Thiết kế bài giảng khối 5 - Ngyễn Trọng Long - Tuần 1

Thiết kế bài giảng khối 5 - Ngyễn Trọng Long - Tuần 1

I/ Mục tiêu:

+ Hiểu các từ khó trong bài:Cơ đồ,hoàn cầu,kiến thiết,cường quốc năm châu.Hiểu nội dung bức thư:Bác Hồ khuyên các emhọc sinh chăm học,tin tưởng rằng thế hệ các em sẽ kế tục truyền thống cha ông xây dựng nước Việt Nam cường thịnh.Học thuộc đoạn:Sau 80 năm giời .các em.

+Đọc đúng các từ ngữ,tiếng khó:Sung sướng,siêng năng,kiến thiết,buổi tựu trường.Đọc trôi chảy toàn bài,nhấn giọng ở từ ngữ thể hiện lời nhắn nhủ,niềm hi vọng của Bác.Đọc diễn cảm toàn bài,thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.

+Giáo dục các em tinh thần, thái độ học tập chăm chỉ,xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.

II/ Chuẩn bị:

 Bảng phụ viết sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc.

III/ Hoạt động dạy – học:

 

doc 40 trang Người đăng huong21 Lượt xem 682Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Ngyễn Trọng Long - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I/ Mục tiêu:
+ Hiểu các từ khó trong bài:Cơ đồ,hoàn cầu,kiến thiết,cường quốc năm châu.Hiểu nội dung bức thư:Bác Hồ khuyên các emhọc sinh chăm học,tin tưởng rằng thế hệ các em sẽ kế tục truyền thống cha ông xây dựng nước Việt Nam cường thịnh.Học thuộc đoạn:Sau 80 năm giời.các em.
+Đọc đúng các từ ngữ,tiếng khó:Sung sướng,siêng năng,kiến thiết,buổi tựu trường.Đọc trôi chảy toàn bài,nhấn giọng ở từ ngữ thể hiện lời nhắn nhủ,niềm hi vọng của Bác.Đọc diễn cảm toàn bài,thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
+Giáo dục các em tinh thần, thái độ học tập chăm chỉ,xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
II/ Chuẩn bị:
 Bảng phụ viết sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc. 
III/ Hoạt động dạy – học:
1.Kiểm tra bài cũ: Giáo viên giới thiệu chủ điểm và nội dung của từng chủ điểm cần học.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Bác Hồ rất quan tâm chăm sóc và bồi dưỡng thế hệ tương lai của đất nước.Bài hôm nay giúp các em hiểu về điều đó.
b) Dạy bài mới:
w HĐ1: HD luyện đọc:
+Gọi 2 học sinh đọc nối tiếp từng đoạn của bài.
+Yêu cầu học sinh luyện đọc nối tiếp,giáo viên chú ý chỉnh sửa lỗi phát âm,ngắt giọng cho học sinh
+Yêu cầu học sinh tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ ở phần chú giải
+Gọi 1 vài em đặt câu với từ :kiến thiết,hoàn cầu.
+Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp.
+Gọi 1HS đọc toàn bài trước lớp.
+GV đọc mẫu toàn bài với giọng đọc chậm rải,vừa đủ nghe.
w HĐ2: HD tìm hiểu bài.
+Cho HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
-Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt?
-Bác Hồ nhắc nhở HS điều gì khi đặt câu hỏi”Vậy các em nghĩ sao?”
+Cho HS đọc thầm đoạn 2 và thảo luận trả lời câu hỏi 3,4.
-Sau cách mạnh tháng 8,nhiệm vụ của toàn dân là gì,các em có nhiệm vụ gì trong cuộc kiến thiết đất nước?
+GV nhận xét đánh giá.
 w HĐ3: HD luyện đọc diễn cảm và HTL.
+GV hỏi học sinh giọng đọc phù hợp cho bài 
+GV hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 2.
- GV đọc mẫu 1 lần và yêu cầu học sinh tìm các từ cần nhấn giọng,các chỗ cần nghỉ hơi.
+Cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
+Cho 3HS thi đọc diễn cảm đoạn 2
-GV nhận xét ,kết luận.
+GV mời một số em đọc thuộc lòng trước lớp
+Học sinh quan sát tranh chủ điểm trong SGK và lắng nghe.
+ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu để xác định nhiệm vụ của tiết học.
+2Học sinh đọc thành tiếng nối tiếp nhau. 
+ 3 cặp học sinh lưyện đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
+1HS đọc phần chú giải trong SGK.
+2HS đặt câu.
+Học sinh luyện đọc nhóm 2 .
+1HS đọc thành tiếng trức lớp,cả lớp đọc thầm theo.
+HS chú ý lắng nghe.
+Học sinh đọc thầm đoạn 1,thảo luận nhóm 4 và trả lời.
-Đó là ngàu khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp xâm lược
-Các em được hưởng nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam là nhờ công lao hi sinh của biết bao đồng bào,Bác nhắc các em phải nhớ tới sự hi sinh xương máu đó.Các em phải xác định nhiệm vụ học tập của mình.
+HS đọc thầm đoạn 2 và trao đổi trả lời
-Toàn dân phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại,làm cho nước ta theo kịp các nước trên hoàn cầu.Học sinh phải có gắng siêng năng học tập,ngoan ngoãn,nghe thầy,đua bạn,xây dựng nước Việt Nam sánh vai các cường quốc năm châu.
+HS nêu cách đọc diễn cảm từng đoạn.
Đ1:Đọc với giọng nhẹ nhàng thân ái.
Đ2:Đọc với giọng xúc động thể hiện niềm tin.
+HS theo dõi cách đọc.
+2HS cùng bàn ngồi luyên đọc theo cặp.
-Nhấn giọng các từ:xây dựng lại,trông mong chờ đợi,tươi đẹp hay không,sánh vai,phần lớn.
+HS nhận xét bạn đọc.
+2em đọc trước lớp,lớp theo dõi nhận xét.
 3. Củng cố: Gíao viên nhận xét,củng cố tiết học.
4. Dặn dò: Dặn học sinh về nhà học thuộc lòng đoạn 2 và chuẩn bị bài:Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
 ------------------------------------------------------------------------
GÓP Ý BỔ SUNG : 
Toán
ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
I/ Mục tiêu:
+ Củng cố cho học sinh khái niệm ban đầu về phân số :đọc,viết phân số.
+Các em biết ôn tập cách đọc,viết phân số, cách viết thương,viết số tư nhiên dưới dạng phân số.
+Giáo dục các em tinh thần, thái độ học tập chăm chỉ,cẩn thận.
II/ Chuẩn bị:
 Các tấm bìa cắt vẽ hình như SGK thể hiện phân số. 
III/ Hoạt động dạy – học:
1.Kiểm tra bài cũ: 
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Trong tiết học toán đầu tiên của năm học các em sẽ được học:Khái niệm phân số.
b) Dạy bài mới:
w HĐ1: HD học sinh ôn tập khái niệm ban đầu về phân số.
+ GV treo các miếng bìa biểu diễn phân số và hỏi học sinh.
-Đã tô màu mấy phần của băng giấy?.
+Gv mời 1 học sinh lên bảng viết và đọc phân số thể hiện phần đã được tô màu.
+ GV tiến hành các bước tương tự với hình còn lại.
+ Viết lên bảng cả 4 phân số sau đó yêu cầu học sinh đọc :
w HĐ2: HD ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên,cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số
+ Viết thương hai số tự nhiên dưới dạng phân số:
-Viết thương của các phép chia sau dưới dạng phân số: 1:3 ; 4:10 ; 9:2
-GV cho học sinh nhận xét bài của bạn
- có thể coi là thương của phép chia nào?
+Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số
-Hãy viết các số tự nhiên sau dưới dạng phân số có mẫu số là 1: 5,10,201,278
-Vì sao mỗi số tự nhiên có thể viết thành phân số có tử số là 1?
-Hãy tìm cách viết 1 thành phân số ?vì sao?
-Hãy tìm cách viết 0 thành phân số ?vì sao?
w HĐ3: Luyện tập: HS làm các bài tập 1,2,3,4
+ Bài 1:Yêu cầu học sinh đọc thầm bài.Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Yêu cầu học sinh làm bài.
+Bài 2:Gọi học sinh đọc rõ yêu cầu của bài.Yêu cầu học sinh làm bài.
+ GV cho học sinh làm bài 3 như bài 2.
+Bài 4;Yêu cầu học sinh đọc đề bài và tự làm bài
+ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu để xác định nhiệm vụ của tiết học.
+Học sinh quan sát các miếng bìa và trả lời 
- Đã tô màu băng giấy
-Băng giấy được chia thành 3 phần bằng nhau và tô màu 2 phần của băng giấy.
-HS viết và đọc: đọc là hai phần ba
-HS quan sát các tấm bìa còn lại ,tìm phân số thể hiện phần được tô màu mỗi hìng,sau đó đọc và viết các phân số đó
- 3HS thực hiện yêu cầu,cả lớp làm vào giấy nháp.
1:3= ; 4:10= ; 9:2=
- Phân số có thể coi là thương của phép chia 1:3
- HS nêu lần lượt các ví dụ còn lại.
-HS lên bảng viết,lớp làm nháp
5= ; 10= ; 201=
-Ta lấy tử số là số tự nhiên đó và mẫu số là 1
VÍ dụ: 5=.ta có 5=5:1
-Học sinh lên bảng viết:1= ; 1= vì 1có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau
0= ; 0= vì 0 có thể viết thành phân số có tử số bằng 0 và mẫu số khác 0
+Học sinh đọc thầm bài.Bài tập yêu cầu chúng ta đọc và chỉ rõ tử số và mẫu số của 1 phân số trong bài.(Học sinh nối tiếp nhau làm bài trứơc lớp)
+Bài tập yêu cầu chúng ta viết các thương dưới dạng phân số
3:5= ; 75:100= 
+ HS làm: 32= ; 105=..
+2HS lên bảng làm.lớp làm nháp
1= ; 0=
-Học sinh nhận xét đúng/ sai
- Học sinh lần lượt nêu chú ý 3,4 củ bài hocï để giải thích
 3. Củng cố: Gọi HS nêu khái niệm phân số.
4. Dặn dò: Dặn học sinh về nhà làm bài tập hướng dẫn luyên tập thêm và chuẩn bị bài sau.
GÓP Ý BỔ SUNG : 
Kể chuyện
LÝ TỰ TRỌNG
I/ Mục tiêu:
+ Hiểu được ý nghĩa nội dung câu truyện:ca ngợi anhLý Tự Trọng giàu lòng yêu nước,dũng cảm bảo vệ đồng chí,hiên ngang bất khuất trước kể thù.Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu truyện.
+Kĩ năng nhớ và thể hiện lời kể tự nhiên,biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu truyện.
+Giáo dục các em lòng yêu nước,niềm tự hào dân tộc.
II/ Chuẩn bị:
 Tranh minh họa trong SGK. 
III/ Hoạt động dạy – học:
1.Kiểm tra bài cũ: 
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Nội dung câu truyện hôm nay sẽ đem đến cho các em những bài học về cuộc sống con người đầy lí thú.
b) Dạy bài mới:
w HĐ1: GV kể chuyện:
+Giáo viên kể lần 1:giọng chậm rãi,thong thả,nhấn giọng những từ ngữ đặc biệt.
+GV chỉ tranh minh họa kể lại lần 2.
+Yêu cầu học sinh tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ ở phần chú giải
+GV hỏi yêu cầu học sinh nhớ lại nội dung.
-Anh Lý Tự Trọng được cử đi học nước ngài khi nào?về nước anh làm nhiệm vụ gì?hành động dũng cảm của anh?
w HĐ2: HD thuyết minh cho tranh.
+Cho HS đọc thầm đọc bài tập 1
+Cho HS hoạt động theo nhóm.
w HĐ3:HD kể theo nhóm:
+GV chia HS thành từng nhóm và thảo luận nội dung câu truyện.
-(Đ1):tranh1, (Đ2):tranh 2,3,4,(Đ3):tranh 4,5.
w HĐ4:HD kể truyện trước lớp:
+GV tổ chức cho học sinh thi kể lại truyện trước lớp và hỏi lại bạn về ý nghĩa câu truyện
-Vì sao những người coi ngục gọi anh là ông nhỏ?câu truyện giúp bạn hiểu điều gì?
+GV đánh giá nhận xáet và tuyên dương học sinh.
+ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài..
+1HS đọc phần chú giải trong SGK.giải nghĩa từ ngữ.
+Học sinh tiếp nối trả lời.
+1HS đọc thành tiếng trức lớp,cả lớp đọc thầm theo.
+Học sinh đọc thầm bài 1,thảo luận nhóm 4 và viết lời thuyết minh cho từng tranh.
+Từng nhóm nối tiếp nhau trình bày ,các nhóm khác bổ sung.
+HS từng nhóm thảo luận ,lần lượt từng em kể theo đoạn trong nhóm,em khác nghe và bổ sung cho bạn.
+2 đến 3 HS kể toàn bộ câu tuyện trước lớp và trả lới câu hỏi của bạn:
-Mọi người khâm phục anh vì tuổi nhỏ nhưng chí lớn,ca ngợi anh Trọng giàu lòng yêu nước,dũng cảm.
+Cả lớp nhận xét và bình chọn b ... ất liền, phần biển, các đảo và các quần đảo. 
_ HS suy nghĩ theo gợi ý của GV và rút ra câu trả lời cho mình.
Câu trả lời đúng là:
. Phần đất liền của VN giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia nên có thể mở đường bộ giao lưu với các nước này để giao lưu với các nước khác.
_ Một vài HS nêu ý kiến trước lớp, cả lớp nghe, bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất câu trả lời như trên.
_ Các nhóm cùng hoạt động để hoàn thành phiếu của nhóm mình (1 nhóm làm vào phiếu viết trên giấy khổ to).
_ Nêu khó khăn và nhờ GV giúp đỡ (nếu có).
_ Nhóm HS được yêu cầu dán phiếu của nhóm lên bảng và trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến(nếu cần).
Đáp án:
1. Đánh dấu vào các ý a, c, d.
 3 Củng cố: Tổ chức thi giới thiệu Việt Nam đất nước tôi._ Nhận xét, tuyên dương.
 4 Dặn dò: Về nhà đọc lại bài và xem trước bài: Địa hình và khoáng sản.
 -------------------------------------------------------
GÓP Ý BỔ SUNG : 
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I/ Mục tiêu:
+ Nhận biết được cách quansát của nhà văn trong đoạn văn:Buổi sớm trên cánh đồng.Hiểu được thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh.
+Lập được dàn ý bài văn tả cảnh từ những điều quan sát được và trình bày theo dàn ý.
+Giáo dục các em tinh thần, thái độ học tập chăm chỉ.
II/ Chuẩn bị:
 Giấy khổ to và bút dạ 
III/ Hoạt động dạy – học:
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng nêu nội dung bài cũ.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Để chuẩn bị viết tốt bài văn tả cảnh.Bài hôm nay chúng ta sẽ thực hành quan sát và lập dàn ý một bài văn tả cảnh.
b) Dạy bài mới:
w HĐ1:HD học sinh làm bài tậpï:
+Giáo viên gọi học sinh đọc nội dung và yêu cầu của bài tập 1.
+Yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp.
+Gọi HS trình bày nối tiếp các câu hỏi.
-Tác giả tả những gì trong buổi sớm mùa thu?
-Tác giả đã quan sát sự vật bằng những giác quan nào?.
Tác giả đã lựa chọn chi tiết tả cảnh rất đặc sắc và sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận vẽ riêng của từng cảnh vật.Để có một bài văn hay, chúng ta cần biết cách quan sát cảm nhận sự vật bằng nhiều giác quan.
-Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả?vì sao em biết?
+GV nhận xét,kết luận :
 +Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
+Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân,theo gợi ý:
-MB:em tả cảnh gì ở đâu?vào thời gian nào?lí do em chọn cảnh đó để tả là gì?
-TB:Tả những nét nổi bậy của cảnh vật,tả theo thời gian,tả từng bộ phận của cảnh vật.
-KB:Nêu cảm nghĩ,nhận xét của em về cảnh vật.
+GV gọi 2em lên trình bày và kết luận như là một dàn bài văn mẫu.
+2HS lên bảng nêu:cấu tạo của bài văn tả cảnh.
+ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
+1Học sinh đọc thành tiếng. 
+Học sinh thảo luận theo cặp và viết câu trả lời ra giấy .
+1 nhóm dán phiếu lên bảng trình bày,các nhóm khác bổ sung ý kiến và thống nhất.
+HS đọc và làm bài cá nhân,lập dàn ý vào vở.
+2 em trình bày trước lớp.
+Bài văn tả cảnh gồm có 3 phần:Mở bài,thân bài,kết bài.
-Mở bài:giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
-Thân bài:tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian để minh hoạ cho nhận xét ở mở bài.
-Kết bài:nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
+3HS nối tiếp nhau đọc phần lập dàn ý của mình trước lớp.
+HS nhận xét bạn đọc.
 3. Củng cố: Giáo viên nhận xét,củng cố tiết học;Bài văn tả cảnh có cấu tạo nghư thế nào?
4. Dặn dò: Dặn học sinh về nhà học thuộc phần ghi nhớ và chuẩn bị bài sau.
 ------------------------------------------------------------
GÓP Ý BỔ SUNG : 
Toán
PHÂN SỐ THẬP PHÂN
I/ Mục tiêu:
+ Củng cố cho học sinh biết thế nào là phân số thập phân.Biết có một phân số có thể chuyển thành phân số thập phân và biết chuyển các phân số này thành phân số thập phân.
+Các em có kĩ năng nhận biết và chuyển phân số thành phân số thập phân một cách thành thục.
+Giáo dục các em tinh thần, thái độ học tập chăm chỉ,cẩn thận.
II/ Chuẩn bị: 
III/ Hoạt động dạy – học:
1.Kiểm tra bài cũ: GV gọi học sinh lên bảng làm bài
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Trong tiết học này các em sẽ cùng tìm hiểu về phân số thập phân .
b) Dạy bài mới:
w HĐ1: Giới thiệu phân số thập phân
+Giáo viên viết lên bảng các phân số
 và yêu cầu học sinh đọc 
-Em có nhận xét gì về mẫu số của các phân số trên?
-GV giới thiệu:các phân số có mẫu số là 10;100;100 được gọi là các phân số thập phân 
+Giáo viên viết lên bảng phân số .Hãy tìm một phân số thập phân bằng phân số trên?
-Em làm thế nào để tìm được phân số thập phân bằng với phân số thập phân .đã cho?
-Giáo viên yêu cầu tương tự với 
+Có môt số phân số có thể viết thành phân số thập phân .Khi muốn chuyển một phân số thành phân số thập phân ta tìm một số nhân với mẫu để có 10,10,100rồi lấy cả tử số và mẫu số nhân với cùng số đó để được phân số thập phân.
w HĐ2: Luyện tập-thực hành
+ Bài 1: GV viết các phân số lên bảng và yêu cầu học sinh đọc 
-Gọi 2 em nhận xét bài của bạn trên bảng.
+Bài 2:GV lần lượt đọc các phân số thập phân cho học sinh viết
-GV nhận xét đánh giá ghi điểm.
+Bài 3:Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các phân số trong bài,sau đó nêu rõ các phân số thập phân 
+Bài 4:Yêu cầu chúng ta làm gì?
-GV yêu cầu học sinh làm bài.
-Giáo viên nhận xét cho điểm .
-2 em lên bảng làm bài hướng dẫn luyện tập thêm ở nhà 
+ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu để xác định nhiệm vụ của tiết học.
+Học sinh đọc các phân số trên
- Học sinh nêu theo ý hiểu của mình:các phân số có mẫu số là 10,10,100và mẩu số đều chia hết cho 10
+Học sinh lên bảng làm và nêu cách làm:
+Ta nhận thấy 5x2=10 vậy ta nhân cả tử số và mẫu số của phân số đó với 2 thì được phân số thập phân và bằng phân số đã cho
+3HS lên bảng làm.lớp làm nháp
+Học sinh nhắc lại kết luận
+Học sinh nối tiếp nhau đọc các phân số thập phân
+2Học sinh lên bảng viết,học sinh khác làm vào vở bài tập.
-Học sinh đổi chéo vở để kiểm tra 
+Học sinh đọc và nêu;Phân số là phân số thập phân 
+Tìm số thích hợp điền vào chỗ chấm
- 2 học sinh lên bảng làm,lớp làm vào vở bài tập
- Học sinh nhận xét bài của bạn và tự kiểm tra sửa bài của mình
 3. Củng cố: Gọi HS nêu phân số thập phân?cách viết một phận số dưới dạng phân số thập phân.
4. Dặn dò: Dặn học sinh về nhà làm bài tập hướng dẫn luyên tập thêm và chuẩn bị bài sau.
 -------------------------------------------------------------------
GÓP Ý BỔ SUNG : 
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I/ Mục tiêu:
+ Hiểu và tìm được nhiều từ đồng nghĩa với từ cho trước,đặt câu để phân biệt được sự khác nhau về sắc thái biểu thị các từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
+Các em có kĩ năng nhận biết,phân biệt,tìm từ và sử dụng từ đồng nghĩa khi nói viết.
+Giáo dục các em tinh thần, thái độ học tập chăm chỉ,sử dụng từ đồng nghĩa chính xác khi nói,viết.
II/ Chuẩn bị:
 Bảng phụ viết sẵn bài tập 3 
III/ Hoạt động dạy – học:
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên bảng kiểm tra nội dung bài trước.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Các em đã học về từ đồng nghĩa,hôm nay chúng sẽ luyện tập thực hành tìm từ đồng nghĩa.
b) Dạy bài mới:
w HĐ1: Tìm hiểu ví dụ :
-Thế nào là từ đồng nghĩa? 
-Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn?
-Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn?
+Giáo viên kết luận .
w HĐ2: HD luyện tập.
+Bài 1: -Gọi HS đọc yêu cầu của bài
 -Yêu cầu HS thi làm theo nhóm
 -Gọi 1 nhóm trình bày
-GV cho học sinh nhận xét bài của bạn
+Bài 2;Yêu cầu học sinh đọc đề bài
-GV cho HS làm việc đặt câu theo nhóm tiếp sức.
-GV nhận xét ,kết luận.
+Bài 3:Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
-Yêu cầu học sinh tự làm bài theo nhóm:Đọc kĩ đoạn văn,xàc định nghĩa của từng từ trong ngoặc,xác định sắc thái của câu với từng từ trong ngoặc để tìm từ thích hợp?
+Cho học sinh đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh
+KL:Nên thận trong khi sử dụng những từ đồng nghĩa không hoàn toàn.Trong mỗi ngữ cảnh cụ thể sắc thái bỉeu cảm của từ sẽ thay đổi.
+3HS lên bảng nêu khái niệm về từ đồng nghĩa,từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn,cho ví dụ?
+ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu để xác định nhiệm vụ của tiết học.
+Học sinh suy nghĩ trả lời . 
+Từ đồng nghĩa:Tổ quốc-Đất nước
+Từ đồng nghĩa hoàn toàn:lợn-heo / má-mẹ
+Từ đồng nghĩa không hoàn toàn:đỏ tươi-đỏ ối / đen sì-đen kịt.
+HS ngồi cùng trao đổi nhóm 4 và làm bài.
-Chỉ màu xanh
-Chỉ màu đỏ
-Chỉ màu trắng
-Chỉ màu vàng
+1Học sinh làm ở bảng,lớp làm vào vở.
-Từng nhóm trình bày tiếp sức đặt câu với bạn trước lớp.
 +Buổi chiều da trời xanh đậm,nước biển xanh lơ.
 +Cánh đồng xanh mướt ngô khoai.
 +Bạn Nga có nước da trắng hồng.
-Học sinh nhận xét đúng/ sai,bổ sung.
+Học sinh thảo luận nhóm 4.
+HS nốitiếp nhau trình bày trước lớp.
-Từ “điên cuồng”trong câu:Suốt đêm thác reo điên cuồng.
-Từ:”Sáng rực” trong câu:Dòng thác sáng rực.
.
+HS đọc lại đoạn văn hòn chỉnh.
 3. Củng cố: Gọi HS nêu :Tại sao chúng ta phải cân nhắc khi sử dụng từ đồng nghĩa không hoàn toàn?
4. Dặn dò: Dặn học sinh về nhà viết lại đoạn văn:Cá hồi vượt thác, và chuẩn bị bài sau.
GÓP Ý BỔ SUNG : 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 1.doc