, bò, dê, cá,
+Cây trồng: Lúa, ngô, khoai sắn, chè, 
+Đền Nghị Lang, đền Bảo Hà.
	3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học. 
-Dặn HS về nhà tìm hiểu thêm về dân cư, kinh tế và văn hoá của Bảo Yên và chuẩn bị bài sau “Ôn tập cuối năm”.
Tiết 5: Âm nhạc
$32: Học bài hát 
do địa phương tự chọn
Bài : Nối vòng tay lớn.
I/ Mục tiêu:
 -HS hát đúng nhạc và lời bài “Nối vòng tay lớn” .
- HS hát đúng những chỗ đảo phách và những chỗ có luyến hai nốt nhạc.
 -Giáo dụơn HS tình đoàn kết, thân ái .
II/ Chuẩn bị : 
 1/ GV:
 - Bài hát: Nối vòng tay lớn
 -Nhạc cụ : Song loan, thanh phách.
 2/ HS:
 - Nhạc cụ : Song loan, thanh phách.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ KT bài cũ:
 - KT sự chuẩn bị của HS.
2/ Bài mới: 
2.1 HĐ 1: Học hát bài: “Nối vòng tay lớn”
- Giới thiệu bài .
-GV hát mẫu 1,2 lần.
-GV hướng dẫn đọc lời ca.
-Dạy hát từng câu: 
+Dạy theo phương pháp móc xích.
+Hướng dẫn HS hát gọn tiếng, thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị
2.2- Hoat động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
-GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
3/ Phần kết thúc:
-GVhát lại cho HS nghe1 lần nữa.
GV nhận xét chung tiết học 
Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.
-HS lắng nghe :
- Lần 1: Đọc thường 
-Lần 2: Đọc theo tiết tấu
-HS học hát từng câu
 Rừng núi giang tay nối lại biển xa
 Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà
- HS hát cả bài
-HS hát và gõ đệm theo nhịp
-Lớp chia thanh 2 nửa, một nửa hát một nửa gõ đệm theo nhịp, theo phách 
Rừng núi giang tay nối lại biển xa
 x x x x x x x x
Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà
 x x x x x x x x x x
-HS hát lại cả bài hát.
Bài 1:
 Có thể thay dấu chấm hay dấu phẩy vào những chỗ nào ở hai bức thư trong mẩu chuyện sau:
Dấu chấm và dấu phẩy
 Có lần, nhà văn nổi tiếng Bớc- na Sô nhận được tập bản thảo truyện ngắn của một người đang tập viết văn, kèm theo một bức thư ngắn. Thư viết: “ Thưa ngài tôi xin chân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi vì viết vội tôi chưa kịp đánh các dấu chấm dấu phẩy rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm dấu phẩy cần thiết xin cảm ơn ngài.”
 Vốn là người có khiếu hài hước, Bớc- na Sô bèn viết thư trả lời: “ Anh bạn trẻ ạ tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì gửi đến cho tôi chào anh.” 
Bài 1:
 Có thể thay dấu chấm hay dấu phẩy vào những chỗ nào ở hai bức thư trong mẩu chuyện sau:
Dấu chấm và dấu phẩy
 Có lần, nhà văn nổi tiếng Bớc- na Sô nhận được tập bản thảo truyện ngắn của một người đang tập viết văn, kèm theo một bức thư ngắn. Thư viết: “ Thưa ngài tôi xin chân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi vì viết vội tôi chưa kịp đánh các dấu chấm dấu phẩy rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm dấu phẩy cần thiết xin cảm ơn ngài.”
 Vốn là người có khiếu hài hước, Bớc- na Sô bèn viết thư trả lời: “ Anh bạn trẻ ạ tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì gửi đến cho tôi chào anh.” 
Bài 1:
 Có thể thay dấu chấm hay dấu phẩy vào những chỗ nào ở hai bức thư trong mẩu chuyện sau:
Dấu chấm và dấu phẩy
 Có lần, nhà văn nổi tiếng Bớc- na Sô nhận được tập bản thảo truyện ngắn của một người đang tập viết văn, kèm theo một bức thư ngắn. Thư viết: “ Thưa ngài tôi xin chân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi vì viết vội tôi chưa kịp đánh các dấu chấm dấu phẩy rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm dấu phẩy cần thiết xin cảm ơn ngài.”
 Vốn là người có khiếu hài hước, Bớc- na Sô bèn viết thư trả lời: “ Anh bạn trẻ ạ tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì gửi đến cho tôi chào anh.” 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TIEU HOC(12).doc