Thiết kế bài day lớp 5 - Tuần 27 - Trường Tiểu học Nơ Trang Gưh

Thiết kế bài day lớp 5 - Tuần 27 - Trường Tiểu học Nơ Trang Gưh

I.Mục tiêu:

-H. Đọc trơn cả bài, phát âm được tiếng, từ khó. Biết nghỉ hơi sau dấu chấm dấu phẩy.

-Ôn vần: ăm, ăp. Tìm tiếng có vần ăm, ăp. Nói câu chứa tiếng có vần ăm, ăp.

-Hiểu các từ ngữ trong bài : Lấp ló, ngan ngát.

-Biết hỏi, đáp theo mẫu.

 

doc 29 trang Người đăng huong21 Lượt xem 728Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài day lớp 5 - Tuần 27 - Trường Tiểu học Nơ Trang Gưh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 27
Töø ngaøy 12/3 ñeán ngaøy 16/3/2012
Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2012
BUỔI SÁNG
Tiết 1: CHÀO CỜ
Tiết 2+3 : Tập đọc 
 HOA NGỌC LAN
I.Mục tiêu:
-H. Đọc trơn cả bài, phát âm được tiếng, từ khó. Biết nghỉ hơi sau dấu chấm dấu phẩy.
-Ôn vần: ăm, ăp. Tìm tiếng có vần ăm, ăp. Nói câu chứa tiếng có vần ăm, ăp.
-Hiểu các từ ngữ trong bài : Lấp ló, ngan ngát.
-Biết hỏi, đáp theo mẫu.
-GDBVMT :HS yêu quý loài hoa,góp phần làm cho môi trường thêm đẹp.
II. Đồ dùng:
-Tranh minh hoạ bài học, viết sẵn bài lên bảng.
III.Hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
TIẾT 1
I.Bài cũ: 
-Đọc bài : "Vẽ ngựa" và trả lời câu hỏi 1, 2 ở SGK.
Nhận xét ghi điểm.
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2.Hướng dẫn luyện đọc: 
a.Đọc mẫu: 
Đọc toàn bài ở bảng(1 lượt ): Chậm rãi, diễn cảm.
Chia câu đoạn văn.
b.Hướng dẫn luyện đọc :
Hướng dẫn cách đọc(SHD)
+Luyện đọc từ khó:
Nêu yêu cầu tìm từ khó 
Gạch chân từ khó trong bài 
+Giải thích từ khó:
 -Lấp ló ( ló ra rồi khuất đi, khi ẩn, khi hiện )
- Ngan ngát ( mùi thơm dễ chịu, lan toả ra xa )
+Luyện đọc câu.
Theo dõi, sữa sai, nhận xét.
+Luyện đọc đoạn.
Chỉnh sữa, nhận xét.
+Đọc toàn bài.
Nhận xét.
3.Ôn vần ai, ay
+Tìm tiếng trong bài có vần: ăm, ăp.
Gạch chân tiếng HS tìm được.
Vần cần ôn là:ăm, ăp.
+Tìm tiếng ngoài bài có vần: ăm, ăp.
Chấm điểm thi đua cho từng tổ.
+Nói câu có tiếng chứa vần: ăm, ăp.
Nói mẫu vài câu.
Nhận xét, chấm điểm thi đua.
TIẾT 2
3.Tìm hiểu bài và luyện nói: 
a.Tìm hiểu bài:
Nêu lại câu hỏi 1(SGK)
Bổ sung cho đầy đủ ( Nụ hoa lan màu trắng ngần )
Nêu lại câu hỏi 2(SGK)
Nhận xét, bổ sung ( Hương hoa lan ngan ngát toả khắp vườn, khắp nhà ).
T liên hệ:Hoa ngọc lan vừa làm đẹp vừa thơm nên rất có ích cho cuộc sống con người.Những cây hoa như vậy cần được chúng ta giữ gìn và bảo vệ...
Đọc lại toàn bài, hướng dẫn đọc diễn cảm.
Nhận xét.
b.Luyện nói:
Nêu yêu cầu luyện nói(SHD)
T khẳng định rõ:Các loài hoa góp phần làm cho môi trường thêm đẹp,cuộc sống con nhười thêm ý nghĩa...
Giúp HS nói trọn câu, đủ ý.
III.Củng cố dặn dò: 
Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS học tốt.
Đọc lại bài, đọc trước bài : Ai dậy sớm.
2 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi.
Theo dõi bài ở bảng.
Nêu từ khó theo yêu cầu.
Luyện đọc từ khó(cá nhân) nối tiếp, vài HS một từ.
Đọc lại toàn bộ các từ khó( cá nhân, cả lớp)
Vài HS đọc một câu(nối tiếp) cho đến hết bài.
Vài HS đọc một đoạn(nối tiếp)
1HS đọc lại toàn bài.
Nhận xét 
Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
Tìm nhanh(nêu miệng)
Đọc lại vần, so sánh vần.
3 tổ thi đua tìm tiếng.
Nhận xét.
HS đọc câu mẫu ở SGK
3 tổ thi đua nói câu.
Nhận xét.
 2HS đọc câu hỏi 1
Cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi.
Vài HS nhắc lại câu trả lời.
2HS đọc câu hỏi 2
3HS nối tiếp đọc từng đoạn của của bài văn, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Vài HS nhắc lại câu trả lời.
HS thi đọc diễn cảm(3 em)
Tự nhận xét 
Từng cặp HS trao đổi nhanh về tên các loại hoa trong ảnh. Sau đó thi kể đúng tên các loại hoa.
Tiết 4: Đạo đức
Cảm ơn và xin lỗi (tiết 2)
I.Mục tiêu
-Rèn thĩi quen xin lỗi, cảm ơn đúng lúc.
-Biết đồng tình với những bạn biết cảm ơn, xin lỗi đúng lúc và khơng đồng tình với những bạn khơng biết cảm ơn, xin lỗi đúng lúc.
-Thực hiện tốt việc cảm ơn, xin lỗi đúng lúc.
GDKNS: Kĩ năng giao tiếp / ứng xử với mọi người, biết cảm ơn và xin lỗi phù hợp trong từng tình huống cụ thể.
II. Đồ dùng:
-GV: Bảng, tranh ( Bài 3, 5, 6 ) 
-HS: Vở BTĐĐ
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra kiến thức tiết trước
+ Khi nào cần cảm ơn ? Nên cảm ơn để làm gì ? 
+ Khi nào cần xin lỗi ? Nên xin lỗi để làm gì ?
+ Trong tuần qua, bạn nào đã thực hiện việc cảm ơn xin lỗi, em hãy kể cho các bạn nghe ?
-> tuyên dương, nhắc nhở kịp thời.
Hoạt động 1 : Rèn kĩ năng ứng xử theo chuẩn mực “cảm ơn, xin lỗi”
Mục tiêu: 
-Rèn thĩi quen xin lỗi, cảm ơn đúng lúc.
Cách tiến hành
- Giới thiệu tranh (Bài 3), HS quan sát và nhận xét :
+ Tranh vẽ gì ? 
+ Đánh dấu X vào ơ trống cĩ cách ứng xử đúng ?
+ Vì sao em làm như vậy ?
+ Nếu là em, em sẽ làm gì khi được bạn nhặt giúp mình hộp bút ? Vì sao ?
+ Nếu là em, em sẽ làm gì khi em lỡ làm rơi hộp bút của bạn ? Vì sao ?
-> HS trao đổi và trình bày, GV tuyên dương, uốn nắn kịp thời.
Hoạt động 2 : Thực hành chuẩn mực mới
Mục tiêu: 
-Biết đồng tình với những bạn biết cảm ơn, xin lỗi đúng lúc và khơng đồng tình với những bạn khơng biết cảm ơn, xin lỗi đúng lúc.
-Thực hiện tốt việc cảm ơn, xin lỗi đúng lúc.
Cách tiến hành
-Nêu yêu cầu bài 5, GV quy định cách chơi
+Ghép các cánh hoa (cĩ ghi những tình huống) thành bơng hoa cảm ơn, xin lỗi
+Mỗi dãy cử 4 bạn, mỗi bạn gắn 1 cánh hoa
+Đội nào xong trước và đúng nhất là thắng
-> HS chơi, GV sửa sai kịp thời. 
Củng cố, dặn dị
-Điền từ thích hợp vào chỗ trống (bài 6)
+Vì sao em chọn từ này để điền ?
-> GDHS
-Hướng dẫn đọc thuộc lịng hai câu thơ cuối bài.
-Về nhà xem lại bài đã học để thực hiện tốt việc “Cảm ơn và xin lỗi” đúng lúc ; xem trước bài “Chào hỏi và tạm biệt”.
-Vài HS trả lời.
-Trao đổi và trình bày theo nhĩm đơi 
-Lắng nghe và nêu ý kiến.
-Thi tiếp sức.
-Thi cá nhân.
-Nhắc lại kiến thức.
-Lắng nghe và thực hiện.
 BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Thủ công 
 Cắt dán hình vuông (Tiết 2).
I.Mục tiêu:
*Giúp học sinh: 
-Thực hành cắt dán hình vuông theo 2 cách như quy trình
II. Đồ dùng:
-Thước, bút chì, giấy màu, kéo, hồ dán, vở thủ công.
III.Hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Bài cũ
T nhận xét-ghi điểm
II.Bài mới
1.Giới thiệu bài:
2.HS thực hành: 
Gắn quy trình lên bảng và nhắc lại
Quan sát, giúp đỡ HS yếu hoàn thành sản phẩm.
Lưu ý cho HS : Trước khi dán phải ướm sản phẩm vào vở sau đó bôi hồ dán cho cân đối.
3.Đánh giá sản phẩm:
 Trưng bày toàn bộ sản phẩm của HS lên bảng và hướng dẫn đánh giá nhận xét về :
+Kỉ thuật kẻ cắt (đường cắt đã thẳng chưa).
+Dán đã cân đối chưa?
III.Nhận xét dặn dò
Nhận xét về tinh thần và thái độ học tập và khả năng thực hành của HS.
Chuẩn bị bút chì, kéo, thước, giấy màu để học cắt dán hình tam giác.
2 HS thực hiện
 Nêu lại quy trình cắt dán hình vuông theo 2 cách.
 Thực hành theo quy trình.
 Quan sát đánh giá sản phẩm theo yêu cầu.
 Chọn sản phẩm đẹp để trưng bày vào góc sản phẩm của lớp.
Tiết 2: Toán 
Luyện tập
I.Mục tiêu:
*Củng cố lại : 
-Bước đầu nhận biết số lượng, đọc viết các số từ 50 đến 69.
- Biết đếm và nhận ra thứ tự của các số từ 50 đến 69.
-Đọc, viết, thứ tự các số có hai chữ số từ 70 đến 99.
II. Đồ dùng:
-Vở BT toán T2.
III.Hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 I. Bài cũ
T Nhận xét-ghi điểm
II. Bài mới
1.Hướng dẫn làm bài tập ở VBT:
 Bài 1
Hướng dẫn HS đọc rồi viết số 
Nhận xét
Bài 2
Hướng dẫn HS viết số theo tứ tự từ bé đến lớn.
Nhận xét
Bài 3
Củng cố cấu tạo số
Kiểm tra, nhận xét
Bài 4
Giúp HS yếu làm bài.
Kiểm tra nhận xét.
2.Củng cố dặn dò
Ôn bài cũ chuẩn bị bài mới.
2 HS thực hiện 
Nêu yêu cầu
Làm bài, chữa bài 
Nêu yêu cầu.
Làm bài và tự chữa bài (đọc số theo thứ tự đã viết)
Nêu yêu cầu
Tự làm bài, làm xong chữa bài (Nêu cấu tạo số).
Nêu yêu cầu
Làm bài, làm xong chữa bài (Bằng cách trả lời đúng sai).
Tiết 3: Tự nhiên & xã hội 
 Con mèo
I.Mục tiêu:
*Giúp HS biết:
- Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con mèo.
- Nêu được một số đặc điểm của con mèo. Nói được ích lợi của việc nuôi mèo.
- Có ý thức chăm sóc mèo.
II. Đồ dùng:
- Các hình trong bài.
III.Hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I.Bài cũ: 
- Nêu ích lợi của việc nuôi gà ?
Nhận xét.
II.Bài mới: 
1.Giới thiệu bài
2.Các hoạt động::
Hoạt động 1: Quan sát con mèo (13')
 Thảo luận nhóm 4
Quan sát con mèo chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con mèo
Mô tả màu lông của con mèo ? Khi vuốt ve bộ lông mèo em cảm thấy như thế nào ?
Con mèo di chuyển như thế nào ?
*Kết luận: SHD 
Hoạt động 2 : Thảo luận theo câu hỏi(10')
*Nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
+ Người ta nuôi mmèo để làm gì?
+ Một số đặc điểm giúp mèo săn mồi? 
+ Tại sao em không nên trêu chọc mèo?
+ Em cho mèo ăn gì ? chăm sóc nó như thế nào ?
* Kết luận : SHD
Hoạt động 3 : Chơi trò chơi " Mèo đuổi chuột "(8').
Nêu nội dung và yêu cầu trò chơi.
III. Nhận xét dặn dò: 
Nhận xét giờ học.
Chuẩn bị học bài con gà. 
-2 HS trả lời.
Quan sát ảnh chụp con mèo ở SGK chỉ từng bộ phận và nói cho nhau nghe.
Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp 
Từng cặp quan sát tranh, thay nhau hỏi và trả lời.
Lần lượt trả lời,bổ sung.
Tổ chức chơi theo yêu cầu.
Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2012
BUỔI SÁNG
Tiết 1:Tập viết 
 TÔ CHỮ HOA : E, Ê, G
 I.Mục tiêu:
-H. Biết tô các chữ hoa : E, Ê, G. 
-Biết viết đúng các vần, từ : ăm, ăp, ươn, ương, chăm học, khắp vườn, vườn hoa, ngát hương. Chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, dãn đúng khoảng cách.
II. Đồ dùng:
-Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập viết (Các chữ hoa đặt trong khung chữ)
III.Hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I.Bài cũ: 
Chấm bài viết ở nhà của HS (3 em) và nhận xét
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2.Hướng dẫn tô chữ hoa : 
 Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
 Nhận xét về số lượng nét và kiểu nét
 Vừa tô chữ trong khung chữ vừa hướng dẫn quy trình.
 Nhận xét , sữa sai.
3.Hướng dẫn viết vần, từ ứng dụng: 
Quan sát, nhận xét, sữa sai.
4.Hướng dẫn tập tô, tập viết:
Quan sát, hướng dẫn giúp đỡ HS yếu.
Hướng dẫn HS chữa lỗi.
Chấm, chữa bài cho HS (1/3 lớp) số còn lại mang về nhà chấm.
III.Củng cố dặn dò: 
Khen ngợi những HS viết đẹp.
Nhận xét giờ học
Tiếp tục luyện viết phần B ở nhà.
Quan sát chữ E, Ê, G hoa trên bảng phụ và trong vở TV rồi nêu nhận xét.
Tập viết vào bảng con: E, G hoa
Đọc vần và từ ứng dụng trên bảng phụ và trong vở TV
Tập viết vào bảng con một số từ
Tập tô, tập viết vào vở theo mẫu.
Bình chọn người viết đúng, viết đẹp trong tiết học.
Tiết 2: Toán 
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu
*Giúp học sinh: 
-Củng cố về đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số, tìm số liền sau của số có hai chữ số.
-Bước đầu biết phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị. 
II .Hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 I.Bài cũ:
Điền dấu ( >, <, = ) vào chỗ chấm :
73 ... 63 ; 98 ...91
 Nhận xét, ghi điểm
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Hướng dẩn HS làm bài tập:
Bài 1: 
Hướng dẫn HS yếu làm bài.
Tổ chức HS chữa bài phối hợp giữa đọc và viết số
Bài 2:
Hướng dẫn HS nhắc lại cách tìm số liền sau của một  ... ữa bài .
Cả lớp đọc lại bảng các số từ 1 đến 100.
Thứ năm ngày 15 tháng 3 năm 2012
Tiết 1 + 2: Tập đọc
Mưu chú Sẻ
I. Mục tiêu
 1- HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu: ph, r, gi vần: oang, uôt. Các từ ngữ: chộp, hoảng lắm, sạch sẽ, tức giận.... 
 - Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phảy.
 2. Ôn các vần uôn, uông, tìm được tiếng và nói được câu có vần uôn hoặc uông.
 3. Hiểu được các từ ngữ trong bài : chộp, lễ phộp.
 - Hiểu sự thông minh, nhanh trí của Sẻ đó khiến cho Sẻ tự cứu được mình thoát nạn. 
GDKNS: - Xác định giá trị bản thân, tự tin, kiên định.
- Ra quyết định, giải quyết vấn đề.
- Phản hồi, lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùngdạy học
 GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, 
 HS : SGK, đọc bài.
III. Hoạt động dạy - học 
 1. Kiểm tra 
 - Đọc thuộc lũng bài Ai dậy sớm.
 - Khi dậy sớm, điều gì chờ đón em ở ngoài vườn? 
 2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Nội dung bài
 GV
 HS
* HĐ1: Luyện đọc
- Đọc mẫu toàn bài.
- theo dừi.
- Bài văn gồm có mấy câu ? GV đánh số các câu.
- cú 6 câu 
- Yêu cầu HS tìm tiếng, từ trong bài có chứa âm : ph, r, gi vần: oang, uôt
- Luyện đọc tiếng: 
- Gạch chân tiếng HS đọc và nêu cấu tạo tiếng
- GV gạch chân từ khó yêu cầu HS đọc.
 ph: phép
 r: rửa
gi: giận
oang: hoảng 
uôt: vuốt
* hoảng lắm, nén sợ, lễ phép, vuốt râu, xoa mép. tức giận.
- Luyện đọc câu: Cho HS luyện đọc từng câu, chú ý cách ngắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng 
- HS đọc nối tiếp câu.
- Bài văn gồm mấy đoạn ?
- Luyện đọc đoạn 
- Luyện đọc cả bài.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn
- Bài chia làm 3 đoạn
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- 1 HS đọc cả bài.
- Lớp đồng
* Giải lao 5/
- Gọi HS đọc câu bất kì trong bài
- Tổ chức thi đọc theo đoạn
- Đọc cả bài
- HS đọc câu bất kỳ
- HS đọc đoạn bất kì
- HS thi đọc theo đoạn 
- HS thi đọc cả bài.
- Cho HS đọc đồng thanh một lần.
- Lớp đồng thanh.
* Hướng dẫn luyện tập
- HS đọc yêu cầu của các bài tập 1.
1/ Tìm tiếng trong bài có vần uôn.
- HS viết vào bảng con
+ muộn
- HS đọc, nêu cấu tạo tiếng 
- HS đọc yêu cầu của các bài tập 2.
2/Tìm tiền ngoài bài 
 - có vần uôn
 - có vần uông.
Quan sát tranh 
Đọc mẫu : chuồn chuồn, buồng chuối
- Nói câu chứa tiếng có vần uôn, uông. 
- Cho HS quan sát tranh SGK 
- Đọc câu mẫu. 
- Yêu cầu HS nói câu
- Nhận xét, bổ sung
- uôn: Bé đưa cho mẹ cuộn len.
- uông : Bộ lắc chuông.
* HS nói theo cặp, nói câu trước lớp 
Tiết 2
* HĐ1: Kiểm tra bài cũ 
- Hôm nay ta học bài gì ? 
* Luyện đọc và tìm hiểu bài.
 a, Luyện đọc
b, Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc đoạn 1 và 2
- Khi Sẻ bị Mèo chộp được, Sẻ đã nói gì với Mèo 
- Yêu cầu HS khoanh vào chữ cái trước ý đúng trờn bảng con
- Gọi HS nhắc lại ý đúng
- Gọi HS đọc đoạn còn lại
- Sẻ làm gì khi Mèo đặt nó xuống đất?
- Thái độ của Mèo như thế nào?
- Bài văn cho ta thấy điều gì ở Sẻ ?
* Hướng dẫn đọc diễn cảm
- GV đọc mẫu toàn bài
 GV hướng dẫn đọc theo nhóm.
- Hướng dẫn đọc phân vai
- HS thi đọc diễn cảm trước lớpvà tra lời câu hỏi.
 - Nhận xét cho điểm.
 * Qua bài học em thích nhân vật nào? Vì sao? 
- HS nối tiếp đọc câu
- HS đọc đoạn
- HS đọc cả bài .
- Lớp đọc đồng thanh
Chọn ý đúng :
 a. Hãy thả tôi ra!
b
 Sao anh không rửa mặt ?
 c. Đừng ăn thịt tôi.
- Thế là Sẻ vụt bay đi.
- Mèo rất tức giận nhưng đã muộn mất rồi.
thông minh
- Bài văn cho ta thấy chú sẻ nhờ thông minh đó thoát nạn.
- HS đọc theo nhóm 3.
- Tổ chức thi đọc đoạn 3
- HS đọc phân va.
- HS thi đọc cả bài.
 3. Củng cố dặn dò 
 - Hôm nay ta học bài nào ? Bài văn đó nói về điều gì ?
 - Nhận xét giờ học.
Tiết 3: Tiếng Việt 
 Luyện đọc
I.Mục tiêu:
-Giúp HS đọc đúng, đọc thành thạo, diễn cảm bài văn : Mưu chú Sẻ.
-Đọc hiểu để làm các bài tập ở VBT.	
II. Đồ dùng:
-Vở BTTV tập 2
III.Hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Bài cũ
T nhận xét-ghi điểm
II. Bài mới
1.Luyện đọc: 
Đọc mẫu (chậm rãi, diễn cảm) bài văn : " Mưu chú Sẻ.
Hướng dẫn cách đọc.
a.Luyện đọc đúng:
Chú ý sữa sai cho HS yếu.
b.Luyện đọc diễn cảm:
Quan sát, giúp đỡ.
Gọi HS đọc bài 
Giúp HS đọc hay bằng cách chỉnh sữa.
Tổ chức thi đọc đúng đọc hay.
Khen HS đọc tốt.
2.Làm bài tập
Hướng dẫn cách làm các bài tập ở VBT T2.
Quan sát giúp đỡ HS yếu.
Chấm, chữa bài, nhận xét
3.Củng cố, dặn dò
Ôn bài cũ, chuẩn bị bài mới
2 HS thực hiện
Mở SGK đọc thầm theo.
Luyện đọc theo câu, đoạn, bài (cá nhân)
Luyện đọc theo nhóm 2
Tự nhận xét lẫn nhau.
Đọc toàn bài (cá nhân)
Nhận xét bạn đọc. 
Đại diện các nhóm thi đọc.
Bình chọn bạn đọc đúng, đọc hay tuyên dương.
Làm bài tập ở VBT : Bài " Mưu chú Sẻ. " phần tập đọc 
Cả lớp đọc lại bài SGK (2 lượt)
Tiết 4:Toán
Luyện tập
I.Mục tiêu:
*Giúp học sinh củng cố lại : 
- Viết số có hai chữ số, tìm số liền trước, số liền sau của một số, so sánh các số, thứ tự các số.
- Giải toán có lời văn.
II.Hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I.Bài cũ
Tìm số liền sau của các số sau:
76, 89, 99, 54.
Nhận xét, ghi điểm
II.Bài mới
1.Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 
Hướng dẫn HS yếu làm bài.
Cho HS viết lại các số vừa viết được.
Bài 2:
Gọi HS nêu lại cách tìm số liền trước của một số và hướng dẫn HS điền kết quả vào chổ chấm.
 Nhận xét
Bài 3: 
 Gọi HS chữa bài trên bảng. 
Bài 4:
Hướng dẫn HS dùng bút thước nối các điểm để được 2 hình vuông.
Kiểm tra nhận xét
III.Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học.
Xem lại bài tập ở VBT
2 HS lên bảng làm bài.
Nêu yêu cầu
Làm bài, chữa bài 
Nêu yêu cầu
Nêu lại cách tìm số liền trước của một số. Sau đó làm bài và chữa bài.
 Nêu yêu cầu
Làm bài, chữa bài.
 Nêu yêu cầu
Làm bài vào vở
Thứ sáu ngày 16 tháng 3 năm 2012
Tiết 1: Chính tả 
 Câu đố
 I.Mục tiêu:
-Chép lại chính xác, không mắc lỗi, trình bày đúng câu đố về con ong.
-Làm đúng các bài tập chính tả.
II. Đồ dùng:
-Bảng phụ viết sẵn nội dung bài chính tả, bài tập chính tả.
III.Hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I.Bài cũ: 
Kiểm tra bài viết lại ở nhà của HS yếu
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2.Hướng dẫn tập chép : 
 Nhận xét, sữa sai.
 Quan sát, giúp đỡ HS viết chậm.
 Đọc thong thả chỉ vào từng chữ để HS soát, dừng lại chữ khó đánh vần. Sau mỗi câu hỏi xem có HS nào viết sai không?
 Hướng dẫn gạch chân chữ sai sữa bên lề vở.
 Chữa lỗi trên bảng những lỗi phổ biến.
 Thu chấm tại lớp một số vở, số còn lại về nhà chấm.
3.Hướng dẫn làm bài tập chính tả: 
Hướng dẫn gợi ý cách làm.
Nhận xét.
III.Củng cố dặn dò: 
Khen ngợi những HS chép bài đúng, đẹp.
Về nhà chép lại bài , làm lại bài tập chưa đúng.
3HS nhìn bảng đọc câu đố.
Cả lớp giải đố.
Cả lớp đọc thầm lại câu đố. Tự viết từ khó ra bảng con.
Chép bài vào vở
Cầm bút chì chữa bài.
Chữa lỗi theo yêu cầu.
Tự ghi số lỗi ra lề vở.
Đổi vở sữa lỗi cho nhau.
Đọc yêu cầu bài tập
Làm bài vào vở sau đó chữa bài trên bảng.
Đọc lại toàn bộ bài tập đã hoàn thành.
Bình chọn người chép đúng, đẹp trong tiết học.
Tiết 2: Toán 
 Luyện tập chung.
I.Mục tiêu:
*Giúp học sinh: 
-Củng cố về đọc viết, so sánh các số có hai chữ số và giải bài toán có lời văn.
II.Hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I.Bài cũ
* Tìm số liền trước của các số sau:
76, 89, 32, 94,61, 100.
Nhận xét, ghi điểm
II.Bài mới
1.Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1 : 
Giúp đỡ HS yếu làm bài
Nhận xét.
Bài 2 :
Quan sát giúp đỡ HS yếu.
Chữa bài có thể cho HS đọc nhiều số khác nhau.
Bài 3 :
Gợi ý lại cách so sánh các số có hai chữ số.
Quan sát giúp đỡ HS
Gọi HS nhắc lại cách so sánh 
Bài 4 :
Ghi tóm tắt lên bảng 
Tóm tắt :
Có : 10 cây cam.
Có : 8 cây chanh.
Tất cả có : ...cây ?
Giúp đỡ HS yếu giải toán.
Gọi HS lên bảng chữa bài.
Kiểm tra nhận xét.
III.Củng cố dặn dò
Xem lại bài tập ở VBT
2 HS làm bài tập
Nêu yêu cầu.
Làm bài, chữa bài.
Nêu yêu cầu.
 Làm bài, chữa bài.
Nêu yêu cầu.
Thực hiện theo hướng dẫn 
Làm bài, chữa bài.
Nêu yêu cầu
Đọc bài toán. Nêu tóm tắt
 Tự giải bài toán vào vở
Lên bảng chữa bài.
Tiết 3 Kể chuyện 
 Trí khôn.
I.Mục tiêu:
*Giúp HS: 
-Nghe kể, nhớ và kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. Sau đó kể được toàn bộ câu chuyện.
-Bước đầu biết đổi giọng để phân biệt lời của Bác nông dân, của Hổ và Trâu, lời của người dẫn chuyện.
-Hiểu ý nghĩa câu chuyện.
GDKNS:- Xác định giá trị bản thân, tự trọng, tự tin.
- Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn, xác định giải pháp, phân tích điểm mạnh, yếu.
- Suy nghĩ sáng tạo.
- Phản hồi, lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng:
-Tranh minh hoạ.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I.Bài cũ : 
4 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện 
" Rùa và Thỏ "
Nhận xét ghi điểm. 
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. GV kể chuyện:
+Kể lần 1: Để HS biết câu chuyện (Diễn cảm, thay đổi giọng theo nhân vật)
+Kể lần 2, 3 kết hợp chỉ tranh minh hoạ giúp HS nhớ câu chuyện.
3. Hướng dẫn kể từng đoạn theo tranh:
Hướng dẫn HS xem tranh và tự đọc câu hỏi dưới tranh, sau đó trả lời câu hỏi (Thứ tự từ tranh 1 đến tranh 4. Xong tranh này mới chuyển sang tranh khác)
4.Hướng dẫn kể phân vai :
Phân một nhóm 4 em và phân vai cho từng em.
Nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay nhất.
5. Giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện :
+Vì sao con người lại chiến thắng Hổ?
+Câu chuyện này khuyên em điều gì?
Bổ sung, nhận xét.
*Nêu ý nghĩa câu chuyện (SHD)
III.Củng cố dặn dò:
Nhận xét giờ học.
Về nhà tập kể lại câu chuyện.
4 HS lên bảng kể chuyện.
Cả lớp lắng nghe.
Quan sát tranh và nhẩm theo câu chuyện.
Quan sát từng tranh, đọc câu hỏi dưới tranh và trả lời câu hỏi.(nhóm 4)
Đại diện nhóm thi kể (Từng tranh)
Lắng nghe nhận xét.
Thảo luận và tập kể theo nhóm
Các nhóm thi kể.
Nhận xét, bình chọn nhóm kể hay nhất để tuyên dương.
Lần lượt trả lời câu hỏi.
Nhận xét, bổ sung.
Nhắc lại ý nghĩa câu chuyện (cá nhân, cả lớp) 
Tiết 4 GDTT: Sinh hoạt lớp
I. Đánh giá lại các hoạt động trong tuần:
1.Chuyên cần: Đi học đầy đủ, đúng giờ. 
2.Nề nếp : Nghiêm túc chấp hành tốt các nề nếp của lớp học
3,Học tập : Có ý thức học tập tốt, hăng say phát biểu xây dựng bài : Thương. Một số HS hay quên vở, đồ dùng học tập 
4.Vệ sinh : Các tổ luân phiên nhau làm vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ.
5.Hoạt động khác : Tham gia đầy đủ 
II.Sinh hoạt đội sao:
Tập bài hát : Tiếng chào theo em. 
 T: Hát cho cả lớp nghe. Sau đó tập cho cả lớp hát thuộc bài hát.
 III.Kế hoạch tuần 28:
Đi học đầy đủ, đúng giờ.
Làm vệ sinh sạch sẽ.
Tham gia đầy đủ các hoạt động.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27 CKTKN.doc