Thiết kế bài dạy khối 5 - Tuần 24 - Trường Tiểu học thị Trấn

Thiết kế bài dạy khối 5 - Tuần 24 - Trường Tiểu học thị Trấn

I. Mục tiêu

Học xong bài này học sinh biết:

- Tổ quốc của em là tổ quốc Việt Nam; tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.

- Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.

- quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về tỷuyền thống, về nền văn hoá và lịch sử của dân tộc Việt Nam

 

doc 109 trang Người đăng huong21 Lượt xem 840Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy khối 5 - Tuần 24 - Trường Tiểu học thị Trấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24:
Thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2011
 Buổi sáng
Tiết 1: CHÀO CỜ
Tiết 2: Đạo đức
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (TIẾT 2)
I. Mục tiêu
Học xong bài này học sinh biết: 
- Tổ quốc của em là tổ quốc Việt Nam; tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
- quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về tỷuyền thống, về nền văn hoá và lịch sử của dân tộc Việt Nam
II. Tài liệu và phương tiện 
- Tranh ảnh về đất nước, con người Việt Nam và một số nước khác .
 III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ 
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
*Hoạt động 1: Làm bài tập 1 /35
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài 1 trong sách giáo khoa/35
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
Em hãy cho biết các mốc thời gian và địa danh sau liên quan đến sự kiện nào của đất nước ta?
a. Ngày 2 tháng 9 năm 1945
b. Ngày 7 tháng 5 năm 1954
c. Ngày 30 tháng 4 năm 1975
d. Sông Bạch Đằng
đ. Bến Nhà Rồng
e. Cây đa Tân Trào
- Gọi học sinh nhận xét
- Nhận xét bổ sung
*Hoạt động 2: Đóng vai( bài tập 3/ 36)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 3
- Hướng dẫn học sinh đóng vai hướng dẫn viên du lịch và giới thiệu với khách du lịch về một trong các chủ đề: Văn hóa, kinh tế, con người việt nam
- Nhận xét, khen các nhóm giới thiệu tốt
* Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ (bài tập 4/ 36)
- Yêu cầu học sinh trưng bày tranh vẽ theo nhóm
- Nhận xét về tranh vẽ của học sinh
- Cho học sinh hát, đọc thơ, về chủ đề Em yêu tổ quốc Việt Nam
- 2 - 3 Học sinh đọc.
Em yêu tổ quốc Việt Nam (tiết 2)
- 1- 2 em đọc 
- Học sinh thảo luận theo nhóm
- Đại diện từng nhóm trình bày
a. Ngày 2 - 9 - 1945 là ngày Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ đó ngày 2-9 được lấy làm ngày Quốc khánh của nước ta.
b. Ngày 7 - 5 - 1954 Ngày chiến thắng Điện Biên phủ 
c. Ngày 30 - 4 - 1975 Ngày giải phòng Miền Nam, thống nhất đất nước.
d. Sông Bạch Đằng nơi Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán, nhà Trần chiến thắng quân Nguyên Mông.
đ. Bến Nhà Rồng nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
e. Cây đa Tân Trào: nơi xuất phát của một đơn vị giả phóng quân tiến về giải phóng Thái Nguyên 16 - 8 - 1945.
- 1- 2 Học sinh đọc
- Các nhóm chuẩn bị đóng vai
- Đại diện một số nhóm lên đóng vai trước lớp
- Học sinh cả lớp xem tranh và trao đổi
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhắc lại nội dung, nhận xét giờ học
 - Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau
Tiết 3: Tập đọc:
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê - ĐÊ
 I. Mục tiêu
 - Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng rõ ràng, mạch lạc, trang trọng.
 - Hiểu ý nghĩa của bài: Người Ê - Đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê - Đê. Học sinh hiểu xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống làm việc theo luật pháp.
 - Giáo dục học sinh có ý thức trong học tập.
 II. Đồ dùng dạy học
 - Thầy : Bảng phụ , bút dạ, tranh minh họa bài đọc
 - Trò : Đồ dùng.
 III. Các hoạt động dạy học
.A. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi học sinh đọc thuộc bài: ''Chú đi tuần''?
 - Nhận xét, ghi điểm 	
 B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- Gọi học sinh đọc toàn bài
- Bài chia làm mấy đoạn?
- Đọc nối tiếp (kết hợp đọc từ khó và đọc chú giải).
- Đọc bài theo cặp
- Đọc toàn bài
- Giáo viên đọc mẫu.
b. Tìm hiểu bài:
- Người xưa đặt ra luật tục để làm gì?
- Kể những việc mà người Ê - Đê xem là có tội?
- Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê - Đê sử phạt rất công bằng?
- Hãy kể tên một số luật của nước ta mà em biết? 
- Nêu ý nghĩa của bài?
- Bài học giúp em hiểu được điều gì?
c. Luyện đọc:
- Gọi học sinh đọc bài
- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn:
(Tội không hỏi mẹ.nói cùng với kẻ có tội cũng là có tội) 
- Giáo viên đọc mẫu
- Thi đọc diễn cảm
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay.
- 2 - 3 Học sinh đọc
Luật tục xưa của người Ê - đê
 - 1 em khá đọc toàn bài
- Bài chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Về cách xử phạt
+ Đoạn 2: Về tang chứng và vật chứng
+ Đoạn 3: Về các tội
- 3 Học sinh nối tiếp nhau đọc bài (2lần)
+ Học sinh đọc từ khó
+ 1 Học sinh đọc chú giải
- 2 Học sinh một bàn đọc bài theo cặp đôi.
- 1-2 Học sinh đọc toàn bài
- Học sinh theo dõi
- Để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.
- Tội không hỏi mẹ cha ăn cắp, tội giúp kẻ có tội.
- Chuyện nhỏ thì xử nhẹ, chuyện lớn thì sử nặng ... Tang chứng phải chắc chắn ...
- Luật giáo dục, Luật phổ cập tiểu học, Luật bảo vệ môi trường ...
- Người Ê - Đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê - Đê. 
- Hiểu xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống làm việc theo luật pháp.
- 3 Học sinh nối tiếp nhau đọc bài
- Học sinh luyện đọc theo cặp
- 3 - 5 Học sinh thi đọc
 3. Củng cố - Dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học. 
 - Về chuẩn bị cho tiết sau.
Tiết 4: Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
 I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh:
 - Hệ thống hóa, củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
 - Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích đề giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn. 
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Thầy : Bảng phụ viết bài tập 2.
 - Trò : Vở , bảng con.
 III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ
 - Viết công thức tính thể tích hình lập phương 
 - Tính thể tích hình lập phương có cạnh 4 m
 - Nhận xét, chữa bài 
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài : 
2. Nội dung bài dạy:
Bài tập 1/123 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- Học sinh lên bảng làm
- Dưới lớp làm ra giấy nháp.
- Nhận xét và chữa bài.
Bài tập 2/123 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- 2 Học sinh lên bảng
 V = a x a x a
 V = 4 x 4 x 4 = 64 (m3)
 Đáp số: 64 (m3)
Luyện tập chung
- 1 em đọc bài
Bài giải:
Diện tích 1 mặt của hình lập phương là: 
 2,5 x 2,5 = 6,25 (cm2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương là: 6,25 x 6 = 37,5 (cm2)
Thể tích hình lập phương có là: 
 2,5 x 2,5 x 2,5 = 15,625 (cm3)
 Đáp số: 6,25 cm2; 37,5 cm3
 15,625 cm3
- 1 em đọc bài
- Học sinh làm theo nhóm.
Hình hộp chữ nhật
(1)
(2)
(3)
 Chiều dài
 Chiều rộng
 Chiều cao
 Diện tích mặt đáy
 Diện tích xung quanh
 Thể tích
 11 cm
 10 cm
 6 cm
 110 cm2
 252 cm2
 660 cm3
 0,4 m
 0,25 m
 0,9 m
 0,1 m2
 1,17 m2
 0,09 m3
 dm
 dm
 dm
 dm2
 dm2
 m3
- Nhận xét và chữa bài.
Bài tập 3/123 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Gọi học sinh lên bảng làm
- Dưới lớp làm ra giấy nháp.
- Nhận xét và chữa bài.
- Các nhóm trình bày kết quả
- 1 em đọc bài
Bài giải:
Thể tích của khối gỗ hình hộp chữ nhật là: 
 9 x 6 x 5 = 270 (cm3)
Thể tích của khối gỗ hình lập phương cắt đi là: 4 x 4 x 4 = 64 (cm3)
Thể tích khối gỗ còn lại là:
 270 - 64 = 206 (cm3)
 Đáp số: 206 cm3
 3. Củng cố - Dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học 
 - Về chuẩn bị cho tiết sau.
 Buổi chiều
Tiết 1: Tiếng việt
RÈN TẬP LÀM VĂN
 I. Mục tiêu:
 - Củng cố cho học sinh kĩ năng lập chương trình hoạt động
 - Rèn cho học sinh kĩ năng viết văn.
II. Các hoạt động dạy học
1. Giớí thiệu bài
2. Nội dung
* Hướng dẫn học sinh nắm yêu cầu của đề bài
- Goị học sinh đọc đề
*Lập chương trình hoạt động
- Cho học sinh tự làm
- Yêu cầu học sinh trình bày bài làm trước lớp. 
- Nhận xét, bổ sung
Rèn tập làm văn
- Học sinh đọc đề bài
Đề bài: Lập chương trình hoạt động của chi đội em tổ chức làm báo tường chào mừng ngày 20 - 11 . Hãy đóng vai làm trưởng (phó) để lập chương trình
Chương trình làm báo tường chào mừng 20-11
+) Mục đích: Chào mừng và bày tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo
+) Phân công chuẩn bị:
- Đồ ùng các bạn nữ
- Trang trí: Các bạn nam
- Bài báo: Cả lớp ( có bạn biên tập)
+) Chương trình cụ thể:
- Cả lớp cùng làm
- Viết đầu báo+ viết bái giới thiệu , lựa chọn trang trí
3. Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học 
 - Về nhà chuẩn bị cho tiết sau
Tiết 2: Toán
ÔN LUYỆN
 I. Mục tiêu
 Giúp học sinh:
Rèn kĩ năng tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật.
Tính diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương.
Giáo dục ý thức học tập tự giác
II. Đồ dùng dạy học
 - Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Nội dung bài:
Bài tập1/37:
- Học sinh đọc đề toán
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- Gọi học sinh lên bảng làm.
- Dưới lớp làm vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài tập2/38:
- Học sinh đọc đề toán
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- Học sinh thảo luận nhóm giải.
- Học sinh tự trình bày lời giải .
- Nhận xét, chữa bài.
Bài tập3/38:
- Học sinh đọc đề toán
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Học sinh thao luận nhóm đôi rồi nêu kết quả.
- Nhận xét chữa bài.
	Ôn luyện	
- 1-2 học sinh đọc
Bài giải
a. Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
 (0,9+ 0,6) x 2 x1,1 =3,3(m2)
Thể tích hình hộp chữ nhật là:
 0,9 x 0,6 x 1,1 = 0,594(m2)
b. Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
 (+) x 2 x = (dm2)
Thể tích hình hộp chữ nhật là:
 xx = (dm3)
 Đáp số : a. 3,3 m2 ; 0,594 m3 
 b. (dm2) ; (dm3)
- 1-2 học sinh đọc
Bài giải
 Diện tích toàn phần hình lập phương đó là
 3,5 x 3,5 x 6 = 73,5 (dm2)
Thể tích của hình lập phương đó là
 3,5 x 3,5 x 3,45 = 42,875 (dm3)
 Đáp số :73,5 dm2 ;42,875 dm3
- 1-2 học sinh đọc
	Bài giải
Vì 27 = 3 x 3 x 3 nên cạnh hình lập phương là: 3(cm).
Diện tích toàn phần hình lập phương đó là:
 3 x 3 x 6 = 54 (cm2)
 Đáp số: 54 (cm2)
 3. Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học 
 - Về nhà chuẩn bị cho tiết sau
Tiết 3: Âm nhạc
Đ/c: Hùng soạn giảng
Thứ ba ngày 22 tháng 02 năm 2011
 Buổi sáng
Tiết 1: Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: TRẬT TỰ - AN NINH
I. Mục tiêu
- Mở rộng hệ thống hoá vốn từ về trật tự - an ninh.
- Tích cực hoá vốn từ bằng cách sử dụng chúng để đặt câu.
II. Đồ dùng dạy học
- Từ điển động nghĩa Tiếng Việt.
- Bút dạ và một vài tờ phiếu khổ to.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
 - Yêu cầu học sinh làm bài tập 2/55 của tiết Luyện từ và câu trước.
- Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 1/59:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên giao việc:
 + Đọc lại  ... khổ thơ cuối của bài Cửa sông?
- Luyện viết những từ ngữ học sinh dễ viết sai: nước lợ, tôm rảo, lưỡi sóng, lấp loá.
b. Cho học sinh viết chính tả
- Nhắc các em cách trình bày bài thơ 6 chữ, chữ cần viết hoa...
c. Chấm, chữ bài
- Chấm 5 - 7 bài.
- Nhận xét chung.
d. Luyện tập
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập 2 và đọc 2 đoạn văn a, b. 
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- Cho học sinh làm bài, phát 2 phiếu cho học sinh làm bài. 
- Cho học sinh trình bày kết quả.
- Nhận xét và chốt lại kết quả đúng:
 * Cách viết: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Cách tiếng trong một bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối. Riêng tên địa lí: Mĩ, Ấn Độ, Pháp viết giống như cách viết tên riêng tiếng Việt Nam (viết hoa chữ cái đầu của mỗi chữ) vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng được phiên âm theo âm Hán - Việt.
- 2 Học sinh lên bảng viết:
Mao Trạch Đông, Tây Ba Nha, An-giê-ri, In-đô-nê-xi-a, Lê-ô-na-đô Đa Vin-xi.
Nhớ - viết: Cửa sông
- 1 Học sinh đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- 1 Học sinh đọc thuộc lòng.
- Cả lớp đọc thầm lại 4 khổ thơ.
- Học sinh viết ra nháp
- Học sinh tự viết bài.
- Học sinh đổi vở cho nhau để sửa lỗi.
- 1 Học sinh đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- 2 Học sinh làm bài vào phiếu.
- Cả lớp dùng bút chì gạch dưới những tên riêng có trong 2 đoạn văn, suy nghĩ để trả lời cách viết các tên riêng đã tìm được.
- 2 Học sinh làm bài vào phiếu lên dán trên bảng lớp.
* Tên người có trong 2 đoạn:
Cri-xtô-phô-rô Cô-lôm-bô; A-mê-ri-gô Ve-xpu-xi ; Ét-mân Hin-la-ri; Ten-sing No-rơ-gay
* Tên địa lý:
I-ta-li-a; Lo-ren ; A-mê-ri-ca; Ê-vơ-rét
Hi-ma-lay-a; Niu Di-lân
3. Củng cố, dặn dò: 
 - Nhắc lại nội dung 
 - Nhận xét giờ học
 - Về nhà ôn lại bài
Tiết 4: Tiếng anh
Đ/c: Hà soạn giảng
 Buổi chiều
Tiết 1: Khoa học
CÂY NON CÓ THỂ MỌC LÊN
TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ
 I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh:
 - Quan sát và tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau.
 - Biết một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ.
 - Thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ.
 II. Đồ dùng dạy học
	- Thầy: Ngọn mía. củ khoai tây.
 - Trò: Chuẩn bị theo nhóm.
 III. Các hoạt động dạy học:	
 A. Kiểm tra bài cũ:
- Tách hạt lạc và nêu cấu tạo của hạt?
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: 
2. Nội dung 
*Hoạt động 1: Quan sát
- Học sinh quan sát hình và tìm xem chồi có thể mọc lên từ vị trí của thân, cây củ?
- Người ta trồng cây mía bằng cách nào?
- Người ta trồng hành bằng cách nào?
- Quan sát hình trang 110 nêu nội dung từng hình.
- Yêu cầu học sinh trình bày cách trồng?
*Hoạt động 2: Thực hành
- Tổ chức trồng cây.
- Phát thân cây, lá, rễ.
- Hướng dẫn cách làm đất trồng cây. 
- Theo dõi, nhận xét.
- 2 Học sinh nêu
Cây non có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
- Học sinh quan sát hình, trao đổi theo cặp để thống nhất trồng một số loại cây.
- Chặt ngọn mía, lên luống đất đặt ngọn nằm dọc trong rãnh. Dùng tro, trấu hoặc đất tơi xốp phủ lên trên.
- Tách củ hành thành các nhánh đặt xuống đất tơi xốp ...
- Thực hiện theo yêu cầu
- Học sinh nối tiếp nhau trình bày
- Học sinh thực hành trồng cây
- Trồng quỳnh ...
- Trồng đào ...
- Trồng khoai tây ..,
 3. Củng cố , dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học. 
 - Về chuẩn bị cho tiết sau.
 Tiết 2: Thể dục
Đ/c: Khánh soạn giảng
 Tiết 3: 
SINH HOẠT ĐỘI
Thứ sáu ngày 18 tháng 03 năm 2011
Tiết 1: Tập làm văn
TẢ CÂY CỐI (Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu
- Học sinh viết được một bài văn tử cây cối có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ đặt câu đúng. Câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
 - Rèn cho học sinh kĩ năng viết văn
II. Đồ dụng dạy học
- Giấy kiểm tra hoặc vở. 
- Tranh vẽ hoặc chùm ảnh có chụp một số loại cây, trái theo đề bài.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
- Chép đề lên bảng
- Cho học sinh đọc đề bài 
- Gọi học sinh đọc gợi ý
- Nêu đè bài mình chọn?
- Giáo viên có thể dán lên bảng lớp tranh, ảnh đã chuẩn bị hoặc đặt các cây, trái lên vị trí trong lớp mà học sinh dễ quan sát.
- Lưu ý: Các em về cách trình bày bài văn, cách dùng từ, đặt câu và cần tránh một số lỗi chính tả các em còn mắc phải ở bài Tập làm văn hôm trước.
- Theo dõi
Tả cây cối (kiểm tra viết)
- Học sinh đọc đề
Chọn một trong các đề sau:
Đề 1: Tả một loài hoa mà em thích
Đề 2: Tả một loại trái cây mà em thích
Đề 3: Tả một giàn cây leo
Đề 4: Tả một cây non mới trồng
Đề 5: Tả một cây cổ thụ
- 2 Học sinh nối tiếp nhau đọc.
- Cả lớp đọc thầm lại.
- Một số học sinh trình bày ý kiến về đề mình đã chọn
- Học sinh viết bài
 3. Củng cố , dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học. 
 - Về chuẩn bị cho tiết sau.
Tiết 2: Toán
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Củng cố kĩ năng tính thời gian của một chuyển động.
- củng cố mối quan hệ giữa thời gian với vận tốc và quãng đường.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ ghi bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra vở bài tập
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
Bài 1/143:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Gọi 1 HS lên làm bảng phụ;HS dưới lớp làm vào vở(không cần kẻ bảng),viết ngay vào sách nếu dụng một lần;viết theo thứ tự đó vào vở theo các cột.Hoặc trình bầy dạng:“Nếu ...thì...”
-Yêu cầu HS khá giỏi ở mối trường hợp phải đổi ra cách gọi thời gian thông thường. 
- Chữa bài:
+ Gọi HS đọc bài làm và giải thíchcách làm cảu mình.
+ HS nhận xét và chữa bài vào vở.
+ GV nhận xét, đánh giá.
- Yêu cầu HS nêu cách đổi thời gian trong một số trường hợp (a),(d).
- Tại sao 4,35 giờ bằng 4 giờ 21 phút ?
Bài 2/143: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS gạch 1 gạch dưới yêu tố đề bài cho biết,2 gạch dưới yếu tố cần tìm.
- Gọi 1 HS làm bảng phụ; HS còn lại làm vào vở
- Chữa bài:
+ Gọi HS đọc bài làm.
+ HS nhận xét và chữa bài vào vở.
+ GV nhận xét, đánh giá.
- Tại sao phải đổi 1,08m ra 108cm ?
- Nếu HS chỉ tìm ra1 cách; GV có thể gợi ý HS làm theo cách 2.
- 12cm/phút bằng bao nhiêu m/phút ?
- Yêu cầu Hs giải thióch cách đổi.
- Lưu ý Hs khi làm bài ,quãng đường và vận tốc cần tính theo cùng một đơn vị độ dài.
Bài 3/143:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Đề bài hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
- Dựa vào đâu để xác định đơn vị của thời gian?
- Lưu ý : Khi tính xong kết quả cần phải ghi tên đơn vị thời gian chính xác vào kết quả.
Bài 4/143:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn học sinh làm bài
-Yêu cầu 2 HS lên bảng làm theo 2 cách , dưới lớp làm vở 1 cách (về nhà trình bầy cách còn lại).
- Chữa bài:
+ Gọi HS đọc bài làm.
+ HS nhận xét và chữa bài vào vở.
+ GV nhận xét, đánh giá.
- Yêu cầu HS nêu lại cách tìm và công thức tính thời gian của chuyển động đều.
- Khi tính thời gian của chuyển động đều cần lưu ý điều gì ?
- HS đọc đề .
- HS làm bài.
a. Nếu đi 261km với vận tốc 60km/giờ thì hết thời gian là:
261 : 60 = 4,35(giờ)
(b);(c);(d) trình bầy tương tự.
 Đáp số: a. 4,35 giờ
 b. 2giờ
 c. 6 giờ 
 d. 2,4 giờ
- HS chữa bài.
a. 4,35 giờ = 4 giờ 21 phút 
b. 2 giờ
c. 6 gìơ
d. 2,4 giờ = 2 giờ 24 phút
- Vì 4,35 giờ = 4 giờ + 0.35 giờ 
mà 0,35 giờ = 60 x 0,35 = 21 phút 
nên 4,35 giờ = 4 giờ 21 phút.
- HS đọc đề bài.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS làm bài.
Bài giải:
Đổi 1,08m = 108 cm
Thời gian con ốc bò đoạn đường đó là:
108 : 12 = 9(phút)
 Đáp số: 9(phút)
- Vì đơn vị vận tốc là cm/phút.
- Đổi đơn vị vận tốc ra m/phút.
0,12m/phút.
- 1 phút đi được 12 cm hay 0,12m nên vận tốc là:0,12m/phút.
- HS đọc đề bài.
- Tính thời gian đại bàng bay được 72km
- HS làm bài.
Trình bầy tườn tự bài 1 .
Đáp số: 11 giờ 15 phút 
- HS nêu lại t = s: v 
- Dựa vào đơn vị thời gian khi tính vận tốc.
- HS đọc đề 
- HS làm bài.
Cách 1:
10,5km = 10500m
Thay vào công thức tính được đáp số là: 
 25 phút
Cách 2:
Đổi 420m/phút = 0,42km/phút
- HS nêu lại.
- Vận tốc và quãng đường phải tính theo cùng đơn vị đo dộ dài.
- Kết quả tính phải ghi rõ tên đơn vị thời gian.
- Một số trường hợp cần viết số đo thời gian theo cách thông thường để hiểu rõ 
 3. Củng cố , dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học. 
 - Về chuẩn bị cho tiết sau.
Tiết 3: Mĩ thuật:
Đ/c: Cù Thị Nguyệt Nga soạn giảng
Tiết 4: Địa lý
CHÂU MĨ
I. Mục tiêu: 
 - Xác định và mô tả sơ lược vị trí địa lí của châu Mĩ trên quả địa cầu hoặc bản đồ thế giới.
 - Có một số hiểu biết về thiên nhiên của châu Mĩ và nêu được chúng thuộc khu vực nào của châu Mĩ( Bắc Mĩ, Trung Mĩ, Nam Mĩ)
 - Nêu tên và chỉ được trên lược đồ vị trí một số dãy núi và đồng bằng lớn ở châu Mĩ
 II. Đồ dùng dạy học
	- Thầy: Bản đồ địa lý thế giới
 - Trò: Đồ dùng học tập.
 III. Các hoạt động dạy học:	 
A. Kiểm tra bài cũ	
 - Kinh tế châu Mĩ có đặc điểm gì?
 - Em biết gì về đất nước Ai Cập?
B. Bài mới 
 1. Giới thiệu bài
 2. Nội dung
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- Quan sát hình 1 SGK
- Hãy nêu vị trí của châu Mĩ?
- Châu Mĩ giáp với những đại dương nào?
- Dựa vào bảng số liệu bài 17, cho biết châu Mĩ đứng thứ mấy vẽ diện tích các châu lục trên thế giới?
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- Quan sát các ảnh trong hình 2, rồi tìm trên hình 1 các chữ a, b, c, d, e, g cho biết các ảnh đó chụp ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ, và Nam Mĩ?
- Địa hình châu Mĩ có độ cao như thế nào? Độ cao thay đổi như thế nào từ Tây sang Đông?
- Dựa vào hình 1 hãy chỉ và đọc tên dãy núi, đồng bằng và cao nguyên?
- Lãnh thổ châu Mĩ trải dài trên các đới khí hậu nào?
- Nêu tác dụng của rừng rậm A - ma -dôn?
- Nhận xét, bổ sung
* Bài học: SGK/123
- 2 Học sinh nêu
Châu Mĩ
1- Vị trí địa lý và giới hạn:
- Châu Mĩ nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ , Nam Mĩ và dải đất hẹp Trung Mĩ nối với Bắc Mĩ và Nam Mĩ
- Phía Đông giáp với Đại Tây Dương phía Bắc giáp với Bắc Băng Dương, phía Tây giáp Thái Bình Dương
- Châu Mĩ có diện tích 42 triệu km2 đứng thứ 2 trên thế giới sau châu Á.
2- Đặc điểm tự nhiên:
a - Núi An - đét (Pu - ru) tây Nam Mĩ
b - Đồng bằng trung tâm ở Bắc Mĩ.
c - Thác Ni - a - ga - ra (Hoa Kì) nằm ở Bắc Mĩ.
d - Sông A-ma-dôn (Bra-xin) Nam Mĩ.
e - Hoang mạc A-ta-ca-ma (Chi-lê) Bờ tây An-đét (Nam Mĩ)
h - Bãi biển ở vùng Ca-ri-bê Trung Mĩ.
- Địa hình châu Mĩ cao ở phía Tây, thấp dần khi đến trung tâm và cao dần ở phía Đông.
- Trải dài trên tất cả các đới khí hậu hàn đới, ôn đới, nhiệt đới
- Làm trong lành và dịu mát khí hậu, điều tiết nước của sông ngòi. Nơi đây được ví là lá phổi xanh của Trái Đất.
- 3 - 4 Học sinh đọc
 3. Củng cố , dặn dò:
 - Nhận xét tiết học. 
 - Về chuẩn bị cho tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5(48).doc