Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 12 - Trường Tiểu Học Hoà Tiến

Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 12 - Trường Tiểu Học Hoà Tiến

I.Mục tiêu:

 - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 6.

- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.

- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.

II. Lên lớp:

1. Nhận xét, đánh giá tuần 11.

Nề nếp, học tập, vệ sinh, hoạt động khác.

 2. Triển khai kế hoạch tuần 12:

 

doc 31 trang Người đăng huong21 Lượt xem 653Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 12 - Trường Tiểu Học Hoà Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 12
 Thứ hai ngày 5 tháng 11 năm 2012
Tiết 1: CHÀO CỜ - SINH HOẠT LỚP
1. Tập trung toàn trường- chào cờ.
	2. Sinh hoạt chủ nhiệm.
I.Mục tiêu:
 - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 6.
- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II. Lên lớp:
1. Nhận xét, đánh giá tuần 11.
Nề nếp, học tập, vệ sinh, hoạt động khác.
 2. Triển khai kế hoạch tuần 12:
- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 12.
 	 - Tiếp tục duy trì SS, tỉ lệ chuyên cần, nề nếp ra vào lớp, nghỉ học phải xin phép.
- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. 
- Thi đua hoa điểm 10 giữa các tổ. Giúp bạn cùng tiến.
- Kiểm tra sách vở dụng cụ học tập. Tiếp tục rèn : giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Thực hiện VS trong và ngoài lớp. Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
- Nhắc nhở động viên học sinh đóng góp các loại quỹ theo quy định.
3. Tổ chức sinh hoạt ngoại khoá.
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu về : Kĩ năng đi xe đạp an toàn.
Giúp HS: 
+ Biết những quy định đối với những người đi xe đạp trên đường phố theo luật ATGT.
+ Biết cách lên, xuống xe và dừng , đỗ xe an toàn trên đường phố.
4. Củng cố :
Gọi HS nhắc lại công việc tuần tới.
	Gv nhận xét.
5. Dặn dò: Thực hiện tốt công việc tuần tới.
Tiết 2: TẬP ĐỌC 
 MÙA THẢO QUẢ
I. Mục tiêu:
	- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả. 
	- Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả.
	- Trả lời được các câu hỏi trong SGK. 
- HS khá giỏi nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh họa trong SGK. Quả thảo quả khô.
	- Bảng phụ ghi đoạn 2.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định (1 phút)
2/ Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Yêu cầu đọc bài thơ Tiếng vọng và trả lời câu hỏi sau bài. 
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Mùa thảo quả.
4/ Phát triển các hoạt động
* HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc(10 phút)
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc bài.
- Giới thiệu tranh minh họa và cho xem quả thảo quả khô.
- Yêu cầu từng nhóm 3 HS nối tiếp nhau đọc theo 3 đoạn:
 + Đoạn 1: Từ đầu đến  nếp áo, nếp khăn.
 + Đoạn 2: Tiếp theo đến  không gian.
 + Đoạn 3: Phần còn lại.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải thích từ ngữ mới, khó.
- Yêu cầu đọc theo cặp.
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc lại bài.
- Đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài( 7 phút)
- Yêu cầu đọc thầm, đọc lướt bài, thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi: 
 + Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào ? Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý ?
 + Yêu cầu HS khá giỏi trả lời câu hỏi: Nêu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.
 + Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh ?
 + Hoa thảo quả nảy ra ở đâu ? Khi thảo quả chín, rừng thảo quả có nét gì đẹp ?
- Nhận xét, chốt lại ý đúng sau mỗi câu trả lời.
* HĐ2: Hướng dẫn đọc diễn cảm (10 phút)
- Yêu cầu 3 HS khá giỏi tiếp nối nhau đọc diễn cảm toàn bài.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm: giọng nhẹ nhàng, nghỉ hơi rõ ở những câu ngắn, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả vẻ hấp dẫn và hương thơm ngây ngất của thảo quả. 
 + Treo bảng phụ và hướng dẫn đọc.
 + Đọc mẫu đoạn 2.
 + Yêu cầu theo cặp.
 + Tổ chức thi đọc diễn cảm.
 + Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
* HĐ3: Củng cố (3 phút)
- Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa, nội dung của bài văn.
- Nhận xét, chốt ý và ghi nội dung bài.
- Thảo quả không chỉ là loại cây quý của nước ta mà thảo quả còn là loại cây giúp bà con vùng núi thoát nghèo nữa.
5/ Dặn dò (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Tập đọc và trả lời các câu hỏi sau bài.
- Chuẩn bị bài Hành trình của bầy ong.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- 1 HS đọc to.
- Quan sát tranh và quả thao quả.
- Từng nhóm 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- Luyện đọc, đọc thầm chú giải và tìm hiểu từ ngữ khó, mới. 
- Luyện đọc với bạn ngồi cạnh.
- HS khá giỏi đọc.
- Lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu:
 + Bằng mùi thơm. Từ hương và từ thơm được lặp lại. Số lượng chữ trong các câu 2, 3, 4, 5 không đều.
 + HS khá giỏi tiếp nối nhau trả lời: Từ hương và từ thơm được lặp lại nhằm nhấn mạnh hương thơm của rừng thảo quả. Câu 2 quá dài; câu 3, 4, 5 ngắn. 
 + Sau 1 năm gieo hạt, cây đã lớn tới bụng người; qua một năm nữa cây đã xòe cành, lấn chiếm không gian.
 + Hoa thảo quả nảy ra ở dưới gốc cây. Khi thảo quả chín, rừng thảo quả sáng lên như chứa lửa, chứa nắng
- Nhận xét và bổ sung sau mỗi câu trả lời.
- HS khá giỏi được chỉ định tiếp nối nhau đọc diễn cảm.
- Chú ý.
- Lắng nghe.
- Đọc diễn cảm với bạn ngồi cạnh.
- Xung phong thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
- Tiếp nối nhau trả lời và nhắc lại nội dung bài: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả.
Tiết 3: TOÁN
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN
VỚI 10; 100; 1000; 
I. Mục tiêu:
- Biết nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000;  (BT1)
- Biết chuyển đổi đơn vị của số đo độ dài dưới dạng số thập phân (BT2). 
- HS khá giỏi làm cả 3 bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng nhóm và bảng con.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định (1 phút)
2/ Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Yêu cầu HS:
 + Nêu quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên. 
 + Tùy theo đối tượng HS, yêu cầu làm lại BT trong SGK.
- Nhận xét, ghi điểm. 
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Nhân một số thập phân với 10; 100; 1000;  
4/ Phát triển các hoạt động.
* HĐ1: Hình thành quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000; 
a) Ví dụ 1 (5 phút)
- Ghi bảng ví dụ: 27,867 10 = ?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính và tính, lớp làm vào bảng con.
- Yêu cầu nêu nhận xét giữa số 27,867 và 278,67.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng và ghi bảng.
- Yêu cầu trả lời câu hỏi:
 + Số 10 có mấy chữ số 0 ? Nêu vị trí của số 0 so với số 1 của số 10. 
 + Nêu vị trí dấu phẩy sau khi được dời và được dời đi bao nhiêu chữ số so với số thập phân đã cho ?
- Nhận xét, chốt ý: Số 10 có 1 chữ số 0 nằm bên phải chữ số 1 thì ta chuyển dấu phẩy sang bên phải một chữ số so với số thập phân ban đầu.
- Yêu cầu nêu ví dụ minh họa cho phép nhân một số thập phân với 10 và nêu kết quả theo nhóm đôi.
b) Ví dụ 2 (5 phút)
- Ghi bảng ví dụ: 53,286 100 = ?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính và tính, lớp làm vào bảng con.
- Yêu cầu nêu nhận xét giữa số 53,286 và 5328,6.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng và ghi bảng.
- Yêu cầu trả lời câu hỏi: So sánh vị trí và chữ số 0 của số 100 với vị trí và chữ số mà dấu phẩy chuyển so với số thập phân đã cho.
- Nhận xét, chốt ý: Số 100 có 2 chữ số 0 nằm bên phải chữ số 1 thì ta chuyển dấu phẩy sang bên phải hai chữ số so với số thập phân ban đầu.
- Yêu cầu nêu ví dụ minh họa cho phép nhân một số thập phân với 100 và nêu kết quả theo nhóm đôi.
c) Hình thành quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000; (5 phút)
- Yêu cầu trả lời câu hỏi: Từ hai ví dụ trên, nêu cách nhân nhẩm một số thập phân với 1000.
- Yêu cầu nêu ví dụ minh họa cho phép nhân một số thập phân với 1000 và nêu kết quả theo nhóm đôi.
- Yêu cầu trả lời câu hỏi: Nêu cách nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000; .
- Nhận xét, ghi bảng quy tắc và nhấn mạnh thao tác: Chuyển dấu phẩy sang phải.
* HĐ2:Thực hành
- Bài 1 (5 phút): Rèn kĩ năng nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000;  
 + Nêu yêu cầu bài.
 + Ghi bảng lần lượt từng phép tính, yêu cầu vận dụng quy tắc nhân nhẩm để nêu kết quả và giải thích.
 + Nhận xét, sửa chữa. 
- Bài 2 (5 phút): Rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị của số đo độ dài dưới dạng số thập phân 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 + Hỗ trợ HS: 
 . 1m = ? cm 1dm= ? cm 
 . Chuyển số đo từ đơn vị mét, đơn vị đề-xi-mét sang đơn vị là xăng-ti-mét nghĩa là nhân số đã cho với 10; 100.
 + Ghi bảng lần lượt từng số đo, yêu cầu thực hiện vào bảng con. 
 + Nhận xét, sửa chữa:
10,4dm = 104cm; 12,6m = 1260cm;
0,856m = 85,6cm; 5,75dm = 57,5cm
* HĐ3: Củng cố (3 phút)
- Yêu cầu nhắc lại quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000; 
- Nắm được kiến thức bài học, các em có thể vận dụng vào bài tập cũng như trong thực tế cuộc sống một cách nhanh chóng và chính xác.
5/ Dặn dò (3 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn làm bài 3.Yêu cầu HS khá giỏi làm ở nhà.
- Làm lại các bài tập trên lớp vào vở, HS khá giỏi cả 3 bài trong SGK.
- Chuẩn bị bài Luyện tập.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- Xác định yêu cầu.
- Thực hiện theo yêu cầu, được: 
 27,867 10 = 278,67
- Tiếp nối nhau phát biểu: Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 27,867 sang phải một chữ số thì ta được số 278,67.
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- Tiếp nối nhau trả lời:
 + Số 10 có 1 chữ số 0. Chữ số 0 nằm bên phải chữ số 1 của số 10. 
 + Dấu phẩy được dời sang phải một chữ số so với số thập phân đã cho.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau nêu và thực hiện theo từng cặp.
- Xác định yêu cầu.
- Thực hiện theo yêu cầu, được: 
 53,286 100 = 532,86
- Tiếp nối nhau phát biểu: Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 53,286 sang phải hai chữ số thì ta được số 5328,6.
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- Tiếp nối nhau trả lời: Dấu phẩy được chuyển sang phải hai chữ số so với số thập phân đã cho tương ứng với hai chữ số 0 nằm bên phải số 100.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau nêu và thực hiện theo từng cặp.
- Tiếp nối nhau trả lời: Muốn nhân một số thập phân với 1000, ta chỉ việc chuyển dấu phẩy sang phải 3 chữ số. 
- Tiếp nối nhau nêu và thực hiện theo từng cặp.
- Tiếp nối nhau trả lời: Muốn nhân một số thập phân với 10; 100; 1000;  ta chỉ việc chuyển dấu phẩy sang phải 1; 2; 3;  chữ số. 
- Xác định yêu cầu.
- Tiếp nối nhau nêu kết quả và giải thích.
- Nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc to.
- Chú ý.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- Tiếp nối nhau nhắc lại.
- Chú ý.
- Thực hiện theo yêu cầu.
Tiết 4: KHOA HỌC
SẮT, GANG , THÉP
I. Mục tiêu:
	- Nhận biết một số tính chất của sắt, gang, thép.
	- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang, thép.
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ gang, thép và cách bảo quản chúng.
II. Đồ dùng dạy học
	- Hình trang 48-49 SGK.
	- Sưu tầm một số tranh ảnh đồ dùng làm từ gang, thép.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định (1 phút)
2/ Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Yêu cầu ... nh minh họa. 
- Yêu cầu từng nhóm 4 HS nối tiếp nhau đọc theo từng khổ thơ trong bài.
- Kết hợp hướng dẫn đọc đúng, sửa lỗi phát âm và giải thích từ ngữ mới, khó.
- Yêu cầu đọc theo cặp.
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc lại bài.
- Đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài( 7 phút)
- Yêu cầu đọc thầm, đọc lướt bài, thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi: 
 + Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên cuộc hành trình vô tận của bầy ong ?
 + Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào ? 
 + Nơi ong đến có những vẻ đẹp gì đặc biệt ?
 + Em hiểu nghĩa câu thơ Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào là như thế nào ?
 + Qua hai dòng thơ cuối bài, tác giả muốn nói lên điều gì về công việc của loài ong ?
- Nhận xét, chốt lại ý đúng sau mỗi câu trả lời.
* HĐ2 : Hướng dẫn đọc diễn cảm (10 phút)
- Yêu cầu 4 HS khá giỏi tiếp nối nhau đọc diễn cảm toàn bài.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm:
 + Treo bảng phụ và hướng dẫn cách đọc: nhấn giọng các từ ngữ vị ngọt, mùi hương, lặng thầm thay, say đất trời, giữ hộ, tàn phai; cách ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát.
 + Đọc mẫu.
 + Yêu cầu theo cặp.
 + Tổ chức thi đọc diễn cảm.
 + Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm:
 + Yêu cầu đọc nhẩm hai khổ thơ cuối, HS khá giỏi đọc nhẩm cả bài theo nhóm đôi.
 + Tùy theo đối tượng, yêu cầu thi đọc thuộc lòng trước lớp.
 + Nhận xét, ghi điểm.
* HĐ3: Củng cố (3 phút)
- Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa, nội dung của bài thơ.
- Nhận xét, chốt ý và ghi nội dung bài.
- Mặc dù là loài động vật nhỏ bé nhưng với sự cần cù, chăm chỉ, bầy ong đã giúp ích cho đời: chắt lọc được vị ngọt và mùi hương của các loài hoa đã tàn phai thành những giọt mật tinh túy.
5/ Dặn dò (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Học thuộc lòng hai khổ thơ cuối; HS khá giỏi thuộc toàn bài.
- Chuẩn bị bài Người gác rừng tí hon.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Nhắc tựa bài.
- 1 HS đọc to.
- Quan sát tranh.
- Từng nhóm 4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ trong bài.
- Luyện đọc, đọc thầm chú giải và tìm hiểu từ ngữ khó, mới. 
- Luyện đọc với bạn ngồi cạnh.
- HS khá giỏi đọc.
- Lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu:
 + Đôi cánh đẫm nắng trời, thời gian vô tận, không gian là nẻo đường xa, bay đến trọn đời.
 + Ong rong ruổi trăm miền: Nơi rừng sâu thẳm, biển khơi, ; nơi nào có hoa là có ong đến.
 + Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban; hàng cây chắn bão dịu dáng mùa hoa;; có loài hoa nở như là không tên; 
 + Ong chăm chỉ, giỏi giang, tìm hoa làm mật, dem vị ngọt cho người.
 + Giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn.
- Nhận xét và bổ sung sau mỗi câu trả lời.
- HS khá giỏi được chỉ định tiếp nối nhau đọc diễn cảm.
- Chú ý.
- Lắng nghe.
- Đọc diễn cảm với bạn ngồi cạnh.
- Xung phong thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
- Các đối tượng thực hiện theo yêu cầu với bạn ngồi cạnh.
- Từng đối tượng xung phong thi đọc thuộc lòng trước lớp.
- Tiếp nối nhau trả lời và nhắc lại nội dung bài: Ca ngợi phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho đời.
Tiết 2: TOÁN
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN
VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu:
- Biết nhân một số thập phân với một số thập phân (BT1a, c).
- Biết phép nhân hai số thập phân có tính chất giao hoán (BT2).
- HS khá giỏi làm cả 3 bài tập.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ kẻ theo mẫu BT2a.
- Bảng nhóm và bảng con.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định (1 phút)
2/ Kiểm tra bài cũ : Nhân một số thập phân với một số tự nhiên. 
- Nhận xét, ghi điểm. 
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Nhân một số thập phân với một số thập phân. 
4. Phát triển các hoạt động.
*HĐ1: Hình thành quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân (15 phút)
a) Ví dụ 1:
- Ghi bảng tóm tắt: Chiều dài: 6,4m; chiều rộng: 4,8m. Tính diện tích ?
- Hướng dẫn:
 + Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật.
 + Chuyển các số đo về dạng số tự nhiên để tính rồi chuyển tích về đơn vị mét vuông.
- Yêu cầu 1 HS làm trên bảng, lớp làm vào nháp.
- Nhận xét và kết luận: 6,4 4,8 = 30,72(m2)
- Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi:
 + Nêu nhận xét về số 3072 và 30,72.
 + So sánh chữ số ở phần thập phân của cả hai thừa số 6,4 và 4,8 với chữ số ở phần thập phân của tích 30,72.
- Nhận xét, ghi bảng và hướng dẫn:
Thông thường đặt tính rồi làm như sau: 
 6,4 . Nhân như nhân số tự nhiên
 4,8 . Đếm chữ số ở phần thập phân của 
 512 cả hai thừa số
 256 . Dùng dấu phẩy tách ở tích ra 2 chữ 
 30,72(m) số ở phần thập phân kể từ phải sang trái.
- Yêu cầu nêu nhận xét về cách nhân một số thập phân 6,4 với một số thập phân 4,8.
b) Ví dụ 2:
- Ghi bảng 4,75 1,3 = ?
- Yêu cầu 1 HS làm trên bảng, lớp làm vào nháp.
- Yêu cầu trình bày cách làm.
c)Yêu cầu trả lời câu hỏi: Để nhân một số thập phân với một số thập phân, ta thực hiện những thao tác nào, kể ra ?
- Ghi bảng quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân và nhấn mạnh 3 thao tác: nhân, đếm, tách.
* HĐ2: Thực hành
- Bài 1 (4 phút): Rèn kĩ năng nhân nhẩm một số thập phân với một số thập phân
 + Nêu yêu cầu bài 1.
 + Ghi bảng lần lượt từng phép tính ở câu a và c, yêu cầu HS vào bảng con.
 + Nhận xét, sửa chữa: a) 38,7 c) 11,28
- Bài 2 (5 phút): Biết phép nhân hai số thập phân có tính chất giao hoán 
a) Nêu yêu cầu. 
 + Treo bảng phụ, yêu cầu HS thực hiện trên bảng, lớp làm vào vở. 
 + Yêu cầu trả lời câu hỏi: Khi đổi chỗ hai thừa số trong một tích thì tích sẽ như thế nào ?
 + Nhận xét và ghi bảng tính chất giao hoán.
b) Ghi bảng lần lượt từng phép tính, yêu cầu nêu kết quả và giải thích cách làm.
* HĐ3: Củng cố (3 phút)
- Yêu cầu nhắc lại quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân và tính chất giao hoán của phép nhân số thập phân.
- Nắm được kiến thức bài học, các em có thể vận dụng vào bài tập cũng như trong thực tế cuộc sống một cách chính xác và thuận tiện nhất.
5/ Dặn dò (3 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn làm bài 3:
+ Yêu cầu HS khá giỏi vận dụng công thức để làm bài tập ở nhà.
- Làm lại các bài tập trên lớp vào vở, HS khá giỏi cả 3 bài trong SGK.
- Chuẩn bị bài Luyện tập. 
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Chú ý và thực hiện theo yêu cầu:
 6,4m = 64dm 64
 4,8m = 48dm 48 
 512
 256
 3072(dm2)
 3072dm2 = 30,72m2
- Thảo luận và tiếp nối nhau trả lời: Có 2 chữ số ở phần thập phân của cả hai thừa số 6,4 và 4,8 bằng với 2 chữ số ở phần thập phân của tích 30,72.
- Nhận xét và theo dõi.
- Tiếp nối nhau nêu: Nhân như nhân số tự nhiên, dùng dấu phẩy tách ở tích ra 2 chữ số ở phần thập phân bằng với chữ số ở phần thập phân của cả 2 thừa số.
- Quan sát.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Tiếp nối nhau trình bày.
- Tiếp nối nhau trả lời:
 + Nhân như nhân số tự nhiên.
 + Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của 2 thừa số.
 + Dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số ở phần thập phân kể từ phải sang trái.
- Xác định yêu cầu. 
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- Xác định yêu cầu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Tiếp nối nhau nêu: Khi đổi chỗ hai thừa số trong một tích thì tích sẽ không thay đổi.
- Thực hiện theo yêu cầu và giải thích.
 - Tiếp nối nhau nhắc lại. 
- 2 HS đọc to.
- Tiếp nối nhau trả lời: 
- Thực hiện theo yêu cầu.
Tiết 3: ĐỊA LÍ 
CÔNG NGHIỆP 
I. Mục tiêu:
	- Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thử công nghiệp: 
	 + Khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí, 
	 + Làm gốm, chạm khắc gỗ làm hàng cói, 
 	- Nêu tên một số sản phẩm của các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
	- Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp.
- HS khá giỏi nêu đặc điểm của nghề thủ công truyền thống của nước ta: nhiều nghề, nhiều thợ khéo tay, nguồn nguyên liệu sẵn có; nêu những ngành công nghiệp và nghề thủ công ở địa phương (nếu có); xác định trên bản đồ những địa phương có mặt hàng thủ công nổi tiếng.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh, ảnh về một số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và sản phẩm của chúng.
- Bản đồ Hành chánh Việt Nam. 
 III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định (1 phút)
2/ Kiểm tra bài cũ (5phút) lâm nghiệp và thuỷ sản
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Công nghiệp 
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1 : Ngành công nghiệp (10 phút)
- Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi sau theo nhóm đôi: 
 + Kể tên các ngành công nghiệp ở nước ta.
 + Kể tên các sản phẩm của một số ngành công nghiệp.
 + Quan sát hình 1, cho biết ngành công nghiệp được thể hiện trong từng hình ảnh ?
 + Kể tên một số sản phẩm công nghiệp được xuất khẩu mà em biết.
 + Ngành công nghiệp có vai trò như thế nào trong đời sống và sản xuất của nhân dân ta ?
- Nhận xét, chốt lại ý đúng. 
* Hoạt động 2: Thủ công nghiệp (10 phút)
- Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi sau: 
 + Kể tên một sốnghề thủ công nổi tiếng ở nước ta mà em biết.
 + Nghề thủ công ở nước ta có vai trò gì ?
- Yêu cầu HS khá giỏi trả lời câu hỏi: 
 + Nghề thủ công truyền thống ở nước ta có đặc điểm gì ?
 + Ở địa phương ta có nghề thủ công gì ?
 - Nhận xét, chốt lại ý đúng.
4/ Củng cố (6 phút)
- Ghi bảng nội dung ghi nhớ và yêu cầu đọc lại.
- Treo bản đồ, yêu cầu HS khá giỏi trả lời câu hỏi: 
 + Ở địa phương ta có nghề thủ công và ngành công nghiệp nào ?
 + Xác định trên bản đồ những địa phương có mặt hàng thủ công nổi tiếng.
- Mặc dù mới phát triển nhưng ngành công nghiệp nước ta phát triển khá mạnh. Bên cạnh đó, các nghề thủ công truyền thống được khôi phục và phát triển rộng khắp.
5/ Dặn dò (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Xem lại bài đã học.
- Ghi vào vở nội dung ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài Công nghiệp (tiếp theo).
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Tham khảo SGK, thảo luận theo nhóm đôi và tiếp nối nhau phát biểu: 
 + Khai thác khoáng sản, điện, cơ khí, hóa chất,  
 + Than, dầu mỏ, điện, máy móc, gang, thép, 
 + Hình a: ngành công nghiệp cơ khí, hình b: ngành công nghiệp điện, hình c và d: ngành sản xuất tiêu dùng.
 + Dầu mỏ, than, quần áo, giày dép, cá, tôm, 
 + Cung cấp máy móc cho sản xuất, đồ dung cho đời sống xuất khẩu. 
- Nhận xét, bổ sung.
- Tham khảo SGK, nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động:
 + Làm gốm; đan chiếu, cói, ; chạm, khắc gỗ, đá, 
 + Tận dụng lao động, nguyện liệu; tạo nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống, sản xuất và xuất khẩu.
- HS khá giỏi tiếp nối nhau trình bày: 
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau đọc.
- HS khá giỏi thực hiện theo yêu cầu.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 12 moi.doc