Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 13 - Trường Tiểu Học Hoà Tiến

Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 13 - Trường Tiểu Học Hoà Tiến

I.Mục tiêu:

 - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 6.

- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.

- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.

II. Lên lớp:

1. Nhận xét, đánh giá tuần 12.

Nề nếp, học tập, vệ sinh, hoạt động khác.

 

doc 31 trang Người đăng huong21 Lượt xem 495Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 13 - Trường Tiểu Học Hoà Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 13
 	 Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2012
Tiết 1: CHÀO CỜ - SINH HOẠT LỚP
1. Tập trung toàn trường- chào cờ.
	2. Sinh hoạt chủ nhiệm.
I.Mục tiêu:
 - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 6.
- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II. Lên lớp:
1. Nhận xét, đánh giá tuần 12.
Nề nếp, học tập, vệ sinh, hoạt động khác.
 2. Triển khai kế hoạch tuần 13:
- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 13.
 	 - Tiếp tục duy trì SS, tỉ lệ chuyên cần, nề nếp ra vào lớp, nghỉ học phải xin phép.
- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. 
- Thi đua hoa điểm 10 giữa các tổ. Giúp bạn cùng tiến.
- Tiếp tục rèn : giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Thực hiện VS trong và ngoài lớp. Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
- Nhắc nhở động viên học sinh đóng góp các loại quỹ theo quy định.
3. Tổ chức sinh hoạt ngoại khoá.
- GV tổ chức cho HS múa hát tập thể chào mừng ngày Nhà giáo Việt nam.
- Gv nhận xét buổi sinh hoạt.
5. Dặn dò: Thực hiện tốt công việc tuần tới.
Tiết 2: TẬP ĐỌC
NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
I. Mục tiêu:
	- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc. 
	- Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
	- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3b trong SGK. HS khá giỏi trả lời được các câu hỏi trong SGK.
* BVMT: GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài để thấy được những hành động thông minh dũng cảm của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng. Từ đó, HS được nâng cao ý thức BVMT.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
 - Ứng phó với căng thẳng (linh hoạt, thông minh trong tình huống bất ngờ).
 - Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng.
III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
- Thảo luận nhóm nhỏ. Tự bộc lộ.
IV. Đồ dùng dạy học.
	- Tranh minh họa trong SGK. Bảng phụ ghi đoạn 1.
V. Hoạt động dạy học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định .
2. Kiểm tra bài cũ .
- Yêu cầu đọc thuộc lòng các hai khổ thơ cuối của bài thơ Hành trình của bầy ong và trả lời câu hỏi sau bài. 
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới.
- Giới thiệu: Người gác rừng tí hon 
4.Phát triển các hoạt động.
* HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc.
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc bài.
- Yêu cầu chia đoạn cho bài văn và nối tiếp nhau đọc theo đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến  ra bìa rừng chưa ?
 + Đoạn 2: Tiếp theo đến  thu lại gỗ.
 + Đoạn 3: Phần còn lại
- Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải thích từ ngữ mới, khó.
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc lại bài.
- Đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu đọc thầm, đọc lướt bài, thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi: 
 + Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện ra điều gì ?
+ Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy:
 a) Bạn là người thông minh.
b) Bạn là người dũng cảm.
+ Yêu cầu HS khá giỏi trả lời câu hỏi: Vì sao bạn nhỏ tham gia bắt bọn trộm gỗ ?
 + Trao đổi với bạn cùng lớp để rõ ý:Em học tập ở bạn nhỏ được điều gì ?
- Nhận xét, chốt lại ý đúng sau mỗi câu trả lời.
- Kết hợp giáo dục học sinh thấy được những hành động thông minh dũng cảm của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng. Từ đó, HS được nâng cao ý thức BVMT.
*HĐ2: Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Yêu cầu 3 HS khá giỏi tiếp nối nhau đọc diễn cảm toàn bài.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm: đọc với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc; giọng phù hợp với các nhân vật. 
 + Treo bảng phụ và hướng dẫn đọc.
 + Đọc mẫu đoạn 2.
 + Tổ chức thi đọc diễn cảm.
 + Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
* HĐ3: Củng cố 
- Yêu cầu HS: Nêu ý nghĩa, nội dung của bài văn.
- Nhận xét, chốt ý và ghi nội dung bài.
- KNS: Với tinh thần và trách nhiệm bảo vệ tài sản chung, không chỉ bạn nhỏ mà ngay chính các em cũng là người dũng cảm nều phát hiện bọn tội phạm và kịp thời báo với người lớn hoặc các chú công an.
5. Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Tập đọc và trả lời các câu hỏi sau bài.
- Chuẩn bị bài Trồng rừng ngập mặn
- Hát vui.
- HS được chỉ đỉnh thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- 1 HS đọc to.
- Từng nhóm 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- Luyện đọc, đọc thầm chú giải và tìm hiểu từ ngữ khó, mới. 
- Luyện đọc với bạn ngồi cạnh.
- HS khá giỏi đọc.
- Lắng nghe.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét bổ sung .
-Dấu chân người lớn, hơn chục khúc gỗ dài, bọn trộm gỗ.
- Lần theo dấu chân để giải đáp thắc mắc, lén theo đường tắt để gọi điện thoại để báo cho công an biết.
-Chạy gọi điện thoại báo cho công an biết, tham gia phối hợp với công an để bắt bọn trộm gỗ.
- Sự dũng cảm và ý thức bảo vệ của công.
 - HS khá giỏi tiếp nối nhau trả lời. 
- Nhận xét và bổ sung sau mỗi câu trả lời.
- HS khá giỏi được chỉ định tiếp nối nhau đọc diễn cảm.
- Chú ý.
- Lắng nghe.
- Xung phong thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
- Tiếp nối nhau trả lời và nhắc lại nội dung bài.
Theo dõi.
Tiết 3: TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân (BT1).
- Biết nhân nhẩm mốt số thập phân với 10; 100; 0,1; 0,01 (BT2).
- Biết nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân (BT4a). 
- HS khá giỏi làm cả 4 bài tập.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng nhóm và bảng con.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1, Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ ,
- Tùy theo đối tượng HS, yêu cầu làm lại BT trong SGK.
- Nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới
- Giới thiệu: Luyện tập.
4.Phát triển các hoạt động.
HĐ1: Thực hành
- Bài 1 : Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân 
 + Nêu yêu cầu bài.
 + Ghi bảng lần lượt từng phép tính, yêu cầu đặt tính và tính vào bảng con.
 + Nhận xét, sửa chữa: 
a) 404,91 b) 53,648 c) 163,744
- Bài 2: Rèn kĩ năng nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 0,1; 0,01 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 + Ghi bảng lần lượt từng phép tính theo cột dọc, yêu cầu nêu kết quả. 
 + Nhận xét, sửa chữa:
a) 782,9 b) 26530,7 c) 6,8
 7,829 2,65307 0,068
- Yêu cầu nêu nhận xét về kết quả ở mỗi cột.
- Nhận xét và hỗ trợ: Khi nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 0,1; 0,01 ta xem có bao nhiêu chữ số 0 và chữ số 0 ở bên nào của số 1 thì chuyển dấu phẩy sang bên đó bấy nhiêu chữ số.
 Bài 3 : Cho hs đọc yêu cầu bài tập 3 .( hs khá giỏi , giải BT3) 
Cho hs làm bài 
Cho hs trình vày kết quả 
Gv chốt lại : 
 Đáp số : 11550 đồng .
- Bài 4a : Giúp HS biết nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài 4a.
 + Hỗ trợ: 
 . Tính giá trị của (a + b) c và a c + b c theo từng hàng.
 . So sánh giá trị của (a + b) c và ac + bc 
 + Kẻ bảng theo mẫu SGK, yêu cầu HS thực hiện trên bảng, lớp làm vào vở. 
 + Nhận xét, sửa chữa và kết luận: 
(a + b) c = a c + b c 
HĐ2: Củng cố 
- Yêu cầu nêu cách nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân.
Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi làm tính nhanh.
Nhận xét tổng kết trò chơi.
- Nắm được kiến thức bài học, các em có thể vận dụng vào bài tập cũng như trong thực tế cuộc sống một cách nhanh chóng và chính xác.
5. Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Luyện tậpchung.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- Xác định yêu cầu.
- Thực hiện theo yêu cầu. 
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- 2 HS đọc to.
- Tiếp nối nhau nêu.
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- Tiếp nối nhau nêu
- Chú ý.
Học sinh làm bài. Lớp nhận xét bổ sung sửa bài.
- 2 HS đọc to.
- Chú ý.
- HS được chỉ định thực hiện
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- Tiếp nối nhau nêu.
Học sinh cử đại diện chơi trò chơi.
- Chú ý.
- Thực hiện theo yêu cầu.
Tiết 4: KHOA HỌC
NHÔM
I. Mục tiêu:
	- Nhận biết một số tính chất của nhôm.
	- Nêu được một số ứng dụng của nhôm trong sản xuất và đời sống.
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ nhôm và cách bảo quản chúng.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Hình và thông tin trang 52-53 SGK.
	- Sưu tầm một số đồ dùng làm từ nhôm. Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định .
2. Kiểm tra bài cũ : Đồng và hợp kim của đồng.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
- Giới thiệu: Nhôm 
4.Phát triển các hoạt động.
Hoạt động 1: Làm việc với vật thật 
- Mục tiêu: Kể tên được một số dụng cụ, đồ dùng, máy móc làm từ nhôm.
- Cách tiến hành: 
 + Chia lớp thành nhóm 6, yêu cầu giới thiệu và kể tên được một số đồ dùng làm từ nhôm mà các nhóm đã sưu tầm được. 
 + Yêu cầu giới thiệu trước lớp.
 + Nhận xét, kết luận và yêu cầu đọc mục Bạn cần biết trang 53 SGK.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận 
- Mục tiêu: Giúp HS 
 + Quan sát và phát hiện một vài tính chất của nhôm.
 + Nêu được nguồn gốc và tính chất của nhôm.
 + Biết cách bảo quản một số đồ dùng làm từ nhôm hoặc hợp kim của nhôm.
- Cách tiến hành: 
 + Chia lớp thành nhóm 6, yêu cầu quan sát một số đồ dùng làm từ nhôm mà các nhóm đã sưu tầm được và mô tả màu sắc, tính chất, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của nhôm. 
 + Yêu cầu trình bày trước lớp.
 + Nhận xét và kết luận: Các đồ dùng bằng nhôm đều nhẹ, có màu trắng bạc, có ánh kim không cứng bằng sắt và đồng.
 + Yêu cầu tham khảo mục Thực hành trang 53 SGK và thực hiện phiếu học tập sau theo nhóm đôi:
PHIẾU HỌC TẬP
1) Hoàn thành bảng sau:
Nhôm
Nguồn gốc
Tính chất
2) Nêu cách bảo quản một số đồ dùng làm từ nhôm hoặc hợp kim của nhôm.
 + Yêu cầu trình bày kết quả.
 + Nhận xét và kết luận: Nhôm là kim loại. Khi sử dụng các đồ dùng làm từ nhôm hoặc hợp kim của nhôm cần lưu ý không đựng thức ăn có vị chua và mặn lâu, vì nhôm dễ bị a-xít ăn mòn.
HĐ3: Củng cố 
Học sinh thi kể một số đồ dùng làm bằng nhôm.
Nhận xét chốt lại.
- Nhôm rẻ, bền nên được sử dụng rộng rãi. Qua bài học hôm nay, các em sẽ bảo quản tốt các đồ dùng làm từ nhôm hoặc hợp kim của nhôm có trong gia đình.
 5. Dặn dò .
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài Đá vôi.
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm giới thiệu trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung và tiếp nối nhau đọc.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm giới thiệu trước lớp.
- Thực hiện theo yêu cầu với bạn ngồi cạnh.
- Tiếp nối nhau trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- Học sinh thi nhau kể.
Thứ ba ngày 13 tháng11 năm 2012
Tiết 1: CHÍNH TẢ
 Nhớ-viết
HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
I. Mục tiêu:
	- Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các câu thơ  ... i tả ngoại hình chúng ta cần lưu ý điều gì?
- GV nhắc HS 1 số điểm lưu ý khi viết đoạn văn tả ngoại hình 1 người.
* Hoạt động2 : Thực hành 
Đề : Viết đoạn văn tả ngoại hình về một người bạn thân của em ở trường ( trong đó có sử dụng những hình ảnh so sánh).
-Tổ chức cho HS làm việc cá nhân.	
- Gv theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
-GV nhận xét ,tuyên dương.
4. Củng cố - dặn dò .
- Cho HS nhắc lại ND
-Vn hoàn thành lại bài tập.
Hoạt động cá nhân,lớp
- 3-4 Hs nhắc lại .
Hoạt động cá nhân, lớp.
-HS làm bài CN .
+ HS lập dàn ý.
+ Viết đoạn văn .
- HS trình bày đoạn văn vừa viết.
- HS nhận xét- bổ sung.
Thứ tư ngày 14 tháng 11 năm 2012
Tiết 1: TẬP ĐỌC
TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN
I. Mục tiêu:
	- Biết đọc với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch, phù hợp với nội dung văn bản.	- Hiểu nội dung: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn; tác dụng của rừng ngập mặn được phục hồi. 
	- Trả lời được các câu hỏi trong SGK. 
*BVMT: - Giúp HS tìm hiểu bài và biết được những nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn và thấy được phong trào trồng rừng ngập đang sôi nổi trên khắp cả nước và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh họa trong SGK. 
	- Bảng phụ ghi đoạn 3.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định .
2. Kiểm tra bài cũ .
- Yêu cầu đọc nội dung bài Người gác rừng tí hon và trả lời câu hỏi sau bài. 
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
- Giới thiệu: Trồng rừng ngập mặn 
4.Phát triển các hoạt động.
HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc.
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc bài.
- Yêu cầu chia đoạn cho bài văn.
- Yêu cầu từng nhóm 3 HS nối tiếp nhau đọc theo 3 đoạn.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải thích từ ngữ mới, khó.
- Yêu cầu đọc theo cặp.
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc lại bài.
- Đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu đọc thầm, đọc lướt bài, thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi: 
 + Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn.
+ Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn ?
+ Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng sau mỗi câu trả lời.
HĐ2: Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Yêu cầu 3 HS khá giỏi tiếp nối nhau đọc diễn cảm toàn bài.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm: đọc với giọng thông báo rỏ ràng, rành mạch, phù hợp với nội dung văn bản.
 + Treo bảng phụ và hướng dẫn đọc.
 + Đọc mẫu đoạn 3.
 + Yêu cầu theo cặp.
 + Tổ chức thi đọc diễn cảm.
 + Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
HĐ3: Củng cố 
- Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi: Nêu ý của từng đoạn, từ đó nêu nội dung của bài văn.
- Nhận xét, chốt ý và ghi nội dung bài.
- GDMT: Hiểu được nguyên nhân, hậu quả cũng như tác dụng của việc trồng rừng ngập mặn, các em sẽ là những người tuyên truyền nhỏ tuổi giúp những người xung quanh biết được sự cần thiết phải trồng và bảo vệ rừng ngập mặn.
5. Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Tập đọc và trả lời các câu hỏi sau bài.
- Chuẩn bị bài Chuỗi ngọc lam.
- Hát vui.
- HS được chỉ đỉnh thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- 1 HS đọc to.
- Từng nhóm 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- Luyện đọc, đọc thầm chú giải và tìm hiểu từ ngữ khó, mới. 
- Luyện đọc với bạn ngồi cạnh.
- HS khá giỏi đọc.
- Lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu:
- Nhận xét và bổ sung sau mỗi câu trả lời.
- HS khá giỏi được chỉ định tiếp nối nhau đọc diễn cảm.
- Chú ý.
- Lắng nghe.
- Đọc diễn cảm với bạn ngồi cạnh.
- Xung phong thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
- Tiếp nối nhau trả lời và nhắc lại nội dung bài
Tiết 2: TOÁN
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên (BT1).
- Biết vận dụng trong thực hành tính (BT2).
- HS khá giỏi làm cả 3 bài tập.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng nhóm và bảng con.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định .
2. Kiểm tra bài cũ .
- Tùy theo đối tượng, yêu cầu HS làm lại các BT trong SGK.
- Nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới
- Giới thiệu: Phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên. 
4.Phát triển các hoạt động.
HĐ1: Hướng dẫn chia một số thập phân cho một số tự nhiên
a) Ví dụ 1:
- Yêu cầu đọc ví dụ 1.
- Vẽ hình: 8,4m
 ?m
- Hướng dẫn: Chuyển số 8,4m thành số tự nhiên rồi thực hiện phép chia và chuyển thương về đơn vị đo ban đầu.
- Yêu cầu 1 HS thực hiện trên bảng, lớp làm vào nháp.
- Nhận xét, kết luận: 8,4 : 4 = 2,1(m)
- Hướng dẫn đặt tính và tính:
8,4 4 . 8 chia 4 được 2, viết 2; 2 nhân với 4 
0 4 2,1 được 8; 8 trừ 8 bằng 0, viết 0.
 0 . Viết dấu phẩy sau chữ số 2.
 . Hạ 4; 4 chia 4 được 1; 1 nhân 4 bằng 4; 4 trừ 4 bằng 0, viết 0.
- Yêu cầu nhận xét về cách thực hiện phép chia 8,4 : 4 qua phần hướng dẫn.
b) Ví dụ 2:
- Ghi bảng 72,58 : 19 = ?
- Yêu cầu 1 HS đặt tính và tính trên bảng, lớp thực hiện vào bảng con.
 72,58 19
 15 5 3,82
 0 38
 0
- Nhận xét và kết luận 72,58:19 = 3,82.
c) Hình thành quy tắc:
- Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi:
 + Cấu tạo của số thập phân gồm mấy phần ?
+ Hai phần: phần nguyên và phần thập phân.
 + Để chia số thập phân cho một số tự nhiên, ta chia theo thứ tự từng phần như thế nào ?
+ Chia phần nguyên, chuyển dấu phẩy, chia phần thập phân.
- Nhận xét và ghi bảng quy tắc.
HĐ2: Thực hành
- Bài 1 : Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số thập phân cho số tự nhiên
+ Nêu yêu cầu bài.
+ Ghi bảng lần lượt từng phép tính, yêu cầu HS đặt tính và tính vào bảng con.
 + Nhận xét và sửa chữa:
a) 5,28 : 4 = 1,32 b) 95,2 : 68 = 1,4
c) 0,36 : 9 = 0,04 d) 75,52 : 32 = 2,36
- Bài 2 : Rèn kĩ năng vận dụng chia số thập phân cho số tự nhiên trong thực hành tính.
 + Nêu yêu cầu bài.	
 + Hỗ trợ: Yêu cầu nêu cách tìm thành phần chưa biết trong phép nhân.
 + Yêu cầu HS thực hiện vào vở, phát bảng nhóm cho 2 HS thực hiện. 
+ Nhận xét, sửa chữa. a) x = 2,8 b) x = 0,05
Bài 3 : Cho hs đọc yêu cầu bài tập 3 . ( HS khá , giỏi giải ) 
 - Cho hs làm bài .
Cho hs trình bày kết quả .
 . Gv chốt lại : 
 Đáp số : 42,18 km 
HĐ3: Củng cố 
- Yêu cầu nêu quy tắc chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
- Nắm được kiến thức bài học, các em có thể vận dụng vào bài tập cũng như trong thực tế cuộc sống một cách chính xác và nhanh chóng.
5. Dặn dò .
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Luyện tập.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Quan sát và chú ý.
- Theo dõi và thực hiện theo yêu cầu:
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- Chú ý và theo dõi.
- Tiếp nối nhau nêu.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Quan sát.
- Thực hiện theo yêu cầu
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- Thảo luận và nối tiếp nhau trả lời.
- Tiếp nối nhau nêu.
- Xác định yêu cầu. 
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- Xác định yêu cầu.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Thực hiện theo yêu cầu:
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- Tiếp nối nhau đọc.
Học sinh lên bảng làm bài.
Nhận xét sửa bài.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
Tiết 3 : ĐỊA LÍ
CÔNG NGHIỆP (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
	- Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp: 
	 + Công nghiệp phân bố rộng khắp đất nước nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng và ven biển.
	 + Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mỏ, các ngành công nghiệp khác phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển.
	 + Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
	- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhạn xét phân bố của công nghiệp.
- Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,  
- HS khá giỏi biết một số điều kiện để hình thành trung tâm công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh; giải thích vì sao các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và vùng ven biển: do có nhiều lao động, nguồn nguyên liệu và người tiêu thụ.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh, ảnh về một số ngành công nghiệp. 
- Bản đồ Kinh tế Việt Nam. 
- Lược đồ công nghiệp Việt Nam. 
 III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định .
2. Kiểm tra bài cũ : Công nghiệp 
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
- Giới thiệu: Công nghiệp 
4.Phát triển các hoạt động.
Hoạt động 1 : Phân bố các ngành công nghiệp 
- Yêu cầu quan sát lược đồ và thảo luận câu hỏi sau theo nhóm đôi: Tìm những nơi có các ngành công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, a-pa-tít, công nghiệp nhiệt điện, thủy điện trên lược đồ.
- Yêu cầu chỉ trên lược đồ và trình bày kết quả.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng. 
- Phát phiếu học tập và yêu cầu nối cột A với cột B sao cho thích hợp theo nhóm đôi: 
PHIẾU HỌC TẬP
A. Ngành công nghiệp
B. Phân bố
1. Điện (nhiệt điện)
2. Điện (thủy điện)
3. Khai thác khoáng sản.
4.Cơ khí, dệt may, thực phẩm.
a- Nơi có khoáng sản
b- Gần nơi có than, dầu khí.
c- Nơi có nhiều sức lao động, nguyên liệu, người mua hàng.
d. Nơi có nhiều thác, ghềnh.
- Yêu cầu trình bày phiếu học tập.
- Nhận xét, sửa chữa.
Hoạt động 2: Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta 
- Yêu cầu thảo luận các câu hỏi sau theo nhóm đôi: 
 + Nước ta có những trung tâm công nghiệp lớn nào ?
+ Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,  
 + Nêu sự phân bố của các ngành công nghiệp ở nước ta.
+ Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mỏ, các ngành công nghiệp khác phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển.
- Yêu cầu HS khá giỏi trả lời câu hỏi: 
 + Nêu những điều kiện để thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
+ Vì sao các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và vùng ven biển ?
- Yêu cầu chỉ bản đồ và trình bày kết quả.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
HĐ3: Củng cố 
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.
- Phát triển công nghiệp cũng như các trung tâm công nghiệp là đưa nước nhà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
5. Dặn dò .
- Nhận xét tiết học.
- Xem lại bài đã học.
- Chuẩn bị bài Giao thông vận tải.
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Quan sát lược đồ, thảo luận theo nhóm đôi.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, bổ sung.
- Thực hiện phiếu học tập với bạn ngồi cạnh.
- Tiếp nối nhau trình bày: 1-d; 2-b; 3-a; 4-c.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tham khảo SGK, thảo luận với bạn ngồi cạnh
- HS khá giỏi tiếp nối nhau trình bày: 
- Tiếp nối nhau thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau đọc.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 13 moi.doc