Thiết kế bài giảng khối 5

Thiết kế bài giảng khối 5

I/ MỤC TIÊU

- Biết: Học sinh lớp 5 là học của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.

- Có ý thức học rèn luyện.

- Vui và tự hào là sinh lớp 5

II/PHƯƠNG TIỆN:

Các bài hát về chủ đề trường em .

 

doc 99 trang Người đăng huong21 Lượt xem 449Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần1	
Ngày
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Thứ 2
15/08/
2010
SHĐT
Đạo đức
Tập đọc
Toán
Lịch sử
01
01
01
01
01
Chào cờ
Em là học sinh lớp 5 (tiết 1)
Thư gửi các học sinh.
Ôn tập: Khái niệm về phân số.
“ Bình Tây Đại Nguyên soái” Trương Định.
Thứ 3
16/8/2010
TD
Toán
LT&C
Khoa học Âm Nhạc
01
01
02
01
01
Giới thiệu chương trình lớp 5
Ôn tập: Tính chất cơ bản của phân số
Từ đồng nghĩa
Sự sinh sản
Thứ 4
17/8/2010
Toán
Tập đọc 
TLV
Địa lý
Kĩ thuật
03
01
02
01
01
Ôn tập: So sánh hai số thập phân
Quang cảnh làng mạc ngày mùa
Cấu tạo của bài văn tả cảnh
Việt Nam đất nước chúng ta
Đính khuy hai lỗ
Thứ 5
18/8/2010
TD
Toán
LT & C 
Khoa học
Kể chuyện
02
 04
 01
02
02
01
Giới thiệu chương trình lớp 5
Ôn tập: So sánh hai số thập phân (Tiếp theo)
Luyện tập vế từ đồng nghĩa
Lý Tự Trọng
Nam hay nữ
Thứ 6
19/8/2010
Toán
TLV
MT
Chính tả
SH
05
02
01
02
01
Phân số thập phân
 Luyện tập tả cảnh
Bài 1
Nghe-viết: Việt Nam thân yêu
Sinh hoạt cuối tuần
 Thứ hai ngày 15 tháng 8 năm 2011
ĐẠO ĐỨC (Tiết 1 )
EM LÀ HỌC SINH LỚP NĂM
I/ MỤC TIÊU 
- Biết: Học sinh lớp 5 là học của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- Có ý thức học rèn luyện.
- Vui và tự hào là sinh lớp 5
II/PHƯƠNG TIỆN: 
Các bài hát về chủ đề trường em .
- Phiếu bài tập .
Các câu chuyện nói về học sinh lớp 5 gương mẫu .
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1 /Ổn định : (1’)
 Giáo viên bắt bài hát “ Em yêu trường em ” .
2/Dạy bài mới : (25’)
a/ Giới thiệu bài :
Các em đã là học sinh lớp Năm . Vậy nhiệm vụ của các em là gì ? Baì học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó . Các em mở sgk trang 3 .
b/ Tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1 (8’) : Quan sát
- Các em quan sát ảnh chụp (trang 3 ) và tranh vẽ (trang 4 ) .
- Xem nội dung ảnh chụp cảnh gì ? Tranh vẽ gì ? Các em hãy nói cho nhau nghe suy nghĩ của mình khi xem ảnh và tranh .
H.Bức tranh thứ nhất chụp cảnh gì ? 
H:Em thấy nét mặt các bạn như thế nào ?
H:Bức tranh thứ 2 và thứ 3 vẽ gì ?
H:Cô đã nói gì với các bạn ?
H.Bố của bạn học sinh đã nói gì với bạn ?
H.Bạn học sinh đã làm gì để được bố khen ?
 Em nghĩ gì khi xem các tranh , ảnh đó ?
Em hãy nêu cảm nghĩ của mình khi đã là học sinh lớp Năm ?
* Hoạt động 2 (5’) : Làm bài tập 1 
H.Nêu những hoạt động và việc làm học sinh lớp Năm cần phải có .
Đại diện các nhóm nhận xét . Giáo viên chốt lại ý chính .
*Hoạt động 3 (8’): Tự liên hệ 
H.Những điểm nào mà em đã có để xứng đáng là học sinh lớp Năm ?
Đọc yêu cầu bài tập 3 .
H.Những điểm nào mà em cần phải cố gắng ?
H.Vậy em phải làm gì để xứng đáng là học sinh lớp Năm ?
Giáo viên ghi bảng .
*Hoạt động 4 (4’):Chơi trò chơi phóng viên. 
Các em sẽ được đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn trong lớp về một số nội dung có liên quan đến chủ đề bài học hôm nay .
Giáo viên nhận xét và kết luận .
H.Qua bài học này các em có suy nghĩ gì ?
Học sinh tự quan sát .
Học sinh thảo luận theo nhóm đôi ,.
Học sinh khác nhận xét từng tranh ảnh. 
- Chụp cảnh các bạn học sinh lớp Năm đón các em học sinh lớp Một .
- Nét mặt bạn nào cũng vui tươi, háo hức.
- Vẽ cô giáo và các bạn học sinh lớp Năm.
- Cô chúc mừng các em đã lên lớp Năm.
Vẽ bạn học sinh lớp Năm và bố của bạn
- Bố bạn nói : Con trai bố chăm quá ! Đúng là học sinh lớp Năm có khác .
- Bạn đó đã tự giác học bài, làm bài tập, tự giác làm việc nhà .
- Học sinh trả lời theo suy nghĩ .
- Em thấy mình lớn, trưởng thành hơn . Em thấy vui và tự hào vì đã là học sinh lớp Năm .
Bài tập 1:
- Đọc yêu cầu bài tập 1 ( sgk )
Thảo luận nhóm 4 
Các điểm a, b, c, d, e trong bài tập 1 là những nhiệm vụ của học sinh lớp Năm mà chúng ta cần thực hiện .
Bài tập 2: 
Thảo luận nhóm đôi .
Nêu những điểm mình đã có xứng đáng là học sinh lớp Năm .
Học tốt, nghe lời cha mẹ, lễ phép với người lớn tuổi, giữ gìn sách vở sạch sẽ ...
Bài tập 3:
- Nêu những điểm mà mình cần phải cố gắng hơn để xứng đáng là học sinh lớp Năm . 
- Chăm học hơn, tự tin hơn, tự giác học tập hơn, giúp đỡ các bạn học kém trong lớp .
- Em sẽ chăm ngoan, học giỏi để xứng đáng là học sinh lớp Năm .
Ghi nhớ: đọc ghi nhớ SGK .
Học sinh thay phiên nhau đóng vai . Phần này học sinh tự hỏi theo nội dung vừa học 
3/ Củng cố - dặn dò (4’)
-Qua bài học này các em cần đoàn kết – giúp đỡ lẫn nhau – dìu dắt các em nhỏ thực hiện tốt nhiệm vụ người học sinh .
- Về nhà học ghi nhớ sưu tầm các bài thơ, bài hát, bài báo nói về học sinh lớp Năm gương mẫu . Vẽ tranh về chủ đề trường em .
- Nhận xét tiết học.
---------------§¦&¦§---------------
TẬP ĐỌC (Tiết 1 )
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I . MỤC TIÊU :
 -Học sinh đọc trôi chảy , lưu loát bức thư của Bác Hồ .
 + Đọc nhấn giọng các từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ . 
- Học sinh hiểu các từ ngữ trong bài .
 + Hiểu nội dung bức thư : Bác Hồ khuyên học sinh chăm học , nghe thầy ,yêu bạn và tin tưởng rằng học sinh sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông ,xây dựng thành công nước Việt Nam mới . 
 + Học sinh thuộc lòng một đoạn thư .
- Giáo dục học sinh chăm ngoan, họcgiỏi, biết vâng lời.
II. PHƯƠNG TIỆN :
- Bảng phụ viết đoạn thư học sinh cần học thuộc lòng : “Sau 80 năm . . . ở công học tập của các em”.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1/ Bài cũ:
2/ Dạy bài mới:
a/Giới thiệu chủ điểm và bài học 
- Giáo viên đính tranh giới thiệu chủ điểm “ Việt Nam Tổ quốc em ” .Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh họa chủ điểm : Hình ảnh Bác Hồ và học sinh các dân tộc trên nền lá cờ Tổ quốc bay thành hình chữ S – gợi dáng hình đất nước ta . 
- Giới thiệu thư gửi các học sinh : là bức thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học mới, từ đó giới thiệu tên bài học 
 b/Luyện đọc
-Một học sinh đọc toàn bài 
- H/d chia đoạn2 đoạn 
Đoạn 1 : Từ đầu ... nghĩ sao ?”
Đoạn 2 : Phần còn lại 
- Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn 
-H/d đọc các từ ngữ mới và khĩ: Sau 80 mươi năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu 
- HS đọc nối tiếp(lần 2 )
- HS đọc nối tiếp (lần 3 )
- Cho HS luyện đọc theo cặp 
-Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
c/Tìm hiểu bài 
H: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác ?
H: Sau cách mạng tháng tám,nhiệm vụ của toàn dân là gì ? 
H: Học sinh có nhiệm vụ như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước ?
H.Bài văn nói lên điều gì ?
- Học sinh phát biểu, GV chốt lại ghi bảng nội dung bài đọc
Nội dung: ( mt)
d/ Đọc diễn cảm 
GV đính bảng phụ đã chép sẵn đoạn cần luyện đọc diễn cảm, giáo viên gạch dưới những từ ngữ cần nhấn giọng, cách ngắt đoạn .. .
e/ Đọc thuộc lòng 
HS đọc thi đua giữa các tổ – từng dãy bàn .
-HS đọc bài
- Phát biểu, nhận xét
-Học sinh giải nghĩa từ (phần chú giải – sgk)
- Đọc nối tiếp
- Đ ọc từ khĩ
- Luyện đọc theo cặp
- Đọc bài , TLCH
- Là ngày khai giảng đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa .Sau khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm giời làm nô lệ cho thực dân Pháp.Từ ngày khai trường này,các em học sinh bắt đầu được hưởng một nền giáo dục mới .
- Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại ,làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu 
- Học sinh phải cố gắng siêng năng học tập, ngoan ngoãn,nghe thầy,yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước ,làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang,sánh vai với các cường quốc năm châu .. .
- rút nội dung ý nghĩa bài học
- Nhắc l ại
HS thi đọc diễn cảm
Đọc thuộc một đoạn thư Bác Hồ . 
3/ Củng cố - dặn dò : 
H.Qua bài học hôm nay các em thấy là một HS ta cần làm gì để xứng đáng niềm mong mỏi của Bác Hồ ?
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng .Đọc trước bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”.
- Giáo viên nhận xét tiết học .
---------------§¦&¦§---------------
TOÁN (Tiết 1 )
ÔN TẬP : KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU :Giúp học sinh :
 - Củng cố khái niệm ban đầu về phân số ; đọc ,viết phân số .
 - Ôn tập cách viết thương ,viết số tự nhiên dưới dạng phân số .
- Giáo dục HS tính cẩn thận, tập trung.
II. PHƯƠNG TIỆN : Bộ đồ dùng học toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Bài cũ:
2.Dạy bài mới:
 a/ Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học
b/ Giảng bài mới:
a/H/d ôn tập khái niệm ban đầu về phân số .
 - Giáo viên đính băng thứ nhất
 ( biểu diễn phân số ) .
H: Đã tô màu mấy phần?
-Hãy viết phân số biểu diễn số phần đã được tô màu so với phần bằng nhau đã được chia (gọi học sinh nhắc lại ) 
-Giáo viên đính băng thứ hai lên bảng học sinh quan sát, hãy viết phân số biểu diễn số phần đã được tô màu so với số phần bằng nhau đã được chia(cả lớp viết nháp ) 
-Học sinh quan sát trong SGK và yêu cầu viết và giải thích các phân số còn lại.
b/H/d ôn tập cách viết thương 2 số tự nhiên 
-GV yêu cầu học sinh thực hiện phép chia 
-GV nhắc lại có thể dùng phân số để ghi kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0. Phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia. 
-HS viết nháp các số tự nhiên 5 ;12 ;2001;.. . và nêu yêu cầu: Hãy viết mỗi số tự nhiên trên thành phân số có mẫu số là 1 
H : Như vậy 1 số tự nhiên có thể được viết dưới dạng phân số có mẫu số là bao nhiêu ?
GV nêu vấn đề : Hãy tìm cách viết 1 thành phân số .
GV nêu vấn đề : Hãy tìm cách viết 0 thành các phân số . 
c.Luyện tập.
 Bài 1 :HS nêu yêu cầu bài (làm miệng ) 
Bài 2 : HS nêu yêu cầu bài 
Cho H S làm vở, một em lên bảng
- GV nhận xét 
Tương tự bài 3,4
-Nhận xét bài làm học sinh ( Ghi điểm ) 
Học sinh quan sát và trả lời : Đã tô màu băng giấy 
Viết: 
 Đọc :Hai phần ba .
 Đã tô màu: Đọc :năm phần mười 
Viết: 
Đọc :ba phần tư 
Viết: 
Đọc : bốn mươi phần một trăm 
-Học sinh đọc lại các phân số trên 
VD : 1:4 = ; 4:10 = ; 
9: 2 = 
VD : 5 = ; 12 = ; 
2001 = 
-Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 1 .
Một HS lên bảng viết ,cả lớp viết nháp .
 VD : 1 = ; 1= ; 1 = ; .. 
1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau . 
Một học sinh lên bảng viết ,cả lớp viết nháp .
VD : 0 = ; 0 = ; 0 = ; 
* 0 có thể viết thành phân số có tử số bằng 0 và mẫu số khác 0 
Bài 1
a/Đọc các phân số :
 ( Đọc : năm phần bảy ) ; (Đọc : Hai mươi lăm phần một trăm ) ;
 (Đọc : Chín mươi mốt phần ba mươi tám ) 
b/Nêu tử số và mẫu số của từng phân số trên.
Bài 2
Viết các thương sau dưới dạng PS :
3 : 5 = ; 75 : 100 = ; 9 : 17 = 
Bài 3: Viết các số tự nhiên sau dưới dạng phân số có mẫu số là 1 .
 32 = ; 105 = ; 1000 = 
Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống . 
 a ) 1 = b ) 0 = 
3 /Cuûng coá, daën doø .
- GV heä thoáng noäi dung baøi hoïc .
- Daën ... Gọi HS nhắc lại cách thêu dấu nhân .
 HS thực hiện thao tác thêu 2 mũi thêu dấu nhân .
 GV nhận xét và hệ thống lại cách thêu dấu nhân .
2/Bài mới :
a/Giới thiệu bài:. ghi đầu bài lên bảng
b/ Thực hành hoàn thành sản phẩm:
-GV hướng dẫn một số thao tác trong những điểm cần lưu ý khi thêu dấu nhân .Trong thực tế , kích thước của các mũi thêu dấu nhân chỉ bằng hoặc kích thước của mũi thêu các em đã học . Do vậy , sau khi học thêu dấu nhân ở lớp , nếu thêu trang trí trên váy, áo , túi , . . . các em nên thêu các mũi thêu có kích thước nhỏ để đường thêu đẹp .
- HS thực hành thêu dấu nhân theo từng nhóm để học hỏi lẫn nhau .
- Giáo viên theo dõi và quan sát giúp đỡ HS thực hành .
-GV cho HS quan sát mẫu thêu dấu nhân và hướng dẫn HS nhận xét về đặc điểm đường thêu dấu nhân ở mặt phải và mặt trái đường thêu 
- Thêu dấu nhân là cách thêu để tạo thành các mũi thêu giống như dấu nhân nối nhau liên tiếp giữa hai đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu .
-GV giới thiệu một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân và HS nêu ứng dụng của thêu dấu nhân .
- Thêu trang trí hoặc thêu chữ trên các sản phẩm may mặc như váy , áo , vỏ gối 
c/Đánh giá sản phẩm .
- GV tổ chức các nhóm trưng bày sản phẩm .
- GV nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS theo 2 mức : Hoàn thành ( A)và chưa hoàn thành (B) . Những học sinh hoàn thành sớm, đường thêu đúng kĩ thuật , đẹp được đánh giá ở mức hoàn thành tốt (A+).
3/Củng cố -dặn dò : 
-Chuẩn bị tiết học sau “Một số dụng cụ nấu ăn” .
-Giáo viên nhận xét tiết học,
---------------§¦&¦§---------------
Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2010
 TOÁN (Tiết 20)
LUYỆN TẬP CHUNG
I/MỤC TIÊU :
-Giúp HS củng cố về giải bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu ) hoặc tỉ số của hai số đó 
-Rèn giải các bài toán có liên quan đến các mối quan hệ tỉ lệ đã học .
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Bài cũ :Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài VBT
Giáo viên nhận xét bài làm học sinh và ghi điểm .
2/Dạy bài mới :
a/Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu bài học
b/Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1 : 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán 
- Yêu cầu HS nêu dạng của bài toán.
- Cho1 học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm bài vào vở.
(Dạng tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số)
Bài 2 : Đọc đề, gợi ý dạng toán
HSk lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
(Dạng tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số)
Bài 3 : 
-Học sinh đọc đề bài , 
- Khi quãng đường đi giảm bao nhiêu lần thì số lít xăng tiêu thụ giảm đi bấy nhiêu lần .
( Bài toán quan hệ tỉ lệ)
Bài 4:
Học sinh đọc bài 4 và nêu : Khi số bộ bàn ghế đóng được mỗi ngày gấp lên bao nhiêu lần thì số ngày hoàn thành kế hoạch giảm đi bấy nhiêu lần .
( Bài toán quan hệ tỉ lệ)
Bài 1 : 
 ? học sinh 
 Nam 
 28 HS
 Nữ 
? học sinh
Bài giải :
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
2 + 5 = 7 ( phần )
Số học sinh nam là : 
28 : 7 2 = 8 (em )
Số học sinh nữ là :
 28 – 8 = 20 ( em )
Đáp số : nam 8 em ; nữ 20 em .
Bài 2 :
Bài giải :
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là
 2 – 1 = 1 ( phần ) 
Chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật là : 
 15 : 1 = 15 ( m ) 
Chiều dài của mảnh đất hình chữ nhật là : 15 2 = 30 ( m ) 
Chu vi của mảnh đất hình chữ nhật là :
 ( 15 + 30 ) 2 = 90 ( m ) 
Đáp số : 90 m
Bài 3 : Tóm tắt 
100 km : 12 lít
50 km : ... ?lít
Bài giải
100 km gấp 50 km số lần là :
100 : 50 = 2 (lần )
Đi 50 km thì tiêu thụ hết số lít xăng là:
12 : 2 = 6 (lít )
Đáp số : 6 lít xăng
Bài 4: Tóm tắt :
Mỗi ngày 12 bộ : 30 ngày
Mỗi ngày 18 bộ : ... ngày ?
Bài giải :
Số bộ bàn ghế xưởng phải đóng theo
kế hoạch là: 12 30 = 360 ( bộ )
Nếu mỗi ngày đóng được 18 bộ thì hoàn thành kế hoạch trong số ngày là:
360 : 18 = 20 ( ngày )
 Đáp số : 20 ngày
3/Củng cố - dặn dò :
- HS nhắc lại các dạng toán đã học trong tiết và nêu cách giải các loại bài toán đó.
- Dặn học sinh về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau .
- Nhận xét tiết học
---------------§¦&¦§---------------
TẬP LÀM VĂN (Tiết 8)
TẢ CẢNH
(Kiểm tra viết )
I/ MỤC TIÊU :
-Học sinh viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh, thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả .
- Diễn đạt thành câu; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn .
- Biết trình bày bài cẩn thận, tập trung làm bài.
II/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Bài cũ: Nêu cấu tạo bài văn tả cảnh( MB, TB, KB)
2/ Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học
b/ HS làm bài
- GV nêu đề bài – ghi bảng
1) Tả cảnh một buổi sáng ( hoặc trưa, chiều ) trong một vườn cây (hay trong công viên , trên đường phố , trên cánh đồng, nương rẫy ).
2)Tả một cơn mưa .
3)Tả ngôi nhà của em ( hoặc căn hộ, phòng ở của gia đình em ).
- Gọi HS đọc lại dàn bài chung về văn tả cảnh .
- Cho HS đọc các đề trên bảng và chọn đề .
- Gọi HS đọc lại dàn ý đã chuẩn bị ở tiết trước .
-Giáo viên đọc lại dàn ý một bài văn tả ngôi nhà của em để học sinh nắm:
Mở bài : - Giới thiệu ngôi nhà của em.
Thân bài : 
1. Tả bao quát.
- Ngôi nhà của em thật rông rãi. Nhìn từ xa, trông nó thật nhỏ. Khi lại gần thấy nó to lớn.
2. Tả cụ thể: 
- Ngoài sân, một cây hoa sữa tỏa bóng mát khắp sân. Cây được những bông hoa trang điểm thêm trông thật là đẹp.
- Bước vào nhà, cửa được làm bằng gỗ đánh véc ni láng bóng. Bức tường được xây bằng gạch rất chắc chắn. Phòng khách khang trang mát mẻ. 
- Phòng ăn thì đẹp gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ.
- Nhà em gồm có hai phòng ngủ, phòng nào cũng ấm áp.
Kết bài : 
- Ngôi nhà được xây từ thời ông bà nội em còn trẻ. Nơi đây, em được sinh ra và lớn lên.
- Ngôi nhà là mái ấm của gia đình em.
Học sinh làm bài, giáo viên tạo điều kiện yên tĩnh cho học sinh làm bài. 
Cuối giờ giáo viên thu bài học sinh.
Nhận xét qua tiết kiểm tra.
3/ Củng cố - dặn dò :
-Giáo viên nhận xét tiết làm bài của học sinh 
-Về nhà đọc trước đề bài , gợi ý của tiết tập làm văn tuần sau .
---------------§¦&¦§---------------
KHOA HỌC ( tiết 8 )
VỆ SINH TUỔI DẬY THÌ
I/MỤC TIÊU 
- Nêu đđược những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh ,bảo vệ sức khỏe ở tuổi dậy thì .
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì .
- HS có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân.
II/PHƯƠNG TIỆN: Hình 18 , 19 sgk .
- Các phiếu ghi nội dung thông tin về những việc nên làm để bảo vệ sức khỏe dậy thì .
III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1/Bài cũ : ? Nêu đặc điểm con người ở giai đoạn vị thành niên .
 ? Nêu đặc điểm con người ở giai đoạn tuổi già .
2/ Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài : Tuổi dậy thì có tầm quan trọng đối với cuộc đời của mỗi con người. Vậy các em phải làm gì để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần của mình ở giai
đoạn này. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó 
b/ Giảng bài mới: 
*Hoạt động 1 : Những việc cần làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì :
H:Em cần làm gì để giữ vệ sinh cơ thể ? 
H:Những việc làm để giữ vệ sinh cơ thể có tác dụng gì ? 
* Hoạt động 2 : Làm việc với phiếu học tập : Giáo viên chia lớp thành nhóm nam và nữ riêng phát cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập :
- Nam nhận phiếu vệ sinh cơ quan sinh dục nam, nữ nhận phiếu vệ sinh cơ quan sinh dục nữ.
Sau khi HS làm xong giáo viên chữa theo nhóm .
- HS nêu giáo viên khoanh vào câu đúng .
- Cho HS đọc phần đầu mục bạn cần biết trang 19 sgk .
* Hoạt động 3 : Q/s tranh và thảo luận để xác định được những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khỏe tuổi dậy thì .
HS quan sát tranh sgk và thảo luận theo nhóm các câu hỏi : 
H:Chỉ và nói nội dung từng hình ? 
H: Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe và thể chất tinh thần tuổi dậy thì?
* GV cho HS báo cáo và khuyến khích HS nêu thêm những ví dụ khác ngoài sgk về việc nên và không nên làm của tuổi dậy thì .
GVKL: Ở tuổi dậy thì chúng ta cần ăn uống đủ chất, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh, không sử dụng chất kích thích như thuốc lá, ma túy ... không xem phim ảnh đồi trụy, không lành mạnh .
+Thường xuyên tắm giặt, gội đầu.
+ Thường xuyên thay quần áo lót.
+ Thường xuyên rửa bộ phận sinh dục ...
- Rửa mặt bằng nước sạch thường xuyên sẽ tránh được mụn.
- Tắm rửa, gội đầu, thay quần áo thường xuyên sẽ giúp cơ thể sạch sẽ, thơm tho.
Phiếu 1 : Của học sinh nam 
Hãy khoanh vào chữ cái trước câu đúng 
1/ Cần rửa cơ quan sinh dục .
 a/ 2 ngày 1 lần 
(b)/Hằng ngày 
2. Khi rửa cơ quan sinh dục cần chú ý:
 (a)/ Dùng nước sạch 
 (b)/Dùng xà phòng tắm 
 c /Dùng xà phòng giặt
3. Dùng quần lót cần chú ý : 
a/ 2 ngày thay 1 lần 
(b)/Mỗi ngày thay 1 lần 
c/Giặt và phơi trong bóng râm 
(d)/Giặt và phơi ngoài nắng 
Phiếu 2 : Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ 
Khoanh vào câu đúng 
1.Cần rửa cơ quan sinh dục :
a/2 ngày 1 lần 
(b)/Hằng ngày 
c/Khi thay băng vệ sinh
2. Khi rửa cơ quan sinh dục cần chú ý:
(a)/Dùng nước sạch 
(b)/Dùng xà phòng tắm 
c/ Dùng xà phòng giặt 
(d)/Không rửa bên trong chỉ rửa ngoài 
3. Khi bị hành kinh cần thay băng vệ sinh : 
(a)/Ít nhất 4 lần /1 ngày 
 b/Ít nhất 3 lần /1 ngày 
c 2 lần / 1 ngày 
HS quan sát – thảo luận
-Đại diện nhóm báo cáo,bổ sung.
Hình 4 : vẽ 4 bạn , một bạn tập võ , một bạn chạy , một bạn đánh bóng , một bạn đá bóng .
Hình 5 : Vẽ một bạn đang khuyên bạn khác không nên xem phim không lành mạnh , không phù hợp với lứa tuổi .
Hình 6 : Các loại thức ăn bổ dưỡng .
Hình 7 : Vẽ các chất gây nghiện cho cơ thể con người .
Nên
Không nên
- Ăn uống đủ chất 
- Ăn nhiều rau, hoa quả .
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao .
- Vui chơi giải trí phù hợp .
- Mặc đồ phù hợp với lứa tuổi 
- Ăn kiêng 
- Xem phim, đọc truyện không lành mạnh .
- Hút thuốc lá 
- Tiêm chích ma túy 
- Uống rượu 
- Lười vận động .
- Tự ý xem phim đồi trụy ...
* Hoạt động 4 : Trò chơi “ Tập làm diễn giả ”
Giáo viên cho 6 học sinh – 1 học sinh dẫn chương trình .
Ví dụ : học sinh 1 (Người dẫn chương trình). Xin giới thiệu diễn giả đầu tiên là bạn “ Khử mùi ”.
HS 2 bắt đầu trình bày: Khi trời nóng chúng ta thường ra mồ hôi, mồ hôi thường gây mùi khó chịu. Điều này không có gì lo lắng cả. Bạn hãy tắm rửa hàng ngày bằng xà phòng tắm như vậy bạn sẽ rất thơm tho.
- Lần lượt các học sinh khác lên trình bày theo nội dung của mình .
- Giáo viên nhận xét những em trình bày hay, nội dung phù hợp với bài.
3 / Củng cố - dặn dò :
-HS nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì, thực hiện việc làm của bài.
-Về nhà xem trước bài “Thực hành :nói “không ! “đối vối các chất gây nghiện”
-Giáo viên nhận xét tiết học
---------------§¦&¦§---------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5(16).doc