Thiết kế bài giảng các môn khối 5 - Tuần 14

Thiết kế bài giảng các môn khối 5 - Tuần 14

I.MỤC TIÊU:

 -Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải bài toán có lời văn.

 -Làm bài 1(a), Bài 2

II . ĐỒ DÙNG: Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 49 trang Người đăng huong21 Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng các môn khối 5 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
x
TUẦN 14
 Rèn chữ:Bài 14
 Sửa ngọng:l,n
Ngày soạn: 8/12/2012
Ngày giảng:Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2012
Tiết 1: Thể dục ( đ/c Cường )
Tiết 2: Toán
CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN
I.MỤC TIÊU:
	-Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải bài toán có lời văn.
 -Làm bài 1(a), Bài 2
II . ĐỒ DÙNG: Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm bài cũ:
-Gv gọi 2Hs lên bảng yêu cầu Hs làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm tiết trước
-2Hs lên bảng làm bài, Hs dưới lớp theo dõi và nhận xét.
-Gv nhận xét cho điểm Hs.
2.Dạy-học bài mới:
2.1-Giới thiệu bài:
-Gv yêu cầu Hs thực hiện phép chia 12 : 5.
-Hs thực hiện và nêu: 12 : 5 = 2 (dư 2).
-Gv hỏi: Theo em phép chia 12 : 5 = 2 dư 2 còn có thể thực hiện tiếp được không?
-Một số Hs nêu ý kiến của mình.
-Gv nêu: Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này.
 2.2-Hướng dẫn thực hiện chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
a.Ví dụ 1:Gv nêu bài toán 
-Hs nghe và tóm tắt bài toán.
-Để biết cạnh của cái sân hình vuông dài bao nhiêu mét chúng ta làm thế nào?
-Chúng ta lấy chu vi của cái sân hình vuông chia cho 4.
-Gv yêu cầu Hs đọc phép tính.
- 27 : 4.
-Gv yêu cầu Hs thực hiện phép chia 27 : 4.
-Hs đặt tính và thực hiện chia, sau đó nêu: 27 : 4 = 6 (dư 3).
-Theo em, ta có thể chia tiếp được hay không? Làm thế nào để có thể chia tiếp số dư 3 cho 4.
-Hs phát biểu ý kiến trước lớp.
-Gv nhận xét ý kiến của Hs, sau đó nêu: Để chia tiếp ta viết dấu phẩy vào bên phải thương (6) rồi viết thêm 0 vào bên phỉa số dư 3 thành 30 và chia tiếp, có thể làm như thế mãi.
-Hs thực hiện tiếp phép chia theo hướng dẫn trên. Cả lớp thống nhất cách chia như sau:
 27 4
 30 6,75 (m)
 20
 0
-Ta đặt tính rồi làm như sau:
- 27 chia 4 được 6, viết 6; 6 nhân 4 bằng 24, 27 trừ 24 bằng 3, viết 3.
-Để chia tiếp ta viết dấu phẩy vào bên phải 6 rồi viết thêm 0 vào bên phải 3 được 30.
- 30 chia 4 được 7, viết 7; 7 nhân 4 bằng 28, 30 trừ 28 bằng 2, viết 2.
-Viết thêm chữ số 0 vào bên phải 2 được 20.
- 20 chia 4 được 5, viết 5; 5 nhân 4 bằng 20, 20 trừ 20 bằng 0, viết 0.
b.Ví dụ 2:
-Vậy 27 : 4 = 6,75 (m).
-Gv nêu ví dụ: Đặt tính và thực hiện tính 43 : 52.
-Hs nghe yêu cầu.
-Phép chia 43 : 52 có thể thực hiện giống phép chia 27 : 4 không? Vì sao?
-Phép chia 43 : 52 có số chia lớn hơn số bị chia (52 > 43) nên không thực hiện giống phép chia 27 : 4.
-Hãy viết số 43 thành số thập phân mà giá trị không thay đổi.
-Hs nêu: 43 = 43,0.
-Vậy để thực hiện 43 : 52 ta có thể thực hiện 43,0 : 52 mà kết quả không thay đổi.
-Hs thực hiện đặt tính và tính 43,0 : 52, 1Hs làm bài trên bảng.
-Gv yêu cầu Hs vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện của mình.
-Hs nêu cách thực hiện phép tính trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét để thống nhất cách thực hiện phép tính như sau:
 43,0 52
 43 0 0,82
 140
 36
-Chuyển 43 thành 43,0.
-Đặt tính rồi thực hiện tính 43,0 : 52 (chia 1 số thập phân cho một số tự nhiên).
-43 chia 52 được 0, viết 0; 0 nhân 43 bằng 0; 43 trừ 0 bằng 43, viết 43.
-Viết dấu phẩy vào bên phải 0.
-Hạ 0; 430 chia 52 được 8; 8 nhân 52 bằng 416, 430 trừ 416 bằng 14, viết 14.
-Viết thêm chữ số 0 vào bên phải 14 được 140, 140 chia cho 52 được 2, viết 2; 2 nhân 52 bằng 104, 140 trừ 104 bằng 36, viết 36.
c.Quy tắc thực hiện phép chia:
-Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư thì ta tiếp tục chia như thế nào?
-3-4Hs nêu trước lớp, Hs cả lớp theo dõi, nhận xét, sau đó học thuộc quy tắc ngay tại lớp.
 2.3-Luyện tập-thực hành:
 Bài 1:
-Gv yêu cầu Hs áp dụng quy tắc vừa học tự đặt tính và tính.
-3Hs lên bảng làm bài, mỗi Hs làm một cột, Hs cả lớp làm bài vào VBT
-Gv gọi Hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
-Hs nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
-Gv yêu cầu Hs nêu rõ cách tính của một số phép tính sau: 12 : 5; 75 : 12.
-2Hs lần lượt nêu trước lớp, Hs cả lớp theo dõi và nhận xét.
-Gv nhận xét và cho điểm Hs.
 Bài 2:
-Gv gọi Hs đọc đề bài toán.
-1Hs đọc đề bài toán trước lớp, Hs cả lớp đọc thầm đề bài trong Sgk.
-Gv yêu cầu Hs tự làm bài.
-1Hs lên bảng làm bài, Hs cả lớp làm bài vào VBT.
 Bài giải.
May một bộ quần áo hết số mét vải là: 70 : 25 = 2,8 (m).
May 6 bộ quần áo hết số mét vải là:
 2,8 x 6 = 16,8 (m).
 Đáp số: 16,8m.
-Gv gọi Hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
-Hs nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
-Gv nhận xét và cho điểm Hs.
3.Củng cố-dặn dò:
-Gv tổng kết tiết học.
Tiết 3: Tập đọc
CHUỖI NGỌC LAM
I.MỤC TIÊU:
-Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.
	-Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	-Bảng phụ để ghi câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm bài cũ:
-Kiểm tra 2Hs.
-Gv: Em hãy đọc đoạn 1 bài Trồng rừng ngập mặn và trả lời câu hỏi sau:
+Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn?
-Hs đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi.
-Gv nhận xét, cho điểm.
2.Dạy-học bài mới:
 2.1-Giới thiệu bài:
 2.2-Luyện đọc:
-Gv gọi Hs đọc bài: 
-1 Hs đọc bài.
-Gv : Cần đọc với giọng kể nhẹ nhàng.
+Giọng bé Gioan mừng vui, thích thú.
+Giọng Pi-e: giọng trầm ngâm, sâu lắng.
+Giọng người thiếu nữ: ngạc nhiên.
+Nhấn giọng ở những từ ngữ: áp trán, có thể xem, đẹp quá; rạng rỡ; vụt đi, sao ông làm như vậy?...
-HSchia đoạn: 2 đoạn
+Đoạn 1: Từ đầu đến đã cướp mất người anh yêu quý- cuộc đối thoại giữa Pi-e và chị cô bé.
-Hs dùng bút chì đánh dấu đoạn.
+Đoạn 2: Còn lại- cuộc đối thoại giữa Pi-e và chị cô bé.
-HS luyện đọc nối tiếp
-Luyện đọc từ ngữ: chuỗi, Nô-en, Gioan, Pi-
-Hs đọc từ ngữ.
e, rạng rỡ.
-Cho Hs đọc đoạn nối tiếp.
-Hs đọc nối tiếp
-Gọi Hs đọc chú giải, giải nghĩa từ.
-1Hs đọc chú giải, 2Hs giải nghĩa từ.
-Yêu cầu Hs đọc bài nhóm đôi.
-Hs đọc nhóm đôi
-Cho Hs đọc cả bài.
-1Hs đọc cả bài, lớp đọc thầm theo.
-Gv đọc lại toàn bài.
 2.3-Tìm hiểu bài:
-Đoạn 1: Hs đọc thầm đoạn 1 và đọc câu hỏi 1, sau đó mời bạn trả lời.
-Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?
-Cô bé mua chuỗi ngọc để tặng chị gái nhân ngày Nô-en. Mẹ mất, chị đã thay mẹ nuôi cô bé.
Em có đủ tiền để mua chuỗi ngọc không? Chi tiết nào cho biết điều đó?
+Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc. Thể hiện qua chi tiết “Cô bé mở khăn ra, đổ lên bản một nắm tiền xu”.
Thái độ của chú Pi-e lúc đó thế nào?
-Pi-e trầm ngâm nhìn cô bé rồi lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền”.
Nội dung ý 1
-Cuộc đối thoại giữa Pi-e và cô bé Gioan
-Đoạn 2: Gọi 1 Hs đọc đoạn 2 
Chị của bé tìm gặp Pi-e làm gì?
+Hs trả lời: Chị gặp Pi-e để xem có đúng em gái mình đã mua chuỗi ngọc ở tiệm của Pi-e không. Chị biết em chị không có nhiều tiền.
-Gv gọi Hs nhận xét.
-Hs nhận xét.
-Vì sao Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?
@Vì Pi-e thấy tấm lòng của em đối với chị gái
-Chuỗi ngọc đó có ý nghĩa gì đối với chú Pi-e?
-Vì đây là chuỗi ngọc chú để dành tặng vợ chưa cưới của mình , nhưng cô đã mất vì tai nạn giao thông.
Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?
@Rất yêu quý và cảm động trước tình cảm của 3 nhân vật.
@Bé Gioan yêu thương, kính trọng, biết ơn chị, vì chị đã thay mẹ nuôi mình.
@Chị gái bé Gioan: thật thà, trung thực
@Pi-e: nhân hậu, quý trọng tình cảm.
Nội dung ý 2
-Cuộc đối thoại giữa Pi-e và chị cô bé.
Rút ra nội dung bài: 
Ca ngợi ba nhân vật trong truyện là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
 2.4-Đọc diễn cảm:
-Gv cho Hs đọc diễn cảm.
-1Hs đọc cả bài.
-Gv ghi đoạn cần luyện đọc lên bảng phụ và hướng dẫn Hs luyện đọc.
-Hs luyện đọc.
-Cho Hs đọc theo cặp
-Cho Hs thi đọc 
-Hs thi đọc 
-Cho Hs thi đọc đoạn phân vai.
-Hs đọc phân vai.
-Gv nhận xét, khen những Hs đọc hay.
-Lớp nhận xét.
3.Củng cố-dặn dò:
-Yêu cầu Hs về nhà luyện đọc, đọc trước bài Hạt gạo làng ta.
Tiết 4: Chính tả (Nghe-viết)
CHUỖI NGỌC LAM
I.MỤC TIÊU:
	-Nghe-viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
	-Tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu tin theo yêu cầu của BT3; làm được BT2a,b 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm bài cũ:
-Gv kiểm tra 2Hs.
-2Hs lên viết trên bảng lớp.
-Gv đọc:sương giá, xương xẩu, sương mù, xương sống
-Gv nhận xét và cho điểm.
2.Dạy-học bài mới:
 2.1-Giới thiệu bài:
 2.2-Viết chính tả:
-Gv đọc toàn bài chính tả 1 lượt.
-Hs lắng nghe.
+Theo em, đoạn chính tả nói gì?
-Niềm hạnh phúc, sung sướng vô hạn của bé Gioan và tấm lòng nhân hậu của Pi-e.
-Cho Hs luyện viết những từ ngữ khó: lúi húi, Gioan, rạng rỡ,
-Hs luyện viết từ ngữ.
-Cho Hs viết chính tả.
-Gv đọc từng câu hoặc vế câu cho Hs viết. (đọc 3 lần).
-Hs viết chính tả.
-Gv đọc lại bài chính tả một lượt.
-Hs tự soát lỗi.
-Gv chấm 5-7 bài.
-Gv nhận xét, cho điểm.
-Hs đổi tập cho nhau chữa lỗi, ghi ra ngoài lề.
 2.3-Làm bài tập:
 Bài 2:
Câu 2a: Cho Hs đọc câu a BT2.
-1Hs đọc yêu cầu, đọc thành tiếng trong bảng của câu a.
-Gv giao việc: BT cho 4 cặp từ bắt đầu bằng tr/ch. Các em có nhiệm vụ tìm những từ ngữ chứa các tiếng đã cho theo từng cặp.
-Cho Hs làm bài (Gv dán 4 tờ giấy khổ to lên bảng cho Hs chơi trò chơi Thi tiếp sức).
-Theo lệnh của Gv, mỗi nhóm tìm từ ngữ chứa tiếng của 1 cặp từ. Khi hết thời gian nhóm nào tìm được đúng, nhiều từ ngữàthắng.
-Gv nhận xét và chốt lại những từ ngữ Hs tìm đúng:
Cặp 1: tranh: tranh ảnh, tranh giành, tranh ảnh,
Cặp 2: trưng: trưng bày, đặc trưng, sáng trưng.
-chanh: quả chanh, lanh chanh, chanh chua.
-chưng: bánh chưng, chưng hửng, chưng cất.
Cặp 3: trúng: trúng đích, trúng tim, trúng cử.
Cặp 4: trèo: trèo cây, leo trèo,
-chèo: mái chèo, chèo thuyền,
-chúng: dân chúng, công chúng, chúng ta.
Câu 2b: Cách làm như câu 2a.
Cặp 1: báo: con báo, báo công, báo cáo,
Cặp 2: cao: cao lớn, cao vút, cao sang,
-báu: báu vật, kho báu, quý báu,
-cau: câu cau, cau có, miếng cau.
Cặp 3: lao: lao xao, lao nhao, ném lao.
Cặp 4: mào: chào mào, mào gà.
-lau: cây lau, lau lách, lau nhà.
-màu: màu xanh, sắc màu, màu mỡ.
 Bài 3:
-Cho Hs đọc yêu cầu của bài tập.
-1Hs đọc to, cả lớp đọc thầm.
-Gv giao việc: Mỗi em đọc lại mẩu tin.
-Tìm tiếng có vần ao hoặc au để đi ...  của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định lớp :
- HS trật tự
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
GV giới thiệu một số đồ vật có trang trí đường diềm và các hình tham khảo ở SGK, ở bộ ĐDDH và đặt câu hỏi để HS tìm hiểu về vẻ đẹp của đường diềm một số đồ vật.
- HS quan sát, lắng nghe, trả lời câu hỏi
- Đường diềm thường được dùng để trang trí cho những vật nào.
- Khi được trang trí đường diềm, hình dáng của các đồ vật như thế nào.
- HS trả lời
GV nhận xét bổ sung: trang trí đường diềm có thể làm cho đồ vật thêm đẹp.
GV gợi ý cho HS nhận ra vị trí của đường diềm
+ Họa tiết hoa lá, chim thú, hình kỉ hà,để trang trí
+ Những họa tiết giống nhau thường được sắp xếp cách đều nhau theo hàng ngang, hàng dọc xung quanh đồ vật.
+ Họa tiết khác nhau thì sắp xếp xen kẽ.
Hoạt động 2: Cách trang trí
GV có thể vẽ lên bảng hoặc giới thiêu hình gợi ý cách trang trí đường diềm ở SGK, ĐDDH để HS nhận ra cách trang trí.
- HS quan sát và lắng nghe
+ Tìm vị trí phù hợp để vẽ
+ Chia các khoảng cách để vẽ họa tiết
+ Tìm hình mảng và vẽ họa tiết
+ Vẽ màu theo ý thích ở họa tiết và nền
Chú ý:
- Có thể trang hai hoặc nhiều đường diềm
- Có thể gợi ý giúp HS một số kiểu họa tiết
Hoạt động 3 : Thực hành
GV quan sát các em còn lúng túng, cho các em sử dụng một số họa tiết đã chuẩn bị.
HS thực hành vở thực hành
Với một số HS vẽ đẹp cần hướng các em chọn một số họa tiết đẹp và phong phú hơn.
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
GV cùng HS chọn một số bài hoàn chỉnh và bài chưa hoàn thành để cả lớp nhận xét, đánh giá
- HS nhận xét
GV chỉ ra phần đạt và chưa đạt trong các bài vẽ
GV nhận xét chung tiết học và xếp loại các bài vẽ
IV. DẶN DÒ :
Sưu tầm tranh ảnh về quân đội.
Thể dục
BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI “THĂNG BẰNG”
I,MỤC TIÊU:
-Biết cách thực hiện động tác vươn thở, tay chân,vặn mình, toàn thân, thăng bằng ,nhảy và điều hoà,của bài thể dục phát triển chung.
-B ết cách chơi trò chơi “ thăng b ằng”
II.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
	- Làm mẫu, hướng dẫn tập luyện.
III.CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: 1 còi, 
2.Học sinh:Vệ sinh sân tập sạch sẻ.
VI.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
NỘI DUNG
LƯỢNG
VẬN ĐỘNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1.Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tập luyện
- Ch¹y quanh s©n tr­êng 
- Xoay c¸c khíp 
- KiÓm tra bài củ ®éng t¸c " §iÒu hoµ"
6–10 phút
* * * * *
* * * * *
* * * * *
* * * * *
Δ
 2.Phần cơ bản
a) ¤n bµi thÓ dôc ph¸t triÓn chung:
- TËp c¶ 8 ®éng t¸c
- Söa sai cho HS
- Chia tæ tù «n
- C¸c tæ tr×nh diÔn
- GV NhËn xÐt
b) Häc trß ch¬i " Th¨ng b»ng"
- Nªu tªn trß ch¬i
- Nh¾c l¹i c¸ch ch¬i. 
- GV tổ chức cho học sinh chơi
18-22 phút
 * * * * * * 
* * * * * * *
 * * * * * *
¼
 3.Phần kết thúc:
GV cho học sinh thả lỏng.
GV cùng học sinh hệ thống nội dung bài học
GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
GV giao bài tập về nhà cho học sinh 
4-6 phút
* * * * *
* * * * *
* * * * *
* * * * *
Δ
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG PHỤ NỮ
I.MỤC TIÊU:
	-Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
	-Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
	-Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
	-Biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ.
	-Biết chăm sóc, giúp đỡ chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	-Bảng phụ (HĐ1-tiết 1).
	-Phiếu học tập.
	-Giấy khổ to, bút dạ (HĐ3 - tiết 1).
	-Các câu chuyện, bài hát ca ngợi phụ nữ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm bài cũ:
2.Dạy-học bài mới:
2.1-Giới thiệu bài:
 Tiết học hôm nay, cô và các em cùng học bài đạo đức tôn trọng phụ nữ.
-Hs lắng nghe.
 2.2-Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Vai trò của phụ nữ.
-Gv tổ chức cho Hs làm việc theo nhóm chẳn, lẻ (chia lớp thành 4 nhóm).
-Hs tiến hành làm việc theo nhóm.
-Gv giao phiếu học tập cho các nhóm.
-Các nhóm nhận phiếu, thảo luận nội dung trong phiếu học tập.
 Phiếu học tập
1.Em hãy kể các công việc mà phụ nữ hay làm thường ngày trong gia đình.
1.Trong gia đình nữ làm nhiều việc như nấu nướng, dọn dẹp, chăm sóc con.
2.Em hãy kể tên các công việc mà phụ nữ đã làm ngoài xã hội.
2.Ngoài xã hội, nữ cũng tham gia nhiều công việc như Gv, bác sĩ, kĩ sư, công nhân, và có người giữ cương vị lãnh đạo.
3.Có sự phân biệt đối xử giữa trẻ em gái và trai ở Việt Nam không? Cho ví dụ?
4.Em hãy kể tên một số người phụ nữ Việt Nam “đảm việc nước, giỏi việc nhà” trong thời bình mà em biết.
4.Những người phụ nữ nổi tiếng như Phó chủ tịch nước Trương Mĩ Hoa,
-Gv tổ chức cho Hs thi đua giữa các nhóm (chắn với chẵn, lẻ với lẻ).
-Gv chia bảng phụ làm 4 cột, các nhóm sẽ lên viết theo số thứ tự tương ứng với nhóm mình (Gv tự điều chỉnh cho phù hợp).
-Hs lên viết kết quả của nhóm mình lên bảng. Nhóm nào viết được nhiều sẽ giành chiến thắng.
-Gv yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.
-Các nhóm nhận xét, bổ sung.
-Gv nhận xét hoạt động của các nhóm, kể tên một số nữ anh hùng Việt Nam trong thời chiến và bình.
-Gv mời 1,2 Hs đọc phần ghi nhớ Sgk.
-Hs đọc ghi nhớ.
*Kết luận: Phụ nữ không chỉ làm những công việc trong gia đình mà cả ngoài xã hội (cũng như nam giới). Trong Sgk đã cho ta biết về một số phụ nữ tiêu biểu.
-Hs lắng nghe.
-Bà Nguyễn Thị Định, bà Nguyễn Thị Trâm, chị Nguyễn Thuý Hiền và bà mẹ trong bức ảnh “mẹ địu con làm nương” đã góp phần rất lớn vào công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước ta trên các lĩnh vực quân sự, khoa học, thể thao và trong gia đình.
-Hs chú ý lắng nghe.
*Hoạt động 2: Thế nào là đối xử bình đẳng, tôn trọng với phụ nữ.
-Gv tổ chức cho Hs làm việc cá nhân.
-Hs tiến hành làm việc độc lập.
-Gv phát phiếu bài tập cho Hs và yêu cầu Hs tự hoàn thành phiếu.
-Hs nhận phiếu và làm bài.
Phiếu bài tập
Đáp án:
1.Em hãy viết Đ vào o những ý kiến thể hiện sự đối xử bình đẳng với phụ nữ.
o Trẻ em trai và gái có quyền được đối xử bình đẳng.
Đ
o Con trai bao giờ cũng giỏi hơn con gái.
o
o Làm việc nhà không chỉ là trách nhiệm của mẹ và chị, em gái.
Đ
o Chỉ nên cho con trai đi học.
o
o Mọi chức vụ trong xã hội chỉ đàn ông mới nắm giữ.
o
2.Em hãy viết K vào trước các ý kiến mà em cho là sai. Vì sao?
o Tặng quà cho mẹ, em gái và các bạn nữ nhân ngày Quốc tế phụ nữ.
o
o Không thích làm chung với các bạn gái công việc tập thể.
K.
o Khi lên xe buýt, luôn nhường các bạn gái lên xe trước.
o
o Trong lớp các bạn trai chơi với nhau, không chơi với bạn nữ.
K.
-Yêu cầu Hs làm việc độc lập.
-Hs làm việc với phiếu bài tập.
-Gv yêu cầu 3,4 Hs trình bày trước cả lớp.
-Hs trình bày trước lớp.
-Yêu cầu Hs khác theo dõi, nhận xét.
-2Hs nhận xét, bổ sung ý kiến cho bạn.
-Gv nhận xét, kết luận.
-Hỏi: Thế nào là đối xử bình đẳng với phụ nữ?
-Hs trả lời.
-Hỏi: Hiện nay, phụ nữ Việt Nam được đối xử như thế nào?
*Hoạt động 3: Tôn trọng phụ nữ bằng hành động.
-Gv tổ chức cho Hs làm việc nhóm theo giới tính (nếu nhóm nam/nữ đông có thể tách thành các nhóm nhỏ).
-Lớp thực hiện chia nhóm theo giới tính.
-Yêu cầu: Các Hs trong nhóm nam mỗi Hs nêu 3 việc làm của bản thân thể hiện được sự tôn trọng với phụ nữ , 3 việc làm (mà em biết) chưa thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
-Hs làm việc nhóm, thư ký nhóm ghi lại kết quả của nhóm mình.
-Các Hs trong nhóm nữ nêu 3 việc làm thể hiện sự tôn trọng phụ nữ, 3 việc làm chưa thể hiện sự tôn trọng phụ nữ của các bạn nam.
-Gv tổ chức làm việc cả lớp.
-Hs tiến hành hoạt động cả lớp.
-Yêu cầu các nhóm dán kết quả thảo luận lên bảng.
-Các nhóm dán kết quả lên bảng.
-Mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm.
-Đại diện nhóm lên trình bày.
-Yêu cầu Hs các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
-Hs nhận xét, bổ sung.
*Kết luận: Phụ nữ là một thành viên không thể thiếu trong xã hội cũng như trong mỗi gia đình. Chúng ta cần biết yêu thương, tôn trọng và đối xử tốt, bình đẳng với phụ nữ.
-Hs lắng nghe.
3.Củng cố-dặn dò:
-Gv nhận xét tiết học.
-Dặn Hs về thuộc bài và chuẩn bị tiết 2.
Kĩ thuật
Cắt, khâu, thêu tự chọn
I.MỤC TIÊU:
	-Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành làm được một sản phẩm yêu thích.
II. Đồ dùng dạy học
Dụng cụ và vật liệu để tiếp tục thực hành.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
2. Hoạt động 3. HS tiếp tục thực hành làm sản phẩm tự chọn
 - Quan sát các nhóm thực hành và hướng dẫn HS còn lúng túng.
- HS thực hành theo nội dung tự chọn. 
3. Hoạt động 4. Đánh giá kết quả thực hành
- Tổ chức cho các nhóm đánh giá chéo kết quả theo gợi ý của SGK.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của các nhóm, cá nhân.
- báo cáo kết quả đánh giá.
3. Dặn dò
Nhận xét ý thức và kết quả thực hành của HS.
Chuẩn bị cho tiết sau bài Lợi ích của việc nuôi gà.
Thể dục
ĐỘNG TÁC ĐIỀU HÒA 
TRÒ CHƠI “THĂNG BẰNG”
I,MỤC TIÊU:
-Biết cách thực hiện động tác vươn thở, tay chân,vặn mình, toàn thân, thăng bằng ,nhảy và điều hoà,của bài thể dục phát triển chung.
-B ết cách chơi trò chơi “ thăng b ằng”
II.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
	- Phân tích, làm mẫu, hướng dẫn tập luyện.
III.CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: 1 còi, 
2.Học sinh:Vệ sinh sân tập sạch sẻ.
VI.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
NỘI DUNG
LƯỢNG
VẬN ĐỘNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1.Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tập luyện
- Ch¹y xung quanh s©n tr­êng
- Xoay c¸c khíp cæ tay, cæ ch©n, khíp gèi, vai, h«ng.
- Trß ch¬i " kÕt b¹n"
6–10 phút
* * * * *
* * * * *
* * * * *
* * * * *
Δ
 2.Phần cơ bản
a) ¤n tËp 5 ®éng t¸c: VÆn m×nh, toµn th©n, th¨ng b»ng, nh¶y vµ ®iÒu hoµ.
- GV điều khiển lớp tập luy
b) Häc ®éng t¸c ®iÒu hoµ:
- Phương pháp tập giống các động tác trước
c) ¤n 8 ®éng t¸c thÓ dôc ®· häc:
- Häc sinh tËp riªng tõng ®éng t¸c
- HS tËp, gi¸o viªn h«
- C¸n sù h«, líp tËp luyÖn
- Häc sinh tù tËp theo tæ 
- Tr×nh diÔn tõng tæ. NhËn xÐt
d) Trß ch¬i vËn ®éng " Th¨ng b»ng"
- Nªu tªn trß ch¬i.
- Nh¾c l¹i c¸ch ch¬i
- GV tổ chức cho học sinh chơi
18-22 phút
 * * * * * * 
* * * * * * 
 * * * * * *
¼
 3.Phần kết thúc:
GV cho học sinh thả lỏng.
GV cùng học sinh hệ thống nội dung bài học
GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
GV giao bài tập về nhà cho học sinh 
4-6 phút
* * * * *
* * * * *
* * * * *
* * * * *
Δ
 Bài 2: SGK trang 68
-Gv yêu cầu Hs đọc đề bài và làm bài.
-3Hs lên bảng làm bài, Hs cả lớp làm bài vào VBT.
a. 8,3 x 0,4 8,3 x 10 : 25
 3,32 = 3,32.
b. 4,2 x 1,25 4,2 x 10 : 8
 5,52 = 5,52.
c. 0,24 x 2,5 0,24 x 10 : 4
 0,6 = 0,6.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 5(2).doc