I. Mục đích yêu cầu. Giúp HS
- Củng cố về phép cộng, phép trừ, phép nhân các số thập phân.
- Bước đầu biêt vận dụng quy tắc nhân một tổng các số thập phân với một sô thập phân.
- GD hs ý thức học tập.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng số trong bài tập 4a, viết sẵn trên bảng phụ.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tuần 13 Ngày soạn: 08 / 11 / 2010 Thứ hai Ngày giảng: 15/11/2010 Chµo cê (TËp trung díi cê) Toán: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục đích yêu cầu. Giúp HS - Củng cố về phép cộng, phép trừ, phép nhân các số thập phân. - Bước đầu biêt vận dụng quy tắc nhân một tổng các số thập phân với một sô thập phân. - GD hs ý thức học tập. II. Đồ dùng dạy học - Bảng số trong bài tập 4a, viết sẵn trên bảng phụ. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ. (28,7 +34,5) x2,4 ; 28,7 +34,5 x2,4 *B Đ: Làm đúng 9 đ, trình bày 1 đ. - GV nhận xét ghi điểm. 2. Dạy học bài mới 2.1. Giới thiệu bài :Trực tiếp. 2.2 Hướng dẫn luyện tập Bài 1 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. - 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi nhận xét. - HS đọc thầm trong SGK. - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. a, 375,86 + 29,05 404,91 b, 80,475 - 26,827 53,648 c, 48,16 x 3,4 19264 14448 163,744 - GV gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - Hướng dẫn làm. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp, nếu bạn sai thì sửa lại cho đúng. - GVnhận xét và cho điểm HS. Bài 3 - GV gọi 1 HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS khá tự làm bài, sau đó hướng dẫn HS yếu kém làm bài. - Câu hỏi hướng dẫn: + Bài toán cho biết gì và hỏi gì? + Muốn tính3,5 kg đường cùng một loại phải trả ít hơn mua 5 kg đường bao nhiêu tiền, em phải biết gì? + Muốn tính được số tiền phải trả cho 3,5 kg đường em phải biết được gì ? + Giá của 1 kg đường tính như thế nào? - GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS. Bài 4 - GV Yêu cầu HS tự tính phần a - HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn cả về cách đặt tính và kết quả tính. - HS đọc thầm đề bài trong SGK. - 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. a, 78,29 x 10 = 782,9 78,29 x 0,1 = 7,829 b, 265,307 x 100 = 26530,7 265,307 x 0,01 = 2,65307 c, 0,68 x 10 = 6,8 0,68 x 0,1 = 0,068 - 1 HS nhận xét bài làm của bạn, HS cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - 1 HS đọc đề toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải Giá của một cân đường là : 38 500 : 5 = 7700 (đồng) Số tiền phải trả để mua 3,5 kg đường là 7700 x 3,5 = 26950 (đồng) Mua 3,5 kg đường phải trả ít hơn mua 5 kg đường là : 38 500 - 26950 = 11550 (đồng) Đáp số : 11550 đồng Bài giải 3,5 kg ít hơn 5 kg là : 5 - 3,5 = 1,5 (kg) Giá tiền 1 kg đường là : 38 500 : 5 = 7700 (đồng) Số tiền phải trả để cho 3,5 kg đường ít hơn số tiền phải trả 5 kg là : 7700 x 1,5 = 11550 (đồng) Đáp số : 11550 đồng - 1 HS nhận xét bài làm của bạn, HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài của mình. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập để hoàn thành bảng số sau : a b c (a+b) x c a x c + b x c 2,4 3,8 1,2 (2,4 +3,8 ) x 1,2 = 6,2 x 1,2 = 7,44 2,4 x 1,2 + 3,8 x 1,2 = 6,88 + 4,56 = 7,44 6,5 2,7 0,8 (6,5 + 2,7) x 0,8 = 9,2 x 0,8 = 7,36 6,5 x 0,8 + 2,7 x 0,8 = 5,2 + 2,16 = 7,36 - GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp. - GV hướng dẫn nhận xét để rút ra qui tắc nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân. - Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức (a+b) x c và a x c + b x c. - Vậy khi thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a+b) x c và a x c + b x c như thế nào so với nhau? GV viết bảng (a+b) x c = a x c + b x c b, GV yêu cầu HS vận dụng quy tắc vừa học để làm bài. - GV chữa bài và cho điểm HS. 3. Củng cố dặn dò - Hỏi: Muốn nhân 1 STP với 1STP ta làm như thế nào? - Dặn dò HS về nhà làm các bài tập trong VBT tương tư như bài tập trong SGK và chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung. - 1 HS nhận xét, nếu bài làm của bạn sai thì sửa lại cho đúng. - HS nhận xét theo sự hướng dẫn của GV. - Giá trị của hai biểu thức bằng nhau. - Giá trị của hai biểu thức này bằng nhau. - 1 HS nêu trước lớp - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. 9,3 x 6,7 + 9,3 x 3,3 = 9,3 x (6,7 + 3,3) = 9,3 x 10 = 93 7,8 x 0,35 + 0,35 x 2,2 =(7,8+2,2) x 0,35 = 10 x 0,35 = 3,5 - 2 HS phát biểu. - HS chuẩn bị bài sau. Tập đọc NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON (trực tiếp) NGUYỄN THỊ CẨM CHÂU I. Mục đích yêu cầu. 1. Đọc thành tiếng - Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ làm ảnh hưởng của phương ngữ: truyền sang, loanh quanh, lén chạy, rắn rỏi, lửa đốt, loay hoay..... - Đọc trôi chảy được toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả. - Đọc diễn cảm toàn bài văn, thay đổi giọng đọc phù hợp với từng nhân vật. 2. Đọc - hiểu - Hiểu được các từ khó trong bài: rô bốt, còng tay, ngoan cố,.... - Hiểu được nội dung bài: biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một bạn nhỏ. *GDBVMT: Thông qua những hành động thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng. Từ đó học sinh ý thức được việc BVMT. II. Đồ dùng dạy - học - Tranh minh hoạ trang 124, SGK (Phóng to nếu có điều kiện) - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn, câu văn cần hướng dẫn luyện đọc III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Hành trình của bầy ong và trả lời câu hỏi về nội dung bài. *B Đ: Đọc diễn cảm 8 đ, TLCH 2 đ. - Nhận xét, cho điểm từng HS. 2. Dạy - học bài mới 2.1. Giới thiệu bài - Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì vẽ trong tranh. 2.2. Hướng dẫn luyện đọc. a) Luyện đọc - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ của bài (3 lượt) - Gọi HS đọc phần chú giải - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc như sau: b) Tìm hiểu bài - Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì? - Kể lại những việc làm của bạn nhỏ cho thấy: + Bạn là người thông minh + Bạn là người dũng cảm + Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ? + Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì? + Em hãy nêu nội dung chính của chuyện. - Ghi nội dung chính lên bảng c) Đọc diễn cảm - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn chuyện. HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay (như hướng dẫn). - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3 + Treo bảng phụ có viết đoạn 3. + Đọc mẫu + Yêu cầu HS luyện đọc. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm - NHận xét, cho điểm HS 3. Củng cố dặn dò - Hỏi: Em học được điều gì từ bạn nhỏ? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học và soạn bài Trồng rừng ngập mặn. GV hướng dẫn HS đọc mẫu: Toàn bài đọc với giọng thông báo, lưu loát, rõ ràng, rành mạchphù hợp với nội dung 1 văn bản khoa học; Nhấn giọng ở những từ ngữ: xói nở, bị vỡ, thông tin, tuyên truyền, phát triển, hải sản tăng nhiều, phong phú, phấn khởi. - 3 HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời các câu hỏi. - Nhận xét - HS: Tranh vẽ cuộc nói chuyện giữa một chú bé và chú công an ở rừng. Phía sau là hình ảnh các chú công an đang giải tên tội phạm. - HS: đọc bài théo trình tự: + HS1: ba em làm.....ra bìa rừng chưa? + HS2: Qua khe lá.....thu lại gỗ + HS3: Đêm ấy....chàng gác rừng dũng - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc tiếp nối từng đoạn (đọc 2 vòng) - Theo dõi GV đọc mẫu - Câu trả lời: + Theo lối ba vẫn đi tuần rừng bạn nhỏ phát hiện ra những dấu chân người lớn hẳn trên đất. Bạn thắc mắc vì hai ngày nay không có đoàn khách tham quan nào cả. Lần theo dấu chân bạn nhỏ thấy hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài, bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ ăn chộm vào buổi tối. + Những việc làm cho thấy bạn nhỏ rất thông minh: thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng. Lần theo dấu chân. Khi phát hiện ra bọn chộm gỗ thì lén chạy theo đường tắt, gọi điện thoại báo công an. + Những việc làm cho thấy bạn nhỏ rất dũng cảm: chạy đi gọi điện thoại báo công an về hành động của kẻ dấu mặt . Phối hợp với các chú công an để bắt bọn trộm gỗ. (HS tiếp nối nhau nêu ý kiến) * Vì bạn rất yêu rừng, bạn sợ rừng bị tàn phá.... + Em học tập ở bạn nhỏ: * Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung. Đức tính dũng cảm, sự táo bạo. * Sự bình tĩnh, thông minh khi xử trí tình huống bất ngờ. * Khả năng phán đoán nhanh, phản ứng nhanh trước tình huống bất ngờ. + Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. - 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài, cả lớp ghi vào vở - 3 HS đọc tiếp nối nhau đọc truyện HS cả lớp theo dõi, sau đó trao đổi để tìm cách đọc hay. + Theo dõi và tìm các từ cần nhấn giọng. + 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc. - 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trước lớp, cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay. - 1 HS đọc diễn cảm toàn bài. - HS phát biểu ý kiến. - Lắng nghe chuẩn bị bài về nhà cho tốt. Ngày soạn: 9 / 11 / 2010 Thứ ba Ngày giảng: 16/11/2010 Toán LUYỆN TẬP CHUNG I/ Mục đích yêu cầu. - Củng cố về phép cộng, phép trừ, phép nhân các số thập phân. - Áp dụng các tính chất của các phép tính đã học để tính giá trị của các biểu thức theo các thuận tiện nhất. - Giải bài toán có liên quan đến "rút về đơn vị" - GD hs ý thức học tập. II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng:Tính bằng cách thuận tiện 9,3 x6,7 +9,3 x 3,3 ; 7,8 x 0,35 + 0,35 x 2,2 *B Đ: Làm đúng 9 đ, trình bày 1 đ. - GV nhận xét ghi điểm. 2. Dạy học bài mới 2.1. Giới thiệu bài: trực tiếp. 2.2 Hướng dẫn luyện tập * Bài 1 - GV yêu cầu HS tự tính giá trị của các biểu thức. - Giáo viên gọi học sinh nhận xét bài làm trên bảng của bạn. - Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh. * Bài 2. - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - Bài toán yêu cầu gì? - GV yêu cầu HS làm bài tập. Cách 1: a, (6,75 + 3,25) x 4,2 = 10 x 4,2 = 42 b, (9,6 - 4,2) x 3,6 = 5,4 x 3,6 = 19,44 - GV chữa bài của bạn trên bảng lớp và cho điểm HS. * Bài 3 - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn. a,Vì sao em cho rằng cách tính của em là cách thuận tiện nhất ? b, Yêu cầu HS giải thích cách nhẩm kết quả - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 4 : - GV yêu cầu HS đọc đề toán. - 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi nhận xét. - HS nghe - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. a, 375,84 - 95,69 + 36,78 = 280,15 + 36,78 = 316,93 b, 7,7 + 7,3 x 7,4 = 7,7 + 54,02 = 61,72 - HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng. - Học sinh đọc thầm đề b ... cầu HS tự làm bài - GV nhận xét ghi điểm. 3 Củng cố dặn dò - Yêu cầu 2 HS nêu lại cách chia 1STP cho 10, 100, 1000 - Hướng dẫn HS về làm các bài trong VBT tương tự như các bài trong SGK. (HS yếu làm bài 1, bài 2) - Chuẩn bị giờ sau: Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. - 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi nhận xét. - HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. 213,8 13 38 80 0 10 21,38 - HS nhận xét theo sự hướng dẫn của GV. + Nếu chuyển dấu phẩy của 213,8 sang bên trái một chữ số thì ta được số 21,38. + Chuyển dấu phẩy của 213,8 sang bên trái một chữ số thì ta được số thương của 213,8 ; 10 = 21,38. - HS trả lời. - 3 đến 4 HS nêu trước lớp, HS cả lớp học thuộc quy tắc tại lớp. - HS tính nhẩm, sau đó tiếp nối nhau đọc kết quả trước lớp, mỗi HS làm 2 phép tính. - 2 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. a, và 1,29 = 1,29 b, và 1,234 = 1,234 c, và 0,57 = 0,57 d, và 0,876 = 0,876 - HS nhận xét bài làm của bạn. - 4 HS lần lượt nêu trước lớp, mỗi HS nêu 2 phép tính của mình. - Khi thực hiện chia một số thập phân với 10, 100, 1000.. và nhân một số thập phân với 0,1 , 0,01 , 0,001 ta đều chuyển dấu phẩy của số thập phân đó sang bên trái một, hai, hoặc ba chữ số. - HS đọc đề toán trước lớp - 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải Số tấn gạo đã lấy đi là : 537,25 : 10 = 53,27 (tấn) Số tấn gạo còn lại trong kho là: 537,25 - 53,27 = 483,525 (tấn) Đáp số : 483,525 - 2 HS nhắc lại phần nghi nhớ của bài học. - Lắng nghe nhiệm vụ về nhà - HS chuẩn bị bài sau bài sau. Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả ngoại hình) I. Mục đích yêu cầu. - Củng cố kiến thức về đoạn văn tả người. - Viết đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thờng gặp dựa vào dàn ý đàn ý đã lập. - GD hs ý thức học tập. II. đồ dùng dạy - học HS chuẩn bị dàn ý bài văn tả một ngời mà em thờng gặp. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ. - Chấm dàn ý bài văn tả người mà em thường gặp. *BĐ: làm đúng dàn ý, các bước cần tả8đ; trình bày 2đ. - Nhận xét bài làm HS. 2. Dạy - học bài mới 2.1 Giới thiệu bài: 2.2. Hướng dẫn làm bài tập - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Gọi HS đọc phần Gợi ý. - yêu cầu HS đọc phần tả ngoại hình trong dàn ý sẽ chuyển thành đoạn văn. - Yêu cầu HS tự làm bài. GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn. - Gọi HS làm ra giấy, dán lên bảng, đọc đoạn văn, GV cùng HS cả lớp nhận xét, sửa chữa để có đoạn văn hoàn chỉnh. - Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn mình viết. GV chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ (nếu có) cho HS - Nhận xét cho điểm HS làm đạt yêu cầu. 3. Củng cố - dặn dò - Em hãy nêu lại dàn ý của bài văn tả người? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết đoạn văn nếu chưa đạt và xem lại hình thức trình bày một lá đơn. - 3 HS mang vở để GV chấm bài tập ở nhà. - HS nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp cùng nghe. - 4 HS nối tiếp nhau đọc phần tả ngoại hình. - HS đọc dàn ý đã làm giờ trước. - 2 HS viết bài vào giấy khổ to, HS cả lớp làm bài vào vở. - Nhận xét, bổ sung cho bạn. - 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình. - 2 HS nêu. - Lắng nghe nhiệm vụ về nhà. Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC ĐƯỢC THAM GIA (trực tiếp) I . Mục đích yêu cầu. - Kể lại được một việc tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường hoặc một hành động dũng cảm để bảo vệ môi trường. - Biết cách sắp xếp câu chuyện theo một trình tự hợp lý . - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện mà các bạn kể , từ đó có ý thức bảo vệ môi trường, có tinh thần phấn đấu noi theo những tấm gương dũng cảm. - Biết nhận xét, đánh giá nội dung truyện và lời kể của bạn. - GD HS biết làm những việc tốt giúp đỡ người khác. *GDBVMT: Cả hai đề bài (kể 1 việc làm tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường/ Kể về một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường) đề có tác dụng giáo dục HS về ý thức BVMT. II. Đồ dùng dạy - học - Bảng ghi sẵn đề bài. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 1 đến 2 HS lên bảng kể lại một câu chuyện em đã nghe, đã đọc về bảo vệ môi trường. *BĐ: Kể lu loát, to, rõ ràng, nội dung tốt 9-10đ. Kể còn hạn chế 5-8đ. - Nhận xét, cho điểm từng HS. 2. Dạy - học bài mới 2.1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 2.2 Hướng dẫn kể chuyện a) Tìm hiểu đề bài - Gọi HS đọc đề bài - GV phân tích đề bài dùng phấn màu gạch chân dưới các từ ngữ: Một việc làm tốt, một hành động dũng cảm, bảo vệ môi trường. - Gọi HS đọc phần Gợi ý trong SGK - Yêu cầu HS giới thiệu về câu chuyện mình định kể trước lớp. b, Kể trong nhóm - Tổ chức cho HS thực hành kể trong nhóm - GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. - Gợi ý cho HS nghe bạn kể và đặt câu hỏi để trao đổi. c, Kể trước lớp - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp. Khi HS kể, GV ghi tên HS, hoạt động, việc làm của nhân vật vào từng cột tương ứng trên bảng. - GV tổ chức cho HS nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, người kể hay nhất 3. Củng cố - dặn dò. - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau chuyện Pa- xtơ và em bé, tập kể theo tranh. - HS thực hiện theo yêu cầu. - Lắng nghe. - 2 HS đọc thành tiếng trước lớp. - 2 HS tiếp nối đọc từng phần gợi ý. - Lắng nghe - HS nối tiếp nối nhau giới thiệu. - 4 HS ngồi bai bàn trên dưới tao thành 1 nhóm, cùng kể chuyện, trao đổi với nhau về ý nghĩa của việc làm kể trong truyện. + Bạn cảm thấy như thế nào khi tham gia làm việc này + Theo bạn, việc làm đó có ý nghĩa như thế nào? + Bạn có cảm nghĩ gì khi chứng kiến việc làm đó? + Nếu là bạn, bạn sẽ làm gì khi đó? - 5 đến 7 HS thi kể và trao đổi với các bạn về ý nghĩa của việc làm được kể đến trong chuyện - Bình chọn, tuyên dương. Địa lí CÔNG NGHIỆP (Tiếp theo) (Liên hệ) I. Mục đích yêu cầu. Sau bài học, học sinh có thể: - Chỉ trên lược đồ và nêu sự phân bố của một số ngành công nghiệp của nước ta. - Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp. - Xác định được trên bản đồ vị trí các trung tâm công nghiệp lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rìa – Vũng Tàu, Đồng Nai. - Biết một số điều kiện để hình thành khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. *GDBVMT: Ô nhiễm không khí, nguồn nước, đấtdo hoạt động sản xuất công nghiệp. II. Đồ dùng dạy học - Bản đồ kinh tế Việt Nam.- Lược đồ công nghiệp Việt Nam. - Sơ đồ các điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. - Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - GV gọi 3 HS lên bảng trả lời + Kể tên một số ngành công nghiệp của nước ta và sản phẩm của các ngành đó. + Nêu đặc điểm của nghề thủ công của nớc ta. - GV nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới 2.1 Giới thiệu bài: 2.2 Các hoạt động. a) HĐ1: Sự phân bố của một số ngành công nghiệp. - GV yêu cầu HS quan sát hình 3 trang 94 và cho biết tên, tác dụng của lược đồ. - GV nêu yêu cầu: Xem hình 3 và tìm hiểu những nơi có các ngành công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, a-pa-tít; công nghiệp nhiệt điện, thuỷ điện. - GV yêu cầu HS nêu ý kiến. - GV nhận xét câu trả lời của HS GV treo lợc đồ:+Nêu và chỉ sự phân bố của các ngành công nghiệp trên bản đồ? - GV nx chốt b) HĐ2: Sự tác động của tài nguyên, dân số đến sự phân bố của một số ngành công nghiệp. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập sau: Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho phù hợp. A B Ngành công nghiệp Phân bố 1. Nhiệt điện a) Nơi có nhiều thác ghềnh. 2. Thuỷ điện b) Nơi có mỏ khoáng sản 3. Khai thác khoáng sản c) Nơi có nhiều lao động, nguyên liệu, người mua hàng. 4. Cơ khí, dệt may, thực phẩm d) Gần nơi có than, dầu khí. - GV cho HS trình bày kết quả làm việc bài trước lớp. - GV nhận xét. c) HĐ3: Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để thực hiện yêu cầu của phiếu học tập sau - 3HS trả lời. - HS làm việc cá nhân. - 5HS nối tiếp nhau nêu từng ngành công nghiệp, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến. - HS trả lời - HS nêu suy nghĩ. - HS tự làm bài Kết quả làm bài đúng là: 1nối với d 2 nối với a 3 nối với b 4 nối với c - 1 HS nêu đáp án của mình, các HS khác nhận xét. PHIẾU HỌC TẬP Bài: Công nghiệp (tiếp theo) Các em hãy cùng xem lợc đồ công nghiệp Việt Nam, sơ đồ các điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nớc và thảo luận để hoàn thành các bài tập 1.Viết tên các trung tâm công nghiệp nớc ta vào cột thích hợp trong bảng sau: Các trung tâm công nghiệp của nớc ta Trung tâm rất lớn Trung tâm lớn Trung tâm vừa 2. Nêu các điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta. - GV gọi 1 nhóm dán phiếu của mình lê bảng và trình bày kết quả làm việc của nhóm. - GV nhận xét, bổ sung. 3. Củng cố - Dặn dò. - Em hãy nêu những nét chính về sự phân bố công nghiệp ở nước ta. - GV tổng kết giờ học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Giao thông vận tải. - 1 nhóm HS báo cáo kết quả trước lớp, các nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung. - HS phát biểu. - Lắng nghe. Giáo dục tập thể SINH HOẠT TUẦN 13 I. Mục tiêu: - Học sinh nắm được những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục trong tuần. - Có ý thức vươn lên trong học tập, ý thức giúp đỡ bạn cùng tiến bộ. II. Chuẩn bị: - Tổ trưởng tổng điểm thi đua của từng cá nhân trong tổ. III. Các hoạt động dạy- học: HĐ của thầy HĐ của trò Tổ chức: Kiểm tra: Sự chuẩn bị của các tổ trưởng. Tiến hành: a) Nêu mục đích yêu cầu giờ học. - Yêu cầu các tổ trưởng đọc nội dung theo dõi thi đua. - Giáo viên chốt lại phần kiểm điểm nổi bật, những vấn đề quan tâm. *Ưu điểm: .. *Nhược điểm: .. .. * Các em gương mẫu như. .. * Cỏc em cũn mắc nhiều lỗi như: . b) Đề ra phương hướng biện pháp. - Duy trì tốt nề nếp. - Giúp đỡ bạn yếu. - Tích cực hoạt động trong các gìơ học. - Thực hiện tốt việc phòng cúm A (H1N1). - Thực hiện tốt ATGT. c) Vui văn nghệ. - Hát. - Lấy sổ theo dõi thi đua của tổ mình. - Lắng nghe. - Từng tổ đọc. - Cả lớp lắng nghe. - Nhận xét, bổ xung ý kiến. - Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân. - Thực hiện tốt nề nếp. - Học sinh phát biểu. - Vui văn nghệ. - Chơi trò chơi. o0o .... ....
Tài liệu đính kèm: