Thiết kế bài giảng các môn khối 5 - Tuần 20

Thiết kế bài giảng các môn khối 5 - Tuần 20

I.Mục tiêu.

- Sau bài này h/s biết: Thể hiện tình cảm đối với quê hương.

- Biết bày tỏ thái độ, xử lý tình huống liên quan đến tính yêu quê hương.

- Giáo dục học sinh luôn nhớ về quê hương của mình.

II. Phương tiện.

- Giáo viên: Bảng phụ chép nội dung BT 2,3 sgk

- Học sinh: sgk, vở ghi bài, sưu tầm các bài thơ, hát, ca ngợi quê hương.

III. Hoạt động dạy học:

1 Kiểm tra bài cũ: gọi 2-3 HS nhắc lại phần ghi nhớ tiết học trước

2 Bài mới: GV ghi đầu bài lên bảng

3 .Hướng dẫn HS hoạt động

 

doc 27 trang Người đăng huong21 Lượt xem 450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng các môn khối 5 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 9 tháng 1 năm 2012
ĐẠO ĐỨC. (tiết 20) EM YÊU QUÊ HƯƠNG (T2)
I.Mục tiêu.
- Sau bài này h/s biết: Thể hiện tình cảm đối với quê hương.
- Biết bày tỏ thái độ, xử lý tình huống liên quan đến tính yêu quê hương.
- Giáo dục học sinh luôn nhớ về quê hương của mình.
II. Phương tiện.
- Giáo viên: Bảng phụ chép nội dung BT 2,3 sgk
- Học sinh: sgk, vở ghi bài, sưu tầm các bài thơ, hát, ca ngợi quê hương.
III. Hoạt động dạy học:
1 Kiểm tra bài cũ: gọi 2-3 HS nhắc lại phần ghi nhớ tiết học trước
2 Bài mới: GV ghi đầu bài lên bảng 
3 .Hướng dẫn HS hoạt động
Hoạt động GV
Hoạt động HS
* Hoạt động 1: Bày tỏ thái độ : BT2 sgk
- GV mời HS đọc to phần nội dung BT 2 sgk.
- GV treo bảng phụ yêu cầu HS đọc thầm
- GV lần lược nêu từng ý kiến trong bài tập, HS thảo luận theo cặp và bày tỏ ý kiến bằng cách giơ tay và không giơ tay.
* Hoạt động 2: 
- Sử lý tình huống 
- GV chia thành 4 nhóm
- Yêu cầu các nhóm đọc thầm nội dung bài tập 3 sgk
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm xử lí 2 tình huống trong bài tập 3
- Mời đại diện các nhóm trình bày ý kiến
- HS nhận xét bổ sung
- GV treo bảng phụ có ghi từng tình huống nhấn mạnh và chốt ý đúng cách xử lí trong từng tình huống.
* Hoạt động 3: Trình bày kết quả, sưu tầm biết thể hiện tình cảm đối với quê hương.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm
+ Trưng bày tranh ảnh, đọc thơ, hát về quê hương
+ Nhận xét đánh giá lẫn nhau.
4 Củng cố, dặn dò:
- Mời 1 số HS nội dung tiết học
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS làm những việc vừa sức mình có ích cho quê hương góp phần xây dựng, giữ gìn quê hương.
- 1 HS đọc to nội dung yêu cầu bài tập 2
- HS thảo luận cặp làm BT, bày tỏ thái độ: đồng ý giơ tay, không đồng ý không giơ tay.
+ Tán thành (đồng ý) a,d ; không tán thành b,c
- HS hoạt động nhóm 6: Đọc thầm nội dung BT 3 sgk, thảo luận sử lý 2 tình huống a,b trong bài tập
VD: a) Bạn Tuấn có thể góp sách báo của mình, vận động các bạn cung tham gia đóng góp, nhắc nhở các bạn cùng giữ gìn sách vở.
b) Bạn Hằng cần tham gia làm vệ sinh với các bạn trong đội, vì đó là một việc làm góp phần làm đẹp sạch làng xóm.
- HS thi đua trưng bày trước lớp kết quả sưu tầm.
+ Trưng bày giới thiêu tranh ảnh về quê hương em
+ Đọc thơ, hát về quê hương em
+ Giới thiệu di tích, danh nhân của quê hương em.
TẬP ĐỌC (tiết 39) THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
I Mục tiêu:
1. Biết đọc lưu loát diễn cảm bài văn.
- Đọc phân biệt lời các nhân vật, lời tác giả.
- Hiểu nghĩa các từ khó trong truyện (thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu)Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch.
2. Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi Thái sư Trần Thủ Độ, một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
II. Phương tiện:
- GV: Luyện đọc diễn cảm bài, nghiên cứu từ HS đọc sai
- HS : Đọc trước bài ở nhà, sgk, vở ghi, quan sát tranh minh hoạ trong bài.
III, Hoạt động dạy – học.
1/ Ổn định lớp: Hát, điểm danh
2/Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra từng tốp HS đọc phân vai, phần 2 trích đoạn kịch Người Công dân số Một
- Yêu cầu HS nêu nội dung đoạn kịch
3 Bài mới: GV ghi đầu bài lên bảng 
4/ Hướng dẫn luyện đọc – tìm hiểu bài:
Hoạt động GV
Hoạt động GV
a/ Luyện đọc 
- Mời HS đọc toàn bài
- Yêu cầu cả lớp quan sát tranh minh hoạ và đọc thầm bài; phân đoạn bài tập đọc.
- GV đọc diễn cảm đoạn văn chú ý đúng giọng nhân vật
b/ Tìm hiểu bài
- Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn tìm hiểu đoạn.
+ Đoạn 1: 
- Mời 3 HS đọc nối tiếp nhau đoạn văn, yêu cầu HS giải nghĩa từ khó trong đoạn
- GV theo dõi sữa lỗi phát âm cho HS
- Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
- Vài HS đọc đoạn văn.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm
+ Đoạn 2:
-Mời 2 HS đọc đoạn văn – GV và cả lớp theo dõi sữa lỗi phát âm
- HD HS sữa lỗi từ khó
- Yêu cầu HS đọc thầm trả lời câu hỏi:
- Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lý ra sao?
- Tổ chức cho HS đọc theo lối phân vai.
+ Đoạn 3: 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3, GV sữa lỗi phát âm cho HS
- HD HS giải nghĩa từ khó trong đoạn.
- Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền Trần Thủ Độ nói thế nào?
- Nội dung bài:Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào ?
c/ Luyện đọc diễn cảm 
- Tổ chức cho HS luyện đọc phân vai.
C. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu nội dung bài.
- Gv nhận xét tiết học
- Dặn HS tiếp tục luyện đọc diễn cảm toàn truyện.
- HS đọc to toàn bài, cả lớp theo dõi quan sát tranh minh hoạ
- HS phân đoạn bài tập đọc: 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu.tha cho
+ Đoạn 2: một lần khác đến thưởng cho.
+ Đoạn 3: phần còn lại.
- HS nghe
- HS luyện đọc và tìm hiểu đoạn
+ Đoạn 1: 3 HS nối tiếp nhau đọc đoạn 1
Giải nghĩa từ: Thái sư, câu đương
Trần Thủ Độ đồng ý nhưng yêu cầu chặt một ngón chân người đó để phân biệt với những câu đương khác -> có ý răn đe những kẻ có ý định mua quan bán nước, làm rối loạn phép nước.
- HS đọc lại đoạn văn.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
+ HS đọc đoạn 2:
- Cả lớp giải nghĩa từ: thầm cấm, khinh nhờn, kể rõ ngọn ngành.
-HS cả lớp đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi
+Ông hỏi rõ đầu đuôi sự việc và thấy việc làm của người quân hiệu đúng nên ông không trách móc còn thương cho vàng lụa
- Từng tốp HS đọc phân vai: người dẫn chuyện , Linh Từ Quốc mẫu, Trần Thủ Độ
+HS đọc đoạn 3: 
- HS giải nghĩa từ: xã hội thượng phụ, chầu vua, chuyên quyền, hạ thần, tâu xằng.
-TrầnThủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng
+ Trần Thủ Độ cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỷ cương phép nước.
- Từng tốp HS luyện đọc phân vai đoạn 3: người dẫn chuyện, viên quan vua, Trần Thủ Độ.
-HS nêu nội dung bài 
-HS lắng nghe
TOÁN (tiết 96) LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện kĩ năng tính chu vi hình tròn.
Củng cố cách tính chu vi hình tròn.
Học sinh có thái độ tích cực trong học tập.
II. Hoạt động dạy – học
1 Kiểm tra bài cũ:
- Nêu công thức, quy tắc tính chu vi hình tròn.
2 Bài mới
Hoạt động GV
Hoạt động HS
a/Giới thiệu bài: Luyện tập
b/Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Mời HS đọc yêu cầu BT
- Tính chu vi hình tròn củng cố kĩ năng nhân các số thập phân
- Tổ chức HS tự làm bài vào vở và chữa bài.
Bài 2: Mời một HS đọc to và nêu rõ yêu cầu bài toán.
- Hướng dẫn HS tính đường kính, bán kính khi biết chu vi.
- Củng cố kĩ năng tìm thừa số chưa viết của một tích, chia số thập phân
- Cho HS thảo luận cặp, làm bài vào vở, 2 em chữa bài.
Bài 3: Mời hs đọc to bài tập cả lớp đọc thầm
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm và làm BT vào vở - 1 nhóm chữa bài.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Mời HS nhắc lại nội dung tiết học.
- GV nhận xét- dặn dò.
Bài 1:Vận dụng công thức tính chu vi hình tròn làm vào vở- 2 em chữa bài.
b/ r = 4,4 dm
 C = 4,4 × 2 × 3,14 = 27,63(dm)
c/ r = 2 cm 
C =2,5 × 2 × 3,14 = 15,7(cm) 
r = = 2,5 cm
Bài 2: HS đọc yêu cầu BT thảo luận nhóm và chữa bài, 2 em chữa bài.
-Muốn tính đường kính ta lấy chu vi chia cho số 3,14.
a/ d = 15,7 : 3,14 = 5 (m)
- Muốn tính bán kính ta lấy chu vi chia 3,14 được bao nhiêu chia tiếp cho 2
b/ r = 18,84 : 3,14 : 2 = 3(dm)
Bài 3: HS đọc, xác định yêu cầu bài tập, thảo luận nhóm, chữa bài.
Giải
a/ Chu vi của bánh xe là:
0,65 × 3,14 = 2,041 (m)
Đáp số: 2,041m
 LỊCH SỬ (tiết 20) ÔN TẬP. 
CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC (1945 – 1954)
I.Mục tiêu.
Học xong bài này HS biết:
- Những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 – 1954, lập được bảng thống kê một số sự kiện theo thời gian (gắn với các bài đã học)
- Kĩ năng tóm tắt các sự kiện lịch sử trong giai đoạn lịch sử này.
II. Phương tiện: 
GV: Bản đồ hành chính VN, phiếu học tập của HS
HS: sgk và vở ghi bài, bảng nhóm.
III. Hoạt động dạy học
A./ Kiểm tra bài cũ: 
- Trình bày sơ lược diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ
- Nêu ý nghĩa lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ
B./ Bài mới
1.Giới thiệu bài:	GV ghi đầu bài lên bảng 	
2/ Hướng dẫn HS ôn tập
a/ Lập bảng thống kê (HS làm theo nhóm)
Thời gian
Sự kiện lịch sử tiêu biểu
Cuối năm 1945-1946
Đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt”
19-12-1946
Trung ương đảng và chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến.
20-12-1946
Đài tiếng nói VN phát lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ.
20-12-1946 đến tháng 2-1947
Cả nước đồng loạt nổ súng chiến đấu, tiêu biểu là cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội với tinh thần “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.
Thu -đông 1947
Chiến dịch Việt Bắc “Mồ chôn giặc Pháp”
Thu đông 1950(từ 16 đến 18-9-1950)
-Chiến dịch biên giới
-Trận Đông Khê. Gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu
-Sau chiến dịch biên giới.
-Tháng 2-1951
-1-5-1952
-Tập trung xây dựng hậu phương vững mạnh, chuẩn bị cho tiền tuyến sẵn sàng chiến đấu.
-Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng đề ra nhiệm vụ cho kháng chiến.
-Khai mạc đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc. Đại hội bầu ra 7 anh hùng tiêu biểu.
-30-3-1954
-7-5-1954
-Chiến dịch ĐBP toàn thắng. Anh Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai. 
b/ Thảo luận câu hỏi sgk- HS hoạt động theo 4 nhóm: đọc thông tin ở sgk
- Thảo luận hoàn thành nhiệm vụ của từng nhóm như sau:
-Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau CM tháng 8 được diễn tả bằng cụm từ nào ?
- Kể tên ba loại giặc mà CM nước ta phải đương đầu từ cuối năm 1945 ?
-Câu hỏi 2 sgk ?
-Câu hỏi 3 sgk ?
C. Củng cố dặn dò(:
- Mời HS nhắc lại nội dung tiết học
- Một số HS đọc lại phần bài học cuối bài.
- GV tổ chức cho HS thi đọc thơ về chiến dịch chiến thắng ĐBP như: Chiều mồng 7 tháng 5
- Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau CM tháng 8 được diễn tả bằng cụm từ: “ Ngàn cân treo sợi tóc”.
-Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.
-Thời gian bắt đầu từ cuối 1945 đến ngày 7-5-1954.
-Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến với tinh thần: “ Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
2HS nhắc lại nội dung bài học 
-6-8 HS đọc 
- HS thi đua 
Thứ ba ngày 10 tháng 1 năm 2012
THỂ DỤC (tiết 39) Bài 39
TUNG VÀ BẮT BÓNG - TRÒ CHƠI “ BÓNG CHUYỀN SÁU”
I.Mục tiêu:
- Ôn tung và bắt bóng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay, ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân, yêu cầu thực hiện được động tác ... hi nhớ sgk 
Cho HS nêu lại ghi nhớ
c/ HĐ3: Đánh giá kết quả hoạt động 
3/ Củng cố dặn dò: Về nhà học thuộc ghi nhớ, áp dụng những điều đã học vào cuộc sống để chăn nuôi
 Nhận xét: Tùy thuộc tiết học 
..................................................................................
Thứ sáu ngày 13 tháng 1 năm 2012 
THỂ DỤC (tiết 40) BÀI 40
 TUNG VÀ BẮT BÓNG- TRÒ CHƠI “ NHẢY DÂY”
I.Mục tiêu:
- Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay, ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân, yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác
- Làm quen với trò chơi: “Bóng chuyền 6”. Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia vào trò chơi.
II. Phương tiện:
GV : Bóng, dây nhảy cá nhân
HS: Vệ sinh sân tập
III-Hoạt động dạy học
1/Ổn định lớp: Hát, điểm danh 
2/ Bài mới: GV ghi đầu bài lên bảng
3/ Nội dung và phương pháp 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
a/ Phần mở đầu: 6-10’
- GV yêu cầu HS tập hợp – GV phổ biến nhiệm vụ yêu cầu tiết học.
- Tổ chức cho HS khởi động
b/ Phần cơ bản: 18-22’
* Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay: 
- Tung bóng bằng một tay bắt bóng bằng hai tay: 8-10’ 
- GV chia lớp thành 4 tổ ,yêu cầu tổ trưởng điều khiển tổ luyện tập
- GV quan sát từng tổ nhắc nhở giúp đỡ những học sinh chưa đúng
- Tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ.
- GV yêu cầu HS nhận xét- Biểu dương tổ tập đúng
* Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân:5-7’
- GV tổ cho HS tập theo nhóm
- Chia mỗi địa điểm luyện tập cho mỗi nhóm 
- GV tổ chức thi đua trong mỗi nhóm
- Đánh giá bình chọn, tuyên dương những em nhảy đúng kỷ thuật.
C/ Kết thúc: 4-6 phút
- Yêu cầu HS tập hợp
- Mời HS nhắc lại nội dung tiết học
- Tổ chức cho HS tập một số động tác thả lỏng
- GV nhận xét dặn dò.
- Lớp trưởng điều khiển lớp tập hợp
- Lớp trưởng điều khiển lớp khởi động: xoay khớp tay, chân, hông..
+ Chạy chậm thành một vòng xung quanh sân
- HS chơi trò chơi. : “chuyển bóng” 
- HS ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung và bắt bóng bằng 1 tay theo tổ.
- HS các tổ thi đua tung và bắt bóng
- HS nhận xét bình chọn tổ tập đúng.
- HS ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân theo 4 nhóm
- Mỗi nhóm 1-2 bạn nhảy thi
- HS bình chọn bạn nhảy tốt.
- HS tập hợp đội hình vòng tròn.
- Hệ thống lại bài học
TOÁN (tiết 100) GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT
I.Mục tiêu:
- Giúp HS làm quen với biểu đồ hình quạt.
- Bước đầu biết cách “đọc” phân tích và xử lý số liệu trên biểu đồ hình quạt.
- Giáo dục học sinh cẩn thận chính xác trong học toán.
II. Phương tiện:
- GV:Vẽ phóng to biểu đồ hình 1 sgk vào bảng phụ.
- HS: sgk, vở ghi bài.
III. Hoạt động dạy – học
1/ Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại đặc điểm hình tròn .
2/ Bài mới:
3/Hướng dẫn HS hoạt động
Hoạt động GV
Hoạt động HS
a. Giới thiệu biểu đồ hình quạt
* VD1:
- GV yêu cầu quan sát hình trong sgk
- Nêu nhận xét về hình dạng trên các phần ghi gì?
- GV hướng dẫn đọc biểu đồ hình quạt
? Biểu đồ nói về điều gì?
? Sách trong thư viện của trường được phân thành mấy loại?
? Tỷ số % của mỗi loại là bao nhiêu?
* VD 2:
- GV cho HS quan sát biểu đồ đọc to ví dụ.
- Tổ chức cho HS nối tiếp nhau đọc
- GV nhấn mạnh cách đọc biểu đồ
- Hướng dẫn HS tính tỷ lệ phần trăm trên biểu đồ.
b. Thực hành:
Bài 1: Mời HS đọc yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn quan sát biểu đồ và đọc biểu đồ
+Tính số HS thích màu ..theo tỷ số % trên biểu đồ khi biết tổng số là 20.
- Tổ chức cho HS làm bài vào vở- chữa bài tập
4/ Củng cố, dặn dò: 
- Mời HS nhắc lại nội dung tiết học
- GV nhận xét, dặn dò.
- HS quan sát biểu đồ hình quạt nhận xét.
+ Có dạng hình tròn được chia ra thành nhiều phần, trên mỗi phần ghi các tỷ số % tương ứng..
-Biểu đồ cho biết tỉ số % các loại sách trong thư viện của một trường tiểu học.
-Sách được phân làm ba loại.
 50 % số sách là truyện TN
 25% là SGK, 
 25% sách các loại.
HS đọc
 50% 
 truyệnTN
	25% 25%
 SGK các loại
- HS quan sát biểu đồ
-HS đọc 
-HS lắng nghe
- HS tính số HS tham gia môn bơi
 32 x 125 : 100 = 4(HS)
 50% 
 nhảy dây 
 12,5% cờ 25%
 bơi vua cầu lông
 12,5%
Bài 1: HS quan sát đọc biểu đồ, đọc bài toán xác định yêu cầu bài, làm bài vào vở chữa bài.
 Giải
 a/ Số HS thích màu xanh:
 120 x 40 : 100 = 48 (HS)
 b/Số HS thích màu đỏ:
 120 x 25 : 100 = 30 (HS)
 c/ Số HS thích màu trắng
 120 x 25 : 100 = 24 (HS)
 d/ Số HS thích màu tím:
 120 x 15 : 100 = 18 (HS)
 Đáp số: a/ 48 HS
 b/ 30 HS
 c/ 24 HS
 d/ 18 HS
TẬP LÀM VĂN (tiết 40) LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
I Mục tiêu: Giúp HS biết
- Dựa vào mẫu chuyện về một buổi sinh hoạt tập thể, biết lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể đó và các chương trình hoạt động nói chung.
- Qua việc lập chương trình hoạt động, rèn luyện kĩ năng tổ chức, tác phong làm việc khoa học, ý thức tập thể.
II. Phương tiện: 
- GV: Bảng phụ ghi cấu tạo 3 phần của chương trình hoạt động
- HS: sgk, vở ghi bài, vở bài tập, bảng phụ nhóm
III. Hoạt động dạy – học
1/ Kiểm tra bài cũ: Một số HS lên bảng kể lại một số ví dụ về biến đổi năng lượng
2/Bài mới. GV ghi đầu bài lên bảng
3/ Hướng dẫn HS luyện tập
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Bài tập 1: Mời HS đọc to mẫu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể.
- Thảo luận cặp hoàn thành các câu hỏi trong bài, làm vào vở BT
+ Tổ chức cho HS làm việc trong 5 phút
+ Mời HS báo cáo theo nội dung từng câu hỏi
- GV chốt ý lần lượt các phần chính
+ Mục đích
+ Phân công chuẩn bị
+ Chương trình hoạt động
Bài tập 2:
- Mời HS đọc to nội dung BT ở sgk
- GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề ra
- Chia lớp thành 4 nhóm,yêu cầu các nhóm thảo luận làm bài vào bảng nhóm.
- Tổ chức cho HS làm việc trong 10 phút
- Mời các nhóm treo bảng nhóm nhận xét đánh giá
- Giáo viên nhận xét chung
- Treo bảng phụ củng cố các bước lập chương trình hoạt động cho HS
4/ Củng cố, dặn dò:
- Mời HS nhắc lại lợi ích việc lập chương trình hoạt động và cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động.
Bài tập 1:
- HS đọc to mẫu chuyện: Một buổi sinh hoạt tập thể, thảo luận cặp là bài vào vở
- Đại diện nhóm bá cáo
+ Mục đích: Chúc mừng thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô.
+ Phân công chuẩn bị: Bánh kẹo, hoa quả(Tâm, Thương), trang trí lớp (Sơn, Thảo), lên tờ báo (Thuỷ Minh), các tiết mục MC ( Thu Hương), Văn nghệ (Tuấn, Phương,)
+ Chương trình hoạt động.
Bài tập 2: 
-HS đọc to nội dung bài tập ở sgk, cả lớp đọc thầm ở sgk
- HS thảo luận nhóm làm bài vào bảng phụ, nhận xét đánh giá.
+ Chương trình liên hoan văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11.
I. Mục đích: Chúc mừng và bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô
II.Phân công chuẩn bị: 
1/ Bánh kẹo , hoa quả, dĩa(Tâm, Phương)
2/ Trang trí: Trung, Nam, Sơn
3/ Báo: Thuỷ Ninh và ban biên tập
4/ Tiết mục văn nghệ: 
MC ( Thu Hương), Kịch (Tuấn), Kéo đàn( Huyền Phương), Múa (tổ 2), Hát tam ca(Mai, Huệ, Linh), Hoạt cảnh kịch :Lòng dân (tập thể)
5/ Vệ sinh lớp sau buổi lễ (tập thể lớp)
III. Chương trình cụ thể:
1. Phát biểu chúc mừng và tặng hoa thầy cô (Thuỷ Ninh)
2. Giới thiệu báo tường: Dũng
3. Chương trình văn nghệ: 
MC ( Thu Hương), Kịch (Tuấn), Kéo đàn
( Huyền Phương), Múa (tổ 2), Hát tam ca (Mai, Huệ, Linh), Hoạt cảnh kịch :Lòng dân (tập thể)
4. Kết thúc: Thầy cô CN phát biểu
KHOA HỌC (tiết 40) NĂNG LƯỢNG
I.Mục tiêu.
-Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản về: Các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ nhờ được cung cấp năng lượng
- Nêu ví dụ hoạt động của con người, động vật, phương tiện máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
II. Phương tiện:
HS mỗi nhóm chuẩn bị: nến, diêm, ô tô đồ chơi chạy bằng pin
Hình minh họa ở trang 83 sgk
III. Hoạt động dạy – học
1/ Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là sự biến đổi hoá học ?
? Nêu ví dụ chứng tỏ có sự thay đổi hoá học xảy ra?
2/ Bài mới
3/Hướng dẫn HS hoạt động
Hoạt động GV
Hoạt động HS
* Hoạt động 1: Thí nghiệm chứng tỏ có biến đổi hình dạng, nhiệt dộ, vị trí..khi được cung cấp năng lượng
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm
+ Làm thí nghiệm và quan sát kĩ.
+Báo cáo hiện tượng quan sát được
Vật biến đổi như thế nào?
Nhờ đâu vật có biến đổi đó?.
- GV kết luận: Cần cung cấp nâng lượng để các vật có biến đổi hoạt động.
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
- GV giao nhiệm vụ cho các cặp. Đọc mục bạn cần biết ở sgk tr 83, quan sát hình, nêu thêm các hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc, chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
- Mời đại diện cặp báo cáo- HS nhận xét.
- GV đánh giá – và kể thêm một số ví dụ khác về các biến đổi hoạt động nguồn năng lượng.- chốt lại lời giảỉ đúng.
3. Củng cố, dặn dò
- GV mời HS nhắc lại nội dung tiết học
- Dặn HS chuẩn bị tiết học sau
- HS hoạt động nhóm: Thực hành làm thí nghiệm
- Quan sát hiện tượng xảy ra và báo cáo
+ Cặp sách được nâng lên cao
+ Thắp nến, nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng
+ Lắp pin và bật công tắc xe ô tô đồ chơi, động cơ quay, đèn sáng, còi kêu.
=> Tất cả các trường hợp trên đều được cung cấp năng lượng nên biến đổi vị trí hoạt động
- HS hoạt động theo cặp, quan sát hình trang 83 và đọc mục bạn cần biết
+ Để các nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động trong từng hình.
-H3: đi bộ, gánh, chạy xe máy, máy cày làm việc trên đồng ruộng(sức máy) - xăng
-H4: Viết bài (sức người -tay) -> thức ăn
-H5: đá bóng (sức người- chân)->thức ăn
+ Kể một số ví dụ khác về các biến đổi, hoạt động và nguồn năng lượng
- HS đọc mục bạn cần biết ở sgk.
SINH HOẠT LỚP NHẬN XÉT TUẦN 20
I-Mục tiêu: Đánh giá các mặt hoạt động của học sinh
-Triển khai kế hoạch hoạt động tuần 21
II-Hoạt động trên lớp
1/Khởi động: Cho HS hát tập thể một bài
2/Phương pháp và nội dung sinh hoạt
a/ GV nhận xét chung
+Ưu điểm
* Đạo đức: Nhìn chung các em ngoan, chấp hành tốt nội quy của lớp, của trường, của đội thiếu niên TPHCM đề ra.
-Lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè 
-Không có em nào vi phạm đạo đức
*Học tập: Các em đi học đúng giờ, đa số đến lớp chuẩn bị bài chu đáo, có nhiều em có ý thức tốt trong học tập, phát biểu xây dựng bài sôi nổi, tiêu biểu như các em: Theo, Hoành
*Vệ sinh trong và ngoài lớp tương đối sạch sẽ.
* Hoạt động khác: Lao động đạt kết quả tốt 
-Các hoạt động tập thể tốt
+Tồn tại 
-Vẫn còn một số em hay nghỉ học như: Pháo.
b/ kế hoạch tuần 21
-Tổ 2 làm trực nhật lớp.
-Nhắc nhở học sinh ôn bài trong thời gian nghỉ tết.
3/Củng cố dặn dò: 
-Những mặt mạnh của lớp cần phát huy
-Những mặt hạn chế cần khắc phục 

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 5 tuan 20(2).doc