I/ Mục tiêu:
+ Hiểu các từ khó trong bài:Văn hiến,Văn Miếu, Quốc Tử Giám,tiến sĩ,chứng tích.Hiểu nội dung bài:nước Việt Nam có truyền thốngkhoa cử lâu đời,đó là bằng chứng của nền văn hiến.
+Đọc đúng các từ ngữ,tiếng khó:Thiên Quang,lấy đỗ,Quốc Tử Giám.Đọc trôi chảy toàn bài,ngắt nghỉ hơi đúng theo từng cột,từng dòng,nhấn giọng ở từ ngữ thể hiện niềm tự hào.Đọc diễn cảm toàn bài,thể hiện giọng đọc trân trọng,tự hào.
+Giáo dục các em tinh thần, thái độ,niềm tự hào dân tộc.
II/ Chuẩn bị:
Bảng phụ viết sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc.
III/ Hoạt động dạy – học:
Tập đọc NGHÌN NĂM VĂN HIẾN I/ Mục tiêu: + Hiểu các từ khó trong bài:Văn hiến,Văn Miếu, Quốc Tử Giám,tiến sĩ,chứng tích.Hiểu nội dung bài:nước Việt Nam có truyền thốngkhoa cử lâu đời,đó là bằng chứng của nền văn hiến. +Đọc đúng các từ ngữ,tiếng khó:Thiên Quang,lấy đỗ,Quốc Tử Giám.Đọc trôi chảy toàn bài,ngắt nghỉ hơi đúng theo từng cột,từng dòng,nhấn giọng ở từ ngữ thể hiện niềm tự hào.Đọc diễn cảm toàn bài,thể hiện giọng đọc trân trọng,tự hào. +Giáo dục các em tinh thần, thái độ,niềm tự hào dân tộc. II/ Chuẩn bị: Bảng phụ viết sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc. III/ Hoạt động dạy – học: GIÁO VIÊN HỌC SINH 1.Kiểm tra bài cũ: Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng đọc bài:Quang cảnh ngày mùa và trả lời nội dung bài học. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: Khuê Văn Các,Quốc TưÛ Giám là những chứng tích về nền văn hiến lâu đời của dân tộc ta.Bài hôm nay giúp các em hiểu về điều đó. b) Dạy bài mới: w HĐ1: HD luyện đọc: +Giáo viên đọc mẫu định hướng cho học sinh cách đọc. +Gọi 5 học sinh đọc nối tiếp từng đoạn của bài. +Yêu cầu học sinh luyện đọc nối tiếp,giáo viên chú ý chỉnh sửa lỗi phát âm,ngắt giọng cho học sinh +Yêu cầu học sinh tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ ở phần chú giải +Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp. +Gọi 1HS đọc toàn bài trước lớp. w HĐ2: HD tìm hiểu bài. +Cho HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: -Đến thăm Văn Miếu khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì? +Đoạn 1 nói ỳ gì? +Cho học sinh đọc thầm lướt bảng thống kê. -Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi?triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất?em hiểu điều gì về truyền thống văn hóa Việt nam? +Đoạn 2 nói ý gì? +Bài văn nói lên điều gì? w HĐ3: HD luyện đọc diễn cảm . +Gọi 3HS nối tiếp nhau đọc lại bài. +GV hỏi học sinh giọng đọc phù hợp cho bài ? +GV hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn . - GV đọc mẫu 1 lần và yêu cầu học sinh tìm các từ cần nhấn giọng,các chỗ cần nghỉ hơi. +Cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp +Cho 3HS thi đọc diễn cảm đoạn -GV nhận xét ,kết luận. +3Học sinh đọc bài văn theo từng đoạn và trả lời câu hỏi. + Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.. +5Học sinh đọc thành tiếng nối tiếp nhau. + 5 học sinh luyện đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp. +1HS đọc phần chú giải trong SGK. +Học sinh luyện đọc nhóm 2 . +1HS đọc thành tiếng trức lớp,cả lớp đọc thầm theo. +Học sinh đọc thầm đoạn 1,thảo luận nhóm 4 và trả lời. -Họ ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075,nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ.Ngót 10 thế kỉ tính từ khoa thi đầu tiên đến khoa thi cuối cùng năm 1919 đã lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ. -Đ1:Việt Nam có nguồn khoa cử lâu đời. +HS đọc thầm bảng thống kê và trả lời - Triều đại Lê tổ chức 104 khoa và cũng là triều đại có nhiều tiến sĩ nhất 1780 tiến sĩ. -Học sinh nối tiếp nhau trả lời nội dung(từ xưa đã coi trọng đạo học,có nền văn hiến lâu đời,ta tự hào về truyền thống dân tộc) Đ2:Chứng tích một nền văn hiến lâu đời. +Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời,Văn Miếu –Quốc Tử Giám là một chứng tích về nền văn hiến lâu đời đó. +HS nêu cách đọc diễn cảm từng đoạn. -Đọc với giọng xúc động thể hiện niềm tự hào. +HS theo dõi cách đọc. +2HS cùng bàn ngồi luyện đọc theo cặp. +HS nhận xét bạn đọc. +2em đọc trước lớp,lớp theo dõi nhận xét. 3. Củng cố: Gíao viên nhận xét,củng cố tiết học. 4. Dặn dò: Dặn học sinh về nhà học chuẩn bị bài:Sắc màu em yêu. ------------------------------------------------------------------ GÓP Ý BỔ SUNG : Kĩ thuật ĐÍNH KHUY HAI LỖ (T2) I/ Mục tiêu: + Biết cách thực hành đính khuy hai lỗ. +Các em có kĩ năng thực hành đính được khuy hai lỗ đúng quy trình đúng kĩ thuật. +Giáo dục các em rèn luyện tính cẩn thận. II/ Chuẩn bị: Mẫu đính khuy hai lỗ,một số khuy hai lỗ làm bằng các vật liệu khác nhau. III/ Hoạt động dạy – học: 1.Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị của học sinh,các vật liệu cần thiết. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ thực hành đính khuy hai lỗ trên vải. b) Dạy bài mới: w HĐ3: Cho HS thực hành. +GV cho học sinh quan sát mẫu đính khuy hai lỗ và đặt câu hỏi cho học sinh. -Nhắc lại cách đính khuy hai lỗ? +GV nhận xét,kết luận và nhắc lại một số điểm cần lưu ý khi đính khuy hai lỗ. + GV kiểm tra kết quả thực hành T1 và sự chuẩn bị dụng cụ,vật liệu thực hành quy trình đính khuy. -cách vạch dấu các điểm đính khuy hai lỗ? -Cách chuẩn bị đính khuy? +Cho HS thực hành thời gian làm bài 25 phút. +GV cho học sinh thực hành theo nhóm để các em có thể trao đổi nhau. +GV đi giúp đỡ những học sinh yếu. + Học sinh nghe giáo viên giới thiệu . + Học sinh quan sát trả lời +HS nêu các bước trong quy trình đính khuy:vạch dấu các điểm đính khuy và đính khuy trên các điểm vạch dấu. -Đặt tâm khuy vào đúng điểm vạch dấu,hai lỗ khuy thẳng hàng với đường vạch dấu,giữ khuy cố định trên đường vạch dấu để đính khuy. -Xỏ kim mặt trái,lên kim qua lỗ khuy thứ nhất,xuống kim qua lỗ khuy thứ hai(lặp lai 3-4lần cho chắc). -Lên kim nhưng không qua lỗ khuy,vòng chỉ quấn quanh chân khuy,chặt vừa phải để vải không bị dúm.Kết thúc đính khuy như kết thúc đường khâu. +HS thực hành đính 1 khuy trong thời gian là 25 phút. 3. Củng cố: Gọi HS nêu :Các bước đính khuy hai lỗ? 4. Dặn dò: Dặn học sinh về nhà làm thêm cho thành thục và chuẩn bị bài sau. GÓP Ý BỔ SUNG : Toán LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: + Củng cố cho học sinh nhận biết phân số thập phân, chuyển một số phân số thành phân số thập phân.Giải toán về tìm giá trị một phân số của một số cho trước. +Các em có kĩ năng nhận biết và chuyển phân số thành phân số thập phân ,giải toán tìm giá trị một phân số của một số cho trước một cách thành thục. +Giáo dục các em tinh thần, thái độ học tập chăm chỉ,cẩn thận. II/ Chuẩn bị: III/ Hoạt động dạy – học: GIÁO VIÊN HỌC SINH 1.Kiểm tra bài cũ: GV gọi học sinh lên bảng làm bài 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: Trong tiết học này các em sẽ cùng làm các bài toán về phân số thập phân . b) Dạy bài mới: w HĐ1: w HĐ2: Luyện tập-thực hành + Bài 1: GV vẽ tia số lên bảng và yêu cầu học sinh đọc -Gọi 2 em nhận xét bài của bạn trên bảng.yêu cầu học sinh đọc các phân số thập phân +Bài 2:GV cho họa sinh nêu yêu cầu của bài -GV nhận xét đánh giá ghi điểm. +Bài 3:Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài.Yêu cầu chúng ta làm gì? +Bài 4:Yêu cầu chúng ta làm gì? -GV yêu cầu học sinh làm bài. -Giáo viên nhận xét cho điểm . +Bài 5:Học sinh đọc đề toán . -Lớp học có bao nhiêu học sinh ?số học sinh giỏi toán như thế nào với số học sinh cả lớp ?Tìm số học sinh giỏi toán?giỏi tiếng việt? -Giáo viên cho học sinh làm bài và nhận xét ghi điểm . -2 em lên bảng làm bài hướng dẫn luyện tập thêm ở nhà ,lớp nhận xét. + Học sinh nghe giáo viên giới thiệu để xác định nhiệm vụ của tiết học. +Học sinh đọc các phân số thập phân trên tia số +Học sinh :Bài tập yêu cầu chúng ta viết các phân số đã cho thành phân số thập phân ,2em lên bảng làm và nêu cách làm: ; +HS:đề yêu cầu chúng ta viết các phân số đã cho thành phân số thập phân có mẫu số là 100 +3HS lên bảng làm.lớp làm nháp +Học sinh nhận xét,tự kiểm tra bài của mình +HS:ta tiến hành so sánh các phân số sau đó chọn dấu thích hớp điền vào chỗ chấm . ; > +HS:lớp học có 30 học sinh,sô 1học sinh giỏi toán bằng số học sinh cả lớp tức là số học sinh cả lớp chia thành 10 phần thì số học sinh giỏi toán chiếm 3 phần Số học sinh giỏi toán :30:10x3=9(học sinh ) Số học sinh giỏi tiếng việt: 30:10x2=6(học sinh) +Học sinh làm vào vở bài tập sau đó đổi chéo bài của bạn để kiểm tra 3. Củng cố: Gọi HS nêu phân số thập phân?cách viết một phận số dưới dạng phân số thập phân. 4. Dặn dò: Dặn học sinh về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. GÓP Ý BỔ SUNG : Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE,ĐÃ ĐỌC I/ Mục tiêu: + Hiểu được ý nghĩa nội dung câu truyện các bạn kể.Kể lại được câu truyện đã nghe,đã đọc về các anh hùng dân tộc. +Kĩ năng nhớ và thể hiện lời kể tự nhiên,nhậnxét đánh giá và đặt câu hỏi về câu tuyện bạn kể +Giáo dục các em lòng ham đọc sách,niềm tự hào dân tộc. II/ Chuẩn bị: Bảng viết sẵn đề bài có mục gợi ý 3 trang 19 III/ Hoạt động dạy – học: GIÁO VIÊN HỌC SINH 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi3 học sing lên bảng nối tiếp nhau kể lại truyện Lý Tự Trọng +Gvnhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay các em sẽ cùng kể lại câu truyện đã được nghe,được đọc về các anh hùng dân tộc. b) Dạy bài mới: w HĐ1: HD kể chuyện: +Gọi HS đọc đề bài. +GV gạch chân các từ:đã nghe,đã đọc,anh hùng,danh nhân. -Những người như thế nào thì được gọi là anh hùng,danh nhân? +GV cho HS đọc phần gợi ý. +Gv ghi nhanh tiêu chí đáng giá lên bảng -Nội dung câu truyện đúng chủ đề -Câu truyện ngoài SGK -Cách kể hay,có phối hợp với giọng điệu,cử chỉ. -Nêu đúng ý nghĩa nội dung câu truyện. -Trả lời được câu hỏi của các bạn. w HĐ2: Kể trong nhóm: +GV chia HS thành từng nhóm và thảo luận nội dung câu truyện. w HĐ4:Thi kể truyện trước lớp và trao đổi: +GV tổ chức cho học sinh thi kể lại truyện trước lớp và hỏi lại bạn về ý nghĩa câu truyện -Tên truyện,đọc,nghe ở đa ... này dùng để làm gì? + Dựa vào lược đồ và kiến thức của em, hãy nêu tên một số loài khoáng sản ở nước ta. Loại khoáng sản nào có nhiều nhất? + Chỉ những nơi có mỏ than, sắt, a-pa-tít, bô-xít, dầu mỏ. - Nhận xét các câu trả lời của HS, sau đó yêu cầu HS vừa chỉ lược đồ trong SGK vừa nêu Nêu kết luận: Nước ta có nhiều loại khoáng sản như: than, dầu mỏ, khí tự nhiên, than, sắc, thiếc, đồng, a-pa-títtrong đó than đá là loại khoáng sản có nhiều nhất ở nước ta và tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh. - Nhận xét, hoàn thiện phần trình bày của HS. *HĐ 3:Ích lợi - Chia HS thành các nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập và yêu cầu các em cùng thảo luận để hoành thành phiếu. - Theo dõi HS làm việc và giúp đở các nhóm gặp khó khăn. +Theo dõi HS báo cáo và sữa chữa hoàn thiện câu trả lời của HS. - Nhận xét kết quả làm việc của HS, tuyên dương các nhóm làm việc tốt. - Kết luận: Đòng bằng nước ta do sông ngòi bồi đắp, từ hàng nghìn năm trước nhân dân ta đã trồng lúa trên các đồng bằng này, tuy nhiên để đất không bạc màu thì việc sử dụng phải đi đôi với bồi bổ cho đất. Nước ta có nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, nhưng khoáng sản không phải là vô tận nên khai thác và sử dụng cần tiết kiệm và hiệu quả. - 3 HS lần lượt trả lời. Lớp nhận xét. + Chú ý nghe. + Nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm 4 - Đại diện nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác bổ sung nhận xét hoàn thiện nội dung trả lời. + 3 HS lên bảng thuyết trình. Cả lớp theo dõi nhận xét và bình chọn thuyết trình hay và đúng nhất. +HS làm việc cá nhân - HS trình bày trước lớp về đặc điểm khoáng sản ở nước ta. -Các HS nhận xét đúng/sai +HS thảo luận nhóm 4 - 2 nhóm HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận, mỗi nhóm trình bày theo 1 bài tập. 3. Củng cố: Gọi HS nêu đặc điểm địa hình khoáng sản . 4. Dặn dò: Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Tập làm văn LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ I/ Mục tiêu: + Hiểu cách trình bày các số liệu thồng kê vá tác dụng của các số liệu thống kê:giúp thấy rõ kết quả,sosánh được các kết quả. +Bước đầu thực hành lập bảng thống kê theo kiều biểu bảng về số liệu của từng tổ học sinh trong lớp. +Giáo dục các em tinh thần, thái độ học tập chăm chỉ,cẩn thận khi lập biểu II/ Chuẩn bị: Bảng phụ viết sẵn phần bài tập 2,bảng số iệu thống kê Nghìn năm văn hiến. III/ Hoạt động dạy – học: GIÁO VIÊN HỌC SINH 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3HS đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày +GV nhận xét ghi điểm 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: GV hỏi học sinh:Bài tập đọc Nghìn năm văn hiến cho ta biết điều gì?dựa vào đâu em biết được điều đó?bài học hôm nay sẽ giúp các em biết được? b) Dạy bài mới: w HĐ1:HD làm bài tập: +Giáo viên gọi học sinh đọc nội dung và yêu cầu của bài tập 1. +Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm: Đọc lại bảng thống kê,trả lời từng câu hỏi. +Gọi 1 học sinh đọc câu hỏi,lần lượt các em khác trả lời. +GV nhận xét,kết luận lời giải đúng. Các số liệu thống kê giúp người đọc dễ tiếp nhận thong tin,dễ so sánh +Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2. +Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân +GV gọi mộtsố em lên trình bày bài làm của mình. -GV nhận xét ,kết luận,khen một số em làm nhanh đúng,đẹp. -Nhìn vào bảng thống kê em biết được điều gì -Bảng thống kê có tác dụng gì? +3HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn của mình. + Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài,trả lời câu hỏi.(dựa vào bảng thống kê mà em biết được) +1Học sinh đọc thành tiếng. +Học sinh thảo luận nhóm 4 và viết câu trả lời ra giấy . +Học sinh các nhóm trả lời (mỗi nhóm một câu)Số khoa thi,số tiến sĩ của nước ta từ năm 1075 đến năm1919,số trạng nguyên của từng thời đại Triều đại Số khoa thi Số tiến sĩ Số T.N Lí 6 11 0 Trần 14 51 9 Hồ 2 12 0 Lê 104 1780 27 Mạc 21 484 10 Nguyễn 38 558 0 +1 em làm trên bảng phụ.lớp làm vào vở. +HS nhận xét bạn làm đúng/sai(nếu sai thì sửa lại cho đúng). Ví dụ: Tổ Số HS Nam Nữ 1 9 5 4 2 9 5 4 3 8 4 4 4 9 4 5 HS cả lớp 35 18 17 3. Củng cố: Giáo viên nhận xét,củng cố tiết học;Bảng thống kê có tác dụng gì? 4. Dặn dò: Dặn học sinh về nhà lậpp bảng thống kê 5 gia đình gần nhà em về số người. GÓP Ý BỔ SUNG : Toán HỖN SỐ (tiếp theo) I/ Mục tiêu: + Nhận biết được hỗn số.Biết cách chuyển hỗn số thành phân số. +Các em có kĩ năng nhận biết và thực hành chuyển hỗn số thành phân số và vận dụng giải toán một cách thành thục. +Giáo dục các em tinh thần, thái độ học tập chăm chỉ,tính toán cẩn thận. II/ Chuẩn bị: Các tấm bìa giấy vẽ như SGK vào khổ giấy to thể hiện hỗn sô’2 III/ Hoạt động dạy – học: 1.Kiểm tra bài cũ: GV gọi học sinh lên bảng làm bài ở nhà 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: Trong tiết học này các em sẽ cùng tìm hiểu về hỗn số,cách chuyển hỗn số thành phân số. b) Dạy bài mới: w HĐ1: HD chuyển hỗn số thanh phân số. +Giáo viên treo tranh cho học sinh quan sát và yêu cầu học sinh đọc hỗn số chỉ số phần hình vuông đã được tô màu Ta có 2.Vì sao? - Hãy viết hỗn số 2 thành tổnh ccủa phần nguyên và phần thập phân rồi tính tổng này ? +Giáo viên cho học sinh đọc hỗn số ở bảng. -Hãy nêu cách chuyển hỗn số thành phân số? w HĐ2: Luyện tập-thực hành + Bài 1: GV yêu cầu học sinh đọc đề bài.Bài yêu cầu chúng ta làm gì? -Gọi 2 em nhận xét bài của bạn trên bảng. +Bài 2:GV ch học sinh nêu yêu cầu của bài.Yêu cầu học sinh làm bài,GV đi giúp đỡ một số học sinh kém -GV nhận xét đánh giá ghi điểm. +Bài 3:GV cho học sinh đọc yêu cầu của bài và thực hành lảm bài. -Giáo vi6n đánh gia nhận xét và cho điểm . -2 em lên bảng làm bài hướng dẫn luyện tập thêm ở tiêt học trước + Học sinh nghe giáo viên giới thiệu để xác định nhiệm vụ của tiết học. +Học sinh nêu:Đã tô 2 hình vuông -Tô màu hai hình vuông tức là đã tô màu 16 phần .Tô màu thêm 5 phần của hình vuông nữa ,tức là đã tôp màu 16+5=21 phần ,vậy ta có hình vuông được tô màu. -Học sinh tìm cách giải thích. -Học sinh làm: 2 *2là phần nguyên * là phần phân số với 5 là tử số và 8 là mẫu số - Muốn chuyển hỗn số thành phân số ta lấy phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số và giữ nguyên mẫu số của phân số . +Bài tập yêu cầu chúng ta chuyển hỗn số thành phân số. +Học sinh lên bảng làm ,lớp làm vở bài tập +4HS lên bảng làm.lớp làm vào vở 2 -học sinhnhận xét bài làm của bạn trên bảng. +3 Học sinh lên bảng làm bài 2 3. Củng cố: Gọi HS nêu cách chuyển hỗn số thanh phân số ï. 4. Dặn dò: Dặn học sinh về nhà làm bài tập hướng dẫn luyên tập thêm :6 và chuẩn bị bài sau. GÓP Ý BỔ SUNG : Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA I/ Mục tiêu: + Hiểu và tìm được từ đồng nghĩa với đoạn văn cho trước.Hiểu nghĩa các từ đồng nghĩa,phân loại các từ đồng nghĩa thành từng nhóm. +Các em có kĩ năng nhận biết,phân biệt và sử dụng từ đồng nghĩa trong đoạn văn miêu tả. +Giáo dục các em thái độ học tập chăm chỉ,sử dụng từ đồng nghĩa chính xác khi nói,viết. II/ Chuẩn bị: Bảng phụ viết sẵn bài tập 1,giấy khổ to,bút dạ. III/ Hoạt động dạy – học: 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên bảng đặt câu có từ đồng nghĩa với từ tổ quốc. -GV nhận xét,đánh giá. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: Các em đã học về từ đồng nghĩa,hôm nay chúng sẽ luyện tập thực hành tìm từ đồng nghĩa,viết đoạn văn có từ đồng nghĩa. b) Dạy bài mới: w HĐ1:Củng cố: -Thế nào là từ đồng nghĩa? -Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn? -Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn? +Giáo viên kết luận . w HĐ2: HD luyện tập. +Bài 1: -Gọi HS đọc yêu cầu của bài -Yêu cầu HS làm bài cá nhân. -Gọi 1 em trình bày -GV cho học sinh nhận xét bài của bạn +Bài 2;Yêu cầu học sinh đọc đề bài -GV cho HS làm việc theo nhóm vào giấy khổ to. -HD: chia giấy thành các cột,mỗi cột là 1 nhóm các từ đồng nghĩa. -Nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng. -GV nhận xét ,kết luận. +Các từ ở từng nhóm có nghĩa chung là gì? +Bài 3:Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập -Yêu cầu học sinh tự làm bài:Viết đoạn văn trong đó có dùng các từ ở bài2,dùng càng nhiều càng tốt. +Cho học sinh đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh. +GV nhận xét ghi điểm cho học sinh. +3HS lên bảng đặt câu. + Học sinh nghe giáo viên giới thiệu để xác định nhiệm vụ của tiết học. +Học sinh suy nghĩ trả lời . +Từ đồng nghĩa:Tổ quốc-Đất nước +Từ đồng nghĩa hoàn toàn:lợn-heo / má-mẹ +Từ đồng nghĩa không hoàn toàn:đỏ tươi-đỏ ối / đen sì-đen kịt. +HS suy nghĩ và làm bài. +1Học sinh làm ở bảng,lớp làm vào vở. -Các từ đồng nghĩa:mẹ,má,u,bu,bầm,bủ,mạ. -Học sinh nhận xét đúng/ sai,bổ sung. +Học sinh thảo luận nhóm 4. +HS nốitiếp nhau trình bày trước lớp. Các nhóm từ đồng nghĩa 1 bao la mênh mông bát ngát thênh thang 2 lung linh lonh lanh lóng lánh lấp loáng 3 vắng vẻ hiu quạnh vắng teo vắng ngắt -HS nối tiếp nhau giải thích. +2HS làm bài vào giấy khổ to,dán lên bảng. +3HS đọc bài của mình trước lớp,các HS khác nhận xét 3. Củng cố: Gíao viên củng cố,nhận xét tiết học. 4. Dặn dò: Dặn học sinh về nhà viết lại đoạn văn và chuẩn bị bài sau. GÓP Ý BỔ SUNG :
Tài liệu đính kèm: