Thiết kế bài giảng khối 5 - Ngyễn Trọng Long - Tuần 3

Thiết kế bài giảng khối 5 - Ngyễn Trọng Long - Tuần 3

I/ Mục tiêu:

+ Hiểu các từ khó trong bài:Cai,hổng,thiệt,quẹo vô,lẹ,láng Hiểu nội dung phần một vở kịch:ca ngợi dì Năm mưu trí,dũng cảm lừa giặc cứu các bộ cách mạng.

+Đọc đúng các từ ngữ,tiếng khó:Chõng tre,

doc 39 trang Người đăng huong21 Lượt xem 621Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Ngyễn Trọng Long - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc 
LÒNG DÂN
I/ Mục tiêu:
+ Hiểu các từ khó trong bài:Cai,hổng,thiệt,quẹo vô,lẹ,lángHiểu nội dung phần một vở kịch:ca ngợi dì Năm mưu trí,dũng cảm lừa giặc cứu các bộ cách mạng.
+Đọc đúng các từ ngữ,tiếng khó:Chõng tre,on là,rục rịch,xẵng giọng,nói lẹ.Đọc trôi chảy toàn bài,ngắt nghỉ hơi đúng phân biệt được lời nhân vật và lời nhân vật,đọc đúng các ngữ điệu câu hỏi,câu kể.Đọc diễn cảm toàn bài,thể hiện giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật.
+Giáo dục các em tinh thần yêu nước,niềm tự hào dân tộc.
II/ Chuẩn bị: 
III/ Hoạt động dạy – học:
1.Kiểm tra bài cũ: Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng đọc bài:Sắc màu em yêu và trả lời nội dung bài học.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Bài hôm nay các em sẽ học phần một vở kịch Lòng Dân để biết được ong dân đối với cách mạng như thế nào.
b) Dạy bài mới:
w HĐ1: HD luyện đọc:
+Giáo viên đọc mẫu định hướng cho học sinh cách đọc,tên nhân vật với lời nói của nhân vật
+Gọi 1 HS đọc lời giới thiệu,cảng trí,thời gian.
+Yêu cầu học sinh luyện đọc nối tiếp,giáo viên chú ý chỉnh sửa lỗi phát âm,ngắt giọng cho học sinh
+Yêu cầu học sinh tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ ở phần chú giải.
-Em có thể chi đoạn kịch này như thế nào?
+Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp.
+Gọi 1HS đọc toàn bài trước lớp.
w HĐ2: HD tìm hiểu bài.
+Cho HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
 -Câu truyện xảy ra ở đâu ?vào thời gian nào?
-Chú cán bộ gặp chuyện gì?dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?
-Chi tiết nào trong đoạn kịch làm bạn thích nhất?
+Nêu nội dung chính của đoạn kịch?
+GV kết luận:Vở kịch Lòng Dân nói lên tấm ong của người dân Nam Bộ đối với cách mạng.
 w HĐ3: HD luyện đọc diễn cảm .
+Gọi 5HS nối tiếp nhau đọc đoạn kịch theo vai.
+GV hỏi học sinh giọng đọc phù hợp cho bài ?
+GV hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm theo vai của từng nhân vật .
GV đọc mẫu 1 lần và yêu cầu học sinh tìm các từ cần nhấn giọng,các chỗ cần nghỉ hơi.
+Cho HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 5 em
+Cho 3nhóm thi đọc diễn cảm .
-GV nhận xét ,kết luận.
+3Học sinh đọc thuộc ong bài thơ và trả lời câu hỏi.
+ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài..
+1Học sinh đọc thành tiếng . 
+ 4 học sinh luyện đọc theo nhân vật.
+1HS đọc phần chú giải trong SGK.
-Chia làm 3 đoạn.
+Học sinh luyện đọc nhóm 2 .
+1HS đọc thành tiếng trứớc lớp,cả lớp đọc thầm theo.
+Học sinh đọc thầm đoạn 1,thảo luận nhóm 4 và trả lời.
-Câu truyện xảy ra ở một ngôi nhà nông thôn Nam Bộ trong thời kì kháng chiến.
-Chú bị địch dượt bắt,chú chạy vô nhà dì Năm,Dì vội đưa cho chú một chiếc áo khoác để thay rồi bảo chú ngồi xuống chõng ăn cơm,vờ làm như chú là chồng dì để bọn giặc không nhận ra.
+HS nối tiếp nhau và trả lời
+Ca ngợi dì Năm dũng cảm mưu trí cứu cán bộ.
+HS nêu cách đọc diễn cảm từng nhân vật.
+HS theo dõi cách đọc.
+5HS cùng nhóm ngồi luyện đọc theo vai.
+HS nhận xét bạn đọc.
+3 nhóm thi đọc trước lớp,lớp theo dõi nhận xét.
 3. Củng cố: Gíao viên nhận xét,củng cố tiết học.
4. Dặn dò: Dặn học sinh về nhà học chuẩn bị phần hai của vở kịch.
GÓP Ý BỔ SUNG : 
Kĩ thuật
THÊU DẤU NHÂN
I. MỤC TIÊU :
	- Biết cách thêu dấu nhân .
	- Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật , quy trình .
	- Yêu thích , tự hào với sản phẩm làm được .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Mẫu thêu dấu nhân .
	- Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mũi dấu nhân .
	- Vật liệu và dụng cụ cần thiết .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Thêu chữ V (tt) .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Thêu dấu nhân .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét mẫu 
MT : Giúp HS nêu được những đặc điểm của mẫu .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Giới thiệu mẫu thêu dấu nhân , đặt các câu hỏi định hướng quan sát để HS nêu nhận xét về đặc điểm đường thêu ở cả 2 mặt .
- Giới thiệu một số sản phẩm may mặc có thêu trang trí bằng mũi dấu nhân .
- Tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1 : Thêu dấu nhân là cách thêu tạo thành các mũi thêu giống như dấu nhân nối nhau liên tiếp giữa 2 đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu . Thêu dấu nhân được ứng dụng để thêu trang trí hoặc thêu chữ trên các sản phẩm may mặc như váy , áo , vỏ gối , khăn ăn , khăn trải bàn  
Hoạt động lớp .
- Quan sát , so sánh đặc điểm mẫu thêu dấu nhân với mẫu chữ V .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật .
MT : Giúp HS nắm kĩ thuật thêu mũi dấu nhân .
PP : Giảng giải , thực hành , trực quan .
- Đặt câu hỏi yêu cầu HS dựa vào nội dung mục I SGK kết hợp quan sát hình 2 để nêu cách vạch dấu đường thêu .
- Hướng dẫn cách bắt đầu thêu rheo hình 3 .
- Hướng dẫn chậm các thao tác thêu mũi thứ 1 , 2 .
- Hướng dẫn nhanh lần thứ hai các thao tác thêu dấu nhân .
- Kiểm tra sự chuẩn bị của lớp và tổ chức cho HS tập thêu dấu nhân trên giấy .
Hoạt động lớp .
- Đọc mục II SGK để nêu các bước thêu dấu nhân .
- Lên thực hiện vạch dấu đường thêu 
- Cả lớp nhận xét .
- Đọc mục 2a , quan sát hình 3 để nêu cách bắt đầu thêu .
- Đọc mục 2b , 2c , quan sát hình 4 để nêu cách thêu mũi dấu nhân thứ nhất , thứ hai .
- Lên thực hiện các mũi thêu tiếp theo .
- Quan sát hình 5 để nêu cách kết thúc đường thêu .
- Lên thực hiện thao tác kết thúc đường thêu .
- Nhắc lại cách thêu và nhận xét .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS yêu thích , tự hào với sản phẩm làm được .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
- Xem trước bài sau ( tiết 2 ) .
GÓP Ý BỔ SUNG : 
Toán 
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
+ Củng cố kĩ năng chuyển hỗn số thành phân số,tính toán,so sánh các hỗn số .
+Các em có kĩ năng thực hành chuyển hỗn số thành phân số ,tính toán,so sánh hỗn số một cách thành thục.
+Giáo dục các em tinh thần, thái độ học tập chăm chỉ,tính toán cẩn thận.
II/ Chuẩn bị: 
III/ Hoạt động dạy – học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ: GV gọi học sinh lên bảng làm bài ở nhà .
-Gv nhận xét cho điểm
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Trong tiết học này các em sẽ luyện tập về hỗn số,cách chuyển hỗn số thành phân số.
b) Dạy bài mới:
w HĐ1: HD củng cố chuyển hỗn số thành phân số.
w HĐ2: Luyện tập-thực hành
+ Bài 1: GV yêu cầu học sinh đọc đề bài và thực hành làm bài
-Gọi 2 em nhận xét bài của bạn trên bảng.
+Bài 2:GV ch học sinh nêu yêu cầu của bài.Yêu cầu học sinh làm bài,GV đi giúp đỡ một số học sinh kém
-GV nhận xét đánh giá ghi điểm.
+Bài 3:GV cho học sinh đọc yêu cầu của bài và thực hành làm bài.
-Giáo viên đánh gia nhận xét và cho điểm .
-2 em lên bảng làm bài hướng dẫn luyện tập thêm ở tiêt học trước 
+ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu để xác định nhiệm vụ của tiết học.
+Học sinh nêu cách chuyển hỗn số thành phân số.Muốn chuyển hỗn số thành phân số ta lấy phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số và giữ nguyên mẫu số của phân số .
+Bài tập yêu cầu chúng ta chuyển hỗn số thành phân số.
+Học sinh lên bảng làm ,lớp làm vở bài tập
+Học sinh trao đổi cách so sánh hai hỗn số
+4HS lên bảng làm.lớp làm vào vở(chuyển cả hai hỗn số thành phân số rồi so sánh)
3 ta thấy vậy 3 (học sinh có thể làm cách khác so sánh phần nguyên trước rồi đến phần phân số )
-học sinhnhận xét bài làm của bạn trên bảng.
+(chúng ta chuyển hỗn số thành phân số rồi tính )4 Học sinh lên bảng làm bài
-Học sinh nhận xét đúng/sai
 3. Củng cố: Gọi HS nêu cách chuyển hỗn số thanh phân số ,cách cộng trừ hai phân số cùng và khác mẫu số
4. Dặn dò: Dặn học sinh về nhà làm bài tập hướng dẫn luyên tập thêm : và chuẩn bị bài sau.
GÓP Ý BỔ SUNG : 
Kể chuyện 
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I/ Mục tiêu:
+ Hiểu ,chọn được câu chuyện có nội dung kể về một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương,đất nước.Biết sắp xếp và kể lại được toàn bộ câu truyện theo trình tự hợp lí.
+Kĩ năng nhớ và thể hiện lời kể tự nhiên,sinh động,hấp dẫn sáng tạo.
+Giáo dục các em lòng yêu cái tốt,làm việc tốt.
II/ Chuẩn bị:
 Ghi sẵn đề bài,phần vắn tắt gợi ý. 
III/ Hoạt động dạy – học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 HS lên kể lại một câu truyện đã đọc,đã nghe về danh nhân.
-GV đánh giá nhận xét,
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: KT phần chuẩn bị của học sinh về câu truyện đã giao.
b) Dạy bài mới:
w HĐ1: HD kể chuyện:
+Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài.
+GV dùng phấn gạch dưới những từ:việc làm tốt,xây dựng quê hương đất nước.
+GV hỏi HD học sinh phân tích đề.
-Yêu cầu kể về việc làm gì?
-Theo em thế nào là một việc làm tốt?
-Nhân vật chính trong câu truyện em định kể là ai?
+Gọi HS đọc gợi ý 3 trong SGK,đọc gợi ý trên bảng phụ.
-Em xây dựng cốt truyện của mình như thế nào? Theo hướng nào hãy giới thiệu cho bạn.
w HĐ2: kể trong nhóm:
+GV chia HS thành từng nhóm và thảo luận nội dung câu truyện.
w HĐ4: kể truyện trước lớp:
+GV tổ chức cho học sinh thi kể lại truyện trước lớp và hỏi lại bạn về ý nghĩa câu truyện
+Giáo viên ghi nhanh:tên HS,nhân vật chính của truyện,việc làm,hành động của nhân vật,ý nghĩa của hành động đó.
+GV ... hận xét, bổ sung.
+HS thảo luận trong nhóm 6
+2 nhóm trình bày nội dung chính.
 3. Củng cố: Gọi HS nêu nội dung chính của bài theo sơ đồ 1- nhận xét tiết học.
4. Dặn dò: Dặn học sinh về nhà trình bày khí hậu nước ta trên lược đồ và chuẩn bị bài sau.
GÓP Ý BỔ SUNG : 
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I/ Mục tiêu:
+ Hoàn chỉnh các đoạn văn trong bài văn tả quang cảnh sau cơn mưa cho phù hợp với nội dung chính của mỗi đoạn,Viết được đoạn văn trong bài tả cơn mưa một cách chân thực.
+Thực hành viết được một đoạn văn trong bài tả cơn mưa một cach tự nhiên theo dàn ý đã lập.
+Giáo dục các em tinh thần, thái độ học tập chăm chỉ,sáng tạo.
II/ Chuẩn bị:
 Giấy khổ to,bút dạ. 4đoạn văn chưa hoàn chỉnh 
III/ Hoạt động dạy – học:
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi5 HS lên bảng chấm dàn ý bài văn miêu tả đã làm ở nhà
-GV nhận xét,ghi điểm.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Tiết học này chúng ta cùng viết tiếp các đoạn văn miêu tả một cơn mưa của mình.
b) Dạy bài mới:
w HĐ1:HD học sinh làm bài tâpï:
+Giáo viên gọi học sinh đọc nội dung và yêu cầu của bài tập 1.
-Đề văn mà bạn Quỳnh Liên làm là gì?
+Yêu cầu học sinh thảo luận:Đọc kĩ bài,trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi:
-Xác định nội dung chính của mỗi đoạn?
+Em có thể viết thêm những gì vào đoạn văn của bạn Quỳnh Liên?
+Yêucầu học sinh làm bài.(không nên viết quá dài)
+Gọi 1 nhóm 4 em đọc toàn bài trước lơpù,các nhóm khác bổ sung.
+GV nhận xét,kết luận.
+Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
+Yêu cầu học sinh đọc bản ghi chép về cơn mưa mà em đã quan sát.
-Em chọn đoạn văn nào để viết?
+Yêu cầu học sinh tự làm.
+GV gọi 2 em dán phiếu lên trình bày.
 + GV nhận xét và tuyên dương ghi điểm
+5HS đọc bài của mình,lớp nhận xét.
+ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài,xác định nội dung bài học.
+1Học sinh đọc thành tiếng. 
-Tả quang cảnh sau cơpn mưa.
+Học sinh thảo luận nhóm 2 và viết câu trả lời ra giấy .(nối tiếp nhau phát biểu)
Đ1:giới thiệu cơn mưa rào ào ạt tới rồi tạnh ngay.
Đ2:ánh nắng và các con vật sau cơn mưa.
Đ3:Cây cối sau cơn mưa.
Đ4:Đường phố và con người sau cơn mưa.
+Viết thêm:
Đ1:viết thêm câu tả cơn mưa
Đ2Viết thêm các chi tiết.hình ảnh miêu tả chị gà mái tơ,đàn gà con,chú mèo khoang sau cơn mưa
Đ3:viết thêm câu văn miêu tả một số cây ,hoa sau cơn mưa
Đ4:viết thêm câu tả hoạt động của con người trên đường phố
+4HS làm bài vào giấy lớn và dán ở bảng.
+8HS nối tiếp đọc đoạn văn
+HS nối tiếp nhau nêu ý kiến
-Tả quang cảnh trước khi cơn mưa đến
- tả cơn mưa.
-Tả hoạt động của con người sau cơn mưa
+2HS dán phiếu lên bảng trình bày,các bạn khác bổ sung ý kiến và thống nhất.
+2-3 HS đọc đoạn văn mình viết.
 3. Củng cố: Giáo viên nhận xét,củng cố tiết học.
4. Dặn dò: Dặn học sinh về nhà viết lại đoạn văn trong bài văn tả cơn mưa.
GÓP Ý BỔ SUNG : 
Toán
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I/ Mục tiêu:
+ Củng cố kiến thức kĩ năng giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng(hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
+Các em có kĩ năng thực hành nhân,chia ,giải toán có lời văn tìm hai số khi biết tổng,hiệu và tỉ số của hai số một cách thành thục.
+Giáo dục các em tinh thần, thái độ học tập chăm chỉ,tính toán cẩn thận.
II/ Chuẩn bị: 
III/ Hoạt động dạy – học:
1.Kiểm tra bài cũ: GV gọi học sinh lên bảng làm bài ở nhà .GV đánh gía nhận xét
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Trong tiết học này các em sẽ cùng tập về giải bài toán tìm hai số khi biết tổng,hiệu và tỉ số của hai số.
b) Dạy bài mới:
w HĐ1: HD ôn tập giải toán ;
+Tìm hai số khi biết tồng và tỉ số của hai số.
- Cho học sinh đọc đề bài trên bảng.Bài toán thuộc dạng toán gì? Hãy vẽ sơ đồ và giải bài toán ?
-Hãy nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số:
+Bài toán về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số.
-Yêu cầu học sinh đọc đề toán 2.Bài toán thuộc dạng toán gì?giải bài toán trên?
-Cho học sinh nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số?
-Cách giải hai bài toán trên có gì khác nhau?
 w HĐ2: Luyện tập-thực hành
+ Bài 1: GV yêu cầu học sinh tự làm bài .
-Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng,giáo viên nhận xét ghi điểm. 
+Bài 2:GV yêu cầu học sinh đọc đề bài và nêu bài yêu cầu chúng ta làm gì?sau đó tự làm .
-GV nhận xét đánh giá ghi điểm.
+Bài 3:GV cho học sinh đọc đề toán.
-Bài toán cho biết những gì?Bài toán yêu cầu chúng ta tính những gì?ta biết gì liên quan đến chiều rộng và chiều dài.
-Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài
-Giáo viên đọc chữa bài trước lớp và nhận xét bài làm của học sinh ghi điểm ,
-2 em lên bảng làm bài hướng dẫn luyện tập thêm ở tiêt học trước .Học sinh nhận xét bài bạn.
+ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu để xác định nhiệm vụ của tiết học.
+Học sinh nêu :Bài toán thuộc dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó: 
Số bé: 5 phần
Số lớn: 6phần
Tổng hai số là :121
 Tổng số phần bằng nhau là
 6+5=11(phần)
 Số bé là: 121:11x5= 55
 Số lớn là: 121-55 = 66
+Bài toán thuộc dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số
-1HS lên bảng làm.lớp làm vào vở
Hiệu số phần bằng nhau là:5-3=2(phần )
Số bé là:192:2x3 = 288
Số lớn là: 288+192=480
-Học sinh nêu cách giải bài toán biết hiệu và tỉ số của hai số (một số em nhắc lại)
-Tìm hai số khi biết tổng và tỉ thì ta tính tổng số phần bằng nhau,còn tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số thì ta tìm hiệu số phần bằng nhau.
+ 3 học sinh lên bảng làm bài,lớp làm vào vở
+Bài toán thuộc dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số vì trong bài có số lít nước mắm loại I co nhiều hơn số lít nước mắm loại II là 12 lít(hiệu hai số) và số lít nước mắm loại I gấp 3 lần số lít nước mắm loại II (Tỉ số)
Hiệu số phần bằng nhau:3-1=2(phần)
Số lít nước mắm loại hai là:12:2=6(l0
Số lít nước mắm loại một là:6+12=18(l)
+Bài toán cho biết chu vi của vườn hoa hình chữ nhật là 120m chiều rộng hình chữ nhật bằng chiều dài.
-Tính chiều rộng và chiều dài vườn hoa,diện tích vườn hoa.
-Biết tỉ số giữa chiều rộng và chiều dài,biết nửa chu vi chính là tổng của chiều rộng và chiều dài.
+ Học sinh trao đổi và làm bài,1em làm ở bảng
Nửa chu vi vườn hoa hình chữ nhật là:120:2=60(m)
Tổng số phần bằng nhau là:5+7=12(phần)
Chiều rộng của mảnh vườn là:60:12x5=25(m)
Chiều dài của mảnh vườn là:60-25=35(m)
Diện tích của mảnh vườn là:25 x35 =875(m)
Diện tích lối đi là: 875:25 =35(m)
-Trao đổi bài của bạn để kiểm tra lẫn nhau
 3. Củng cố: Gọi HS nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng,(hiệu) và tỉ số của hai số
4. Dặn dò: Dặn học sinh về nhà làm bài tập hướng dẫn luyên tập thêm:Tổng của hai số bằng 760,tìm hai số đó,biết số thứ nhất bằng số thứ hai.Chuẩn bị bài sau.
GÓP Ý BỔ SUNG : 
Luyện từ và câu 
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I/ Mục tiêu:
+ Hiểu nghĩa chung của một số thành ngữ,tục ngữ nói về tình cảm của người Việt Nam đối với quê hương,đất nước.Viết được câu văn,đoạn văn có sử dụng từ đồng nghĩa.
+Các em có kĩ năng thực hành sử dụng đúng chỗ một số nhóm từ đồng nghĩa khi viết câu văn,đoạn văn.
+Giáo dục các em tình yêu quê hương,đất nước,sử dụng từ đồng nghĩa chính xác khi nói,viết.
II/ Chuẩn bị:
 Bảng phụ viết sẵn bài tập 1,các thẻ chữ. 
III/ Hoạt động dạy – học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên bảng đặt câu bắt đầu có tiếng đồng.
+GV đánh giá ,nhận xét.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
-Thế nào là từ đồng nghĩa? 
-Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn?
-Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn?
Bài học hôm nay giúp các em sử dụng từ này
b) Dạy bài mới:
w HĐ1: HD làm bài tập.
+Bài 1: -Gọi HS đọc yêu cầu của bài
 -Yêu cầu HS làm theo nhóm 2
 -Gọi 1 nhóm trình bày
-GV cho học sinh nhận xét bài của bạn
-Các từ này cùng có nghĩa chung là gì?
+Bài 2;Yêu cầu học sinh đọc đề bài
-GV cho HS làm việc đặt câu theo nhóm:Đọc kĩ từng câu tục ngữ,xác định nghĩa của từng câu,xác định nghĩa chung của các câu tục ngữ,đặt câu hoặc nêu hoàn cảng sử dụng với từng câu tực ngữ đó?
-GV nhận xét ,kết luận.
+Bài 3:Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
-Yêu cầu học sinh HTL bài:Sắc màu em yêu.
- Em chọn khổ thơ nào trong bài thơ để miêu tả.Khổ thơ đó có những màu sắc và sự vật nào?
+Gọi 2HS viết vào giấy khổ to dán lên bảng.
+GV nhận xét,đáng giá ghi điểm cho HS.
+3HS lên bảng,mỗi em đặt 2 câu.
+ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu để xác định nhiệm vụ của tiết học.
+HS ngồi cùng trao đổi nhóm 2 và làm bài.
 Ô thứ Tứ cần điền
đeo
xách
vác
khiêng
kẹp
+1Học sinh làm đọc đoãn văn hoàn chỉnh,1HS nhìn tranh nói về hành động của bạn.
-Cùng có nghĩa chung là:mang một vật nào đó đến nơi khác.
+Học sinh thảo luận nhóm 4.
+HS nốitiếp nhau trình bày trước lớp.
VD:Bà em rất thích về quê chơi.Có lần em hỏi vì sao bà thích như vậy,bà em bảo:”Lá rụng về cuội “cháu ạ.
+HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.
+2em lần lượt đọc bài của mình,lớp theo dõi bổ sung.
+5HS nối tiếp nhau trình bày bài của mình trước lớp.1HS khác đọc các từ đồng nghĩa mà bạn đã sử dụng.
 3. Củng cố: GV củng cố và nhận xét tiết học.
4. Dặn dò: Dặn học sinh về nhà viết lại đoạn văn và chuẩn bị bài sau.
GÓP Ý BỔ SUNG : 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3.doc