Thiết kế bài giảng các môn khối 5 - Tuần 14 năm học 2012

Thiết kế bài giảng các môn khối 5 - Tuần 14 năm học 2012

I. Mục tiêu:

 - Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người kể và các nhân vật thể hiện được tính cách nhân vật.

 - Hiểu được ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.)

II. Chuẩn bị: Tranh phóng to. Bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc.

III. Các hoạt động:

 

doc 31 trang Người đăng huong21 Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng các môn khối 5 - Tuần 14 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
 Thứ hai ngày 3 tháng 12 năm 2012 
TẬP ĐỌC: CHUỖI NGỌC LAM
I. Mục tiêu:
 - Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người kể và các nhân vật thể hiện được tính cách nhân vật.
 - Hiểu được ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.)
II. Chuẩn bị: Tranh phóng to. Bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: 
- Gọi HS đọc bài Trồng rừng ngập mặn và TLCH .
- Gv nhận xét ghi điểm .
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu : Giới thiệu chủ điểm
- Giới thiệu bài mới: Ghi tựa bài 
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
- Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?
- Kết hợp sửa sai, giúp HS hiểu nghĩa một số từ ở mục chú giải
- GV đọc diễn cảm bài văn.
c. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
+ Cô bé mua chuổi ngọc lam để tặng ai?
+ Em có tiền mua chuổi ngọc không?
- HS đọc đoạn 2 trả lời câu hỏi:
+ Chị của cô bé tìm gặp Pi-e để làm gì?
+ CH4: Dành cho HS khá, giỏi.
Vì sao Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao về chuổi ngọc lam?
+ Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?
- GV tóm tắt 3 nhân vật trong câu truyện điều nhân hậu tốt bụng.
- Em hãy cho biết ý nghĩa câu chuyện là gì?
d. Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm: 
- GV đọc và hướng dẫn HS đọc diễn cảm 2.
- Tổ chức HS thi đọc diễn cảm, yêu cầu cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc phân vai.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện.
- Về nhà tập đọc diễn cảm.
- Chuẩn bị: “Hạt gạo làng ta”.
- Nhận xét tiết học 
- 2 HS mỗi em đọc một đoạn và trả lời câu hỏi theo từng đoạn.
- Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe quan sát tranh chủ điểm.
- HS nghe nhắc lại tựa bài.
- 1 hs đọc toàn bài 
- Bài văn được chia làm hai đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến yêu quý.
+ Đoạn 2: còn lại
- Luyện đọc nối tiếp
- Luyện đọc theo cặp
- 1 HS đọc lại toàn bài
- HS lắng nghe nắm cách đọc.
- HS đọc to, lớp đọc thầm tìm hiểu TLCH
- Cô bé mua chuổi ngọc lam để tặng chị nhân ngày nô-en.
- Em không đủ tiền mua chuỗi ngọc. Em chỉ có một nắm xu, là số tiền đập con lợn đất.
- HS đọc to, lớp đọc thầm tìm hiểu TLCH
+ Để hỏi có đúng cô bé mua chuỗi ngọc ở tiệm Pi-e không? Chuỗi ngọc là thật? Pi-e bán với giá bao nhiêu?
+ Vì em bé mua bằng tất cả số tiền em dành dụm được.
+ Ba nhân vật trong truyện là những người nhân hậu, biết sống vì nhau, biết đem lại niềm vui, hạnh phúc cho nhau.
*Ý nhgĩa:Ca ngợi những nhân vật trong truyện là những người có tấm lòng nhân hậu, thương yêu người khác, biết đem lại niềm hạnh phúc, niềm vui cho người khác.
- 2 HS nối tiếp đọc lại bài
- Luyện đọc DC theo cặp
- 3-4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay. 
- Tổ chức HS đóng vai nhân vật đọc đúng giọng bài văn.
- HS nêu, lớp nghe khắc sâu kiến thức.
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.	
TOÁN: CHIA SỐ TỰ NHIÊN CHO SỐ TỰ NHIÊN
 THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu:
- Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên, thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.
* Bài tập cần làm: Bài1a, 2.
II. Chuẩn bị: Phấn màu.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: Gọi HS nêu lại cách chia nhẩm số thập phân cho 10, nhân nhẩm cho 0,1; ...
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 
- Nhận xét, ghi điểm .	
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Ghi tựa bài
b. HD thực hiện phép chia:
- Gọi 1 HS đọc đề toán ở ví dụ 1 SGK
+ Muốn biết cạnh của sân dài bao nhiêu mét ta làm thế nào ?
+ GV ghi phép chia lên bảng: 27 : 4 = ? (m)
+ HD HS thực hiện phép chia gọi 1HS làm trên bảng lớp làm vào vở nháp.
+ Gọi vài HS nêu kết quả .
 Vậy 27 :4 = 6,75 (m)
+ HS nêu cách chia.
- GV viết ví dụ 2 lên bảng : 43:52 = ? 
+ Phép chia này có thực hiện tương tự như phép chia 27 : 4 được không? Tại sao?
+ HD HS thực hiện phép chia bằng cách chuyển 43 thành 43,0 rồi chuyển phép chia 43 : 52 thành phép chia 43,0 : 52 
+ Gọi 1 HS lên bảng thực hiện phép chia, cả lớp làm vào giấy nháp.
+ Gọi vài HS nêu miệng kết quả.
- Nêu qui tắc chia 1 STN cho 1 STN mà thương tìm được là 1 số thập phân?
+ GV ghi bảng qui tắc, gọi vài HS nhắc lại.
c. Thực hành: 
Bài 1a: HSKG có thể làm thêm 1 trong 3 phép tinh ở bài b.
- Gọi HS nêu yêu cầu. (Đặt tính rồi tính)
- Gọi 3 HS lên bảng, cho lớp làm vào vở.
- GV nhận xét chấm chữa bài.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề, phân tích tóm tắt bài toán.
Tóm tắt : 25bộ hết : 70m
 6 bộ hết :m?
- Gọi 1 HS lên bảng giải, cả lớp giải vào vở.
- GV nhận xét chấm chữa bài.
Bài 3: Dành HS khá, giỏi
- Viết các PS thành STP
- HD HS giải tại lớp nếu có điều kiện; hoặc cho HS về nhà làm.
- Chấm một số vở, nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
- HS nhắc lại quy tắc chia.
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập 
- Nhận xét tiết học 
- HS nêu qui tắc, lớp theo dõi nhận xét.
- Điền dấu >,<,= vào chỗ chấm 
HS1: 12,35 : 10 ...12,35 x 0,1
HS2: 45,23 : 100 .45,23 x 0,01 
- Lớp nhận xét, sửa bài.
- Nghe nhắc lại tựa bài.
- 1HS đọc ,cả lớp đọc thầm .
+ Lấy chu vi chia cho 4 .
- HS thực hiện trên bảng, lớp làm nháp.
 27 4
 30 6,75 (m)
 20
 0
+ HS nêu kết quả, lớp nhận xét.
*Lấy 27 chia cho 4 , được 6 ,viết 6 ;6 nhân 4 bằng 24 ;27 trừ 24 bằng 3 ,viết 3 .
*Để chia tiếp, ta viết dấu phẩy vào bên phải 6 và viết thêm chữ số 0 vào bên phải 3 được 30 .30 chia 4 được 7, viết 7 ; 7 nhân 4 bằng 28 ; 30 trừ 28 bằng 2 ,viết 2.
*Viết thêm chữ số 0 vào bên phải 2 được 20; 20 trừ 20 bằng 0 ;viết 0 .
- Theo dõi .
+ Không thực hiện được vì số bị chia 43 bé hơn số chia 52.
+ HS theo dõi .
 43,0 52
 1 40 0,82
 36
- HS nêu như SGK .
+ Vài HS nhắc lại .
1/ HS nêu yêu cầu. 
- 3HS lên bảng, cho lớp làm vào vở.
a)12 : 5 = 2,4; 23 : 4 = 5,75; 882 : 36 = 24,5
b) HSKG 15 : 8 = 1,875; 75 : 12 = 6,25 
2/ HS đọc đề, phân tích tóm tắt bài toán.
- 1 HS lên bảng, lớp giải vào vở, nhận xét sửa bài. 
Bài giải: 
Số vải để may 1 bộ quần áo là :
70 : 25 = 2,8 (m)
Số vải may 6 bộ quần áo là :
2,8 x 6 = 16,8 (m)
Đáp số: 16,8 m.
3/ HS nêu yêu cầu. 
- HS thực hiện rồi nhận xét sửa bài.
Kết quả: ; ; 
- Vai HS nhắc lại, lớp nghe khắc sâu KT.
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
KHOA HỌC: GỐM XÂY DỰNG : GẠCH - NGÓI
I. Mục tiêu:
- Nhận biết một số tính chất của gạch, ngói và công dụng của chúng.
- Quan sát, nhận biết một số vật liệu xây dựng: gạch, ngói.
GDBVMT (Liên hệ):Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
 Chuẩn bị các tranh trong SGK. Chuẩn bị vài viên gạch, ngói khô và chậu nước.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Bài cũ: Đá vôi.
- Kể tên một số vùng núi đá vôi ở nước ta mà em biết?
- Nêu tính chất và lợi ích của đá vôi? 
- Nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới:	
a.Giới thiệu bài: “Gốm xây dựng: Gạch, ngói” 
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
	Hoạt động 1: Thảo luận.
*Mục tiêu: Giúp HS kể được tên một số đồ gốm. Phân biệt được gạch, ngói với các loại đồ sành, sứ. 
- GV chia lớp thành 2 nhóm để thảo luận: sắp xép các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được về các loại đồ gốm.
+ Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng gì?
+ Gạch, ngói khác các đồ sành đồ sứ ở điểm nào?
- Cho đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, chốt ý, Kết luận.
 Hoạt động 2: Quan sát.
*Mục tiêu: HS nêu được công dụng của gạch ngói.
- GV chia nhóm để thảo luận, yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm quan sát Sgk trang: 56, 57.
- Nêu tên các vật liệu và công dụng của nó trong các hình .
- Mái nhà ở hình 5 được lợp bằng ngói ở hình nào ? 
- Mái nhà ở hình 6 được lợp bằng ngới ở hình nào ? 
- GV nhận xét, chốt ý.
Kết luận: Có nhiều gạch và ngói gạch dùng để xây tường, lát sân, lát vỉa hè, lát sàn nhà. Ngói dùng để lợp mái nhà .
v Hoạt động 3: Thực hành.
*Mục tiêu: HS biết được tính chất của gạch ngói.
* Phương pháp “Bàn tay nặn bột”
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình:
+ Quan sát mẩu gạch, ngói em thấy gì?
+ Làm thực hành: Thả một mẩu gạch hoặc ngói khô vào nước, nhận xét xem có hiện tượng gì xảy ra. Giải thích hiện tượng đó.
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu ta đánh rơi viên gạch hoặc viên ngói 
+ Nêu tính chất của gạch ngói 
*Kết luận: Gạch , ngói thường xốp, có những lỗ nhỏ li ti chứa không khí & dễ vỡ. vì vậy cần phải lưu ý khi vận chuyển để tránh bị vỡ. 
3. Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 57 SGK.
- Chuẩn bị bài: “Xi măng”.
- Nhận xét tiết học .
- HS trả lới cá nhân.
- Lớp nhận xét.
- Nghe nhắc lại tựa bài.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sắp xếp các thông tin & tranh ảnh sưu tầm được về các loại đồ gốm vào giấy khổ to 
- Các nhóm treo sản phẩm trên bảng & cử người trình bày
- Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng đất sét .
- Tất Gạch, ngói hoặc nồi đất, được làm từ đất sét , nung ở nhiệt độ cao & không tráng men . Đồ sành , sứ đều là những đồ gốm được tráng men . Đặc biệt đồ sứ được làm bằng đất sét trắng , cách làm tinh xảo .
- Vài HS nhắc lại, lớp nghe khắc sâu kiến thức.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm các bài tập ở mục quan sát tr.56,57 SGK . - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình 
Hình 1(gạch ): Dùng để xây tường.
2.a (gạch ): Dùng để lát sàn hoặc vỉa hè.
2.b( gạch ): Dùng để lát sàn nhà.
2.c ( gạch: Dùng để ốp tường.
4( ngói ): Dùng để lợp mái nhà.
- Hình 4C.
- Hình 4A.
- Vài HS nhắc lại, lớp nghe khắc sâu kiến thức.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát và thực hành.
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thực hành & giải thích hiện tượng 
+ Thấy có rất nhiều lổ nhỏ li ti
- Thấy vô số bọt nhỏ từ viên gạch hoặc viên ngói thoát ra, nổi lên mặt nước.
Giải thích: Nước tràn vào các lỗ nhó li ti của viên gạch hoặc viên ngói, đẩy không khí ra tạo thành các bọt khí.
+ Nếu ta đánh rơi viên gạch hoặc viên ngói thì nó sẽ vỡ
+ Gạch, ngói thường xốp, có những lỗ nhỏ li ti chứa không khí & dễ vỡ.
- Vài HS nhắc lại, lớp nghe khắc sâu kiến thức.
- Vài HS nêu, lớp nghe khắc sâu kiến thức.
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
ĐẠO ĐỨC: TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện tôn trọng phụ nữ.
 *HS KG: Biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ; biết chăm sóc giúp đỡ chị em gái và phụ nữ.
 * GDKNS - Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với phụ nữ
 -Kĩ năng ra quyết định ...  kết quả
Lời giải:
a) Mưa đã ngớt và trời tạnh dần.
b) Thuý Kiều là chị còn em là Thuý Vân.
c) Không những Nam học giỏi toán mà Nam còn chăm chỉ giúp mẹ việc nhà.
- Nêu yêu cầu bài tập
- xác định người cần tả
- HS thực hành viết bài ( tả : da,vóc dáng, tóc, giọng nói, ...có sử dụng QHT )
- HS trình bày miệng.
- HS lắng nghe và thực hiện.
LTT : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Củng cố về phép chia số thập phân
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Muốn chia một số thập phân cho một số tự nhiên, ta làm thế nào?
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:
a) 7,44 : 6 b) 0,1904 : 8
c) 6,48 : 18 d) 3,927 : 11
- HD HS yếu làm bài
- NX, chữa bài
Bài tập 2: Tính bằng cách thuận tiện:
a)70,5 : 45 – 33,6 : 45
b)23,45 : 12,5 : 0,8
- HD HS yếu làm bài
- NX, chữa bài
Bài tập 3: Tìm x:
a) X x 5 = 9,5
b) 21 x X = 15,12
- NX, chữa bài
Bài tập 4: (HSKG)
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 6,18	38
 2 38	
 10 0,16 
- Thương là:.........
- Số dư là:.............
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- Nêu yêu cầu bài tập
- Tự làm bài và nêu kết quả
Lời giải:
a) 1,24 b) 0,0213
c) 0,36 d) 0,357
- Nêu yêu cầu bài tập
- HS sử dụng t/c giao hoán và kết hợp,làm bài
- Nêu cách làm và kết quả
Lời giải:
a) 70,5 : 45 – 33,6 : 45
 = ( 70,5 – 33,6) : 45
 = 36,9 : 45
 = 0,82.
b) 23,45 : 12,5 : 0,8
 = 23,45 : (12,5 x 0,8)
 = 23,45 : 10
 = 2,345
- Nêu yêu cầu bài tập
- Nêu tên gọi thành phần X, cách tìm
- Tự làm bài và nêu kết quả
Lời giải:
a) X x 5 = 9,5
 X = 9,5 : 5
 X = 1,9
b) 21 x X = 15,12
	X = 15,12 : 21
 X = 0,72
- Nêu yêu cầu bài tập
- tìm thươngvà số dư, giải thích tại sao số dư là 0,1 ( vì nó thuộc phần thập phân, có giá trị là 
Lời giải:
- Thương là: 0,16
- Số dư là:0,1
- HS lắng nghe và thực hiện.
Buổi chiều
Âm nhạc :
ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA,ƯỚC MƠ. NGHE NHẠC.
 I/ MỤC TIÊU: HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của 2 bài hát.
 II/ CHUẨN BỊ: Đàn Organ. Thanh phách, song loan. 
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Phần mở đầu.
GV dùng thanh phách gõ tiết tấu 1 trong 3 câu hát đầu của bài Những bông hoa những bài ca để HS nhận biết tiết tấu vừa nghe và tổ chức ôn tập.
 2/ Phần hoạt động :
a/ Nội dung 1: Ôn tập 2 bài hát.
* Hoạt động 1: Ôn tập bài Những bông hoa những bài ca.
- GV đàn cho HS hát lại bài với tình cảm vui tươi, náo nức.
+ GV hướng dẫn HS cách hát đối đáp và đồng ca.
- Một HS hát: Cùng nhau.........đường phố.
- Một HS hát tiếp: Ngàn hoa...........yêu đời.
- Cả lớp cùng hát: Những đoá hoa........các thầy các cô.
Lời 2 cách hát giống lời 1. Có thể trình bày như SGK.
+ Chọn 1 vài em HS biết thể hiện động tác phụ hoạ trình bày cho cả lớp xem để tham khảo.
* Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Ước mơ.
- GV đệm đàn HS hát và vận động theo nhạc.
- Hướng dẫn HS hát có lĩnh xướng và đồng ca.
+ Một HS hát: Gió vờn cánh...........mong chờ.
+ Cả lớp hát: Em khao khát..........tô đẹp muôn nhà.
Cho HS trình bày bài hát theo tổ, HS nhận xét tổ nào thể hiện tốt nhất. GV nhận xét chung.
- Cho HS hát kết hợp vận động theo nhạc.
b/ Nội dung 2: Nghe nhạc.
- Cho HS nghe 1 bài hát thiếu nhi chọn lọc hoặc 1 bài dân ca rồi nói lên cảm nhận của mình.
3/ Phần kết thúc: 
- Cho HS hát lại 1 trong 2 bài hát đã ôn tập.
- Chuẩn bị tốt tiết học sau: ÔN TĐN số 3,4.
- Đoc trước câu chuyện kể âm nhạc: Nhạc sĩ Cao Văn Lầu.
GV nhận xét tiết học.
- HS nghe, trả lời.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện theo h/dẫn của GV.
- 1 vài HS hát kết hợp động tác phụ hoạ.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện theo h/dẫn của GV.
- HS thực hiện theo tổ.
- Hát kết hợp vận động.
- HS lắng nghe và nêu cảm nhận của mình.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
ĐỊA LÍ: GIAO THÔNG VẬN TẢI
I/Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông vận tải ở nước ta:
+ Nhiều loại đường và phương tiện giao thông.
+ Tuyến đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1A là tuyến đường sắt và đường bộ dài nhất nước ta.
- Chỉ một số tuyến đường chính trên bản đồ đường sắt thống nhất, quốc lộ 1A.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải.
*HSKG:- Nêu được một vài đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông nước ta:tỏa khắp nước; tuyến đường chính chạy theo hướng Bắc – Nam.
- Giải thích vì sao nhiều tuyến giao thông chính của nước ta chạy theo chiều Bắc –Nam.
II/Chuẩn bị: - Bản đồ Giao thông Việt Nam. Hình 1 và hình 2 trong SGK.
	 - Một số tranh ảnh về loại hình và phương tiện giao thông .
III/ Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: Công nghiệp (tt ) 
 + Cho biết các ngành công nghiệp khai thác dầu, than, a-pa-tít có ở những đâu? 
 + Vì sao các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và vùng ven biển? 
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Giao thông vận tải
b. Tìm hiểu bài:
*H/động 1: Các loại hình giao thông vận tải (làm việc theo cặp)
+ Hãy kể tên các loại hình giao thông vận tải trên đất nước ta mà em biết .
+ Quan sát hình 1 trong SGK, cho biết các loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá .
+ Vì sao đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hoá?
* Kết luận: 
- Nước ta có đủ các loại hình giao thông vận tải : đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không .
 - Đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá và hành khách .
*Hoạt động 2: Phân bố một số loại hình giao thông (làm việc cá nhân)
GV yêu cầu HS tìm trên hình 2 quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, các sân bay quốc tế như Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, các cảng biển như Hải Phòng, Đà Nẵng...
+ Hãy nhận xét sự phân bố các loại hình giao thông.
+ Tuyến đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A đi qua những thành phố nào?
+ Hiện nay nước ta đang xây dựng tuyến đường nào để phát triển kinh tế xã hội?
- GV cho HS biết thêm : Đó là con đường huyền thoại, đã đi vào lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, nay đã và đang góp phần phát triển kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh miền núi .
- Gv cho hs rút ra nội dung bài học
3.Củng cố,dặn dò:
+ Nước ta có những loại hình g/thông nào? 
+ Chỉ trên hình 2 trong SGK các sân bay quốc tế, các cảng biển lớn của nước ta?
- 2HS lên bảng trả lời câu hỏi
- Lớp nhận xét.
- Nghe nhắc lại tựa bài.
- HS làm việc theo cặp và nêu kết quả
- Các phương tiện và các loại hình gia thông là:
+ Đường bộ: ô tô, xe máy, xe đạp, xe ba bánh, xe xích lô.
+ Đường thuỷ: tàu thuỷ, ca nô, thuyền.
+ Đường sắt: tàu hoả.	
+ Đường hàng không: Máy bay.
- Đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá .
- Vì ô tô có thể đi lại nhiều dạng địa hình, len lỏi vào các ngõ nhỏ, nhận và giao hàng nhiều địa điểm khác nhau, đi trên đoạn đường có chất lượng khác nhau.
- HS lắng nghe nhắc lại.
- HS lên bảng chỉ vào bản đồ và nêu quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, các sân bay quốc tế như Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, các cảng biển như Hải Phòng, Đà Nẵng...
- Nước ta có mạng lưới giao thông toả đi khắp nước. Các tuyến giao thông chính chạy dài từ Bắc đến Nam.
- Hà Nội, Thanh Hoá, Vinh, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nước ta đang xây dựng đường Hồ Chí Minh.
- HS lắng nghe.
- Hs rút ra và đọc lại, lớp đọc thầm.
- HS trả lời, lớp nhận xét.
LTT : LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Củng cố về phép chia số thập phân
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Muốn chia một số tự nhiên cho một số thập phân, ta làm thế nào?
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:
a) 8640 : 2,4 b) 550 : 2,5
c) 720 : 4,5 d) 150 : 1,2
- HD HS yếu làm bài
- NX, chữa bài
Bài tập 2: Tìm x:
a) X x 4,5 = 144
b) 15 : X = 0,85 + 0,35
- NX, chữa bài
Bài tập 3:Tính:
400 + 500 + 
55 + + 
- HD HS yếu làm bài ( có thể chuyển về số TP, hoặc phân số )
- NX, chữa bài
Bài tập 4: (HSKG)
Một ô tô trong 3 giờ đầu, mỗi giờ chạy được 36km, trong 5 giờ sau, mỗi giờ chạy được 35km. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đó chạy được bao nhiêu km? 
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- Nêu yêu cầu bài tập
- Tự làm bài và nêu kết quả
Lời giải:
a) 360 b) 22
c) 16 d) 12,5
- Nêu yêu cầu bài tập
- Nêu tên gọi thành phần X, cách tìm
- Tự làm bài và nêu kết quả
Lời giải:
a) X x 4,5 = 144
 X = 144 : 4,5
 X = 32
b) 15 : X= 0,85 + 0,35
 15 :X = 1,2
 X = 15 : 1,2
 X = 12,5
- Nêu yêu cầu bài tập
- Tự làm bài và nêu kết quả
Lời giải:
a) 400 + 500 + 
= 400 + 500 + 0,08
= 900 + 0,08
= 900,08
 b) 55 + + 
 = 55 + 0,9 + 0,06
 = 55,9 + 0,06
 = 56,5
- đọc đề toán, nêu dữ kiện
- nhắc lại cách giải bài toán tìm số TBC
- Tự làm bài và nêu kết quả
Lời giải:
Ô tô chạy tất cả số km là:
 36 x 3 + 35 x 5 = 283 (km)
Trung bình mỗi giờ ô tô đó chạy được km là: 283 : (3 + 5) = 35,375 (km)
 Đáp số: 35,375 km.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thể dục : Bài thể dục phát triển chung
Trò chơi “ thăng bằng”
I. Mục tiêu.
- Chơi trò chơi “thăng bằng”. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động nhiệt tình.
- Ôn bài thể dục phát triển chung .yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác
II. Địa điểm –Phương tiện .
- Thầy: giáo án, sách giáo khoa, còi .
- Trò: sân bãi, trang phục gọn gàng theo quy định .
 III . Nội dung – Phương pháp thể hiện .
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
I. Mở đầu
6 phút
1. nhận lớp
*
2. phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học
2phút
********
********
3. khởi động:
3 phút
đội hình nhận lớp
- học sinh chạy nhẹ nhàng từ hàng dọc thành vòng tròn, thực hiện các động tác xoay khớp cổ tay, cổ chân, hông, vai , gối, 
2x8 nhịp
đội hình khởi động
cả lớp khởi động dưới sự điều khiển của cán sự
P II. Phần Cơ bản
18-20 phút
- Chơi trò chơi thăng bằng 
- Ôn 8 động tác thể dục đã học
- Thi đua giữa các tổ
10 phút
2x8
GV điều khiển trò chơi yêu cầu các em chơi nhiệt tình, vui vẻ, đoàn kết
GV cho H/s ôn tập chung cả lớp
Cho các tổ thi đua biểu diễn
 *
********
********
********
III. kết thúc.
- Tập chung lớp thả lỏng.
- Nhận xét đánh giá buổi tập
- Hướng dẫn học sinh tập luyện ở nhà: Ôn 8 động tác của bài thể dục phát triển chung.
5-7 phút
*
*********
*********

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 5Tuan 14cktknbvmt.doc