Thiết kế bài giảng các môn khối 5 - Tuần 14

Thiết kế bài giảng các môn khối 5 - Tuần 14

I)Mục tiêu:

1/ KT, KN :

- Đọc diễn cảm bài văn ; biết phân biệt lời kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)

 2/ TĐ : Có thái độ quan tâm và biết giúp đỡ người khác.

II) Chuẩn bị :

-Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc

III)Các hoạt động dạy -học:

 

doc 157 trang Người đăng huong21 Lượt xem 521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng các môn khối 5 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Thứ hai ngày tháng năm 20
TẬP ĐỌC
CHUỖI NGỌC LAM
I)Mục tiêu:
1/ KT, KN :
- Đọc diễn cảm bài văn ; biết phân biệt lời kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3) 
 2/ TĐ : Có thái độ quan tâm và biết giúp đỡ người khác.
II) Chuẩn bị :
-Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc
III)Các hoạt động dạy -học:
 Hoạt động cuả GV 
 Hoạt động của HS
1/Kiểm tra bài cũ : 4-5’
- Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn ?
- Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
-HS đọc và trả lời 
2/Bài mới .
HĐ 1 : Giới thiệu bài : 1’
Nêu MĐYC của tiết học
HĐ 2 : Luyện đọc : 10-12’
-GV lưu ý HS đọc và phân biệt lời các nhân vật và nhấn giọng ở các từ : áp trán, vụt đi,sao ông làm như vậy ?
-GV chia đoạn
-2 HS đọc nối tiếp bài văn 
-HS lắng nghe
-GV hướng dẫn đọc từ ngữ: áp trán, Pi-e, Nô-en,Gioan .
-HS đọc đoạn văn nối tiếp (2lần)
-HS luyện đọc từ khó 
- Đọc phần chú giải
-HS luyện đọc theo cặp 
- 1 HS đọc toàn bài
-GV đọc toàn bài 
HĐ 3 : Tìm hiểu bài : 8-10’
-Đoạn 1
Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai ?
Em bé có đủ tiền mua chuỗi ngọc không? Chi tiết nào cho biết điều đó ?
1HS đọc đoạn 1
*Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng chị.Cô không có đủ tiền để mua chuỗi ngọc trai 
-Đoan 2 
Chị của cô bé tìm gặp Pi-e để làm gì ?
* Để hỏi cho rõ nguồn gốc của chuỗi ngọc trai 
 Vì sao Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc ?
* Vì nó đã thể hiện tình cảm quý mến và quan tâm của em đối với chị.
Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này ?
* HSKG trả lời
HĐ 4 : Đọc diễn cảm : 7-8’
-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2 
-HS đọc phân vai
-Thi đọc diễn cảm giữa các nhóm theo lối phân vai
-Lớp nhận xét 
-GV khen các nhóm đọc hay 
3/Củng cố ,dặn dò : 1-2’
- Nội dung câu chuyện này là gì ?
-Nhận xét tiết học 
-Nhắc nhở HS biết sống đẹp như các nhân vật trong câu chuyện để cuộc đời trở nên tươi đẹp hơn 
-Chuẩn bị bài Hạt gạo làng ta 
*Ca ngợi những người có tấm lòng nhân hậu, biết đem lại niềm hạnh phúc, niềm vui cho người khác .
Lịch sử : 
THU ĐÔNG 1947, VIỆT BẮC “MỒ CHÔN GIẶC PHÁP”
I. Mục tiêu :
1.KT,KN:
- Trình bày sơ lược diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 trên lược đồ, nắm được ý nghĩa thắng lợi ( phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến):
+ Âm mưu của Pháp đánh lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng bộ đội chủ lực của ta để mau chóng kết thúc chiến tranh.
+ Quân Pháp chia làm ba mũi ( nhảy dù, đường bộ và đường thủy) tiến công lên Việt Bắc.
+ Quân ta phục kích chặn đánh địch với các trận tiêu biểu: Đèo Bông Lau, Đoan Hùng,Sau hơn một tháng bị sa lầy, địch rút lui, trên đường rút chạy quân địch còn bị ta chặn đánh dữ dội.
+ Ý nghĩa: Ta đánh bại cuộc tấn công quy mô của địch lên Việt Bắc, phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến.
 2. TĐ: Tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc VN.
II. Chuẩn bị :
- Các hình ảnh minh hoạ trong SGK.
- Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947.
- Phiếu học của HS
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ : 4-5’
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì? 
2.Bài mới :
HĐ 1: Giới thiệu bài mới: 1’
HĐ 2: Làm việc cá nhân. : 7-8’
- 2HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Sau khi đánh chiếm được Hà Nội và các thành phố lớn thực dân Pháp có âm mưu gì?
HS làm việc cá nhân, đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
+ Một cuộc tấn công với qui mô lớn lên căn cứ Việt Bắc.
+ Vì sao chúng quyết tâm thực hiện bằng được âm mưu đó? 
+ Trước âm mưu của thực dân Pháp, Đảng và chính phủ ta đã có chủ trương gì? 
+ Vì nơi đây tập trung cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta.
+ Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của địch. 
HĐ 3: Làm việc nhóm: 10-12’’
+ Quân địch tấn công lên Việt Bắc theo mấy đường? Nêu cụ thể từng đường.
- HS làm việc theo nhóm 4, đọc SGK, sau đó dựa vào SGK và lược đồ trình bày diễn biến chiến dịch .
+ Chia làm 3 đường.
+ Quân ta đã tiến công, chặn đánh quân địch như thế nào? 
+ Sau hơn 1 tháng tấn công lên Việt Bắc, quân địch rơi vào tình thế như thế nào? 
+ Quân ta đánh địch ở cả 3 đường tấn công của chúng. 
+ Quân địch bị sa lầy ở Việt Bắc và chúng buộc phải rút quân. Đường rút quân của chúng cũng bị ta đánh chặn dữ dội. 
+ Sau hơn 75 ngày đêm chiến đấu, quân ta thu được kết quả ra sao? 
- - Treo lược đồ 
+ Tiêu diệt 3000 tên địch, bắt giam hàng trăm tên; bắn rơi 16 máy bay địch, phá huỷ hàng trăm xe cơ giới
- HS trình bày diễn biến của chiến dịch Việt Bắc kết hợp chỉ lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947.. 
 HĐ 4: Làm việc nhóm: 8-10’
+ Thắng lợi của chiến dịch đã tác động như thế nào đến âm mưu đánh nhanh-thắng nhanh, kết thúc chiến tranh của thực dân Pháp ?
- HS làm việc theo nhóm 2
+ Phá tan âm mưu của địch.
 + Sau chiến dịch, cơ quan đầu não kháng chiến ở Việt Bắc như thế nào?
 + Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi chứng tỏ điều gì về sức mạnh và truyền thống của nhân dân ta?
+ Thắng lợi tác tác động thế nào đến tinh thần chiến đấu của nhân dân cả nước?
+ Được bảo vệ vững chắc.
+ Sức mạnh đoàn kết và tinh thấn đấu tranh kiên cường của nhân dân. 
+ Cổ vũ phong trào đấu tranh của toàn dân ta.
: - GV kết luận: Ta đánh bại cuộc tấn công quy mô của địch lên Việt Bắc, phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến.
3. Củng cố –dặn dò: 1-2’
- GV hỏi: tại sao nói Việt Bắc thu-đông 1947 là “mồ chôn giặc Pháp”?
- Trong chiến dịch Việt Bắc, giặc Pháp dùng không quân, thuỷ quân và bộ binh ồ ạt tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta để kết thúc chiến tranh xâm lược. Nhưng tại đây chúng đã bị ta đánh bại, quân Pháp chết nhiều vô kể.
- GV nhận xét tiết học
Toán : Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà
thương tìm được là một số thập phân
I. Mục tiêu:
1/ KT, KN : 
 Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.
2/ TĐ : Hs cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị :
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ : 4-5’
2.Bài mới : 
HĐ 1: Giới thiệu bài: 1’
HĐ 2 : Hướng dẫn HS thực hiện phép chia một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân ; 10-12’
- 2HS lên làm BT3.
GV nêu bài toán ở ví dụ 1 :
- HS thực hiện các phép chia theo các bước như trong SGK.
Chú ý HS biết viết dấu phẩy ở thương và thêm 0 vào bên phải số bị chia để chia tiếp.
GV nêu ví dụ 2 rồi đặt câu hỏi: 
Phép chia 43 : 52 có thực hiện được tương tự như phép chia 27 : 4 không? Tại sao? 
- Phép chia này có số bị chia 43 bé hơn số chia 52.
- GV hướng dẫn HS thực hiện bằng cách chuyển 43 thành 43,0 rồi chuyển phép chia 43 : 52 
- 3HS nhắc lại quy tắc.
HĐ 3 : Thực hành : 14-16’
Bài 1a:
HSKG làm các bài còn lại 
Bài 1a: 2 HS lên bảng thực hiện hai phép chia 
12 : 5 và 882 : 36 
- Các HS khác làm vào vở
Kết quả các phép tính lần lượt là: 2,4; 5,75; 24,5 và 1,875; 6,25; 20,25
Bài 2: GV ghi tóm tắt bài toán lên bảng. 
Bài 2: một HS đọc đề toán. 
Tóm tắt:
- HS cả lớp làm vào vở, một HS lên bảng làm bài rồi chữa bài.
25 bộ hết 70m
Bài giải:
6 bộ hết ...m
Số vải để may 1 bộ quần áo là:
70 : 25 = 2,8 (m)
Số vải để may 6 bộ quần áo là:
2,8 x 6 = 16,8 (m)
Đáp số: 15,8m
3. Củng cố dặn dò : 1-2,
 - Xem trước bài Luyện tập
Thứ ba ngày tháng năm 20
CHÍNH TẢ
Nghe viết : CHUỖI NGỌC LAM
Phân biệt : Âm đầu tr/ch
I/Mục tiêu :
1/ KT, KN : 
- Nghe - viết đúng bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi.	
- Tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mảu tin yêu cầu của BT3 ; làm được (BT2)
a / b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
1/ TĐ : Yêu thích sự phong phú của TV.
II/Chuẩn bị : 
-Bút dạ và 3-4 tờ phiếu khổ to kẻ bảng nội dung BT (2) ,một vài trang từ điển phôtô
-Hai ,ba tờ phiếu phôtô nội dung vắn tắt BT 3 .
III/Các hoạt động dạy-học 
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS 
1,Kiểm tra bài cũ: 4-5’
-GV đọc cho HS viết: sương giá, xương xẩu, siêu nhân, liêu xiêu, sương mù, xương sống, phù sa, xa xôi
-HS viết
2.Bài mới:
HĐ 1 : Giới thiệu bài: 1’
Nêu MĐYC của tiết học
 HĐ 2: Hướng dẫn HS viết chính tả: 16-18’
-GV đọc toàn bài chính tả
 Theo em , đoạn văn nói gì?
- 2HS đọc bài
-HS trả lời
 Hướng dẫn HS luyện viết các từ khó : Pi-e, lúi húi, Gioan, rạng rỡ, chuỗi
-Hs luyện viết từ ngữ
-GV đọc từng câu hay vế câu
-GV đọc toàn bài
-HS viết chính tả
-HS rà soát lỗi
-Gv chấm 5-7 bài
-HS đổi vở theo cặp , chữa lỗi
HĐ 3 : H DHS làm bài tập chính tả: 9-10’
*BT 2a:
 -GV phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tìm những từ ngữ chứa 2 cặp tiếng:
Tranh - chanh; trung – chung
Trúng – chúng; trèo – chèo
-HS đọc BT 2a
-HS thảo luận theo nhóm 
-GV khen các nhóm tìm được nhiều từ ngữ
-HS lên bảng viết nhanh các từ ngữ dưới hình thức trò chơi “ Tiếp sức”
-Lớp nhận xét, bổ sung
*BT3:
-Gv lưu ý : chữ ô số 1 có vần ao hay au; chữ ô số 2 có âm đầu tr hay ch
-HS đọc BT3
-HS làm vào vở, 2 em làm ở bảng lớp
 + Ô số 1: đảo, háo, dạo , tàu, vào, 
 + Ô số 2: trọng, trước , trường, chở, trả
-Gv chốt lại các từ cần điền 
 3,Củng cố, dặn dò:1-2’
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS ghi nhớ các từ đã ôn luyện. Tìm thêm 5 từ ngữ bắt đầu bằng tr/ ch
-Lớp nhận xét
- HS lắng nghe
Toán : Luyện tập
I.Mục tiêu:
1/ KT, KN : Biết chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân.
Và vận dụng trong giải toán có lời văn.
2/ TĐ : HS yêu thích môn Toán.
II. Chuẩn bị : 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ : 4-5’
2.Bài mới : 
HĐ 1:Giới thiệu bài: 1’
HĐ 2 : Thực hành : 29-30’
Bài 1: 
- 2HS lên làm BT 2.
Bài 1: 
- 2 HS lên bảng viết các bài phần a) (kết quả là 16,01) và phần c) (kết quả là 1,67)
- Một số HS đọc kết quả các phần b) (kết quả là 1,89) và phần d) (kết quả là 4,38)
 - Nhắc lại quy tắc thứ tự thực hiện các phép tính.
Bài 2: Dành cho HSKG
- Gọi 1HS nhận xét hai kết quả tìm được.
Bài 2: 1 HS lên bảng tính: 
8,3 x 0,4 = 3,32
8,3 x 10 : 25 = 3,32
- GV giải thích lý do vì 10 : 25 = 0,4 và nêu tác dụng chuyển phép nhân thành phép chia (do 8,3 x 10 khi tính nhẩm có kết quả là 83).
Bài 3: Cho HS làm bài rồi chữa bài. 
 ... ư thức ăn cung cấp chất bột đường , chất đạm,...Nguồn thức ăn cho gà rất phong phú. Có thể cho gà thức thức ăn tự nhiên, cũng có thể cho ăn thức ăn đã qua chế biến tuỳ từng loại thức ăn và điều kiện nuôi gà.
HĐ 6: Đánh giá kết quả học tập : 8-10’
- GV đựa vào câu hỏi cuối bài kết hợp với sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV nêu đáp án để HS đối chiếu và tự đánh giá kết quả làm bài tập của mình.
 - GV nhận xét, đánh giá kết học tập của HS.
- HS làm bài.
- HS báo cáo kết quả tự đánh giá. 
3. Nhận xét- dặn dò: 3-4’
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của các nhóm và cá nhân HS.
 - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau “ Nuôi dưỡng gà”
Thứ năm ngày tháng năm 20
TV : ÔN CUỐI HỌC KÌ I
Tiết 5
I. Mục tiêu:
1/ KT, KN : Viết được lá thư gửi người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của bản thân trong học kì I, đủ 3 phần (phần đầu thư, phần chính và phần cuối thư), đủ nội dung cần thiết.
2/ TĐ : Thể hiện tình cảm đối với người nhận thư.
* Kĩ năng sống:
-Thể hiện sự cảm thông.
-Đặt mục tiêu
II. Chuẩn bị :
- Bảng phụ ghi phần Gợi ý trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
HĐ1. Giới thiệu bài: 1’ 
Nêu MĐYC của tiết học
HĐ2. Làm văn: Viết thư : 32-33’
- GV viết đề lên bảng: Viết một lá thư gửi người thân ở xa kể lại kết quả học tập của em.
-3 HS đọc yêu cầu và gợi ý.
- Cả lớp theo dõi trong SGK
- GV nhắc lại yêu câu của bài và lưu ý các em về những từ ngữ quan trọng của đề bài.
- Cho HS làm bài.
- HS viết thư: cần viết chân thực, kể đúng những thành tích và cố gắng của em trong học kì một vừa qua.
- Nhiều HS nối tiếp nhau đọc lá thư mình đã viết.
- Lớp nhận xét, bình chọn người viết hay.
- GV thu bài.
HĐ 3. Củng cố, dặn dò: 1-2’
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc trước bài thơ Chiều biên giới.
TV : ÔN CUỐI HỌC KÌ I
Tiết 6
I. Mục tiêu:
1/ KT, KN : 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1
- Đọc bài thơ và trả lời được các câu hỏi ở BT2.
2/ TĐ: Cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.
II. Chuẩn bị :
- Bút dạ, băng dinh, 1 số tờ giấy khổ to đã phô tô bài tập cho HS làm bài.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
HĐ 1:Giới thiệu bài : 1’
 Nêu MĐYC của tiết học
HĐ 2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: 12-13’
( Thực hiện tương tự các tiết trước)
- Những HS chưa đựợc kiểm tra và những HS chưa đạt yêu cầu của các tiết trước.
HĐ 3. Bài tập 2 : 18-20’
 - HD HS tương tự bài tập 2 của tiết 1.
- Cho HS đọc bài thơ.
- HS đọc yêu cầu + bài thơ Chiều biên giới.
- Cho HS trả lời câu hỏi.
- Chốt lại những ý đúng
- HS trả lời :
a,Từ trong bài đồng nghĩa với biên cương là biên giới.
b,Trong khổ thơ 1,từ đầu với từ ngọn được dùng với nghĩa chuyển.
c, Những đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ : em và ta.
d,Miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra,VD: lúa lẫn trong mây, nhấp nhô uốn lượn như làn sóng trên những thửa ruộng bậc thang.
HĐ 4. Củng cố, dặn dò: 1-2’
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh và viết lại vào vở câu văn miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra.
- Xem lại bài để chuẩn bị cho 2 tiết kiểm tra học kì.
Toán : Kiểm tra cuối học kì I
Tập trung vào kiểm tra :
Xác định giá trị theo vị trí của các chữ số trong số thập phân
Kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân
Giải các bài toán liên quan đến diện tích hình tam giác.
Địa lí : KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
Thứ sáu ngày tháng năm 20
TV : KIỂM TRA HỌC KÌ I
Kiểm tra (đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng HKI ( nêu ở Tiết 1, Ôn tập)
Toán : Toán : Hình thang
I. Mục tiêu:
1/ KT, KN : 
 	- Có biểu tượng về hình thang.
	- Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang và một số hình đã học.
	 - Nhận biết hình thang vuông
2/ TĐ : Yêu thích môn Toán
II. Chuẩn bị :
- Sử dụng bộ dùng toán năm
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Ho¹t ®éng cña thÇy
Ho¹t ®éng cña trß
1.Bµi cò : 4-5’
2.Bµi mới : 
HĐ 1 :Giíi thiÖu bµi: 1’
HĐ 2 : H×nh thµnh biÓu t­îng vÒ h×nh thang : 4-5’
GV cho HS quan s¸t h×nh vÏ "c¸i thang" trong s¸ch gi¸o khoa, nhËn ra nh÷ng h×nh ¶nh cña h×nh thang. 
 - HS quan s¸t h×nh vÏ h×nh thang ABCD trong SGK vµ trªn b¶ng.
HĐ 3 : NhËn biÕt mét sè ®Æc ®iÓm cña h×nh thang
- GV yªu cÇu HS quan s¸t m« h×nh l¾p ghÐp vµ h×nh vÏ h×nh thang vµ ®Æt c¸c c©u hái gîi ý ®Ó HS tù ph¸t hiÖn c¸c ®Æc ®iÓm cña h×nh thang. Cã thÓ gîi ý ®Ó HS nhËn ra h×nh ABCD vÏ ë trªn:
HS tù ph¸t hiÖn c¸c ®Æc ®iÓm cña h×nh thang.
+ Cã mÊy c¹nh? 
- 4 c¹nh
+ Cã hai c¹nh nµo song song víi nhau? 
- AB vµ DC
HS tù nªu nhËn xÐt: H×nh thang cã hai c¹nh ®¸y song song víi nhau.
- H×nh thang cã hai c¹nh ®¸y song song víi nhau.
- GV kÕt luËn: H×nh thang cã mét cÆp c¹nh ®èi diÖn song song. Hai c¹nh song song gäi lµ hai ®¸y (®¸y lín DC, ®¸y bÐ AB); hai c¹nh kia gäi lµ hai c¹nh bªn (BC vµ AD).
- GV yªu cÇu HS quan s¸t h×nh thang ABCD (ë d­íi) vµ GV giíi thiÖu (chØ vµo) ®­êng cao AH lµ chiÒu cao cña h×nh thang.
HS quan s¸t h×nh thang
- GV gäi mét vµi HS nhËn xÐt vÒ ®­êng cao AH, vµ hai ®¸y.
- GV kÕt luËn vÒ ®Æc ®iÓm cña h×nh thang.
- GV gäi mét vµi HS lªn b¶ng chØ vµo h×nh thang ABCD vµ nh¾c l¹i ®Æc ®iÓm cña h×nh thang.
Vµi HS lªn b¶ng chØ vµo h×nh thang ABCD vµ nh¾c l¹i ®Æc ®iÓm cña h×nh thang.
HĐ 4 : Thùc hµnh : 14-16’
Bµi 1: Nh»m cñng cè biÓu t­îng vÒ h×nh thang.
Bµi 1: 
GV yªu cÇu HS tù lµm bµi, råi ®æi vë cho nhau ®Ó kiÓm tra chÐo. GV ch÷a vµ kÕt luËn.
HS tù lµm bµi, råi ®æi vë cho nhau ®Ó kiÓm tra chÐo.
Bµi 2: Nh»m gióp HS cñng cè nhËn biÕt ®Æc ®iÓm cña h×nh thang.
Bµi 2: 
GV yªu cÇu HS tù lµm bµi. Gäi mét HS nªu kÕt qu¶ ®Ó ch÷a chung cho c¶ líp. GV nhÊn m¹nh: H×nh thang cã mét cÆp c¹nh ®èi diÖn song song.
Bµi 3: Th«ng qua viÖc vÏ h×nh nh»m rÌn kÜ n¨ng nhËn d¹ng h×nh thang. Møc ®é: ChØ yªu cÇu HS thùc hiÖn thao t¸c vÏ trªn giÊy kÎ « vu«ng.
Bµi 3: HS thùc hiÖn thao t¸c vÏ trªn giÊy kÎ « vu«ng.
GV kiÓm tra thao t¸c vÏ cña HS vµ chØnh söa nh÷ng sai sãt (nÕu cã).
Bµi 4:
Bµi 4:
GV giíi thiÖu vÒ h×nh thang vu«ng, HS nhËn xÐt vÒ ®Æc ®iÓm cña h×nh thang vu«ng.
HS nhËn xÐt vÒ ®Æc ®iÓm cña h×nh thang vu«ng.
3. Cñng cè dÆn dß : 1-2’
- Nh¾c l¹i ®Æc ®iÓm cña h×nh thang.
Khoa học : HỖN HỢP
1.Mục tiêu :
1/ KT, KN :
- Nêu được một số ví vụ về hỗn hợp.
 - Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp ( tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng .)
.2/ TĐ : Thích khám phá khoa học,nghiêm túc trong giờ học.
* Kĩ năng sống:
- Kĩ năng tìm giải pháp để giải quyết vấn đề (tạo hỗn hợp và tách các chất ra khỏi hỗn hợp).
- Kĩ năng lựa chọn phương án thích hợp
- Kĩ năng bình luận đánh giá về các phương án đã thực hiện
 II, Chuẩn bị :
 - Hình trang 75,SGK.
 - Chuẩn bị ( đủ dùng cho các nhóm ):
 + Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột; chén nhỏ; thìa nhỏ.
 + Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước ( cát trắng, nước ); phễu, giấy lọc, bông thấm nước.
 + Hỗn hợp chứa chất lỏng không hoà tan vào nhau ( dầu ăn, nước ); Cốc( li ) đựng nước ; thìa.
 + Gạo có lẫn sạn; rá vo gạo; chậu nước. 
 II. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 4-5’
2. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: 1’
HĐ 2: Thực hành: “Tạo một hỗn hợp gia vị” : 10-12’
* GV cho HS làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm các nhiệm vụ sau:
a) Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt tiêu bột. Công thức pha do từng nhóm quyết định và ghi theo mẫu sau:
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra hỗn hợp
Tên hỗn hợp và đặc điểm của hỗn hợp
1. Muối tinh:..................
2. Mì chính( Bột ngọt):.................................
3. Hạt tiêu ( đã xay nhỏ):...
* GV cho các nhóm tiến hành làm việc.
* Cho HS thảo luận các câu hỏi:
- Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào?
- Hỗn hợp là gi?
* GV cho HS làm việc cả lớp:
* GV cùng HS theo dõi và nhận xét.
GV kết luận:
- Muốn tạo ra một hỗn hợp, ít nhất phải có 2 chất trở lên và các chất đó phải được trộn lẫn với nhau.
- Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau có thể tạo thành một hỗn hợp. Trong hỗn hợp, mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó.
HĐ 3: Thảo luận : 6-7’
* GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình trả lời câu hỏi trong SGK:
H? Theo bạn không khí là một chất hay một hỗn hợp?
H? Kể tên một số hỗn hợp khác mà bạn biết.
Kết luận:
- Trong thực tế ta thường gặp một số hỗn hợp như: gạo lẫn trấu; cám lẫn gạo; đường lẫn cát; muối lẫn cát; không khí, nước và các chất rắn không tan;...
 HĐ 4 : Trò chơi: Tách các chất ra khỏi hỗn hợp: 4-5’
* Cho HS hoạt động theo nhóm.
* Tổ chức và hướng dẫn:
- GV đọc câu hỏi( ứng với mỗi hình). Các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng. Sau đó nhóm nào lắc chuông trước được trả lời trước. Nhóm nào trả lời nhanh và đúng là thắng cuộc.
* GV theo dõi & nhận xét.
* GV nhận xét và đánh giá theo từng nhóm.
D. Củng cố dặn dò:
 - Gọi 1,2 HS nhắc lại nội dung bài học
 - Về nhà tiếp tục thực hành & chuẩn bị bài học sau.
- GV nhận xét tiết học. 
- 2 HS
- HS chú ý lắng nghe.
* HS chú ý theo dõi.
* HS chia nhóm theo sự hướng dẫn của GV.
- Nhóm trưởng cho các bạn quan sát và nếm riêng từng chất: muối, mì chính, hạt tiêu. Ghi nhận xét vào báo cáo.
- ...
- Gồm có : muối, mì chính, hạt tiêu bột.
- Nhiều chất trộn lẫn với nhau tạo thành hỗn hợp.
* Đại diện nhóm có thể nêu công thức trộn gia vị và mời các nhóm khác nếm thử gia vị của nhóm mình. Các nhóm nhận xét, so sánh xem nhóm nào tạo ra được một hỗn hợp gia vị ngon. 
* HS làm việc theo nhóm 
* Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình trước lớp, các nhóm khác bổ sung. 
* HS lắng nghe.
* HS làm việc theo nhóm.
* HS chú ý theo dõi
* HS chơi
* Các nhóm theo dõi và nhận xét.
H1: Làm lắng. 
H2: Sảy.
H3: Lọc.
* HS làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hiện theo các bước như yêu cầu ở mục Thực hành trang 75 SGK. Thư kí của nhóm ghi lại các bước làm thực hành:
Bài1: Tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng. 
* Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả trước lớp 
* Các nhóm khác theo dõi & nhận xét.
- HS lắng nghe
TV : KIỂM TRA HỌC KÌ I
Kiểm tra (viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng HKI :
 - Nghe – viết đúng bài CT (tốc dộ viết khoảng 95 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ ( văn xuôi)
- Viết được bài văn tả người theo nội dung, yêu cầu của đề bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docT1418KNS.doc