Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 29

Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 29

A.Mục tiêu

Giúp HS : Ôn tập biểu tượng về phân số;tính chất bằng nhau của phân số ;so sánh phân số.

C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu

 

doc 25 trang Người đăng huong21 Lượt xem 767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 5 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 22/3/2010
Tiết 1: CHÀO CỜ
Tiết 2: TOÁN
ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ 
(tiếp theo)
A.Mục tiêu 
Giúp HS : Ôn tập biểu tượng về phân số;tính chất bằng nhau của phân số ;so sánh phân số.
C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
HĐ dạy
TL
HĐ học
1. KTBC:
- Cho HS chữa bài tập 2,3 trong VBT
- NX và chữa bài
2. Luyện tập
* Bài 1:
-Yêu cầu HS đọc đề bài tự làm bài vào vở.
-Gọi HS còn yếu đọc kết quả.
-GV nhận xét chữa bài.
* Bài 2:
-Yêu cầu HS đọc đề bài, tóm tát và giải.
-Gọi HS trung bình trả lời miệng ,nếu không làm được GV gợi ý.
-Hãy viết phân số biểu thị số bi từng màu so với toàn bộ số bi ?
-Xét xem trong các phân số viết được có phân số nào băng ?
* Bài 3:
-Yêu cầu HS đọc đề bài ,tự làm bài vào vở.
-Gọi HS đọc kết quả.
-Gọi HS khác nhận xét bổ xung.
-GV nhận xét chữa bài.
- Hỏi: Nêu tính chất bằng nhau của phân số
* Bài 4:
-Yêu cầu HS đọc đề bài ,tự làm bài vào vở.
-Gọi ý:Nhận xét các cặp phân số đã cho xem có thể sử dụng quy tắc so sánh nào ?
- Hỏi: Hãy thảo luận cách so sánh và nêu kết quả ,giải thích cách làm ?
-Gọi HS trình bầy kết quả.
-Gọi 1 HS khác nhận xét.
-GV xác nhận.
* Bài 5:
-Yêu cầu HS đọc đề bài và thảo luận.
- Hỏi: Bài yêu cầu gì ?
- Hỏi: Muốn sắp xếp đúng trước hết ta phải làm gì?
-Yêu cầu tự làm vào vở. 
-Gọi 1 Hs khá lên bảng trình bầy.
-GV hỏi: Đối với (b) có mấy cách làm?Cách nào thuận tiện hơn?
3, Củng cố dặn dò
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục ôn tâp cách đọc ,viết phân số,ôn tính chất bằng nhau của phân số và cách so sánh phân số ;rút gọn và quy đồng mẫu các phân số .
3’
37’
6’
7’
8’
8’
8’
- Chữa bài tập
-HS tự làm ,khoanh vào câu D.
- HS đọc và tóm tắt đề.
- Khoanh được vào câu B là kết quả đúng.
-HS tự làm , nêu kết quả:
-HS nhận xét ,chữa bài.
-Nêu cùng nhân (hoặc chia )cả tử số và mẫu số của một phân số với một số tự nhiên ta được một phân số bằng phân số đã cho
- HS nhận xét :
a)Hai phân số và khác mẫu.
b) và cùng tử số.
-HS Nêu kết quả,giải tích cách làm.
-HS đọc thảo luận.
-Sắp xếp các phân số theo thứ tự.
a) Bé đến lớn .
b) Lớn đến bé.
-Cần so sánh 3 phân số đã cho.
- Lớp làm bài và nhận xét bài làm trên bảng
Tiết 3: TẬP ĐỌC
ĐẤT NƯỚC
I. Mục đích, yêu cầu
1- Đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ với giòn trầm lắng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về đất nước.
2. Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Thể hiện niều vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dụng dạy – học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 2 HS: Đọc bài cũ và trả lời câu hỏi:
H: Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lays đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam.
H: Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
- GV nhận xét + cho điểm. 
3’
- 2 HS lần lượt đọc bài Tranh làng Hồ và trả lời câu hỏi.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài mới 
Nguyễn Đình Thi là nhà thơ nổi tiếng của nước ta. Đất nước là một trong những bài thơ nổi tiếng của ông. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ học năm khổ thơ đầu của bài thơ. Năm khổ thơ đầu của bài nói về điều gì? Để biết được điều đó, chúng ta cùng đi vào đọc, hiểu bài thơ.
35’
1’
- HS lắng nghe.
2.Luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyệnd đọc
HĐ1: Cho HS đọc bài thơ
- GV đưa tranh minh hoạ lên và giới thiệu về tranh.
HĐ2: Cho HS đọc khổ nối tiếp
- Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: chớm lạnh, hơi may, ngoảnh lại, rừng tre, phấp phới...
HĐ3: Cho HS đọc trong nhóm
Cho HS đọc cả bài
HĐ4: GV đọc diễn cảm toàn bài một lượt
• Khổ 1,2: đọc giọng tha thiết, bâng khuâng.
• Khổ 3, 4 đọc nhanh hơn khổ 1,2, giọng vui, khẻo khoắn, tràn đầy tự hào.
• Khổ 5: giọng chậm rãi, trầm lắng, chứa chan tình cảm, sự thành kính.
33’
12’
- Một HS khá, giỏi đọc bài thơ.
- HS quan sát tranh + nghe thầy (cô) giới thiệu về tranh.
- HS nối tiếp bài. Mỗi HS đọc một khổ (2 lần).
- HS đọc nhóm. Mỗi HS đọc một khổ (2 lần).
- 1-2 HS đọc cả bài.
- 1 HS đọc chú giải.
- 2 HS gải nghĩa từ.
b. Tìm hiểu bài
• Khổ 1+2
H: Những ngày thu đã xa được tả trong 2 khổ thơ đầu đẹp mà buồn. Em hãy tìm những từ ngữ nói lên điều đó?
- GV: Đây là hai khổ thơ viết về mùa thu Hà Nội năm xưa – năm những người con của Thu đô Hà Nội lên đường đi kháng chiến.
14’
- Những ngày thu đã xa rất đẹp: sáng mát trong gió thổi mùa thu hương cốm mới.
- Những ngày thu đã rất buồn: sáng chớm lạnh, những phố dài xao xác hơi may, thềm nắng lá rơi đầy, người ra đi đầu không ngoảnh lại.
• Khổ 3
H: Cảnh đất nước trong mùa thu mới được tả trong khổ thơ thứ ba đẹp như thế nào?
• Khổ 4+5
H: Lòng tự hào vế đất nước tự do vè truyên thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong hai khổ thơ cuối?
- Đất nước trong mùa thu rất đẹp: rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới, trời thu trong biếc.
- Đất nước rất vui: rừng tre phấp phới, trong biếc nói cười thiết tha.
- Thể hiện qua những từ ngữ được lặp lại: trời xanh đây, núi rừng đây, của chúng ta, của chúng ta....
- Các từ ngữ được lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh niềm tự hào, hạnh phúc về đất nước giời đây đã tự do, đã thuộc về chúng ta....
- Những hình ảnh thể hiện lòng tự hào về 
c. Đọc diễn cảm + học thuộc lòng 
- Cho HS đọc diễn cảm cả bài thơ.
- GV đưa bảng phụ đã chép sẵn 2 khổ 3;4 lên bảng và hướng dẫn HS đọc.
- Cho HS đọc thuộc lòng.
- Cho HS thi đọc thuộc lòng.
- GV nhận xét + khen những HS học thuộc, đọc hay.
7’
- 3 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm bài thơ.
- HS đọc 2 khổ thơ theo sự hướng dẫn của GV.
- HS nhẩm thuộc lòng từng khổ, cả bài.
- Một số HS thi đọc.
- Lớp nhận xét.
c. Củng cố, dặn dò
H: Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ.
- GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
1’
- Bài thơ thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu thiết tha của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.
Tiết 4: ĐẠO ĐỨC
EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC
I. Mục tiêu 
HS có thể :
- Hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
- Thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở VN
II. Tài liệu và phương tiện
- Tranh ảnh , băng hình, bài báo về hoạt động của liên hợp quốc và các cơ quan liên hợpk quốc ở địa phương và VN
- Thông tin tham khảo ở phần phụ lục
- Mi c rô không dây để chơi trò chơi phóng viên
III. Các hoạt động dạy học 
Tiết 2
HĐ dạy
TL
HĐ học
* Hoạt động 1: Chơi trò chơi phóng viên ( BT 2) 
+ Mục tiêu : HS biết tên một vài cơ quan của LHQ ở VN. Biết một vài hoạt động của các cơ quan LHQ ở VN và ở địa phương em
+ cách tiến hành
- GV phân công một số HS thay nhau đóng vai phóng viên và tiến hành phỏng vấn các bạn trong lớp về vấn đề có liên quan đến tổ chức LHQ
- GV nhận xét , khen những em trả lời đúng , hay.
* Hoạt động 2: Triển lãm nhỏ 
+ Mục tiêu: Củng cố bài
+ cách tiến hành 
- Gv HD các nhóm HS trưng bày tranh ảnh bài báo nói về liên hợp quốc đã sưu tầm được xung quanh lớp học .
- Cả lớp cùng đi xem , nghe giới thiệu và trao đổi 
- Gv khen các nhóm HS đã sưu tầm được nhiều tư liệu hay và nhắc nhở HS thực hiện nội dung bài học .
* Củng cố dặn dò
- Nhấn mạnh vai trò của Liên Hợp Quốc đối với VN
- Nhận xét tiết học 
20’
13’
2’
- HS đóng vai phóng viên, HS tham gia trò chơi
VD: LHQ được thành lập khi nào?
Trụ sở LHQ đóng ở đâu?
VN đã trở thành thành viên của LHQ từ khi nào?
Bạn hãy kể tên một cơ quan của LHQ ở VN mà em biết 
...
- HS trưng bày tranh ảnh bài báo nói về liên hợp quốc đã sưu tầm được xung quanh lớp học .
Tiết 5: Thể dục
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN 
TRÒ CHƠI NHẢY ĐÚNG NHẢY NHANH
I. Mục tiêu.
- Ôn tâng cầu bằng đùi, má trong bàn chân , chuyền cầu bằng mu bàn chân, phát cầu bằng mu bàn chân .yêu cầu thực hiện cơ bản đúng và nâng cao thành tích
- Chơi trò chơi nhaỷ đúng nhảy nhanh , Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động
II. Địa điểm –Phương tiện .
- Sân thể dục 
- Thầy: giáo án , sách giáo khoa , đồng hồ thể thao, còi .
- Trò : sân bãi , trang phục gọn gàng theo quy định , chuẩn bị quả cầu đá..
 III . Nội dung – Phương pháp thể hiện .
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
Mở đầu
6 phút
1. nhận lớp
*
2. phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học
2phút
********
********
3. khởi động:
3 phút
đội hình nhận lớp
- học sinh chạy nhẹ nhàng từ hàng dọc thành vòng tròn , thực hiện các động tác xoay khớp cổ tay , cổ chân , hông , vai , gối , 
2x8 nhịp
đội hình khởi động
cả lớp khởi động dưới sự điều khiển của cán sự
Phần Cơ bản
1. Môn tự chọn( đá cầu) 
+ Tâng cầu bằng đùi: 
+ Tâng cầu bằng má trong bàn chân :
+ Phát cầu bằng mu bàn chân 
18-20 phút
GV hướng dẫn động tác HS quan sát và thực hiện 
*
**********
**********
HS luyện tập theo nhóm GV quan sát sửa sai cho H
Tổ chức thi tâng cầu ( theo nhóm hoặc theo tổ)
2. Chơi trò chơi nhaỷ đúng nhảy nhanh 
3. Củng cố:
- đá cầu 
10 phút
GV hướng dẫn điều khiển trò chơi yêu cầu các em chơi nhiệt tình, vui vẻ, đoàn kết
các tổ thi đua với nhau GV quan sát biểu dương đội làm tốt động tác
GV và h/s hệ thống lại kiến thức
III. kết thúc.
- Tập chung lớp thả lỏng.
- Nhận xét đánh giá buổi tập
- Hướng dẫn học sinh tập luyện ở nhà.
5-7 phút
*
*********
*********
Thứ ba ngày 23/3/2010
Tiết 1: TOÁN
ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN
A.Mục tiêu 
 Giúp HS:
- Ôn tập khái niệm số thâph phân ( cách đọc, viết số thập phân).
- Ôn tập tính chất bằng nhau của số thập phân, so sánh số thập phân
- Ôn tập mối quan hệ giữa số thập phân và phân số
B. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
HĐ dạy
TL
HĐ học
1. KTBC
- Cho hs chữa bài tập 3,4 trong VBT
- NX và ghi điểm
2. Luyện tập 
* Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài. Tự đọc nhẩm các số đã cho và nêu giá trị mỗi chữ số trong cách viết.
- Gọi 1 HS còn yếu đọc to cho cả lớp nghe. Nêu giá trị của mỗi chữ số trong một số.
- Gọi 1 HS trong lớp nhận xét cách đọc.
- GV xác nhận cách đọc đúng và chữa bài
- Hỏi: Hãy nêu cách đọc số thập phân?
- Hỏi: Hãy nêu cách viết số thập phân?
* Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề, thảo luận cách viết.
- Gọi 1 HS lên bảng viết, ở dưới tự làm bài vào vở
- Gọi 1 HS trong lớp nhận xét cách viết của bạn.
- Cả lớp đổi vở kiểm tra chéo.
- GV xác nhận các kết quả và chữa bài.
- Hỏi: Hãy nêu mối quan hệ giưã các hàng trong cách ghi số thập phân.
* Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài, tìm hiểu yêu cầu và tự làm.
- Hỏi: Hãy phát b ... đắp , phía đông có dãy trường sơn Ô-xtrây li-a độ cao trên dưới 1000m
Hầu hết các đảo có địa hình thấp, bằng phẳng , đảo ta- xma -ni-a quần đảo Niu di-len, đảop Niu ghi nê có một số dãy núi lớn cao nguyên đồ sộ cao trên dưới 1000m 
khí hậu
khô hạn phần lớn diện tích là hoang mạc
khí hâụ nóng ẩm 
Thực vật và động vật
chủ yếu là Xa-van phía đông lục địa ở sường đông dãy trường sơn Ô-xtrây li a có một số cánh rừng rậm nhiệt đới
Thực vật : bạch đàn và cây keo mọc ở nhiều nơi
Động vật: có nhiều loài thú có túi như căng-gu-ru, gấu cô-a-la. 
 R ừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ 
* Hoạt động 3: Người dân và hoạt động kinh tế của Châu Đại Dương
? Đựa vào bảng số liệu diện tích và dân số các châu lục trang 103 hãy: 
+ nêu số dân của châu đại dương?
+ So sánh số dân của châu đại dương với các châu lục khác?
+ nêu thành phần dân cư của châu đại dương? Họ sống ở những đâu?
? Nêu những nét chung về nền kinh tế của Ô-xtrây -li -a?
KL: Lục địa Ô-xtrây li a có khí hậu khô hạn, thực vật và động vật độc đáo, Ô-xtrây li-a là một nước có nền kinh tế phát triển nhất ở châu lục này.
* Hoạt động 4: Châu Nam Cực
- Yêu cầu HS quan sát hình 5 và cho biết vị trí của châu nam cực?
? hãy tìm hiểu về tự nhiên của châu nam cực?
? Vì sao châu nam cực lại lạnh nhất thế giới ? 
? Vì sao con người không sinh sống ở châu nam cực ?
KL: Châu nam cực là châu lục lạnh nhất thế giới và là châu lục duy nhất không có dân cư sinh sống thường xuyên , chỉ có các nhà khoa học họ sống ở đây để nghiên cớu
 3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- dặn HS chuẩn bị bài sau
7’
8’
- dân số châu đại dương là 33 triệu dân
- Châu đại dương là châu lục có số dân ít nhất trong các châu lục của thế giới 
- TP dân cư của châu đại dương có thể kể đến hai thành phần chính: 
+ dân bản địa có nước da sẫm màu tóc xoăn, mắt đen sống chủ yếu ở các đảo
+ người gốc anh di cư sang có da trắng sống chủ yếu ở lục địa Ô-xtrây li a
- Nước Ô-xtrây li a là nước có nền kinh tế phát triển , nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu , len, thịt bò, sữa. các ngành công nghiệp năng lượng , khai khoáng , luyện kim chế tạo máy móc, chế biến thực phẩm phát triển mạnh.
- HS quan sát và nêu: nằm ở vùng địa cực nam; 
- khí hậu lạnh nhất thế giới quanh năm dưới 0oc động vật tiêu biểu là chim cánh cụt, dân cư không có dân sinh sống.
- vì châu nam cực nằm ở vùng cực địa nhận được rất ít năng lượng của mặt trời nên khí hậu rất lạnh
- Vì khí hậu ở đây quá khắc nghiệt
Tiết 3: TOÁN
ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN 
( tiếp theo )
A.Mục tiêu 
 Giúp HS củng cố về: Cách viết số thập phân, phân số dưới dạng phân số thập phân, tỉ số phần trăm; viết các số đo dưới dạng số thập phân; so sánh các số thập phân;
B. Đồ dùng dạy học 
Bảng phụ
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
HĐ dạy
TL
HĐ học
1. KTBC
- Cho hs chữa bài tập 4;5 trong VBT
- NX và ghi điểm
2. Luyện tập
* Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài toán
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở
- Chữa bài:
+ Gọi HS lần lượt trả lời
+ HS khác theo dõi, nhận xét, 2 HS ngồi cạnh đổi vở chữa bài
+ GV nhận xét xác nhận kết quả
- Hỏi: Thế nào là phân số thập phân?
- Hỏi: Hãy nêu cách đưa các số thập phân và phân số về dạng phân số thập phân?
* Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán
- Yêu cầu HS thảo luận rồi tự làm bài vào vở
- Chữa bài:
+ Gọi 1 HS viết bảng
+ Nhận xét, xác nhận kết quả.
- Hỏi: Hãy nêu cách viết số thập phân dưới dạng tỉ số phần trăm ?
- Hỏi: Nêu cách viết tỉ số phần trăm dưới dạng số thập phân?
- Hỏi: Hãy nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số?
* Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
+ Gọi HS lần lượt chữa bài.
+ HS khác theo dõi, nhận xét, chữa bài vào vở.
+ Nhận xét và đánh giá.
- Hỏi: Nêu cách viết các số đo từ dạng phân số về dạng số thập phân.
- Lưu ý HS phải ghi kèm tên đơn vị
* Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bảng phụ
- Chữa bài:
+ Gọi HS nhận xét bài của bạn.
+ Yêu cầu HS chữa bài vào vở.
+ Nhận xét và xác nhận.
- Hỏi: Nêu cách so sánh hai số thập phân với nhau.
- GV: Để sắp xếp thứ tự các số thập phân ta cần phải so sánh ( theo quy tắc ) rồi mới sắp xếp.
* Bài 5:
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở
- GV chú ý giúp đỡ HS còn học yếu.
Gợi ý:
- Trong hai số thập phân có phần nguyên và hàng phần mười bằng nhau thì số lớn hơn (hoặc bé hơn) sẽ phải là số như thế nào?
- Hỏi: Số thập phân lớn hơn 0,1 và bé hơn 0,2 có thể chọn được số nào?
+ Gọi 1 HS đọc kết quả.
+Gọi HS khác nhận xét
+ Nhận xét và chữ bài.
- GV kết luận: Có nhiều trương hợp thảo mãn đề bài.
- Từ 0,11 ta có thể tìm ra các số khác như: 0,111; 0,2112;.Vì vậy giữa hai số 0,1 và 0,2 có vô số các số thập phân, rất khác so với số tự nhiên.
3. NX tiết học và dặn HS xem lại các bài tập đã làm
3’
37’
8’
8’
10’
7’
4’
- Chữa bài tập
- 1 HS đọc
- HS làm bài.
- Là phân số có mẫu số là 10; 100; 1000..
- 1 HS đọc.
- HS làm bài.
Bài giải:
a) 0,35 = 35%; 0,5 = 50%
8,75 = 875%
b) 45% = 0,45; 5% = 0,05
625% = 6,25
- Lấy số thập phân nhân với 100 sau đó thêm dấu % vào tích tìm được.
- Bỏ dấu % rồi lấy số đó chia nhẩm cho 100.
- Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số, ta tìm thương của hai số đó dưới dạng số thập phân. Nhân nhẩm thương tìm được với 100 và thêm kí hiệu % vào bên phải số đó.
- 1 HS đọc
- HS làm bài
a) 0,5 giờ; 0,75 giờ; 0,25 giờ
b) 3,5m; 0,3km; 0,4kg.
- HS chữa bài theo GV.
- Lấy tử số chia cho mẫu số của mphân số.
- Hoặc đưa các số đo dạng phân số về dạng phân số thập phân, rồi sử dụng khái niệm số thập phân để chuyển cách viết.
- 1 HS đọc
- HS làm bài.
Bài giải:
a) 4,203; 4,23; 4,5; 4,505
b) 69,78; 69,8; 71;2; 72,1
- HS chữa bài:
- Đầu tiên so sánh phần nguyên: Số nào có số ở phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
Nếu số ở phần nguyên bằng nhau tiếp tục so sánh phần thập phân; so sánh các cặp bắt đầu từ hàng phần mười; phần trăm. số nào có chữ số hàng tương ứng lớn hơn thì lớn hơn.
- HS làm bài
- Có hàng phần trăm lớn hơn phần nghìn lớn hơn (hoặc bé hơn)
- Có thể chọn nhiều số. Chẳng hạn:
0,1 < 0,11 < 0,2
hoặc 0,1 < 0,15 < 0,2
- HS chữa bài
- HS chú ý nghe, biết được tính chất đó của số thập phân.
Tiết 4: TẬP LÀM VĂN
TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
I. Mục đích, yêu cầu
1- Biết viết tập các lời đối thoại để hoàn chính một đoạn đối thoại trong kịch.
2- Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch
II. Đồ dùng dạy – học
- Một số tờ giấy khổ A4 để HS làm bài.
- Một số vật dụng để HS diễn màn kịch.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
 1. Giới thiệu bài
 Trong tiết Tập làm văn hôm nay, các em sẽ luyện viết các đoạn đối thoại để chuyển trích đoạn truyện Một vụ đắm tàu thành 2 màn kịch. Sau đó các em sẽ đọc hoặc để diễn thử màn kịch.
1’
- HS lắng nghe.
2. Làm BT
HĐ1: Hưỡng dẫn HS làm BT1
- Cho HS đọc yêu cầu BT1 + đọc phần 1, phần 2 của câu chuyện Một vụ đắm tàu .
- GV giao việc:
 • Các em chọn đọc phần 1 hoặc phần 2 của truyện Một vụ đắm tàu .
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2
- Cho HS đọc yêu cầu BT + đọc màn 1 + đọc màn 2.
- GV giao việc:
 • Mỗi em đọc thầm lại màn 1
 • Màn 1 và màn 2 còn một số chỗ trống, em cùng các bạn trong nhóm viết tiếp lời đối thoại để hoàn chỉnh.
- Cho HS làm bài. GV cho 1/2 lớp viết tiếp đoạn đối thoại của màn 1, còn lớp còn lại viết tiếp đoạn đối thoại màn 2.
- GV phát giáy A4 cho các nhóm.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và khen các nhóm viết đúng, viết hay.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm BT3
- Cho HS đọc yêu cầu BT1
- GV nhắc yêu cầu:
 Các em có thể chọn hình thức đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch. Nếu đọc các em cố gắng đọc đúng, hay, đúng vai của mình. Nếu diễn kịch, các em phân vai cho phù hợp, kết hợp động tác và lời thoại cho tốt.
- Cho HS đọc ( hoặc diễn kịch).
- GV nhận xét và khen nhóm viết lời thoại hay nhất, đọc diễn cảm hay nhất hoặc diễn tả tốt nhất.
37’
6’
20’
10’
- 1 HS đọc yêu cầu của BT.
- HS chọn phần 1 hoặc 2 và đọc thầm.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS chia nhóm 2 đến 3 em ( ở màn 1); 3 đến 4 em ( ở màn 2).
- Các nhóm làm bài vào giấy A4.
- Đại diện các nhóm đứng tại chỗ nối tiếp nhau đọc lời đối thoại vừa viết của nhóm mình. Các nhóm viết cho màn 1 đọc trước, các nhóm viết cho màn 2 đọc sau.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS thi đọc hoặc thi diễn kịch. Lớp nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại vào vở đoạn đối thoại 
1’
- HS lắng nghe.
Tiết 5: Âm nhạc
ôn tập 2 bài hát: MÀU XANH QUÊ HƯƠNG; 
EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA
KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
I- Mục tiêu:
HS thuộc lời ca và thể hiện đúng sắc thái 2 bài hát Màu xanh quê hương; Em vẫn nhớ trường xưa. HS tập trình bày bài hát kết hợp hình thức lĩnh xướng.
HS nghe câu chuyện Khúc nhạc dưới trăng để biết về nhạc sĩ Bettôven.
Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
III- hoạt động dạy và học:
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
1.Khởi động:
- HS nghe giai điệu và nhận ra 2 bài hát đã học Màu xanh quê hương; Em vẫn 
- 1,2 HS hát trước lớp. NX.
2. Học bài mới:
* Ôn tập 2 bài hát: Màu xanh;Em vẫn...
* Kể chuyện âm nhạc.
A. Hoạt động 1: Ôn tập 2 bài hát: 
* Ôn tập bài: Màu xanh quê hương.
- HS hát đồng thanh bài hát. Hát và tập thể hiện đúng tính chất, tình cảm, sắc thái của bài hát.
- Từng nhóm, cá nhân hát- NX.
* Ôn tập bài: Em vẫn nhớ trường xưa.
- Cả lớp thực hiện 1 lần
- HS hát cá nhân.
- 1HS lĩnh xướng 
- Lớp đồng ca: Tre xanh sẽ có  đến hết.
- Các nhóm luyện tập và tập trình bày bài hát trước lớp. Các nhóm chọn bạn hát phần lĩnh xướng, cả nhóm hát đồng ca.
- Hát đồng ca bài Màu xanh quê hương.
B. Hoạt động 2: Kể chuyện âm nhạc.
- HS nghe GV kể câu chuyện Khúc nhạc dưới trăng.
- 2HS đọc lại câu chuyện trong SGK( 45)
- HS trả lời dựa trên nội dung câu chuyện được nghe.
3. Phần kết thúc:
- HS đứng tại chỗ hát vận động bài Em vẫn nhớ trường xưa.
- GV đàn giai điệu một bài hát bất kì và hỏi HS về tên bài hát.
- Gọi HS hát. GV đệm đàn.
a. GV giới thiệu 2 nội dung bài học:
- GV đàn giai điệu bài hát, giúp HS hát tốt và thể hiện được tình cảm của bài hát.
- GV đàn giai điệu giúp HS thực hiện.
- GV chọn một 2 HS hát tốt trong lớp hát lĩnh xướng.
- Giúp HS lựa chọn những em hát tốt trong lớp lĩnh xướng.
- GV đệm đàn giúp HS hát đều.
- GV kể cho HS nghe nội dung câu chuyên, nhấn mạnh những tình tiết ra đời Khúc nhạc....Gọi HS đọc lại câu chuyện. 
- GV đặt 1,2 câu hỏi giúp HS hiểu sâu hơn câu nhuyện.
- GV đệm đàn.
- Liên hệ, dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29.doc