I. Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh trong SGK.
Tuần 14 Ngày soạn: 19/11/2011 Ngày giảng: Thứ hai, 21/11/2011 Tiết 2: Tập đọc Đ27: Chuỗi ngọc lam I. Mục tiêu: - Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3) II. Đồ dùng dạy học: - Tranh trong SGK. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định tổ chức: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Trồng rừng ngập mặn. 3. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm và nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. Luyện đọc: - Gọi 1 HS đọc bài. - Cho HS chia đoạn. - Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó. - Cho HS đọc đoạn trong nhóm. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. c. Tìm hiểu bài: - Cho HS đọc từ đầu đến người anh yêu quý và trả lời câu hỏi. +Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai? +Em có đủ tiền để mua chuỗi ngọc không? +Chi tiết nào cho biết điều đó? - Cho HS đọc đoạn còn lại và trả lời câu hỏi: +Chị của cô bé tìm gặp Pi- e làm gì? +Vì sao Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc? +Em nghĩ gì về các nhân vật trong truyện? - Cho HS nêu ý nghĩa của bài? - GV chốt ý đúng, ghi bảng. - Cho 1-2 HS đọc lại. d. Hướng dẫn đọc diễn cảm: - Mời 4 HS phân vai đọc toàn bài. - Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi nhân vật: +Lời cô bé: ngây thơ, hồn nhiên. +Lời Pi- e: điềm đạm, nhẹ nhàng, tế nhị. +Lời chị cô bé: Lịch sự, thật thà. - Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn trong nhóm. - Mời các nhóm thi đọc diễn cảm. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn. - 1 HS đọc toàn bài. - Đoạn 1: Từ đầu người anh yêu quý. - Đoạn 2: Còn lại - HS đọc nối tiếp đoạn 2 lần. - HS đọc nhóm đôi. - 1HS đọc. - HS lắng nghe. + Để tặng chị nhân ngày lễ Nô-en. Đó là một + Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc. + Cô bé mở khăn tay, đổ lên bàn một nắm xu - HS đọc và TLCH: + Để hỏi có đúng cô bé mua chuỗi ngọc ở + Vì em bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền em dành dụm được. + Các nhân vật trong truyện đều là người tốt. * ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. - HS đọc. - HS tìm giọng đọc cho mỗi nhân vật. - HS luyện đọc phân vai trong nhóm 4. - HS thi đọc. 4. Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về luyện đọc và học bài. Tiết 3: Toán Đ66: chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân I. Mục tiêu: - Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học: III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định tổ chức: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Muốn chia một STP cho 10, 100, 1000, ta làm thế nào? 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b. Dạy bài mới: * Ví dụ 1: - GV nêu ví dụ: 27 : 4 = ? (m) - Hướng dẫn HS thực hiện: Đặt tính rồi tính. 27 4 30 6,75(m) 20 0 - Cho HS nêu lại cách chia. * Ví dụ 2: 43 : 52 = ? - GV nêu ví dụ, hướng dẫn HS làm vào nháp. - Mời một HS thực hiện, GV ghi bảng. - Cho 2-3 HS nêu lại cách làm. * Quy tắc: - Muốn chia một số TN cho 1 số TN thương tìm được là 1 số TP ta làm ntn? - Cho HS nối tiếp nhau đọc phần quy tắc (SGK). c. Luyện tập: * Bài tập 1: Đặt tính rồi tính - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm vào bảng con. - GV nhận xét, chữa bài. * Bài tập 2: Mời 1 HS đọc đề bài. - Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán. - Cho HS làm vào vở. - GV thu 1 số bài chấm điểm. - Giáo viên nhận xét, chữa bài. - HS theo dõi và thực hiện phép chia ra nháp. - HS nêu. - HS thực hiện: 43,0 52 43 0 0,826 1 40 360 48 - HS tự nêu. - HS đọc phần quy tắc SGK-Tr.67. * HS nêu YC. - HS thực hiện vào bảng con. 12 5 23 4 882 36 20 2,4 30 5,75 162 24,5 0 20 180 0 0 * HS nêu YC. - HS làm bài vào vở. Bài giải: Số vải để may một bộ quần áo là: 70 : 25 = 2,8 (m) Số vải để may sáu bộ quần áo là: 2,8 x 6 = 16,8 (m) Đáp số: 16,8 m. 4. Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học. Buổi chiều Tiết 1: Tập đọc Đ27: ôn luyện Chuỗi ngọc lam I. Mục tiêu: - Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Dạy học bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Luyện đọc: - Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn - HS đọc nối tiếp đoạn của bài. - Tổ chức cho hs luyện đọc theo nhóm. - Thi đọc theo nhóm. - Hs luyện đọc theo nhóm 3. - Các nhóm thi đọc. - Cho HS luyện đọc diễn cảm. + GV nhắc HS chú ý giọng đọc phù hợp với từng nhân vật. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. + GV nhận xét. - Hs luyện đọc diễn cảm bài theo nhóm . - HS thi đọc diễn cảm. + Cả lớp nhận xét, bình chọn. c. Tìm hiểu bài: ? Em hãy cho biết ý nghĩa của câu chuyện là gì? - Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. 4. Củng cố- Dặn dò Nêu ý nghĩa bài. Chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Toán Đ66: luyện tập I. Mục tiêu: - Biết chia một số thập phân cho một tự nhiên và chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, Giải bài toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học: III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định tổ chức: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Muốn chia một STP cho 10, 100, 1000, ta làm thế nào? 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm BT: * Bài tập 1: Đặt tính rồi tính. - Cho HS làm bảng con. 49,2 : 6 3,06 : 9 18,2 : 7 * Bài tập 2 (66): Tính nhẩn rồi so sánh kết quả (c, d). - Cho 1 HS đọc y/c BT. - Cho HS tự nhẩm rồi nêu kq. - Em hãy nêu cách tính nhẩm kq của mỗi phép tính trên. * Bài tập 4 (65): - Mời 1 HS đọc nd BT. - Cho HS làm vào vở, 1 em lên bảng. - GV nhận xét, chữa bài. - HS đọc y/c BT. - HS làm vào bảng con. 49,2 6 3,06 9 18,2 7 1 2 8,2 3 0 0,34 4 2 2,6 0 36 0 0 * HS nêu YC. c) 5,7 : 10 = 0,57 5,7 x 0,1 = 0,57 5,7 : 10 = 5,7 x 0,1 d) 87,6 : 100 = 0,876 87,6 x 0,01 = 0,876 87,6 : 100 = 87,6 x 0,01 - HS nêu cách tính nhẩm. 1 HS đọc nd BT. - Cho HS làm vào vở, 1 em lên bảng. Bài giải: 1 bao gạo cân nặng là: 243,2 : 8 = 30,4 (kg) 12 bao gạo cân nặng là: 30,4 x 12 = 364,8 (kg) Đáp số: 364,8kg. 4. Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học. Ngày soạn: 20/11/2011 Ngày giảng: Thứ ba, 22/11/2011 Tiết 1: Toán Đ67: Luyện tập I. Mục tiêu: - Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định tổ chức: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của bài. b. Luyện tập: * Bài tập 1: Tính - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho HS nêu cách làm. - Cho HS làm vào giấy nháp. - Gọi 4 HS lên bảng làm bài. - GV nhận xét, chữa bài. * Bài tập 2: Tính rồi so sánh kết quả tính (GV hướng dẫn HS làm ở nhà). * Bài tập 3: - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán và tìm cách giải. - Cho HS làm vào vở. - Mời một HS lên bảng làm bài. - Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. * Bài tập 4: - Mời 1 HS đọc yêu cầu. - GV hướng dẫn HS làm bài. - Cho HS làm bài vào vở. - GV thu 1 số bài chấm điểm, chữa bài. - HS nêu YC. - HS thực hiện. Kết quả: a) 16,01 b) 1,89 c) 1,67 d) 4,38 * HS nêu YC. - HS làm bài vào vở. Bài giải: Chiều rộng mảnh vườn là: 24 x 2/5 = 9,6 (m) Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là: (24 + 9,6) x 2 = 67,2 (m) Diện tích mảnh vườn là: 24 x 9,6 = 230,4 (m2) Đáp số: 67,2 và 230,4 m2 * HS nêu YC. - HS làm bài vào vở. Bài giải: Trung bình mỗi giờ xe máy đi được số km là: 93 : 3 = 31 (km) Trung bình mỗi giờ ô tô đi được số km là: 103 : 2 = 51,5 (km) Mỗi giờ ô tô đi nhiều hơn xe máy số km là: 51,5 - 31 = 20,5 (km) Đáp số: 20,5 km 4. Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về học bài ở nhà. Tiết 2: Khoa học Đ27: Gốm xây dựng: gạch, ngói I. Mục tiêu: - Nhận biết một số tính chất của gạch, ngói. - Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng. - Quan sát, nhận biết một số vật liệu xây dựng: gạch, ngói. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 56, 57 SGK. - Một vài viên gạch, ngói khô, chậu nước. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định tổ chức: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - HS nêu phần Bạn cần biết (SGK-Tr.55) 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. Dạy bài mới: *Hoạt động 1: Thảo luận. Mục tiêu: HS kể được tên một số đồ gốm. Phân biệt được gạch ngói với các loại đồ sành, sứ. Cách tiến hành: - GV cho HS thảo luận nhóm 6. +Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm mình giới thiệu các thông tin và tranh ảnh về các loại đồ gốm và sắp xếp vào giấy khổ to. - Mời đại diện các nhóm trình bày. - GV hỏi: +Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng gì? +Gạch, ngói khác đồ sành, sứ ở điểm nào? - GV kết luận: SGV-Tr, 105. - HS thảo luận nhóm 6 theo yêu cầu của GV. - HS trình bày. + Đều được làm bằng đất sét. + Đồ sành sứ là những đồ gốm được tráng men. *Hoạt động 2: Quan sát Mục tiêu: HS nêu được công dụng của gạch, ngói. Cách tiến hành: - Cho HS thảo luận nhóm 4 theo nội dung trong SGK. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình. +Làm các bài tập ở mục Quan sát SGK-Tr.56, 57. Thư kí ghi lại kết quả quan sát. +Để lợp mái nhà của H.5, 6 người ta đã sử dụng loại ngói nào ở H.4? - Mời đại diện các nhóm trình bày. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: SGK-Tr.106. - HS thảo luận nhóm theo sự hướng dẫn của giáo viên. +Mái nhà H.5 được lợp bằng ngói ở H.4c +Mái nhà H.6 được lợp bằng ngói ở H.4a - HS trình bày. *Hoạt động 3: Thực hành. Mục tiêu: HS thực hành để phát hiện ra một số tính chất của gạch, ngói. Cách tiến hành: - Cho HS thực hành theo nhóm 6. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thực hành: +Thả một viên ngói, gạch khô vào nước. +Nhận xét hiện tượng xảy ra. Giải thích hiện tượng đó. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hành. Tiếp theo GV nêu câu hỏi: +Điều gì sẽ xảy ra nếu ta đánh rơi viên gạch, viên ngói? N ... hiều loại đường và phương tiện giao thông. + Tuyến đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ A1 là tuyến đường sắt và đường bộ dài nhất của đất nước. - Chỉ một số tuyến đường chính trên bản đồ đường sắt Thống nhất, Quốc lộ 1A. - Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải. II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh về loại hình và phương tiện giao thông. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định tổ chức : Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 13. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Trực tiếp * Dạy bài mới: a) Các loại hình giao thông vận tải: * Hoạt động 1: (Làm việc cá nhân) - Cho HS đọc mục 1-SGK, QS hình 1. +Em hãy kể tên các loại hình giao thông vận tải trên đất nước ta mà em biết? +Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá? - Cho HS trình bày kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét. - GV kết luận: SGV-Tr.109. - GV hỏi thêm: Vì sao loại hình vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất? b) Phân bố một số loại hình giao thông: * Hoạt động 2: (Làm việc theo cặp) - Mời một HS đọc mục 2. - GV cho HS làm bài tập ở mục 2 theo cặp. +Tìm trên hình 2: Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc-Nam ; các sân bay quốc tế: Nội Bài (HN), Tân Sơn Nhất (TP. HCM), Đà Nẵng, các cảng biển: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. HCM - Mời đại diện các nhóm trình bày. HS chỉ trên Bản đồ vị trí đường sắt Bắc-Nam, quốc lộ 1 A, các sân bay, cảng biển. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét. Kết luận: SGV-Tr. 110 - HS đọc và TLCH. + Các loại hình giao thông vận tải: đường sắt, đường ô tô, đường sông, đường biển, đường hàng không. + Loại hình vận tải đường ô tô. + Vì ô tô có thể đi lại trên nhiều dạng địa hình, len lỏi vào các ngõ nhỏ, nhận và giao hàng ở nhiều địa điểm khác nhau. - HS đọc. - HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện các nhóm trình bày, chỉ trên bản đồ theo yêu cầu của GV. - HS nhận xét. 4. Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ. ******************************* Sinh hoạt lớp Nhận xét tuần 14 I. yêu cầu: - HS nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 14. - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc. II. Lên lớp: 1/ Nhận xét chung: - Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao. - Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn. - Thực hiện tốt nề nếp của trường, lớp. - Việc học bài và chuẩn bị bài có tiến bộ. - Chữ viết có tiến bộ. - Vệ sinh lớp học. Thân thể sạch sẽ. - Kĩ năng tính toán của một số em có nhiều tiến bộ. * Tồn tại: - 1 số em nam ý thức tự quản và tự rèn luyện còn chưa cao. - Một số HS còn lười học bài và lười làm bài tập ở nhà. 2/ Phương hướng tuần 15: - Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 14. - Tiếp tục rèn chữ và kỹ năng tính toán cho 1 số học sinh. - GD HS lòng biết ơn thầy, cô. ****************************************************************** Thể dục Tiết 27: Động tác nhảy - Trò chơi “Thăng bằng” I/ Mục tiêu: - Ôn 7 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung y êu cầu thực hiện động táctương đối chính xác. - Học động tác điều hoà. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác. - Chơi trò chơi “Thăng bằng”. Yêu cầu chơi nhiệt tình và chủ động. II/ Địa điểm-Phương tiện. - Trên sân trường vệ sinh nơi tập. - Chuẩn bị một còi và kẻ sân. III/ Nội dung và phương pháp lên lớp. 1.Phần mở đầu. - GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học. - Chạy một hàng dọc quanh sân tập - Khởi động xoay các khớp. - Trò chơi : “Kết bạn” 2.Phần cơ bản. * Học động tác điều hoà 3-4 lần mỗi lần 2x8 nhịp. - GV nêu tên động tác.Phân tích kĩ thuật động tác và làm mẫu cho HS làm theo *Ôn7động tác: đã học - Lần 1: Tập từng động tác. - Lần 2-3: Tập liên hoàn 7động tác. - Chia nhóm để học sinh tự tập luyện *Trò chơi “Thăng bằng” - GV tổ chức cho HS chơi như giờ trước. 3 Phần kết thúc. - GV hướng dẫn học sinhtập một số động tác hồi tĩnh - GV cùng học sinh hệ thống bài - GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà. 5 phút 25 phút 5 phút - ĐHNL. * * * * * * * * GV * * * * * * * * * * * * * * * * - ĐHTC. ĐHTL: GV @ * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * Lần 1-2 GV điều khiển Lần 3-4 cán sự điều khiển - ĐHTL: * * * * * * * * * * * * * * * * * * - ĐHTC: GV * * * * * * * * * * - ĐHKT: * * * * * * * * * * * * * * GV ***************************************************************** Thể dục Tiết 28: bài thể dục phát triển chung - Trò chơi “Thăng bằng” I/ Mục tiêu - Ôn bài thể dục phát triển chung yêu cầu thực hiện động táctương đối chính xácđộng tác.đúng nhịp hô - Chơi trò chơi “Thăng bằng”. Yêu cầu chơi nhiệt tình và chủ động và an toàn. II/ Địa điểm-Phương tiện. - Trên sân trường vệ sinh nơi tập. - Chuẩn bị một còi và kẻ sân chơi trò chơi. III/ Nội dung và phương pháp lên lớp. 1.Phần mở đầu. - GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học. - Chạy một hàng dọc quanh sân tập - Khởi động xoay các khớp. - Trò chơi : “Kết bạn” *Kiểm tra bài cũ:ĐT điều hoà 2.Phần cơ bản. *Ônbài thể dục phát triển chung. - Lần 1: Tập từng động tác. - Lần 2-3: Tập liên hoàn 7động tác. - Chia nhóm để học sinh tự tập luyện *Thi xem tổ nào tập đúng và đẹp nhất. *Trò chơi “Thăng bằng” - GV tổ chức cho HS chơi như giờ trước. 3 Phần kết thúc. - GV hướng dẫn học sinhtập một số động tác hồi tĩnh - GV cùng học sinh hệ thống bài - GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà. 5 phút 25 phút 5 phút - ĐHNL. * * * * * * * * GV * * * * * * * * * * * * * * * * - ĐHTC. ĐHTL: GV @ * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * Lần 1-2 GV điều khiển Lần 3-4 cán sự điều khiển - ĐHTL: * * * * * * * * * * * * * * * * * * ĐHTC: GV * * * * * * * * * * - ĐHKT: * * * * * * * * * * * * * * GV ****************************************************************** Tiết 5: Mĩ thuật $14: Vẽ trang trí Trang trí duờng diềm ở đồ vật. I/Muc tiêu: -HS thấy được tác dụng của trang trí đường diềm ở đồ vật -HS biết cách trang trí vàtrang trí được đường diềm ở đồ vật. -HS tích cực suy nghĩ sáng tạo. II/ Chuẩn bị: -một số hoạ tiết trang trí đường diềm. -Giấy vẽ, bút vẽ III/ Các hoạt động dạy học; 1.Kiểm tra Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 2.Bài mới: a/ Giới thiệu bài. b/ Hoạt động1: Quan sát nhận xét -GIáo viên cho hoc sinh quan sat một số đồ vật có trang tríđường diềm +Đường diềm thường được dùng để trang trí cho nhỡng đồ vật nào? +Khi được trang trí bằng đường diềm, hình dáng của các đồ vật NTN?. -Giáo viên kết luận: +Có thể dùng hoạ tiết hoa lá, chim thú để trang trí +Các hoạ tiết thường được xắp xêp cách đều. -Quan sát và trả lời câu hỏi. +Khăn ,áo ,túi, bát đĩa +Đẹp hơn khi chưa trang trí. c/ Hoạt động 2: Cách trang trí - GV hướng dẫn HS tìm ra cách vẽ. -Y/C một học sinh nhắc lại . *HS tìm ra cách vẽ: -Kẻ hai đường thẳng hoặc hai đường cong cách đều. -.Chia khoảng cách để vẽ hoạ tiết. -Vẽ phác hình hoạ tiết -Vẽ nét chi tiết. -Vẽ màu theo ý thích ở hoạ tiết và nền. d/ Hoạt động 3: Thực hành -Cho HS thực hành vẽ. -GV quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng. -Nhắc HS chọn những hoạ tiết đơn giản để hoàn thành bài vẽ tại lớp. -HS thực hành vẽ e/ Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá -Chọn một số bài vẽ để cả lớp nhận xét và xếp loại theo các tiêu chí. +Cách bố cục (Hài hoà ,cân đối) +Vẽ hoạ tiết (đều,đẹp.) +Vẽ màu (có đậm có nhạt). - Nhận xét chung tiết học và xếp loại . 3/ Củng cố dặn dò: -GV nhận xét giờ học. -Nhắc HS về sưu tầm ảnh về quân đội. Tiết 5: Âm nhạc. $14: Ôn tập 2 bài hát: Những bông hoa những bài ca, Ước mơ I/ Mục tiêu. -HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của 2 bài hát trên. -Tập trình bày 2bài hát bằng cách hát có lĩnh xướng, đối đáp đồng ca. II/ chuẩn bị. -SGK, nhạc cụ gõ. -Một số động tác phụ hoạ III/ các hoạt động dạy học chủ yếu. phần mở đầu: Giới thiệu nội dung bài học. Phần hoạt động: A/Nội dung 1: Ôn tập 2 bài hát. *Hoạt động 1: Ôn bài hát: Những bông hoa những bài ca. -GV hát mẫu lại bài hát: “Những bông hoa những bài ca” -GV dạy HS một số động tác phụ hoạ *Hoạt động 2: Ôn bài hátƯơc mơ “Tương tự HD như bài trên” -HS ôn tập lần lượt bài hát. -Hát theo nhóm ,hát theo cặp, theo dãy... -Hát đối đáp đồng ca: +Nhóm 1: Cùng nhau cầm taycác cô. +Nhóm 2:Lời hát rộn rãđường phố +Nhóm 1:Ngàn hoamặt trời +Nhóm 2: Náo nứcyêu đời. “Tiếp tục cho hết bài” -Tập biểu diễn theo hình thức tốp ca -HS ôn bài hát Ước mơ 3.Phần kết thúc. -Hát lại bài hát: Những bông hoa những bài ca. -Về nhà ôn bài ,chuẩn bị bài sau. Kĩ thuật Tiết 14: Cắt, khâu, thêu túi xách tay đơn giản I/ Mục tiêu: HS cần phải : Biết cách cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay đơn giản. Cắt, khâu, thêu trang trí được túi xách tay đơn giản. Rèn luyện sự khéo léo của đôi tay và khhả năng sáng tạo. HS yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được. II/ Đồ dùng dạy học: - Mẫu túi xách tay bằng vải có hình thêu trang trí ở mặt túi. - Một số mẫu thêu đơn giản. - Vật liệu và dụng cụ cần thiết. + Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 50 cm x 70 cm. + Kim khâu, kim thêu. + Phấn màu, thước kẻ, kéo, khung thêu, chỉ thêu các màu. III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu: 1-Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS. 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: -Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học. 2.2-Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu. -GV giới thiệu mẫu túi xách tay, HS quan sát. -GV nêu câu hỏi để HS nhận xét đặc điểm, hình dạng của túi. -Túi xách tay dùng để làm gì? 2.3-Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. -Hướng dẫn HS đọc nội dung SGK và quan sát các hình để nêu các bước cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay. -Yêu cầu HS nêu cách thực hiện từng bước. -GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu các yêu cầu, thời gian thực hành -GV tổ chức cho HS thực hành đo, cắt vải theo nhóm hoặc theo cặp. -GV giúp đỡ những HS còn lúng túng. -Nhận xét: +Túi hình chữ nhật, bao gômg thân túi và quai túi. Quai túi được đính vào hai bên miệng túi. +Túi được khâu bằng mũi khâu thường hoặc khâu đột. +Một mặt của thân túi có hình thêu trang trí. -HS nêu ứng dụng của túi xách tay. -HS nêu các bước thực hiện: +Đo, cắt vải. +Thêu trang trí trên vải. +Khâu miệng túi. +Khâu thân túi. +Khâu quai túi. +Đính quai túi vào miệng túi. -HS nêu. -HS thực hành đo, cắt vải. 3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. -Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài để tiết sau thực hành.
Tài liệu đính kèm: