Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 22 năm 2012

Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 22 năm 2012

I-Mục tiêu:

- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản.

- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

 

doc 32 trang Người đăng huong21 Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 22 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Thứ ba ngày 7 tháng 2 năm 2012
TOÁN
Tiết 106: LUYỆN TẬP
I-Mục tiêu:
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II- Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
HS nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
2.Bài mới:
-HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT
+BT1: HS đọc yêu cầu của bài. Vận dụng quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật để tính câu a, b vào vở, 
- 2 HS làm bảng lớp.
- Chữa bài, nhận xét
+BT 2: HS đọc đề bài. GV lưu ý HS cái thùng không nắp; chưa cùng đơn vị đo.
HS làm bài vào vở, 1HS làm bảng phụ.
- Chữa bài, nhận xét
+BT 3: HS về nhà làm, nếu không đủ thời gian.
- Chữa bài, nhận xét
-HĐ 2: Củng cố
HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
- Xem trước công thức và bài tập 1, 2 sgk
---------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 8 tháng 2 năm 2012
TOÁN
Tiết 107: DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN 
CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG
I-Mục tiêu:
HS biết:
-Hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt.
-Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Hình lập phương
III-Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
HS nhắc lại quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
2.Bài mới:
-HĐ 1: Hình thành công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
+ HS quan sát các mô hình trực quan và nêu nhận xét, rút ra kết luận hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt (có 3 kích thước bằng nhau).
HS tự rút ra công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
Vài HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
+ GV cho ví dụ như SGK. HS làm vào vở nháp, 1 HS làm bảng lớp.
-HĐ 2: Thực hành
+BT 1: HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để tính.
Cả lớp làm vào vở, 1 HS làm bảng lớp.
- Chữa bài, nhận xét
+BT 2: HS đọc đề. GV lưu ý HS cái hộp có dạng hình lập phương, không nắp.
HS làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
- Chữa bài, nhận xét
-HĐ 3: Củng cố
HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập – Xem trước bài tập 1, 2, 3 sgk
------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 9 tháng 2 năm 2012
TOÁN
Tiết 108: LUYỆN TẬP
I-Mục tiêu:
HS biết:
-Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
-Vận dụng để tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương trong một số trường hợp đơn giản .
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
II-Chuẩn bị :
Các hình như SGK.
III- Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ :
HS nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
HS lên bảng tính Diện tích xung quanh và Diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 2,5 m.
- Chữa bài, nhận xét
2.Bài mới:
-HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài tập
+BT 1:HS lưu ý đổi 2m5cm thành tên một đơn vị đo rồi áp dụng công thức tính Diện tích xung quanh và Diện tích toàn phần của hình lập phương để làm bài.
- Chữa bài, nhận xét
+BT 2: Củng cố biểu tượng về hình lập phương và diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương.
HS tự tìm kết quả, giải thích kết quả. Tiếp nối nhau trình bày.
GV kết luận: Chỉ có hình 3, hình 4 là gấp được hình lập phương.
- Chữa bài, nhận xét
+BT 3: HS liên hệ với công thức tính Diện tích xung quanh, Diện tích toàn phần của hình lập phương và dựa trên kết quả tính hoặc nhận xét về độ dài cạnh của hình lập phương để so sánh diện tích và rút ra kết luận.
HS phát biểu, GV chốt lại. 
- Chữa bài, nhận xét
-HĐ 2:Củng cố 
HS nhắc lại cách tính Diện tích xung quanh và Diện tích toàn phần của hình lập phương.
GV nhận xét tiết học. 
Chuẩn bị: Luyện tập chung – Xem trước bài tập 1, 2, 3 sgk
Thứ sáu ngày 10 tháng 2 năm 2012
TOÁN
Tiết 109: LUYỆN TẬP CHUNG
I-Mục tiêu:
HS biết:
- Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Vận dụng để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật , hình lập phương.
2.Bài mới:
-HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT
+BT1: HS vận dụng công thức tính Diện tích xung quanh và Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật để tính câu a, b. Nhắc HS lưu ý các đơn vị đo ở câu b.
HS làm vào vở, 2 HS làm bảng lớp.
- Chữa bài, nhận xét
+BT 2: (HS khá, giỏi) – Nếu không đủ thời gian cho về nhà.
- Chữa bài, nhận xét
+BT 3: HS đọc bài toán, trao đổi với bạn bên cạnh trả lời .
- Chữa bài, nhận xét
GV chốt lại: Nếu gấp cạnh của hình lập phương lên 3 lần thì cả Diện tích xung quanh và Diện tích toàn phần đều tăng lên 9 lần vì khi đó diện tích của một mặt hình lập phương tăng lên 9 lần.
-HĐ 2: Củng cố
HS nhắc lại cách tính Diện tích xung quanh và Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Thể tích của một hình – Xem trước các hình mẫu và bài tập 1, 2, 3 sgk
Thứ hai ngày 13 tháng 2 năm 2012
TOÁN
Tiết 110: THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH
I-Mục tiêu:
- Có biểu tượng về thể tích của một hình.
- Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Các hình lập phương.
III-Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
HS nhắc lại cách tính Diện tích xung quanh và Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
2.Bài mới:
-HĐ 1: Hình thành biểu tượng về thể tích của một hình
GV cho HS quan sát, nhận xét trên các mô hình trực quan theo hình vẽ trong các ví dụ SGK.
HS tự rút ra được kết luận trong từng ví dụ của SGK. Một vài HS nhắc lại kết luận đó.
-HĐ 2: Thực hành
+BT 1: HS quan sát hai hình, trả lời các câu hỏi:
Hình hộp chữ nhật A gồm mấy hình lập phương nhỏ?
Hình hộp chữ nhật B gồm mấy hình lập phương nhỏ?
Hình nào có thể tích lớn hơn?
- Chữa bài, nhận xét
+BT 2: HS trao đổi với bạn bên cạnh làm bài , tương tự như BT 1.
- Chữa bài, nhận xét
+BT 3: (HS khá, giỏi) –Nếu không đủ thời gian cho về nhà làm.
- Chữa bài, nhận xét
-HĐ 3 : Củng cố
Có thể cho học sinh nhắc lại cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, hình lập phương
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Xăng-ti-mét khối .Đề-xi-mét khối. – Xem trước các bài tập 1, 2, 3 sgk
TUẦN 22
Thứ ba, ngày 7 tháng 2 năm 2012
TẬP ĐỌC
Tiết 43: LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
I-Mục tiêu:
-Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.
-Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc
III-Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
HS đọc bài Tiếng rao đêm, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
2. Bài mới: LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
-HĐ 1: Luyện đọc
Một HS đọc toàn bài.
HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài (2 lượt), GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai cho HS và giúp HS giải nghĩa từ: ngư trường, vàng lưới, lưới đáy, lưu cữu.
HS luyện đọc theo cặp.
GV đọc toàn bài.
-HĐ 2: Tìm hiểu bài
HS đọc thầm từng đoạn, cả bài lần lượt trả lời các câu hỏi SGK. 
Câu 4: Nhụ nghĩ về kế hoạch cua bố như thế nào?(HS khá, giỏi trả lời)
Vài HS nêu nội dung bài.
-HĐ 3: Đọc diễn cảm
GV hướng dẫn HS giọng đọc toàn bài với giọng kể lúc trầm lang, lúc hào hứng, sôi nổi.
4 HS đọc bài theo cách phân vai. Cả lớp, GV nhận xét.
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm đoạn 4.
-HĐ 4: Củng cố 
HS nhắc lại nội dung bài.
GV nhận xét tiết học. 
Chuẩn bị: Cao Bằng – Đọc bài nhiều lần và tìm hiểu trước các câu hỏi trong sgk
TUẦN 22
Thứ tư ngày 8 tháng 2 năm 2012
CHÍNH TẢ
Tiết 22: HÀ NỘI
I-Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thơ 5 tiếng, rõ 3 khổ thơ.
- Tìm được danh từ riêng là tên người, tên địa lí Việt Nam (BT2); Viết được 3 đến 5 tên người, tên địa lí theo yêu cầu của BT3.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
III-Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
HS viết bảng con từ: dũng cảm, vỏ cây, sợ hãi.
2.Bài mới: HÀ NỘI
-HĐ 1: Hướng dẫn HS nghe-viết
GV đọc bài thơ Hà Nội.
HS nói về nội dung của bài thơ.
HS tìm tên riêng trong bài, nhắc lại cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam; tìm từ khó trong bài.
HS viết bảng con các từ: chong chóng, tự quay, pha mực, Hồ Gươm, Tháp Bút.
GV nhắc HS cách trình bày bài thơ, tư thế ngồi viết.
GV đọc cho HS viết bài.
HS bắt lỗi. GV chấm một số vở, nhận xét.
-HĐ 2: Làm bài tập
+BT2: HS đọc đoạn văn và tìm danh từ riêng là tên người, tên địa lí trong đoạn văn. Vài HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
+BT3: HS viết một số tên người, tên địa lí theo yêu cầu của BT vào vở, 1 HS làm bảng phụ. Cả lớp, GV nhận xét.
-HĐ 3: Củng cố
HS nhắc lại cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
3.Nhận xét,dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Cao Bằng ( nhớ –viết ) – Học thuộc bài và viết trước các từ khó trong bài
TUẦN 22
Thứ tư, ngày 8 tháng 2 năm 2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 43: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I-Mục tiêu:
-Biết tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo câu ghép (BT 2); biết thêm vế câu để tạo thành câu ghép (BT3).
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi BT 2,3.
III- Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ :
HS nhắc lại cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ để thể hiện quan hệ nguyên nhân - kết quả.
2.Bài mới: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
* Luyện tập
+BT 2: HS đọc yêu cầu của bài. GV gợi ý để các em biết các câu ở BT 2 tự nó đã có nghĩa, song để t ...  sau
TUẦN 22
Buổi chiều
Thứ ba, ngày 7 tháng 2 năm 2012
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP
I. Môc tiªu: 
1. KT: Củng cố cho học sinh cách lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể và cách lập chương trình hoạt động nói chung.
2- KN: Rèn cho học sinh có tác phong làm việc khoa học.
3- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. §å dïng d¹y häc: 
1- GV: PhÊn mµu, b¶ng phô.SGK.
2- HS: Vở, SGK, nháp, ôn l¹i kiÕn thøc cò 
III/ C¸c ho¹t ®éng d¹y häc: 
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ : Sự chuẩn bị của học sinh..
3.Dạy bài mới: GV ghi đề bài lên bảng, hướng dẫn học sinh làm bài
Đề bài : Giả sử em là lớp trưởng, em hãy lập chương trình hoạt động của lớp để tổ chức buổi liên hoan văn nghệ chào mừng ngày 26-3
Ví dụ:
Chương trình liên hoan văn nghệ
chào mừng ngày thành lập Đoàn 26 - 3
I.Mục đích : Chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
II.Phân công chuẩn bị
1.Trang trí : .
2.Báo : ..
3.Văn nghệ : dẫn chương trình : ..
- Đơn ca : .. Múa : tổ 1. 
- Tam ca nữ : ....
- Hoạt cảnh : Tổ 2.
- Dọn lớp sau buổi lễ : cả lớp.
III.Chương trình cụ thể :
1.Phát biểu : ...
2.Giới thiệu báo tường : ..
3.Chương trình văn nghệ: - Giới thiệu: Thuỳ Linh.
- Biểu diễn : 
+ Kịch .
+ Múa
+ Tam ca nữ
+ Hoạt cảnh kịch
4.Kết thúc: Cô chủ nhiệm phát biểu.
- Cho học sinh đọc bài làm của mình, cả lớp và GV nhận xét. 
- Tuyên dương những học sinh có bài làm hay.
4.Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học. 
- Chấm điểm tập học sinh
Dặn dò học sinh về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh.
Buổi chiều
Thứ tư, ngày 8 tháng 2 năm 2012
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP
I. Môc tiªu: 
1. KT: - Củng cố cho HS những kiến thức về nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
2- KN: Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài tập thành thạo.
3- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. §å dïng d¹y häc: 
1- GV: PhÊn mµu, b¶ng phô.SGK, HÖ thèng bµi tËp.
2- HS: Vở, SGK, nháp, ôn l¹i kiÕn thøc cò 
III/ C¸c ho¹t ®éng d¹y häc: 
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: sự chuẩn bị của học sinh
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Bài tập 1 : Học sinh làm bài vào vở.
a/ Đặt một câu. trong đó có cặp quan hệ từ không những..mà còn.
b/ Đặt một câu. trong đó có cặp quan hệ từ chẳng những..mà còn.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Bài tập 2: Phân tích cấu tạo của câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong các ví dụ sau :
a/ Bạn Lan không chỉ học giỏi tiếng Việt mà bạn còn học giỏi cả toán nữa.
b/ Chẳng những cây tre được dùng làm đồ dùng mà cây tre còn tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Bài làm:
a) Chủ ngữ ở vế 1 : Bạn Lan ; 
 Vị ngữ ở vế 1 : học giỏi tiếng Việt.
 - Chủ ngữ ở vế 2 : bạn ; 
 Vị ngữ ở vế 2 : giỏi cả toán nữa.
b) Chủ ngữ ở vế 1 : Cây tre ;
 Vị ngữ ở vế 1 : được dùng làm đồ dùng.
 - Chủ ngữ ở vế 2 : cây tre; 
 Vị ngữ ở vế 2 : tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.
Bài tập 3: Viết một đoạn văn, trong đó có một câu em đã đặt ở bài tập 1.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Ví dụ: Trong lớp em, ban Lan là một học sinh ngoan, gương mẫu. Bạn rất lễ phép với thấy cô và người lớn tuổi. Bạn học rất giỏi. Không những bạn Lan học giỏi toán mà bạn Lan còn học giỏi tiếng Việt. 
4. Củng cố dặn dò.
- Chấm điểm tập học sinh
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
Buổi chiều
Thứ năm, ngày 9 tháng 2 năm 2012
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP
I. Môc tiªu: 
1. KT: - Củng cố cho HS về nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
2- KN: Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài tập thành thạo.
3- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. §å dïng d¹y häc: 
1- GV: PhÊn mµu, b¶ng phô.SGK, HÖ thèng bµi tËp.
2- HS: Vở, SGK, nháp, ôn l¹i kiÕn thøc cò 
III/ C¸c ho¹t ®éng d¹y häc: 
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: sự chuẩn bị của học sinh
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Bài tập 1 : Cho các ví dụ sau :
a/ Bởi chưng bác mẹ nói ngang
Để cho dũa ngọc, mâm vàng xa nhau.
b/ Vì trời mưa to, đường trơn như đổ mỡ.
H: Em hãy cho biết :
- Các vế câu chỉ nguyên nhân trong hai ví dụ trên.
- Các vế câu chỉ kết quả.
- Quan hệ từ, cặp quan hệ từ trong ví dụ.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Bài làm:
a/ Các vế câu chỉ nguyên nhân:
Bởi chưng bác mẹ nói ngang ; Vì trời mưa to
b/ Các vế câu chỉ kết quả.
Để cho đũa ngọc mâm vàng xa nhau ; 
đường trơn như đổ mỡ
c/ Quan hệ từ, cặp quan hệ từ: bởi, để, vì
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống quan hệ từ hoặc quan hệ từ trong các câu sau:
a) ...Hà kiên trì luyện tập ...cậu đã trở thành một vận động viên giỏi.
b) ...trời nắng quá...em ở lại đừng về.
c) ...hôm nay bạn cũng đến dự ...chắc chắn cuộc họp mặt càng vui hơn.
d)...hươu đến uống nước...rùa lại nổi lên
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Ví dụ:
a) Nếu ....thì...
b) Nếu ....thì...; Giá mà...thì...
c) Nếu ....thì...
d) Khi ....thì....; Hễ ...thì....
4. Củng cố dặn dò.
- Chấm điểm tập học sinh
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
TUẦN 22
Buổi chiều
Thứ ba, ngày 7 tháng 1 năm 2012
TOÁN (LT)
ÔN TẬP
I. Môc tiªu: 
1. KT: - Củng cố về cách tính DT xq và DT tp của hình hộp chữ nhật.
2- KN: Rèn kĩ năng trình bày bài.
3-GD: Giúp HS có ý thức học tốt.
II. §å dïng d¹y häc: 
1- GV: PhÊn mµu, b¶ng phô.SGK, HÖ thèng bµi tËp.
2- HS: Vở, SGK, bảng con, nháp, ôn l¹i kiÕn thøc cò 
III/ C¸c ho¹t ®éng d¹y häc: 
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: - Cho HS nêu cách tính
+ DTxq hình hộp CN, hình lập phương.
+ DTtp hình hộp CN, hình lập phương.
- Cho HS lên bảng viết công thức.
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Bài tập1: Người ta làm một cái hộp không nắp hình chữ nhật có chiều dài 25cm, chiều rộng 12cm, chiều cao 8 cm. Tính diện tích bìa cần để làm hộp (không tính mép dán).
- HS đọc kĩ đề bài.	- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải : 
Diện tích xung quanh cái hộp là:
 (25 + 12) 2 8 = 592 (cm2)
Diện tích đáy cái hộp là:
 25 12 =300 (cm2)
Diện tích bìa cần để làm hộp là:
 592 + 300 = 892 (cm2)
 Đáp số: 892cm2
Bài tập2: (HSKG)
Người ta sơn toàn bộ mặt ngoài và trong của một cái thùng hình hộp chữ nhật có chiều dài 75cm, chiều rộng 43cm, chiều cao 28cm (thùng có nắp)
a) Tính diện tích cần sơn?
b) Cứ mỗi m2 thì sơn hết 32000 đồng. Tính số tiền sơn cái hộp đó?
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
 Diện tích xung quanh cái thùng là:
 (75 + 43) 2 30 = 7080 (cm2)
 Diện tích hai đáy cái thùng là:
 75 43 2 = 6450 (cm2)
 Diện tích cần sơn cái thùng là: 
 (7080 + 6450) 2 = 27060 (cm2)
 = 2,7060 m2
 Số tiền sơn cái hộp đó là: 
 32000 2,7060 = 86592 (đồng)
	Đáp số: 86592 đồng.
4. Củng cố dặn dò.
- Chấm điểm một số tập học sinh
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
Buổi chiều
Thứ năm, ngày 9 tháng 2 năm 2012
Toán (LT)
ÔN TẬP
I. Môc tiªu: 
1. KT: Tiếp tục củng cố cho HS về cách tính DT xq và DT tp của hình hộp chữ nhật.
2- KN: Rèn kĩ năng trình bày bài.
3- GD: Giúp HS có ý thức học tốt.
II. §å dïng d¹y häc: 
1- GV: PhÊn mµu, b¶ng phô.SGK, HÖ thèng bµi tËp.
2- HS: Vở, SGK, bảng con, nháp, ôn l¹i kiÕn thøc cò 
III/ C¸c ho¹t ®éng d¹y häc: 
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: - Cho HS nêu cách tính
+ DTxq hình hộp CN, hình lập phương.
+ DTtp hình hộp CN, hình lập phương.
- Cho HS lên bảng viết công thức.
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Bài tập1: Một cái thùng tôn có dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 32 cm, chiều rộng 28 cm, chiều cao 54 cm. Tính diện tích tôn cần để làm thùng (không tính mép dán).
- HS đọc kĩ đề bài.	- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải : 
Diện tích xung quanh cái thùng là:
 (32 + 28) 2 54 = 6840 (cm2)
Diện tích hai đáy cái thùng là:
 28 32 2 = 1792 (cm2)
Diện tích tôn cần để làm thùng là:
 6840 + 1792 = 8632 (cm2)
 Đáp số: 8632cm2
Bài tập 2: (HSKG)
 Người ta quét vôi toàn bộ tường ngoài, trong và trần nhà của một lớp học có chiều dài 6,8m, chiều rộng 4,9m, chiều cao 3,8 m 
a) Tính diện tích cần quét vôi, biết diện tích các cửa đi và cửa sổ là 9,2m2 ?
b) Cứ quét vôi mỗi m2 thì hết 6000 đồng. Tính số tiền quét vôi lớp học đó?
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
 Diện tích xung quanh lớp học là:
 (6,8 + 4,9) 2 3,8 = 88,92 (m2)
 Diện tích trần nhà lớp học là:
 6,8 4,9 = 33,32 (m2)
 Diện tích cần quét vôi lớp học là: 
(88,92 2 – 9,2 2) + 33,32 = 192,76 (m2) 
 Số tiền quét vôi lớp học đó là: 
 6000192,76 = 1156560 (đồng)
	Đáp số: 1156560 đồng.
4. Củng cố dặn dò.
- Chấm điểm một số tập học sinh
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
Buổi chiều
Thứ hai, ngày 13 tháng 2 năm 2012
Toán (LT)
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
1. KT: Học sinh tính được diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp lập phương..
2-KN: Vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải các bài toán liên quan
3-GD: Giáo dục ý thức tự giác trong học tập. Rèn tính cẩn thận khi tính toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1- GV: Phấn màu, bảng phụ.SGK, trực quan. Hệ thống bài tập.
2- HS: Vở, SGK, bảng con, nhỏp. Ê ke ...ụn lại kiến thức cũ 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1/ Kiểm tra bài cũ.
* HS nêu công thức tính DTXQ và DTTP của hình lập phương.
2/ Bài mới.
Bài 1: Một hình lập phương có DT TP là 384dm2.
a) Tính diện tích xung quanh của hình lập phương.
b) Tính cạnh của hình lập phương.
- Thảo luận tính DTXQ, cạnh của hình lập phương khi biết DTTP.
- Tính nháp nêu kết quả.
Bài giải
Diện tích một mặt của hình lập phương là : 384 : 6 = 64(dm2)
Diện tích xung quanh của hình lập phương là : 64 4 = 256(dm2)
Cạnh của hình lập phương đó là : 8dm
Bài 2: Một hình lập phương có tổng độ dài tất cả các cạnh là 36dm. Tính diện tích xung quanh và DT toàn phần của hình lập phương đó.
- Hướng dẫn làm vở.
- Gọi HS chữa bài, nhận xét, ghi điểm.
* Đọc yêu cầu bài toán.
- Làm vở, chữa bảng.
 Bài giải
Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là: (36 : 4) 4 = 36(cm2 ) 
 Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là: (36 : 4) 6 = 54(cm2)
Đáp số: DTXQ36cm2 ; DTTP 54 cm2
Bài 3: Nếu cạnh của hình lập phương gấp lên 4 lần thì DTXQ, DTTP của hình lập phương gấp lên mấy lần ( nêu cách tính).
- Thảo luận nhóm.
- Nêu kết quả. Hình thành cách tính với số lần gấp lên khác nhau
3. Củng cố - dặn dò.
- Chấm điểm một số tập học sinh
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5 tuan 22 ca ngay.doc