Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 25 năm 2012

Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 25 năm 2012

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết đọc nhấn giọng những từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ

- Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.

- Hiểu ý chính : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con ng¬ười đối với tổ tiên (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 - Tranh minh hoa chủ điểm, về bài đọc, tranh ảnh về đền Hùng. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

 

doc 15 trang Người đăng huong21 Lượt xem 806Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 25 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Thứ hai ngày 27 tháng 02 năm 2012
TẬP ĐỌC
PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết đọc nhấn giọng những từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ
- Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
- Hiểu ý chính : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	- Tranh minh hoa chủ điểm, về bài đọc, tranh ảnh về đền Hùng. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
GV
HS
I. KTBC – GTB :. (5')
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài và nêu nội dung bài tập đọc : “ Hộp thư mật ”.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài – ghi bảng
II. Dạy bài mới : Phong cảnh đền Hùng. (30')
Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện đọc.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài. 1 HS chia đoạn
YCHS đọc nối tiếp lần 1 ( 2 lượt ), HS yếu luyện đọc đoạn 1.
- Ghi bảng các từ HS đọc hay sai.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng từ ngữ khó, dễ lẫn mà học sinh đọc chưa chính xác.
VD: Chót vót, dập dờn, uy nghiêm vòi vọi, sừng sững, ngã ba Hạc 
- YCHS đọc nối tiếp lần 2, 1 HS đọc giải nghĩa từ
- Giáo viên giúp học sinh hiểu các từ này.
- YC HS luyện đọc theo nhóm đôi, thi đọc giữa các nhóm.
- Nhận xét, tuyên dương
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài với nhịp điệu chậm rãi, giọng trầm, tha thiết, nhấn giọng các từ ngữ miêu tả (như yêu cầu).
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài..
Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2 – 3, trả lời câu hỏi.
Giáo viên bổ sung:
Giáo viên gọi học sinh đọc câu ca dao về sự kiện ghi nhớ ngày giỗ tổ Hùng Vương? Em hiểu câu ca dao ấy như thế nào?
* Giáo viên chốt: Theo truyền thuyết vua Hùng VưÔng thứ sáu đã hoá thân bên gốc cây kim giao trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh vào ngày 11/3 âm lịch ® người Việt lấy ngày mùng mười tháng ba làm ngày giỗ Tổ.
	Câu ca dao còn có nội dung khuyên răn, nhắc nhở mọi người dân Việt hướng về cội nguồn, đoàn kết cùng nhau chia sẻ, ngọt bùi.
YCHS thảo luận trong nhóm để tìm hiểu ý nghĩa của câu thơ.
Gạch dưới từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng?
- Nhận xét, chốt ý đúng.
Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm. 
- Kiểm tra việc luyện đọc của HS yếu
- Nhận xét, tuyên dương.
Giáo viên hướng dẫn học sinh xác lập kĩ thuật đọc diễn cảm bài văn.
VD: Đền Thượng/ nằm chót vót/ trên đỉnh núi Nghĩa Tình.// Trước đền/ những khóm hải đường/ đâm bông rực đỏ, // những cánh bướm nhiều màu sắc/ bay dập dờn/ như múa quạt/ xoè hoa.//
Giáo viên đọc diễn cảm đoạn văn. Tổ chức cho học sinh thi đua đọc diễn cảm đoạn văn, bài văn.
Yêu cầu học sinh tìm nội dung chính của bài.
Giáo viên nhận xét.
III. Củng cố – dặn dò : (5')
Nhận xét tiết học, tuyên dương các bạn học tốt
Dặn dò HS luyện đọc nhiều hơn, chuẩn bị cho bài học sau.
- Học sinh đọc bài.
- Học sinh trả lời.
- Nhắc lại tên bài.
- Học sinh đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm; 1 HS chia đoạn
Học sinh luyện đọc các từ ngữ khó.
- HS yếu đọc từ khó.
- Đọc nối tiếp lần 2 , 1 HS đọc GNT..
cả lớp đọc thầm. Các em nêu thêm từ ngữ chưa hiểu (nếu có).
- Luyện và thi đọc giữa các nhóm.
- Lắng nghe
Học sinh đọc thầm đoạn 2 – 3, trả lời câu hỏi.
1 học sinh đọc:
Dù ai đi ngược về xuôi.
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
Học sinh nêu suy nghĩ của mình về câu ca dao.
Học sinh thảo luận rồi trình bày.
Học sinh gạch dưới các từ ngữ và phát biểu.
- Lắng nghe.
- HS yếu đọc bài.
- Lắng nghe – đọc nhẩm.
Học sinh thi đua đọc diễn cảm.
HS trao đổi nêu nd chính của bài.
Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ , đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
- Lắng nghe, ghi bài chuyển tiết.
@ Rút kinh nghiệm:
ĐẠO ĐỨC
ÔN TẬP, THỰC HÀNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS sưu tầm được các bài thơ, bài hát, tranh, ảnh hoặc viết, vẽ về quê hương, đất nước.
- Biết tham gia các hoạt động do UBND xã tổ chức cho trẻ em.
- Tổ chức 1 cuộc triển lãm nhỏ về phong cảnh và các thành tựu k.tế, v.hoá, x.hội của Việt Nam.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 	- Một số bài thơ, bài hát, tranh ảnh phù hợp với nd bài thực hành.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
GV
HS
I.KT bài cũ: (3')
- Kiểm tra VBT của học sinh.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
II.Bài thực hành: ( 25')
HĐ1: GV hướng dẫn HS trình bày những bài hát, bài thơ, ... sưu tầm được về quê hưÔng đất nước.
HĐ2: GV nhắc nhở HS cần tích cực tham gia các hoạt động do UBND xã tổ chức dành cho trẻ em.
HĐ3: H.dẫn HS làm 1 cuộc triển lãm nhỏ.
GV cùng HS tuyên dương nhóm sưu tầm được nhiều tranh ảnh.
III.Củng cố, dặn dò: (7')
-Dặn HS thực hành theo những nd đã học.
-Nhận xét tiết học. 
- HS kiểm tra chéo lẫn nhau.
-2 HS giới thiệu về 1 danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử của đất nước.
-Từng HS trình bày trước lớp những bài hát bài thơ, tranh ảnh sưu tầm được về quê hưÔng, đất nước.
-HS trình bày các hoạt động mà mình đã tham gia (do UBND xã tổ chức).
-Các nhóm trưng bày sản phẩm, giới thiệu về phong cảnh và các thành tựu văn hoá, kinh tế của Việt Nam.
-Cả lớp tham quan, nhận xét.
-HS đọc lại Ghi nhớ ở các bài 9; 10; 11.
@ Rút kinh nghiệm:
TOÁN
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II
Thứ ba ngày 28 tháng 02 năm 2012
TẬP ĐỌC
CỬA SÔNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
	- Biết đọc ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, nhấn giọng những từ ngữ cần thiết. 
	- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng thiết tha, gắn bó.
 	- Hiểu ý nghĩa: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thủy chung, biết nhớ cội nguồn. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; thuộc 3, 4 khổ thơ ). 
	II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Bảng phụ.Tranh minh họa sgk
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
GV
HS
I. KTBC-GTB: (5')
GV yêu cầu 2 HS đọc lại bài Phong cảnh đền Hùng và trả lời các câu hỏi:
- Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng? 
- Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.
- Nhận xét, ghi điểm. Giới thiệu bài, ghi bảng.
II. Dạy bài mới : (30')
a. Luyện đọc 
- Một HS giỏi đọc bài thơ.
- GV yêu cầu từng tốp (mỗi tốp 6 HS) tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ. 
- Giao nhiệm vụ cho HS yếu luyện đọc đoạn 1.
- GV nhắc HS chú ý phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai chính tả (then khóa, mênh mông, cần mẫn, nước lợ, nông sâu, tôm rảo, lấp lóa).
- GV cho HS luyện đọc lượt 2.
- GV giúp HS giải nghĩa thêm những từ ngữ, hình ảnh các em chưa hiểu (Cần câu uốn cong lưỡi sóng - ngọn sóng uốn cong tưởng như bị cần câu uốn). 
- Giáo viên nhắc HS chú ý : 
+ Ngắt giọng đúng nhịp thơ.
+ Phát âm đúng.
- GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhẹ nhàng, tha thiết giàu tình cảm; nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả, gợi cảm; ngắt giọng tự nhiên giữa các dòng thơ để gây ấn tượng. 
- GV cho HS luyện đọc theo cặp.
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- Giáo viên tổ chức học sinh đọc (thành tiếng, đọc thầm, đọc lướt) từng đoạn và trao đổi, trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét các ý kiến thảo luận và chốt kiến thức.
- Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay? 
GV: Biện pháp độc đáo đó là chơi chữ: tác giả dựa vào cái tên “cửa sông” để chơi chữ.
- Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào ? 
- Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn ?
- Giáo viên chốt lại ý nghĩa của bài thơ.
c. Đọc diễn cảm + Học thuộc lòng
- Giáo viên hướng dẫn HS xác lập kĩ thuật đọc.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm khổ 4 và 5.
- Kiểm tra việc luyện đọc của HS yếu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét cách đọc của bạn mình.
- Yêu cầu HS thi đọc.
III. Củng cố, dặn dò : (5')
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
- 2 HS đọc bài Phong cảnh đền Hùng. và trả lời câu hỏi.
+ Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách ngày nay khoảng 4000 năm.
+ Có những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm dập dờn bay lượn; bên trái là đỉnh Ba vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cây đại, cây thông già, giếng Ngọc trong xanh,
- HS lắng nghe. Nhắc lại tên bài.
- 1HS đọc toàn bài.
- Đọc nối tiếp lần 1
- HS luyện phát âm.
- HS đọc lượt 2.
- Học sinh đọc thầm phần chú giải từ và giải nghĩa các từ ngữ đó. 
- HS lắng nghe và chú ý giọng đọc của GV.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1,2 HS đọc toàn bài thơ.
- Lắng nghe
- Học sinh đọc (thành tiếng, đọc thầm, đọc lướt) từng đoạn và trao đổi, trả lời các câu hỏi cuối bài. 
- Để nói về nơi sông chảy ra biển, trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ: Là cửa, nhưng không then, khóa/ Cũng không khép lại bao giờ. Cách nói đó rất đặc biệt - cửa sông cũng là một cái cửa nhưng khác mọi cái cửa bình thường - không có then, có khóa. Bằng cách đó, tác giả làm người đọc hiểu ngay thế nào là cửa sông, cảm thấy cửa sông rất thân quen. 
- Là nơi những dòng sông gửi phù sa lại để bồi đắp bãi bờ; nơi nước ngọt chảy vào biển rộng; nơi biển cả tìm về với đất liền; nơi nước ngọt của những con sông và nước mặn của biển cả hòa lẫn vào nhau tạo thành vùng nước lợ; nơi cá tôm tụ hội; những chiếc thuyền câu lấp lóa đêm trăng; nơi những con tàu kéo còi giã từ mặt đất; nơi tiễn đưa người ra khơi
+ Những hình ảnh nhân hóa được sử dụng trong khổ thơ: Dù giáp mặt vùng biển rộng, Cửa sông chẳng dứt cội nguồn/ Lá xanh mỗi lần trôi xuống/ Bỗng nhớ một vùng núi non
+ Phép nhân hóa giúp tác giả nói được “tấm lòng” của cửa sông không quên cội nguồn.
- HS nêu ý nghĩa của bài thơ.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 6 khổ thơ 
- HS đánh dấu cách đọc nhấn giọng, ngắt giọng một vài câu thơ, khổ thơ.
- HS yếu đọc bài.
- Nhiều HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc diễn cảm.
- HS nhẩm học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài.
- Lắng nghe.
@ Rút kinh nghiệm:
TOÁN
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
	- Tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đÔn vị đo thời gian thông dụng.
	- Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào.
	- Đổi đơn vị đo thời gian.
	II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	- Bảng đơn vị đo thời gian phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
GV
HS
I. KTBC – GTB : ( 2’)
II: Dạy bài mới: ( 30’ )
Hoạt động 1: Hình thành bảng đơn vị đo thời gian.
Giáo viên chốt lại và củng cố cho cụ thể 1 năm th ... là viết theo đề bài tiết trước đã chọn.
- GV cho hai, ba HS đọc lại dàn ý bài.
Hoạt động 2 :. HS làm bài
- GV thu bài của HS.
III. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc trước nội dung tiết TLV Tập viết đoạn đối thoại, để chuẩn bị cùng các bạn viết tiếp, hoàn chỉnh đoạn đối thoại cho màn kịch Xin Thái sư tha cho!
- HS kiểm tra chéo sự chuẩn bi cho tiết học
- HS lắng nghe.
- HS đọc đề bài.
- Lắng nghe.
- HS đọc
- HS tiến hành làm bài.
- Lắng nghe.
@ Rút kinh nghiệm:
KHOA HỌC
ÔN TẬP : VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG ( Tiết 2 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp HS củng cố về:
	- Các kiến thức phần vật chất và năng luợng và các kĩ năng quan sát, thí nghiệm .
	- Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng. 
	II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh ảnh sưu tầm.Hình trang 101, 102 sgk.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
GV
HS
I. KTBC-GTB: (3')
GV hỏi:
- Em có thể làm gì để tránh lãng phí điện?
- Nhận xét, ghi điểm.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
II. Dạy bài mới : (30')
 Hoạt động 1: Tập trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng?”
- GV nói: Thầy sẽ mời 3 bạn làm trọng tài. Các bạn này sẽ theo dõi xem nhóm nào có nhiêu lần giơ thẻ đúng và nhanh. Mỗi câu đúng ở các câu 1 → 6 các bạn ghi được 5 điểm. Riêng câu 7, các nhóm phải lắc chuông dành quyên trả lời. Nếu đúng sẽ ghi được 10 điểm. Nhóm nào được điểm cao nhất sẽ được thưởng!
- GV mời 2 HS lên theo dõi kết quả. Yêu cầu thư kí chỉ ghi lại những lần sai để loại suy.
Tổ chức:
 - GV đọc to từng câu hỏi và các đáp án để HS lựa chọn.
Đáp án chính xác:
 sau mỗi câu trả lời của HS, GV sẽ thống nhất đáp án chính xác hay không chính xác.
Câu 1: Đồng có tính chất gì?
Câu 2: Thuỷ tinh có tính chất gì?
Câu 3: Nhôm có tính chất gì?
Câu 4: Thép được sử dụng để làm gì?
Câu 5: Sự biến đổi hoá học là gì?
Câu 6: Hỗn hợp nào dưới đây không phải là dung dịch
*(Ở câu 7, GV treo tranh và chỉ hình)
Câu 7 : Sự biến đổi hoá học của các chất dưới đây xảy ra trong điều kiện nào?
a) Sắt gỉ ở môi trường nhiệt độ bình thường
b) Đường cháy thành than trong môi trường nhiệt độ cao
c) Vôi sống tôi trong môi trường nhiệt độ bình thường
d) Đồng gỉ khi gặp Axít trong môi trường nhiệt độ bình thường.
*Phân đội nhất nhì: Yêu cầu thư kí tổng kết điểm rồi tuyên bố nhất nhì, rồi trao phần thưởng.
*Mở rộng: GV đặt thêm một số câu hỏi khác để HS củng cố thêm các kiến thức đã học. Ví dụ:
+ Ở câu 5, tại sao không chọn đáp án: Sự biến đổi hoá học là sự chuyển thể của một chất từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại?
+ Ở câu 6 vì sao lại chọn đáp án c?
+ Hãy nêu lại hiện tượng biến đổi hoá học trong từng tình huống ỏ câu 7
 Kết luận:
- GV đặt câu hỏi: Qua trò chơi vừa rồi, chúng ta đã cùng ôn lại những kiến thức gì?
nắm chắc những tính chất hoá học của một số chất thì khi sử dụng chúng ta cần chú ý phát huy tốt nhất những ưu điểm của chất và hạn chế tối đa những khiếm khuyết của chất đó nhé!
 Hoạt động 2: Quan sát và trả lời câu hỏi
* Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng một số nguồn năng lượng.
* Cách tiến hành: 
GV yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi trang 102 SGK.
III. Củng cố, dặn dò: (5')
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về nhà quan sát, sưu tầm, ôn lại các dụng cụ, máy móc sử dụng điện để chuẩn bị thi kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện trong tiết tới.
- Để tránh lãng phí điện, cần chú ý:
+ Chỉ dùng điện khi cần thiết, ra khỏi nhà nhớ tắt đèn, quạt, ti vi,
+ Tiết kiệm điện khi đun nấu, sưởi, ủi quần áo.
- HS ghi tên bài
- HS lắng nghe
- 3 HS lên làm trọng tài theo dõi
- Các nhóm được quyền suy nghĩ trong vòng 15 giây mỗi câu hỏi sau đó giơ bảng từ lựa chọn.
Sau 15 giây suy nghĩ, nếu không có đáp án thì sẽ không ghi điểm.
- Thư kí theo dõi và ghi điểm cho các nhóm: 5 điểm nếu đoán đúng trong khoảng thời gian cho phép.
- HS xem hình, lắc chuông giành quyền trả lời
d) Có màu đỏ, có ánh kim, dễ dát mỏng và kéo sợi; dẫn nhiệt và dẫn điện tốt.
b) Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ.
c) Màu trắng bạc, có ánh kim; có thể kéo thành sợi và dát mỏng; nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt; không gỉ, tuy nhiên có thể bị một số loại Axít ăn mòn.
b) Dùng trong xây nhà cửa, cầu bắc qua sông, đường ray tàu hoả, máy móc
a) Là sự biến đổi từ chất này thành chất khác
c) Nước bột sắn (pha sống)
- Thư kí tổng kết điểm và báo cáo GV
- HS nhóm đạt giải lên nhận phần thưởng.
- HS trả lời câu hỏi thêm:
HS phát biểu:
a) Năng lượng cơ bắp của người.
b) Năng lượng chất đốt từ xăng.
c) Năng lượng gió.
d) Năng lượng chất đốt từ xăng.
e) Năng lượng nước.
g) Năng lượng chất đốt từ than đá.
h) Năng lượng mặt trời.
- Lắng nghe.
@ Rút kinh nghiệm:
TOÁN
CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Thực hiện phép cộng số đo thời gian.
 - Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 - Bảng phụ, bảng học nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
GV
HS
I. KTBC – GTB : 3’
- Gọi 1 HS lên bảng làm bt 3a của tiết trước
- Nhận xét, ghi điểm
- Giới thiệu bài – ghi bảng
II. Dạy bài mới: 30’
Hoạt động 1: Thực hiện phép cộng
VD1:3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút
GV theo dõi và thu bài làm của từng nhóm. Yêu cầu từng nhóm nêu cách làm (Sau khi kiểm tra bài làm)
GV chốt lại.
Đặt tính thẳng hàng thẳng cột.
VD2: 22 phút 58 giây + 23 phút 25 giây
GV chốt:
Kết quả có cột đơn vị nào lớn hoặc bằng số quy định là phải đổi ra đơn vị lớn hơn liền trước. 
Hoạt động 2: Luyện tập.
	Bài 1 (dòng 1,2): Tính.
- Gọi HS đọc đề
- Quan sát, HD học sinh yếu.
-GV nhận xét, sửa bài.
	Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Nhận xét bài trên bảng
- GV chốt đáp án đúng.
III. Củng cố - dặn dò : (5')
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc vừa học.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương bạn học tốt.
- Dặn HS chuẩn bị bài: “Trừ số đo thời gian”.
- 1 HS lên bảng.
- Nhắc lại tên bài
Học sinh làm việc nhóm đôi.
Lần lượt các nhóm được yêu cầu trình bày bài làm
3 giờ 15 phút
+ 2 giờ 35 phút
5 giờ 50 phút
Lần lượt các nhóm đôi thực hiện
Đại diện trình bày.
 22 phút 58 giây 
+ 23 phút 25 giây
45 phút 83 giây
 = 46 phút 23 giây
Cả lớp nhận xét và giải thích 
Bài 1:
Học sinh đọc đề.
Học sinh lần lượt làm bài.
Lắng nghe, sửa sai.
Bài 2:
Học sinh đọc đề – Tóm tắt
Giải vào vở – 1 em lên bảng.
Sửa bài.
-HS nhắc lại cách công số đo thời gian.
- Lắng nghe.
@ Rút kinh nghiệm:
Thứ năm ngày 01 tháng 03 năm 2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LIÊN KẾT CÂU CÂU BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ (ND Ghi nhớ).
 	- Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đó (Làm được 2 bài tập ở mục III).
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Bảng lớp (hoặc bảng phụ) viết 2 câu văn theo hàng ngang BT1 (phần nhận xét).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
GV
HS
I. KTBC-GTB : (5')
- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu có sử dụng liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.
- Nhận xét, ghi điểm
- Giới thiệu bài, ghi bảng
II. Dạy bài mới : (30')	
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ví dụ:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp. GV gợi ý HS dùng bút chì gạch chân dưới những từ ngữ cho em biết đoạn văn nói về ai? 
- Cho hs làm bài trongtrong VBT, gọi 1 HS làm trên bảng lớp.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. Sau đó, GV kết luận lời giải đúng.
- Nhận xét, ghi điểm
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- Hai HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi:
- GV nhận xét, kết luận: Việc thay thế những từ ngữ ta dùng ở câu trước bằng những từ ngữ cùng nghĩa để liên kết câu như ở hai đoạn văn trên được gọi là phép thay thế từ ngữ.
Ghi nhớ: Gọi HS đọc ghi nhớ (SGK trang 76)
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về phép thay thế từ ngữ. 
- GV nhận xét, khen ngợi những HS hiểu bài ngay tại lớp.
b. Hướng dẫn học sinh làm bài luyện tập:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. Cho 1 em làm vào bảng phụ
- GV cùng HS nhận xét. 
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng, ghi điểm.
Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS tìm các từ ngữ lặp lại, chọn những từ ngữ khác thay thế vào từ ngữ đó.
- Cho hs viết lại đoạn văn đã thay thế vào vở, 1 em làm vào bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. GV nhận xét, kết luận lời giải đúng: 
III .Củng cố - Dặn dò (5')
- Gọi 2 HS đọc lại ghi nhớ trong SGK trang 76.
 - Gv hệ thống lại kiến thức bài học 
-Dặn HS về nhà học bài, lấy ba ví dụ về liên kết câu có sử dụng phép thay thế từ ngữ và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng đặt câu có sử dụng liên kết bằng cách lặp từ ngữ.
- Hs lắng nghe.
Bài 1: Các câu trong đoạn văn sau nói về ai? Những từ ngữ nào cho biết điều đó?
- HS làm bài:
+ Các câu trong đoạn văn đều nói về Trần Quốc Tuấn. Những từ ngữ cùng chỉ Trần Quốc Tuấn trong đoạn văn là: Hưng Đạo Vương, Ông, Vị Quốc công Tiết chế, vị Chủ tướng tài ba, Hưng Đạo Vương, Ông, Người.
- Lắng nghe, tuyên dương bạn.
Bài 2: Vì sao có thể nói cách diễn đạt trong đoạn văn trên hay hơn cách diễn đạt trong đoạn văn sau đây?
- Hai HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Đoạn văn ở bài 1 diễn đạt hay hơn đoạn văn ở bài 2 vì đoạn văn ở bài 1 dùng nhiều từ ngữ khác nhau nhưng cùng chỉ một người là Trần Quốc Tuấn. Đoạn văn ở bài tập 2 lặp lại quá nhiều từ Hưng Đạo Vương.
- HS đọc ghi nhớ (SGK trang 76)
- HS tự nêu
Bài 1: Mỗi từ ngữ in đậm thay thế cho từ ngữ nào ? Cách thay thế các từ ngữ ở đây có tác dụng gì?
- HS tự làm bài vào vở. 1 em làm vào bảng phụ, kết quả :
+ Từ anh thay cho Hai Long.
+ Cụm từ Người liên lạc thay cho người đặt hộp thư.
+ Từ đó thay cho những vật gợi ra hình chữ V.
Việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn trên có tác dụng liên kết từ.
Bài 2: Hãy thay thế những từ ngữ lặp lại trong mỗi câu của đoạn văn sau bằng những từ ngữ có giá trị tương đương để đảm bảo liên kết mà không lặp từ.
- HS cả lớp làm vào vở, 1 em làm vào bảng phụ 
- HS viết lại đoạn văn đã thay thế:
Vợ An Tiêm lo sợ vô cùng (1). Nàng bảo chồng (2): 
- Thế này thì vợ chồng mình chết mất thôi.
An Tiêm lựa lời an ủi vợ:
- Còn hai bàn tay, vợ chồng chúng mình còn sống được.
- nàng câu (2) thay thế cho vợ An Thiêm câu (1)
- 2 HS đọc lại Ghi nhớ trong SGK trang 76.
- Lắng nghe.
@ Rút kinh nghiệm:
.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
GV
HS
@ Rút kinh nghiệm:
.
Thứ sáu ngày 02 tháng 03 năm 2012

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 5 TUAN 25(2).doc