Thiết kế bài giảng các môn khối 5 - Tuần 15 năm 2008

Thiết kế bài giảng các môn khối 5 - Tuần 15 năm 2008

I/ MỤC TIÊU

1. Đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng, từ khó : Chư Lênh, trọng, trưởng buôn, Rock, lũ làng, phăng phắc,.

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả.

- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung từng đoạn.

2. Đọc - hiểu

- Hiểu nghĩa các từ ngữ : Buôn, nghi thức, gùi,.

- Hiểu nội dung của bài: Tình cảm của ngời Tây Nguyên yêu quí cô giáo, biết trọng văn hóa, mong muốn cho con em của dân tộc mình đợc học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

 

doc 45 trang Người đăng huong21 Lượt xem 516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng các môn khối 5 - Tuần 15 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
 Thứ hai ngày 8 tháng 12 năm 2008
 Tập đọc:
 Buôn Chư Lênh đón cô giáo
I/ Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng, từ khó : Chư Lênh, trọng, trưởng buôn, Rock, lũ làng, phăng phắc,...
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả.
- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung từng đoạn.
2. Đọc - hiểu 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : Buôn, nghi thức, gùi,..
- Hiểu nội dung của bài: Tình cảm của ngời Tây Nguyên yêu quí cô giáo, biết trọng văn hóa, mong muốn cho con em của dân tộc mình đợc học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
Ii. đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ trang 114, SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS đọc thuộc bài thơ Hạt gạo làng ta và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả cảnh vẽ trong tranh.
- Giới thiệu: Người dân miền núi nước ta rất ham học. 
- 2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Yêu cầu 4 SHHS đọc tiếp nối từng đoạn (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm. Ngắt giọng cho từng HS (nếu có).
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc thành bài.
- GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc như sau 
- 3 HS đọc bài, lần lợt trả lời câu hỏi.
- Tranh vẽ ở một buôn làng, mọi người dân rất phấn khởi, vui vẻ đón tiếp một cô giáo trẻ.
- Lắng nghe
 - HS đọc bài theo trình tự:
- HS 1:Căn nhà sàn chật ... dành cho khách quí.
- HS 2: Y Hoa đến .. chém nhát dao 
- HS 3: Già Rok xoa tay ... cái chữ nào 
- HS 4: Y Hoa lấy trong túi ... Chữ cô giáo..
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
2 HS ngồi cùng bàn đọc tiếp nối từng đoạn (đọc 2 vòng)
- 1 HS đọc thành tiếng trớc lớp.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
+ Toàn bài đọc với giọng kể chuyện : trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng ; vui hớn hở ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ.
- Nhấn giọng ở những từ ngữ : Như đi hội, vừa lùi, vừa trải, thẳng tắp
b) Tìm hiểu bài
+ Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh làm gì
+ Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo Y Hoa như thế nào ?
? Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quí "cái chữ" 
? Tình cảm của cô giáo Y Hoa đối với người dân nơi đây nh thế nào ?
+ Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì ?
+ Bài văn cho em biết điều gì ?
.c, Đọc diễn cảm 
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3 - 4
+ Treo bảng phụ có viết đoạn văn.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
 - Câu trả lời: 
+ Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để dạy học.
+ Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo Y Hoa rất trang trọng và thân tình...
+ Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. ..
+ Cô giáo Y Hoa rất yêu quí người dân ở buôn làng, cô rất xúc động, 
+ Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ cho thấy :
- Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết.
+ Bài văn cho em biết người dân Tây Nguyên đối với cô giáo và nguyện vọng mong muốn cho con em dân tộc mình được học hành, thoát khỏi mù chữ, đói nghèo, lạc hậu.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính
+ Theo dõi GV đọc mẫu
+ 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc bài cho nhau nghe.
 - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
- Nhận xét cho điểm HS.
3. Củng cố - dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học và soạn bài Về ngôi nhà đang xây.
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Toán:
luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp HS :
- Củng cố qui tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Rèn kĩ năng thực hiện chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Luyện tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
- Giải bài toán có sử dụng phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
II. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoatf động 1. Củng cồ kiến thức 
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét ghi điểm.
* Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài : Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài toán luỵên tập về chia một số thập phân cho một số thập phân.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV cho HS nêu yêu cầu bài.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó yêu cầu 3 HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS
Bài 3
- GV Yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét ghi điểm.
Bài 4 
- GV gọi HS nêu y/c
Gv hỏi: Để tìm số dư của 218 : 3,7 chúng ta phảI làm gì?
Bài tập y/c chúng ta thực hiện phép chia đến khi nào?
- Y/c HS đặt tính và tính.
3. Củng cố dặn dò 
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị .
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi nhận xét.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a, 17,15 : 3,9 = 4,5 
b, 0,603 : 0,09 = 6,7
c, 0,3068 : 0,26 = 1,18
- 1 HS nêu : Bài tập yêu cầu chúng
 ta tìm x
- 3 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp
 làm bài vào vở bài tập.
a, X x 1,8 = 72 
 X = 72 : 1,8
 X = 40
 - 1 HS nhận xét bài làm của bạn, nếu 
có sai thì sửa lại cho đúng.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 1 HS đọc đề toán trước lớp, HS cả
 lớp đọc thầm đề toán 
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập, 
Bài giải
 1 lít dầu hoả nặng là :
3,952 :5,2 = 0,76 (kg)
Số lít dầu hoả có là:
5,32 :0,76 =7 (l)
 Đáp số : 7 l 
- 1 HS nhận xét , chữa bài
- 1 HS nêu y/c
- Chúng ta phảI thực hiện phép chia
 218 : 3,7
-đến khi lấy được 2 chữ số ở phần thập phân.
-HS làm bài 
- Nhận xét , chữa bài 
 - HS lắng nghe.
 - HS chuẩn bị bài sau bài sau. 
Lịch sử:
 Chiến thắng biên giới thu - đông 1950
I. Mục tiêu
Sau bài học HS nêu được
- Lí do ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
- Trình bày sơ lược chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
- ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu đông 1950
- Nêu được sự khác biệt giữa chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 và chiến thắng Biên giới thu đông 1950.
II. Đồ dùng dạy học
-Lược đồ chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
-Các hình minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- GV gọi 2 học sinh lên bảng hỏ và yêu cầu trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài
Sau chiến thắng Việt Bắc, thế và lực của quân dân ta đủ mạnh để chủ động tiến công địch, bài Chiến thắng Biên giới thu đông 1950.
- 3 HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
+Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì?
+Nêu ý nghĩa của thắng lợi Việt Bắc thu - đông 1947.
Hoạt động 1: Ta quyết định mở chiến dịch biên giới thu - đông 1950
- GV dùng bản đồ Việt Nam sau đó giới thiệu.
+ Giới thiệu các tỉnh trong Căn cứ địa Việt Bắc, giới thiệu đến tỉnh nào thì dán vào vị trí tỉnh đó một hình tròn đỏ.
+ Giới thiệu: Từ năm 1948 đến giữa năm 1950, ta mở một loạt các chiến dịch quân sự và giành được hiều thắng lợi. Trong tình hình đó, thực dân Pháp âm mưu cô lập Căn cứ địa Việt Bắc.
 Chúng khoá chặt biên giới Việt - Trung.
 Tập trung lực lượng lớn ở Đông bắc trong đó có hai cứ điểm lớn là Cao Bằng, Đông Khê ( dán hình trònn đen lên lược đồ ở hai vị trí này). Ngoài ra còn nhiều cứ điểm khác, tạo thành một khu vực phòng ngự, có sự chỉ huy thống nhất và có thể chi viện lẫn nhau.
Hỏi: Nếu để Pháp tiếp tục khoá chặt biên giới Việt - Trung, sẽ ảnh hưởng gì đến Căn cứ địa Việt Bắc và kháng chiến của ta?
- Vậy nhiệm vụ của kháng chiến lúc này là gì?
- HS trao đổi và nêu ý kiến: Nếu tiếp tục để địch đóng quân tai đây và khoá chặt Biên giới Việt - Trung thì căn cứ địa Việt Bắc bị cô lập. không khai thông được đường liên lạc quốc tế.
- Lúc này chúng ta cần phá tan âm mưu khóa chặt biên giới của địch, khai thông biên giới, mở rộng quan hệ giữa ta và quốc tế.
Hoạt động 2: diễn biến, kết quả chiến dịch biên giới thu - đông 1950
- Thảo luần nhóm 
+Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận nào? Hãy thuật lại trận đánh đó.
+Sau khi mất Đông Khê, địch làm gì? Quân ta làm gì trước hành đông đó của địch?
+Nêu kết quả của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
- GV tổ chức cho 3 nhóm HS thi trình bày chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
Hỏi: Em có biết vì sao ta lại chọn Đông Khê là trận mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 không?
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng em vừa trình bày diễn biến của chiến dịch, các bạn trong nhóm nghe và bổ sung ý kiến cho nhau.
Các nội dung cần trình bày:
+ Trận đánh mở màn chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là trận Đông Khê. Địch ra sức tấn công Đông Khê. Ngày 16/9/1950 ta nổ súng tấn công Đông Khê. Địch ra sức cố thủ trong lô cốt và dùng máy bay bắn phá suốt ngày đêm. Với tinh thần quyết thắng, bộ đội ta đã anh dũng chiến đấu. Sáng 18/9/1950 quân ta chiếm được cứ điểm Đông Khê.
+Mất Đông Khê, quân Pháp ở Cao Bằng bị cô lập, chúng buộc phải rút khỏi Cao Bằng, theo đường số 4 chiếm lại Đông Khê. Sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt, quân địch ở đường số 4 phải rút chạy.
+ Qua 29 gày đêm chiến đấu ta đã diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch, giải phóng một thị xã và thị trấn, làm chủ 750 km2 trên dải biên giới Việt - Trung. Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.
-3 nhóm HS trình bày.
- HS cả lớp tham gia nhận xét
- Vì Dông khê la một trong căn cứ điểm trên đường số 4,cùng với 1 số điểm khác liên kết mhawmf khóa chặt biên giới Việt Trung .
Hoạt động 3: ý nghĩa của chiến thắng biên giới thu - đông 1950
- Gv yêu cầu HS thảo luận theo bàn cùng trả lời câu hỏi sau để rút ra ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu - đông 1950.
+ Nêu điểm khác chủ yếu của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 với chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. Điều đó cho thấy sức mạnh của quân và dân ta như thế nào so với nhữg ngày đầu kháng chiến?
+ Chiến thắng Biên giới thu đông 1950 đem lại kết quả gì cho cuộc kháng chiến của ta?
+ Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 có tác động thế nào đến địch? Mô tả những điều em thấy trong hình 3
- GV tổ chức cho HS nêu ý kiến trước lớp
- GV kết luận:
Hoạt động 4: Bác Hồ trong chiến dịch biên giới thu đông 1950, gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu
- GV yêu cầu HS là ... ả trước lớp, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến. 
- 
Củng Cố, Dặn Dò
- GV tổng kết tiết học, tuyên dơng các HS, các nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài.
- GV dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
+ Mỗi nhóm được đặt 1 trong các tên: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu,...
- Nhóm Huế giới thiệu về thành phố Huế....
- Các nhóm cử đại diện lên giới thiệu hoặc tiếp nối nhau giới thiệu.
- HS lắng nghe
- HS chuẩn bài sau.
Thứ sáu ngày tháng năm 2010
Toán 
 Giải toán về Tỉ số phần trăm
I. Mục tiêu
Giúp HS :
- Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Vận dụng để giải các bài toán đơn giản về tìm tỉ số phần trăm của hai số.
III.Các hoạt động dạy- học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động1: Củng cố kiến thức
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
* Giới thiệu bài
Hoạt động 2. Hướng dẫn giải bài toán về tỉ số phần trăm 
a, Giới thiệu cách tìm tỉ số phần trăm của 315 và 600
- GV nêu bài toán ví dụ :.
- GV yêu cầu HS thực hiện
- Viết tỉ số giữa số học sinh nữ và số học sinh toàn trường.
Hãy tìm thương 315 : 600
+ Hãy nhân 0,525 với 100 rồi lại chia cho 100.
+ Hãy viết 52,5 : 100 thành tỉ số phần trăm.
- GV nêu : các bước trên chính là các bước chúng ta đi tìm tỉ số phần trăm giữa số học sinh nữ và số học sinh toàn trường.
* Vậy tỉ số phần trăm giữa số học sinh nữ và số học sinh toàn trường là 52,5%.
*Ta có thể viết gọn các bước tính trên như sau :
315 : 600 = 0,525 = 52,2%
- GV hỏi : Em hãy nêu lại các bước tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600.
b, Hướng dẫn giải bài toán về tìm tỉ số phần trăm
- GV nêu bài toán : 
- GV giải thích : Có 80kg nước biển, khi lượng nước bốc hơi hết thì người ta thu được 2,8kg muối. Tìm tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét bài làm của HS.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc bài mẫu và tự làm bài.
 - GV gọi HS đọc các tỉ số phần trăm vừa viết được.
- GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 2
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
 - GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi : Muốn biết số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp học ta làm thế nào ?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng
- GV nhận xét ghi điểm.
* HĐNT: 
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi nhận xét.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS nghe và tóm tắt lại bài toán.
- HS làm và nêu kết quả của từng bước :
+ Tỉ số giữa số học sinh nữ và số học sinh toàn trường là : 315 : 600
+ 315 : 600 = 0,525
+ 0,525 x 100 : 100 = 52,5 : 100
+ 52,5%
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo
 dõi, bổ sung ý kiến và thống nhất 
các bước làm như sau : 
+ Tìm thương của 315 và 600.
+ Nhân thương đó với 100 và viết 
thêm kí hiệu % vào bên phải.
- HS nghe tóm tắt bài toán.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp 
làm bài vào vở 
- HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra
 bài của mình.
- HS làm bài vào vở bài tập, sau đó 
hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở 
để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 1 HS trình bày trước lớp, HS cả 
lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nêu : Bài tập yêu cầu chúng ta
 tính tỉ số phần trăm của hai số.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp
 làm bài vào vở bài tập.
a, 19 và 30
19 : 30 = 0,6333 = 63,33%
b, 45 và 61
45 : 61 = 0,7377 = 73,77%
- HS theo dõi bài chữa của GV và
 tự kiểm tra bài của mình.
- 1 HS đọc đề toán trước lớp, HS cả 
lớp đọc thầm 
- HS : Chúng ta phải tính tỉ số phần
 trăm giữa số học sinh nữ và số học 
sinh cả lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp
 làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ
 và số học sinh của lớp là :
13 : 25 = 0,52
0,52 = 52%
Đáp số : 52%
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn, HS
 cả lớp theo dõi bổ sung ý kiến.
 - HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau bài sau. 
 Tập làm văn:
 luyện tập tả người
 (Tả hoạt động)
I. Mục tiêu
* Lập được dàn ý chi tiết chi bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập nói, tập đi.
* Chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của em bé.
Ii. đồ dùng dạy - học
Tranh ảnh về em bé.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Chấm đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến.
- Nhận xét ý thức học bài ở nhà của HS.
2. Dạy - học bài mới
2.1 Giới thiệu bài: 
- GV nêu : Để chuẩn bị tốt cho một bài văn tả người. Tiết học hôm nay giúp các em lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người bạn hay tả em bé đang tuổi tập nói, tập đi, viết đoạn văn tả hoạt động của em bé từ dàn ý đã lập.
2.2 Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS tự lập dàn ý.
 - 3 HS mang đoạn văn lên cho GV chấm.
- HS nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
	Gợi ý HS 
- Mở bài :
Giới thiệu em bé định tả : em bé đó là bé trai hay bé gái ? Tên bé là gì ? Bé mấy tuổi. Bé là con nhà ai ? Bé có nét gì ngộ nghĩnh đáng yêu ?
- Thân bài :
Tả bao quát về hình dáng của bé.
+ Thân hình bé như thế nào ?
+ Mái tóc.
+ Khuôn mặt (Miệng, má, răng)
+ Tay chân.
Tả hoạt động của bé : Nhận xét chung về bé. Em thích nhất bé làm gì ? Em tả những hoạt động của bé : khóc, cười, tập đi, tập nói, đòi ăn, chơi đồ chơi, làm nũng mẹ, xem phim hoạt hình, đùa nghịch.
Kết bài : Nêu cảm nghĩ của em về bé.
+ Yêu cầu HS làm vào giấy dán lên bảng, GV cùng HS cả lớp đọc, nhận xét, bổ sung để hoàn thành một dàn ý hoàn chỉnh.
- Gọi HS dưới lớp đọc dàn ý của mình. GV chú ý sửa chữa.
- Cho điểm HS làm bài đạt yêu cầu.
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS : Dựa vào dàn ý em đã lập và hoạt động của em bé đã xác định để viết đoạn văn sao cho câu văn sinh động, tự nhiên, cố gắng thể hiện nét ngộ nghĩnh đáng yêu của bé và tình cảm của em dành cho bé.
- Yêu cầu HS viết vào giấy dán bài lên bảng, đọc đoạn văn. GV bổ sung, sửa chữa 
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn mình viết. 
- Cho điểm cho HS viết đạt yêu cầu.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn và quan sát hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé đang tuổi tập nói, tập đi.
+ Nhận xét, bổ sung.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc dàn ý của mình.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 1 HS làm vào giấy, HS cả lớp làm vào vở.
- Bổ sung, sửa chữa đoạn văn của bạn.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Khoa học
 Cao Su
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Kể tên một số đồ dùng làm bằng cao su.
- Nêu được các vật liệu để chế tạo ra cao su.
- Làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của cao su.
- Biết cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
II. Đồ Dùng Dạy- Học.
- HS chuẩn bị bóng cao su và dây chun.
- Hình minh hoạ trang 62,63 SGK.
III. Các Hoạt Động Dạy - Học 
Hoạt động dạy
hoạt động học
Hoạt động khởi động
- Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài trước, sau đó nhận xét và cho điểm từng HS.
- Giới thiệu: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cao su.
- 2 HS lên bảng lần lượt trả lờicác
 câu hỏi 
- Lắng nghe.
Hoạt động 1 : Một số đồ dùng được làm bằng cao su
- GV nêu yêu cầu: Hãy kể tên những đồ dùng bằng cao su mà em biết ?
- GV ghi nhanh tên các đồ dùng lên bảng. Gợi ý học sinh có thể nhìn vào các hình minh hoạ trong SGK.
- GV hỏi : Dựa vào những kinh nghiệm thực tế để sử dụng những đồ dùng làm bằng cao su, em thấy cao su có tính chất gì ?
- GV nêu : Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều đồ dùng được làm bằng cao su. Cao su có tính chất gì ? Các em cùng làm thí nghiệm để biết được điều đó.
- Tiếp nối nhau kể tên: Các đồ 
dùng được làm bằng cao su: ủng, 
tẩy, đệm, xăm xe, lốp xe, găng 
tay, bóng đá, bóng truyền, chun, 
dây curoa, dép
- HS trả lời: Cao su dẻo, bền, cũng
 bị mòn.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2 : Tính chất của cao su
- Tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm .
- Yêu cầu nhóm trưởng kiểm tra để đảm bảo mỗi nhóm có : 1 quả bóng cao su, 1 dây chun, 1 bát nước.
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn của Gv, quan sát, mô tả hiện tượng và kết quả quan sát.
- Thí nghiệm 1: 
+ Ném quả bóng cao su xuống nền nhà.
-Thí nghiệm 2 :
+ Kém căng dây cao su hoặc dây chun rồi thả tay ra.
- Thí nghiệm 3 :
+ Thả 1 đoạn dây chun vào bát nước.
- GV đi quan sát, hướng dẫn các nhóm làm. nhắc mỗi học sinh làm mỗi thí nghiệm có thể làm lại nhiều lần để quan sát hiện tượng sẩy ra cho chính xác, sau đó gọi 3 nhóm lên mô tả hiện tượng và kết quả của từng thí nghiệm.
 - GV làm thí nghiệm 4 trước lớp.
- GV mời 1 HS lên cầm 1 đầu sợi dây cao su, đầu kia GV bật lửa đốt. Hỏi học sinh: Em có thấy nóng tay không ?
- GV hỏi: Qua các thí nghiệm trên em thấy cao su có những tính chất gì ?
- Kết luận: Cao su có 2 loại, cao su tự nhiên là cao su nhân tạo. Cao su tự nhiên.
Hoạt động kết thúc:
- Hỏi: Chúng ta cần lưu ý điều gì khi sử dụng đồ bằng cao su ?
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết và ghi lại vào vở, chuẩn bị một đồ dùng bằng nhựa vào tiết sau.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới 
tạo thành 1 nhóm, hoạt động dưới 
sự điều khiển của nhóm trưởng.
 - Nghe GV hướng dẫn.
- Làm thí nghiệm trong nhóm. Thư
 kí ghi lại kết quả quan sát của các bạn.
- Đại diện của 3 nhóm lên làm lại 
thí nghiệm, mô tả hiện tượng xảy ra, 
các nhóm khác bổ sung và đi đến ý 
kiến thống nhất:
+ Thí nghiệm 1 : Khi ta ném quả 
bóng cao su xuống nền nhà, ta thấy
 quả bóng nảy lên. Chỗ quả đập 
xuống nền nhà bị lõm lại 1 chút rồi 
lại trở về hình dáng ban đầu. Thí 
nghiệm chứng tỏ cao su có tính đàn hồi.
+ Thí nhiệm 2 : Dùng tay kéo căng 
sợi dây cao su, ta thấy sợi dây dãn
 ra nhưng khi ta buông dây ra thì sợi 
dây lại trở về hình dáng ban đầu. 
Thí nghiệm chứng tỏ cao su không
 tan trong nước.
- HS quan sát và trả lời: khi đốt 1 đầu
 sợi dây, đầu kia không bị nóng,
 chứng tỏ cao su dẫn nhiệt rất kém.
- HS nêu: Cao su có tính đàn hồi
 tốt, không tan trong nước, cách nhiệt
- Lắng nghe.
- HS nêu theo hiểu biết: Khi sử dụng
 đồ dùng bằng cao su cần lưu ý không
 để ngoài nắng, không để hoá chất
 dính vào, không để ở nơi có nhiệt
 độ quá cao hoặc quá thấp.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doctaun 15.doc