Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 1

Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 1

A.- Mục tiêu:

Đọc trôi chảy bức thư.

-Đọc đúng các từ ngữ , câu , đoạn , bài .

 -Biết đọc thư của Bác với giọng thân ái , xúc động , đầy hi vọng , tin tưởng

Hiểu các từ ngữ trong bài : tám mươi năm trời nô lệ , cơ đồ , hoàn cầu , kiến thiết , các cường quốc năm châu.

 -Hiểu nội dung chính của bức thư: Bác Hồ rất tin tưởng , hi vọng vào học sinh Việt Nam , những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới

 -Học thuộc lòng một đoạn thơ .

 Biết vâng lời Bác dạy thi đua học tập tốt để sánh vai với các cường quốc năm châu

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ tư, ngày 22 tháng 08 năm 2012
BUỔI SÁNG
TẬP ĐỌC : THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
A.- Mục tiêu:
Đọc trôi chảy bức thư.
-Đọc đúng các từ ngữ , câu , đoạn , bài .
 	 -Biết đọc thư của Bác với giọng thân ái , xúc động , đầy hi vọng , tin tưởng 
Hiểu các từ ngữ trong bài : tám mươi năm trời nô lệ , cơ đồ , hoàn cầu , kiến thiết , các cường quốc năm châu.
 	-Hiểu nội dung chính của bức thư: Bác Hồ rất tin tưởng , hi vọng vào học sinh Việt Nam , những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới
 	 -Học thuộc lòng một đoạn thơ .
 Biết vâng lời Bác dạy thi đua học tập tốt để sánh vai với các cường quốc năm châu .
B.- Đồ dùng dạy học: -GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
 - HS : SGK , vở học.
C- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định tổ chức :
 Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
 2/ Bài mới : 
a) Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học
b) Luyện đọc :
-Một học sinh khá đọc to cả bài một lượt .
-3 học sinh đọc từng đoạn nối tiếp và đọc từ ngữ dễ đọc sai: tưởng tượng , sung sướng, nghĩ sao , xây dựng , tám mươi năm giời nô lệ , vui vẻ.
-3HS đọc nối tiếp và đọc chú giải.
-Gọi 1 HSK đọc toàn bài
-Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài
c) Tìm hiểu bài :
Đoạn 1: Từ đầu  vậy các em nghĩ sao ?
- Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác ? 
Đoạn 2: Tiếp theo  học tập của các em.
- Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì ? (HS TB)
-Học sinh có những nhiệm vụ gì trong công cuộc kiến thiết đát nước ? (HS TB,K)
Đoạn 3: Phần còn lại
- Cuối thư Bác chúc học sinh như thế nào?(HS TB)
d) Đọc diễn cảm và học thuộc lòng
 - GV HD học sinh đọc diễn cảm đoạn : từ sau tám mươi năm giời nô lệ ở công học tập của các em.
 - Cho học sinh đọc thuộc lòng đoạn thư trên.
3.- Củng cố,dặn dò :
- Bác Hồ đã tin tưởng, hy vọng vào học sinh Việt Nam những điều gì ?(g)
- GV nhận xét tiết học
-Về nhà đọc bài nhiều lần và đọc trước bài : “ Quang cảnh làng mạc ngày mùa”
- Học sinh lắng nghe
- Cả lớp đọc thầm
- HS nối tiếp đọc và đọc từ ngữ dễ đọc sai: tưởng tượng , sung sướng, nghĩ sao , xây dựng , tám mươi năm giời nô lệ , 
-3HS đọc nối tiếp và đọc chú giải.
-HSK đọc toàn bài
- Cả lớp theo dõi
- Một HS đọc thành tiếng
 - Là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau khi nước nhà giành được độc lập sau tám mươi năm làm nô lệ cho thực dân Pháp
- Một HS đọc
- Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu
- HS phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy , yêu bạn, góp phần đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu
- Cả lớp đọc thầm và trả lời
- Bác chúc HS có một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.
- Nhiều HS luyện đọc diễn cảm
-Từ 2 đến 4 HS thi đọc.
- Bác Hồ rất tin tưởng, hy vọng vào HS Việt Nam, những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
-Lắng nghe
 ...............................................................................................
TOÁN : ÔN TẬP KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
A – Mục tiêu : Giúp HS :
- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc,viết phân số .
- Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
- Giáo dục HS chăm học ,tự tin.
B – Đồ dùng dạy học : 1 – GV : Bộ đồ dùng học toán ,các hình vẽ như SGK,phiếu bài tập. 2 – HS : SGK.
 C – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Kiểm tra bài cũ : 
 - Kiểm tra chuẩn bị sách vở của HS 
 - Nhận xét,hướng dẫn cách học
II – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : 
- Hôm nay các em ôn tập : khái niệm về phân số 
 2 – Hoạt động : 
 a) ôn tập khái niệm ban đầu về phân số.
- GV đính lần lượt từng tấm bìa như hình vẽ SGK lên bảng .
- GV hướng dẫn HS quan sát từng tấm bìa rồi nêu tên gọi phân số,tự viết phân số đó và đọc phân số.
- Gọi 1 vài HS nhắc lại .
- Làm tương tự với các tấm bìa còn lại .
- Cho HS chỉ vào các phân số ; ; 
 b) ôn tập cách viết thương 2 số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số .
- GV hướng dẫn HS lần lượt viết ; 1 : 3 ; 4:10 
9 : 2 . dưới dạng phân số .
- GV hướng dẫn HS nêu kết luận .
- Tương tự như trên đối với các chú ý 2,3,4 
 c) Thực hành :
Bài 1 : a) đọc các phân số .
- Gọi 1 số HS đọc miệng .
-b) Nêu tử số và mẫu số của từng phân số trên.
- Nhận xét sửa chữa.
Bài 2 : Viết các thương sau dưới dạng phân số.
- Gọi 3 HS lên bảng cả lớp làm vào vở bài tập 
- Nhận xét sửa chữa .
Bài 3 : Hướng dẫn HS làm vào phiếu bài tập .
- Nhận xét sửa chữa . 
III – Củng cố, dặn dò :
- Đọc các phân số : 
- Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập 4 .
 - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập : Tính chất cơ bản của phân số .
- HS để sách lên bàn.
- HS nghe .
- HS quan sát .
- HS nêu : một băng giấy được chia thành 3 phần bằng nhau, tô màu 2 phần,tức là tô màu 2 phần 3 băng giấy,ta có phân số:; đọc là : hai phần ba .
- HS nhắc .
- HS nêu .
- Hai phần ba, năm phần mười , ba phần tư ,bốn mươi phần một trăm là các phân số .
1 : 3 = ; 4 :10 = ; 9 : 2 =.
-
 HS nêu như chú ý 1 .
- HS đọc .
- HS nêu .
- HS làm bài vào vở .
- HS nhận phiếu làm bài .
- HS đọc .
-HS hoàn chỉnh bài ở nhà
- HS nghe .
 ................................................................................
ĐẠO ĐỨC: EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 ( tiết 1 )
A/ Mục tiêu :
 	Biết HS lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
Kĩ năng tự nhận thức (tự nhận thức được mình là HS lớp 5); 
Kĩ năng xác định giá trị (xác định được giá trị của HS lớp 5); 
Kĩ năng ra quyết định (biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống để xứng đáng là HS lớp 5).
 	Vui và tự hào khi là HS lớp 5. 
B/ Tài liệu , phương tiện : 
 -GV : Các truyện nói về các HS lớp 5 gương mẫu .
-HS : Các truyện nói về các HS lớp 5 gương mẫu, bài hát về chủ đề trường em, tranh vẽ về chủ đề trường em .
C/ Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
GV kiểm tra sách HS và hướng dẫn cách học môn đạo đức lớp 5.
1.Bài mới: Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi :
*Cách tiến hành :
-GV yêu cầu HS quan sát từng tranh ảnh trong sách GK, trang 3-4 và trả lời câu hỏi .
+ Tranh vẽ gì ?
+ Em nghĩ gì khi xem các tranh ảnh trên ?
+ HS lớp 5 có gì khác so với HS các khối lớp khác 
+ Theo em , chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
-GV kết luận : HS lớp 5 là lớp lớn nhất trường nên cần gương mẫu để cho các HS các khối khác học tập.
Hoạt động 2: Làm bài tập 1 SGK 
*Cách tiến hành :
-GV nêu yêu cầu bài tập 1.
-Cho HS thảo luận bài tập theo nhóm đôi .
-Cho một vài nhóm trình bày trước lớp .
-GV kết luận :a, b,c,d,e trong bài tập 1 là những nhiệm vụ của HS lớp 5 mà chúng ta cần phải thực hiện .
Hoạt động 3 :Tự liên hệ ( Bài tập 2 SGK )
* Cách tiến hành :
-GV nêu yêu cầu tự liên hệ .
-GV mời 1 số HS tự liên hệ trước lớp .
Hoạt động 4 :Chơi trò chơi phóng viên :
*Cách tiến hành : 
-GV cho HS thay phiên nhau đóng vai phóng viên để phỏng vấn các HS khác về một số nội dung có liên quan đến chủ đề bài học .
-GV nhận xét và kết luận .
-GV cho HS đọc phần ghi nhớ.
2.Củng cố ,dặn dò:
-Về nhà lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này.
-Sưu tầm các bài thơ , bài hát bài báo nói về HS lớp 5 gương mẫu và về chủ đề trường em .
-Vẽ tranh về chủ đề trường em.
-HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
-Cả lớp nhận xét ,bổ sung .
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận bài tập theo nhóm đôi 
-Đại diện nhóm trình bày .
-Các nhóm khác nhận xét , bổ sung 
-HS theo dõi .
-HS suy nghĩ , đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5.
-HS lần lượt nêu .
-HS thực hiện trò chơi làm phóng viên .
-HS lắng nghe.
-HS đọc ghi nhớ SGK.
-HS lắng nghe và về nhà thực hiện.
...................................................................
CHÍNH TẢ (Nghe-Viết): VIỆT NAM THÂN YÊU
A/ Mục tiêu :
-Nghe – viết đúng , trình bày đúng bài chính tả :Việt Nam thân yêu .
-Làm bài tập để củng cố quy tắc viết chính tả với : ng / ngh , g / ch , c / k .
-Rèn kĩ năng luyện viết chữ,cẩn thận.
B / Đồ dùng dạy học : 
- Bút dạ và bảng nhóm viết từ ngữ , cụm từ hoặc câu có tiếng cần điền vào ô trống ở bài tập 2 , 4 tờ giấy kẻ bảng nội dung bài tập 3 .
C / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 / Kiểm tra : GV nêu một số điểm lưu ý về yêu cầu của giờ chính tả .
2 / Bài mới :
3 / Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học
* / Hướng dẫn HS nghe – viết :
-GV đọc bài chính tả trong SGK .
-Nêu nội dung bài chính tả .
-Hướng dẫn HS viết những từ mà HS dễ viết sai : dập dờn , Trường Sơn , nhuộm bùn , vất vả .
-GV đọc bài cho HS viết .
-GV nhắc HS quan sát hình thức trình bày thơ lục bát,nhắc nhở,uốn nắn nhữngHS ngồi viết sai tư thế 
-GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi .
-Chấm chữa bài : +GV chọn chấm 7 +Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm .
-GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp .
* / Hướng dẫn HS làm bài tập :
 Bài tập 2 :-1 HS nêu yêu cầu của bài tập .
-Cho HS làm bài tập vào vở .
-GV nhắc HS : Ô trống có số 1 là tiếng bắt đầu bằng ng hoặc ngh ; ô số 2 là tiếng bắt đầu bằng g hoặc gh ; ô số 3 là tiếng bắt đầu bằng c hoặc k
-Tổ chức cho HS trình bày kết quả : 4 HS lên bảng thi trình bày kết quả trên bảng phụ.
Bài tập 3 :-1 HS nêu yêu cầu của bài tập .
-Cho HS làm bài tập theo nhóm .
-Đại diện nhóm lên bảng thi làm bài nhanh .
-GV cho từng HS đọc kết quả .
-Cho HS nhắc lại quy tắc viết : ng /ngh , g / ch , c/k
4 / Củng cố dặn dò : 
-Nhận xét tiết học biểu dương HS học tốt .
-Yêu cầu những HS viết sai về viết lại cho đúng.
-Học thuộc quy tắc viết : ng / ngh , g / ch , c / k .
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi SGK và lắng nghe.
-Niềm tự hào về truyền thống lao động cần cù , chịu thương chịu khó , kiên cường bất khuất của dân tộc VN , ca ngợi đất nước VN tươi đẹp.
-HS viết từ khó trên giấy nháp.
-HS viết bài chính tả.
-HS theo dõi SGK.
- HS soát lỗi .
-2 HS đổi vở chéo nhau để chấm.
-HS lắng nghe.
-1 HS nêu yêu cầu của bài tập .
- HS làm bài tập vào vở .
-HS lắng nghe.
-4 HS lên bảng thi trình bày kết quả .
-1 HS nêu yêu cầu của bài tập .
-HS làm bài tập theo nhóm .
-Đại diện lên bảng thi làm bài nhanh .
-HS đọc kết quả .
-HS nhắc lại quy tắc cách viết: ng / ngh , g / ch , c / k .
-HS lắng nghe.
-Về nhà luyện viết nhiều lần
.......................... ... ách mép vải 3cm .
 - Gấp theo đường vạch dấu và miết kĩ đường gấp để làm nẹp. Khâu lượt cố định nẹp (H. 2a) 
 - Lật mặt phải vải lên trên. Vạch dấu đường thẳng cách đường gấp của nẹp 15mm. Vạch dấu 2điểm cách nhau 4cm trên đường dấu (H. 2b) . Cho HS nhắc lại các thao tác kĩ thuật.
 2) Đính khuy vào các điểm vạch dấu:
 a) Chuẩn bị đính khuy:
 - Cắt một đoạn chỉ dài khoảng 50 cm. Xâu chỉ vào kim. Kéo hai đầu chỉ bằng nhau và vẽ nút chỉ.
 - Đặt tâm khuy vào điểm A, hai lỗ khuy nằm ngang trên đường vạch dấu. Dùng ngón cái và ngón trỏ của tay trái giữ cố định khuy (H.3)
 b) Đính khuy: Cho HS đọc mục 2b và quan sát hình 4 (SGK) 
 - Lên kim từ dưới vải qua lỗ khuy thứ nhất. Kéo chỉ lên cho nút chỉ sát vào mặt vải (H.4a) .
 - Xuống kim qua lỗ khuy thứ hai và lớp vải dưới lỗ khuy (H. 4b).Rút chỉ. Tiếp tục lên xuống kim 4, 5 lần như vậy
 Lưu ý : khi đính khuy, mũi kim phải đâm xuyên qua lỗ khuy và phần vải dưới lỗ khuy.
 c) Quấn chỉ quanh chân khuy: Lên kim nhưng không qua lỗ khuy, quấn chỉ quanh chân khuy chặt vừa phải để đường quấn chỉ chắc chắn nhưng không bị dúm.
 - Cho HS quan sát H.5 và H.6 .
H: Em hãy cho biết quấn chỉ quanh chân khuy có tác dụng gì?
 d) Kết thúc đính khuy: 
 H: Em hãy so sánh cách kết thúc đính khuy với cách kết thúc đường khâu?
 - Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK 
2) Củng cố , dặn dò:
 - HS nhắc lại cách đính khuy hai lỗ.
- GV nhận xét tiết học.
 - Tiết sau mang đầy đủ đồ dùng học tập để thực hành.
 -HS lắng nghe.
 HS quan sát và nhận xét các hình mẫu trong (SGK), nhận xét về đặc điểm hình dạng của khuy hai lỗ.
 - HS đọc lướt các nội dung mục II (SGK).
 - HS theo dõi các thao tác kĩ thuật của GV hướng dẫn.
 - 2, 3 HS nhắc lại
- HS theo dõi
- HS thực hiện thao tác quấn chỉ quanh chân khuy.
- Quấn chỉ quanh chân khuy là để giữ khuy được chắc chắn.
- HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
Vài HS nhắc lại quy trình cách đính khuy hai lỗ
.................................................................****.....................................................................
Thứ ba, ngày 28tháng 08 năm 2012
TOÁN: PHÂN SỐ THẬP PHÂN
A – Mục tiêu : Giúp HS
- Nhận biết các phân số thập phân, biết đọc, viết phân số thập phân.
- Biết rằng :Có 1 số phân số có thể viết thành số thập phân ;biết cách chuyển các phân số đó ùthành phân số thập phân .
- Giáo dục HS biết diễn đạt trôi chảy,tự tin.
B – Đồ dùng dạy học : GV : SGK,phiếu bài tập 4a,b.Bảng nhóm . HS :VBT 
C – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Ổn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
-Nêu cách so sánh 2 phân số có cùng TS ,cho VD ?(HSTB)
-Nêu cách so sánh 2 phân số khác MS –chữa bt3b .(HSK)
- Nhận xét,sửa chữa .
3.Bài mới : Giới thiệu bài
 * Hướng dẫn: 
 a.Giới thiệu phân số thập phân .
-GV nêu và viết các phân số: ; ;;
-Cho HS nêu đặc điểm của MS của các phân số này.
-GV giới thiệu: các phân số có MS là 10; 100 ;1000gọi là các phân số thập phân 
-Cho vài HS nhắc lại .
-GV nêu và viết phân số ,y/c HS tìm phân số thập phân bằng .
 *.Thực hành .
Bài 1: Đọc các phân số 
-Y/c HS thảo luận theo cặp .
-Gọi đại diện 1 số cặp nêu miệng .
-Nhận xét , sửa chữa .
Bài 2 :Viết các phân số thập phân.
-Cho hs làm vào vở , gọi 2 HS lên bảng viết số 
-Nhận xét ,sửa chữa .
Bài 3 :
-Cho HS thảo luận theo cặp .
-Gọi đại diện 1 số nhóm trình bày 
-Nhận xét ,sửa chữa .
Bài 4 a,b :Cho hs làm bài vào phiếu bt .
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài .
-HD HS đổi phiếu KT kết quả .
4.Củng cố, dặn dò:
-Phân số thập phân là PS như thế nào ? 
-Nêu cách viết phân số thành phân số TP 
- Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập .4c,d .
 - Chuẩn bị bài sau :Luyện tập .
- Hát 
-HS nêu.
- HS lên bảng nêu rồi chữa bài.
- HS nghe .
-HS theo dõi .
-MS của các phân số này là :10; 100 ;1000 .
-HS theo dõi .
-HS nhắc lại.
- Từng cặp thảo luận .
- Chín phần mười ; hai mươi mốt phần một trăm 
- HS làm bài 
- HS thảo luận và nêu
- HS làm bài và nêu kết quả
- HS tự chữa bài .
- HS nêu .
- HS nêu 
- HS nghe .
-HS hoàn chỉnh bài ở nhà
...........................................................................
LUYỆN TOÁN: Ph©n sè thËp ph©n
I- Môc tiªu:
 	- RÌn kÜ n¨ng nhËn biÕt ph©n sè thËp ph©n, viÕt mét ph©n sè thµnh ph©n sè thËp ph©n cã MS tù chän hoÆc MS theo yªu cÇu, ®iÒn ph©n sè thËp ph©n vµo tia sè, gi¶i to¸n.
- Yªu thÝch, say mª häc to¸n.
II- §å dïng:
- B¶ng phô.
- PhiÕu bµi rÌn kiÕn thøc kÜ n¨ng.
III- Ho¹t ®éng d¹y häc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Giíi thiÖu bµi:
2- H­íng dÉn rÌn kÜ n¨ng:
*Bµi 1: Khoanh vµo ph©n sè thËp ph©n :
 ; ; ; ; ; 
*Bµi 2: ViÕt c¸c ph©n sè sau thµnh ph©n sè thËp ph©n:
 ; ; ; ; 
*Bµi 3: ViÕt mçi ph©n sè sau thµnh ph©n sè thËp ph©n cã mÉu sè lµ 100:
 ; ; ; ; ; 
*Bµi 4: Mét líp häc cã 40 häc sinh, trong ®ã cã sè häc sinh giái vÏ, sè häc sinh giái TiÕng ViÖt, sè häc sinh giái To¸n. TÝnh sè häc sinh giái VÏ, giái TiÕng ViÖt, giái To¸n cña líp ®ã ?
3- Cñng cè, dÆn dß:
- NhËn xÐt giê häc.
- HS nªu: thÕ nµo lµ ph©n sè thËp ph©n?
-Dµnh cho HS Y
- HS K-G yªu cÇu t×m MS nhá nhÊt.
- Thi ®ua lµm nhanh - ®óng
- L­u ý HS yªu cÇu MS lµ 100
- HS TB – Y chØ cÇn viÕt ®­îc 3 ph©n sè.
- HS ®äc bµi, x¸c ®Þnh yªu cÇu, t×m c¸ch gi¶i.
- 2HS lµm b¶ng phô, ch÷a bµi.
-HSG vÏ:4hs
-HSGTV: 8hs
-HSG to¸n: 12 hs
..
ĐỊA LÝ : VIỆT NAM – ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA
A- Mục tiêu : Học xong bài này,HS:
 	 - Chỉ được vị trí địa lí & giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ (lược đồ) & trên quả địa cầu. 
 	 - Mô tả được vị trí địa lí,hình dạng nước ta . 
 	 -Nhớ diện tích lãnh thổ của nước Việt Nam .
 - Biết được những thuận lợi và một số khó khăn do vị trí địa lí của nước ta đem lại .
 B- Đồ dùng dạy học : GV : - Bản đồ Địa lí tự nhiên Vệt Nam, Quả Địa cầu
 C- Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
 1. Ổn định lớp :
 2. Kiểm tra : GV kiểm tra sách của HS
3. Bài mới :
Giới thiệu bài : “ Việt Nam – đất nước chúng ta”* Hướng dẫn :.
 a) Vị trí địa lí & giới hạn
 *Hoạt động 1 :.(làm việc theo cặp)
 -Bước 1:GV yêu cầu HS quan sát H1 trong SGK rồi trả lời các câu hỏi sau:
+Đất nước Việt Nam gồm có những bộ phận nào?
+Chỉ vị trí phần đất liền của nước ta trên lược đồ.
 +Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào?
+Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta?
 +Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta?
-Bước 2:
+HS lên bảng chỉ vị trí nước ta trên bản đồ và trình bày kêt quả làm việc trước lớp.
-Bước 3:
 +GV gọi một số HS lên bảng chỉ vị trí địa lý của nước ta trên quả địa cầu.
Kết luận:Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông nam Á.
 b).Hình dạng và diện tích .
 Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm)
 -Bước1:HS trong nhóm đọc SGK,quan sát H2 và bảng số liệu,rồi thảo luận trong nhóm.
 - Bước 2 :
GV sữa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời . Kết luận : Phần đất liền của nước ta hẹp ngang , chạy dài theo chiều Bắc – Nam với đường bờ biển cong như hình chữ S. Chiều dài từ Bắc vào Nam khoảng 1650 km & nơi hẹp nhất chưa đầy 50 km .
 Hoạt động 3: (tổ chức trò chơi “Tiếp sức”)
 -Bước1:
 + GV treo 2 lược đồ trống lên bảng, và hướng đẫn HS chơi.
 GV khen thưởng đội thắng cuộc .
4.Củng cố, dặn dò: 
-Gọi HS đọc ghi nhớ trang 68 SGK
 - Nhận xét tiết học .
 -Bài sau:” Địa hình & khoáng sản”
- Hát
-Tất cả để dụng cụ trên bàn.
-HS nghe.
- HS nghe .
-Đất liền ,biển,đảo và quần đảo.
-HS chỉ vị trí phần đất liền của nước ta trên lược đồ.
-Trung quốc,Lào ,Cam-pu-chia.
-Đông,nam và tây nam.
-Đảo:Cát bà,Bạch long vĩ, Côn đảo, Phú quốc,Quần đảo: Hoàng sa, Trường sa.
-HS lên bảng chỉ vị trí nước ta trên bản đồ.
-HS nghe.
-Hai HS lên bảng.
-HS nghe.
-HS nghe .
+ Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi . HS khác bổ sung .
-HS chơi theo hướng dẫn của GV
-HS lắng nghe.
-2 HS đọc
- HS lắng nghe
- Xem bài trước
	 .............................................................. 
KỂ CHUYỆN : LÝ TỰ TRỌNG
A / Mục tiêu :
 Rèn kĩ năng nói : 
 -Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ , HS biết thuyết minh cho nội dung mỗi tranh bằng 1 – 2 câu ; kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện ; biết kết hợp lời kể với điệu bộ , cử chỉ , nét mặt một cách tự nhiên .
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi anh Lý Tự Trong giàu lòng yêu nước , dũng cảm bảo vệ đồng đội , hiên ngang , bất khuất trước kẻ thù .
 Rèn kĩ năng nghe :
- Tập trung nghe cô kể chuyện , nhớ chuyện .
-Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện ; nhận xét , đánh giá đúng lời kể của bạn ; kể tiếp được lời bạn .
Giáo dục HS thích tìm hiểu về lịch sử Việt nam
B / Đồ dùng dạy học : GV:Tranh về Lý Tự Trọng
C / Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
1/ Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học
2 / GV kể chuyện : 
-GV kể lần 1; GV viết lên bảng các nhân vật trong truyện : Lý Tự Trọng , tên đội Tây , mật thám Lơ –grăng , luật sư . GV gỉai nghĩa từ khó : sáng dạ , mít tinh , luật sư , thanh niên , Quốc tế ca.
-GV kể lần 2 , vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ .
3 / HS tập kể chuyện :
a/ Hướng dẫn HS tìm hiểu lời thuyết minh .
-Cho HS trao đổi nhóm đôi .
-Cho HS phát biểu lời thuyết minh cho 6 tranh .
-GV nhận xét và treo bảng phụ có sẵn lời thuyết minh 
-Cho HS nhắc lại lời thuyết minh từng tranh .
b / HS kể chuyện :
-Cho HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm sáu, sau đó kể toàn bộ câu chuyện .
- Cho HS thi kể chuyện trước lớp .
-GV nhận xét , tuyên dương các HS kể hay .
4/ Cho HS tìm hiểu nội dung , ý nghĩa câu chuyện :
GV gợi ý : -Vì sao những người coi ngục gọi anh Trọng là “ Ông Nhỏ” ? (HS TB)
-Câu chuyện giúp em hiểu được điều gì?(HS K)
5 / Củng cố dăn dò :
- GV nhận xét tiết học .Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe . 
-Chuẩn bị trước bài kể chuyện trong SGK , tuần 2 : tìm một câu chuyện ( đoạn chuyện ) em đã được nghe hoặc được đọc ca ngợi nhữnh anh hùng , danh nhân của nước ta.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe và theo dõi trên bảng đen .
-HS vừa quan sát tranh vừa nghe GV kể .
- HS trao đổi nhóm đôi .
- HS phát biểu lời thuyết minh cho 6 tranh 
-Lớp nhận xét.
- HS nhắc lại lời thuyết minh 
- HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm6, sau đó kể toàn bộ câu chuyện 
- HS thi kể chuyện trước lớp,lớp nhận xét ,bình chọn các bạn kể hay.
-HS trả lời câu hỏi, các bạn khác nhận xét bổ sung .
-HS lắng nghe.
-HS tìm hiểu các câu chuyện qua sách,báo,
.................................................................****.....................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 1.doc