Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 14 năm 2010

Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 14 năm 2010

I. Mục đích yêu cầu.

Giúp HS biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.

- GD HS ý thức học tập.

II. Đồ dùng dạy học.

- Bảng phụ ghi sẵn ví dụ.

II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

 

doc 33 trang Người đăng huong21 Lượt xem 818Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 14 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 
Ngày soạn: 15/11/2010
Ngày giảng: 22/11/2010 Thứ hai 
Chµo cê
(TËp trung d­íi cê)
Toán
CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN MÀ
THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN.
I. Mục đích yêu cầu.
Giúp HS biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.
- GD HS ý thức học tập.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ ghi sẵn ví dụ.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 HS lên bảng: Bài 3 T66 SGK.
*BĐ: Làm đúng 9đ; trình bày 1đ.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- GV yêu cầu HS thực hiện phép chia 12 : 5.
- GV hỏi : theo em phép chia:
12 : 5 = 2 dư 2
Còn có thể thực hiện tiếp được hay không?
- GV nêu : Bài học hôm nay giúp các em trả lời câu hỏi này.
2.2 Hướng dẫn thực hiện chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
 a, Ví dụ 1.
- GV nêu ví dụ (SGK T67)
- Để biết cạnh của cái sân hình vuông dài bao nhiêu mét chúng ta làm thế nào?
- GV yêu cầu HS đọc phép tính.
- GV yêu cầu HS thực hiện phép chia 27 : 4.
- Theo em ta có thể chia tiếp được hay không? làm thế nào có thể chia tiếp số dư 3 cho 4?
- GV nhận xét ý kiến của HS hd như SGK
b, Ví dụ 2 :- GV nêu ví dụ 43 : 52 
+ Phép chia 43 : 52 có thể thực hiện giống phép chia 27 : 4 không vì sao?
+ Hãy viết số 43 thành số thập phân mà giá trị không thay đổi.
- GV yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện của mình.
c, Quy tắc thực hiện phép chia
+ Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư thì ta tiếp tục chia như thế nào?
2.3 Luyện tập thực hành.
Bài 1 (Yêu cầu HS chỉ làm phần a)
- GV hướng dẫn làm.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- HD làm.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố dặn dò. 
- Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư ta làm như thế nào?
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập.
- Hướng dẫn luyện tập các bài trong VBT tương tự như các bài trong SGK, và chuẩn bị giờ sau Luyện tập.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi nhận xét.
- HS thực hiện và nêu: 12:5=2 (dư 2)
- Một số HS nêu ý kiến của mình.
- HS nghe và tóm tắt bài toán.
- Chúng ta lấy chu vi của cái sân hình vuông chia cho 4.
- HS nêu phép tính: 27 : 4
- HS đặt tính và thực hiện chia, sau đó nêu : 27 : 4 = 6 (dư 3).
- HS phát biểu ý kiến trước lớp.
- HS nghe yêu cầu.
- Phép chia 43 : 52 có số chia lớn hơn số bị chia (43 < 52 ) nên không thể thực hiện giống phép chia 27:4.
- HS nêu: 43 = 43,0.
- 1HS thực hiện đặt tính và tính trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 3 đến 4 HS nêu trước lớp.
- 3 HS lên bảng làm. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập (kq: a, 2,4 5,75 24,5) 
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- HS đọc đề toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề toán trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
May một bộ quần áo hết số mét vải
70 : 25 = 2,8 (m)
May 6 bộ quần áo hết số mét vải là 
2,8 x 6 = 16, 8 (m)
 Đáp số : 16, 8m
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- 2 HS phát biểu.
- HS chuẩn bị bài sau bài sau. 
- Lắng nghe GV hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau.
Tập đọc 
CHUỖI NGỌC LAM
I. Mục đích yêu cầu.
1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :
+ Pi-e, ngọc lam, nô - en, con lơn, Gioan, rạng rỡ, năm nay, làm lại, tràn trề.....
- Đọc trôi chạy được toàn bài, ngắt ghỉ đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm. Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nhân vật.
2. Đọc - hiểu - - Hiểu nghĩa các từ ngữ : Lễ nô - en, giáo đường.
- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi ba nhân vật là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niền vui cho mọi người. 
II. Đồ dùng dạy - học.
- Tranh minh hoạ trang 132, SGK.
- Bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn bài "Trông rừng ngập mặt" và nêu nội dung chính của từng đoạn.
*BĐ: Đọc to, rõ ràng, đúng chính âm 8đ; trả lời câu hỏi 2đ.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
2. Dạy bài mới.
2.1. Giới thiệu bài: 
2.2. Hướng dẫn luyện đọc.
a) Luyện đọc đoạn.
- Yêu cầu 2 HS nối tiếp nhau đọc từg đoạn của bài ( 3 lượt ).
+ Đọc sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
+ Đọc, giải nghĩa từ.
+ Đọc đánh giá ghi điểm.
 - GV gọi HS đọc phần chú giải.
 * Đọc nhóm.
 * Đọc trước lớp.
 * GV đọc mẫu – Nêu cách đọc: Toàn bài đọc với giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng.
+ Lời cô bé Gioan: Ngây thơ, hồn nhiên khi khen chuỗi ngọc đẹp, khi khoe nắm xu lấy từ con lợn đất tiết kiệm.
+ Lời chú Pi - e: điềm đạm, nhẹ nhàng, tế nhị.
+ Lời chị cô bé: lịch sự, thật thà.
- Câu kết chuyện đọc chậm rãi, đầy cảm xúc.
- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- HS nghe.
- HS đọc theo trình tự:
+ HS1: Chiều hôm ấy ... cướp mất người anh yêu quý.
+ HS2: Ngày lễ Nô-en tới ... hi vọng tràn trề.
- 2 HS trong bàn đọc theo cặp.
- 1 HS đọc.
- HS nghe.
b) Tìm hiểu bài
* Phần 1:
+ Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?
 + Cô bé Gioan có đủ tiền mua chuỗi ngọc không? Chi tiết nào cho biết điều đó?
* Phần 2
+ Chị của cô bé Gioan tìm gặp chú Pi-e làm gì?
+ Vì sao Pi-e đã nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?
 + E nghĩ gì về các nhân vật trong chuyện này?
+Nêu nội dung chính toàn bài?
- GV ghi nội dung chính.
c. Đọc diễn cảm.
- Gọi HS đọc nối tiếp toàn bài.
- GV hướng dẫn HS đọc phân vai phần 2
- Đọc trong nhóm.
- Thi đọc trước lớp.
- GV nhận xét bình chọn nhóm đọc hay.
3. Củng cố - dặn dò
- Gọi 4 HS đọc toàn truyện theo vai: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị giờ sau bài Hạt gạo làng ta.
- GV đọc mẫu và nêu cách đọc bài “Hạt gạo làng ta” như sau: Toàn bài đọc với giọng tình cảm, nhẹ nhàng, tha thiết. Nhấn giọng ở những từ ngữ: có, hạt bùi đắng cay, chết cả cá cờ, vàng, hạt vàng làng ta
- 3 HS đọc nối tiếp phần 1.
+ Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng chị nhân ngày lễ Nô-en. Đó là người chị đã thay mẹ nuôi cô từ khi mẹ mất.
+ Cô bé không đủ tiền để mua chuỗi ngọc lam. Cô bé mở khăn tay, đỏ lên bàn một nắm xu và nói đó là số tiền cô đã đập con lợn đất.
 - 3HS nối tiếp.
+ Cô tìm gặp chú Pi-e để hỏi xem có đúng bé Gioan đã mua chuỗi ngọc ở đây không? Chuỗi ngọc có phải là ngọc thật không? Pi-e đã bán chuỗi ngọc cho cô bé với giá bao nhiêu tiền?
+Vì em bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền mà em có.
+ Nhưng nhaan vật trong chuyện đều dó tấm lòng nhân hậu.
+ Ca ngợi nhưng tấm lòng nhân hậu, biết sống vì người khác...
- 2 HS nhắc lại.
- HS đọc nối tiếp toàn bài.
- HS nghe.
- 3HS tạo thành 1 nhóm cùng đọc phân vai: người dẫn chuyện, chú Pi-e, chị gái và bé Gioan.
- 1, 2 nhóm đọc.
- HS nhận xét.
- 4 HS đọc.
- HS lắng nghe nhiệm vụ về nhà và hướng dẫn luyện đọc bài mới ở nhà.
Ngày soạn: 16/11/2010
Ngày giảng: 23/11/2010 Thứ ba 
Toán: 
LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu.
- Củng cố cho HS về chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thạp phân.
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương ìm được là một số thập phân. Giải bài toán có liên quan đến chu vi và diện tích hình, bài toán liên quan đến số trung bình cộng.
- GD HS ý thức học tập.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng nhóm, bút dạ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS lên bảng: 23 : 4 81: 4
*BĐ: Làm đúng 9đ; trình bày 1đ.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài : Trực tiếp
2.2 Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán và làm bài .
- Gọi HS tóm tắt bài toán.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét ghi điểm.
Bài 4. 
- GV Yêu cầu HS đọc đề toán.
- Gọi HS tóm tắt bài toán.
- Yêu cầu HS khá tự làm bài, sau đó hướng dẫn HS yếu kém. Câu hỏi hướng dẫn:
+ Một giờ xe máy đi được bao nhiêu ki-lô-mét?
+ Một giờ ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét?
+ Một giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy bao nhiêu ki-lô-mét ?
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Củng cố dặn dò. 
- Muốn tìm trung bình cộng ta làm như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về làm các bài trong VBT, GV hướng dẫn tương tự như các bài trong SGK.
- Chuẩn bị giờ sau: Chia một số thập phân cho một số thập phân.
- 2 HS lên bảng làm bài (Kq: 5,75 20,25)
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 2 HS lên bảng làm, mỗi HS làm hai phần, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a, 5,9 : 2 + 13,06 = 2,95 + 13,06
 = 16,01
b, 35,04 : 4 - 6,87 = 8,76 - 6,87
 = 1,89
c, 167 : 25 : 4 = 6,68 : 4 = 1,67
d, 8,76 x 4 : 8 = 35,04 : 8 = 4,38 
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- 1 HS đọc đề toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề toán trong SGK.
- 1 HS tóm tắt bài toán trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Chiều rộng mảnh vườn hình chữ nhật là 
Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là ;
(24 + 9,6) x 2 = 67,2 (m)
Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là :
24 x 9,6 = 230,4 (m2)
Đáp số : 67,2 m và 230,4 m2
- 1 HS đọc đề toán.
- 1 HS tóm tắt bài toán trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Quãng đường xe máy đi được trong một giờ là :
93 : 3 = 31 (km)
Quãng đường ôtô đi trong một giờ là:
103 : 2 = 51,5 (km)
+ Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy số ki-lô-mét là :
51,5 - 31 = 20, 5 (km)
Đáp số : 20, 5km
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn
- 2 HS pháp biểu.
- HS lắng nghe hướng dẫn bài tập về nhà.
- HS chuẩn bị bài sau bài sau. 
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI 
I. Mục đích yêu cầu.
- Ôn tập về hệ thống hoá các kiến thức đã học về : danh từ, đại từ, quy tắc viết hoa danh từ riêng
- Thực hành kỹ năng sử dụng danh từ, dại từ trong các kiểu câu đã học.
- GD HS ý thức học tập.
II. đồ dùng dạy - học
- Bảng lớp viết sẵn đoạn văn ở bài tập 1
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu HS đọc với một trong các cặp quan hệ từ đã học
- Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng. Nêu ý nghĩa biểu thị quan hệ từ mà bạn sử dụng.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. Dạy học bà ... Chủ đề cuộc họp : Bàn kế hoạch tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11.
V- Diễn biến cuộc họp.
1. Bạn: Đinh Thị Thương phổ biến chương trình tổ chức chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 và kế hoạch thực hiện của lớp.
2. Thảo luận.
- Đinh Khắc Tùng.
+ Lớp ta phải thi đua giành nhiều bông hoa điểm tốt.
+ Mỗi bạn phải tự làm thơ, viết văn để làm tập san chào mừng.
- Bạn Huyền Thương
+ Phân công các bạn tập văn nghệ.
+ Mỗi tổ tập một tiết mục văn nghệ : múa, hát, diễn kịch, đọc thơ.
- Bạn Thắm:
+ Mỗi bạn sưu tầm một câu hỏi để chơi trò chới "Hái hoa dân chủ"
+ Tổ 1 nhận mang cây cảnh để cài câu hỏi.
+ Mỗi bạn mang một bông hoa tới lớp tặng thầy cô.
- Thầy giáo Đinh Hữu Long
+ Lớp có nhiều ý kiến hay, sáng tạo. 
+ Cần phân công từng công việc cụ thể cho từng bạn. 
+ Biên tập các câu hỏi, bài thơ, bài văn để làm tập san.
3. Kết luận cuộc họp.
- Lớp 5a chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 vào chiều ngày 19 tháng 11 năm 2009
- Tổ 1 mang cây cài câu hỏi.
- Biên tập nội dung làm báo : bạn Huyền Thương cùng 2 tổ trưởng.
- Biên tập các tiết mục văn nghệ: Đinh Thị Thương.
- Viết báo cáo thành tích : Bạn Đức- lớp phó lao động.
Cuộc họp kết thúc lúc 5h30.
Thư kí
Đinh Thị Thương.
Chủ tọa
Lê Tường Vi
3. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ và chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Kể chuyện .
PA-XTƠ VÀ EM BÉ
I. Mục đích yêu cầu
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện của Pa-xtơ và em bé bằng lời kể của mình.
- Thể hiện được lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung truyện.
- Biết theo dõi, đánh giá lời kể của bạn- Hiểu được nội dung truyện: Tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa-xtơ đã khiến ông cống hiến được cho loài người một phát minh khoa học lớn lao.
II. đồ dùng dạy - học
- Tranh minh họa trang 107, SGK 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS kể lại một việc làm tốt hoặc một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường mà em đã làm hoặc chứng kiến.
*BĐ: Kể to, rõ, nội dung tốt 9-10đ.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn kể chuyện
a) Giáo viên kể chuyện.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ. 
- GV kể chuyện lần 1.
+ Nêu các nhân vật có trong truyện.
- GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ.
+ nêu nội dung chính của mỗi tranh?
- 2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện.
- Lắng nghe.
- Các nhân vật: Bác sĩ Lu-i Pa-xtơ, cậu bé Giô-dép, người mẹ 
- HS nghe
- HS nối tiếp nhau phát biểu.
+ Tranh 1: Chú bé Giô-dép bị chó cắn được mẹ đưa đến nhờ Lu-i Pa-xtơ cứu chữa.
+ Tranh 2: Pa-xtơ trăn trở, suy nghĩ về phương cách chữa trị cho em bé.
+ Tranh 3: Pa-xtơ quyết định tiêm vắc xin cho Giô-dép .
+ Tranh 4: Pa-xtơ thức suốt đêm để quyết định tiêm mũi thứ 10 cho em bé
+ Tranh 5: Sau 7 ngày chờ đợi, Giô-dép vẫn bình yên và khoẻ mạnh
+ Tranh 6: Tượng đài Lu-i Pa-xtơ ở viện chống dại mang tên ông.
b) Kể trong nhóm.
- Yêu cầu HS kể tiếp nối nhau từng tranh, trao đổi với nhau về ý nghĩa của câu truyện.
c) Kể trước lớp.
- Gọi HS thi kể tiếp nối.
- Gọi HS kể toàn truyện
- GV hỏi để giúp HS hiểu ý nghĩa truyện:
+ Vì sao Pa-xtơ phải suy nghĩ day dứt rất nhiều trước khi tiêm vắc xin cho Giô-dép?
+ Câu chuyện nói lên điều gì?
- Nhận xét, cho điểm HS kể tốt, nói đúng ý nghĩa truyện.
3. Củng cố - dặn dò
- Hỏi: Chi tiết nào trong truyện làm em nhớ nhất?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị một câu chuyện nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
+ HS kể trong nhóm theo 2 vòng.
+ Vòng 1: mỗi bạn kể 1 tranh.
+ Vòng 2: Kể cả câu truyện trong nhóm.
+ Kể xong thì trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
- 2 nhóm HS mỗi nhóm 6 thi kể. Mỗi HS chỉ kể về nội dung 1 bức tranh.
- 2 HS kể toàn bộ truyện trước lớp.
- HS nêu ý kiến:
+ Vì Vắc xin chữa bệnh dại do ông chế ra đã thí nghiệm có kết quả trên loài vật, nhưng chưa lần nào được thí nghiệm trên cơ thể con người. Pa-xtơ muốn em bé khỏi bệnh nhưng không dám lấy em làm vật thí nghiệm. Ông sợ có tai biến.
+ Câu chuyện ca ngợi tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa-xtơ. Tài năng và tấm lòng nhân hậu đã giúp ông cống hiến được cho loài người một phát minh khoa học lớn lao.
- HS phát biểu ý kiến.
- Nhận nhiệm vụ về nhà.SHHSHHH
Địa lí (T14)
GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Liên hệ)
I. Mục đích yêu cầu.Sau bài học HS có thể:
- Nêu được các loại hình và phương tiện giao thông của nước ta.
- Nhận biết được vai trò của đường bộ và vận chuyển bằng ô tô đối với việc vận chuyển chở hàng hoá và hành khách.
- Nêu được một vài đặc điểm về phân bố mạng lưới giao thông của nước ta.
- Xác định được trên Bản đồ Giao thông Việt Nam một số tuyến đường giao thông, các sân bay quốc tế, các cảng biển lớn.
- Có ý thức bảo vệ đường giao thông và chấp hành luật giao thông khi đi đường.
*GDBVMT: Xe cộ ngày càng tăng, lượng chất khí thải ra ngày càng nhiều làm ô nhiễm môi trường không khí, vì vậy cần trồng cây xanh ven đường, sản xuất các loại xe thân thiện với môi trường hơn
II. Đồ dùng dạy học.
- Bản đồ Giao thông Việt Nam. Một số tranh ảnh về các loại hình và phương tiện giao thông.Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt đông dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- GV gọi 2 HS trả lời.
+ Vì sao các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và vùng ven biển.
+ Kể tê các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện lớn ở nước ta và chỉ vị trí của chúng trên lược đồ.
*BĐ: Trả lời đúng đủ, to, rõ ràng 9-10đ.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới.
a, Giới thiệu bài:
b) Giảng bài.
Hoạt động 1: Các loại hình và phương tiện giao thông vận tải.
- GV tổ chức cho HS thi kể các loại phương tiện giao thông vận tải.
 (Thi nối tiếp nhau)
- GV nhận xét và tuyên dương đội thắng cuộc
+ Các bạn đã kể được các loại hình giao thông nào?
+ Chia các phương tiện giao thông có trong trò chơi thành các nhóm.
Hoạt động 2: Tình hình vận chuyển của các loại hình giao thông
- GV treo Biểu đồ.
+ Biểu đồ biểu diễn khối lượng hàng hoá vậ chuyển được của các loại hình giao thông nào?
+ Khối lượng hàng hoá được biểu diễn theo đơn vị nào?
+ Năm 2003, mỗi loại hình giao thông vận chuyển được bao nhiêu tấn hàng hoá?
+ Qua khối lượng hàng hoá vận chuyển được của mỗi loại hình, em thấy loại hình nào giữ vài trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá ở Việt Nam?
+ Theo em, vì sao đường ô tô lại vận chuyển được nhiều hàng hoá nhất?
- GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Phân bố một số loại hình giao thông ở nước ta.
- GV treo lược đồ giao thông vận tải và hỏi đây là lược đồ gì, cho biết tác dụng của nó.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để thực hiện phiếu học tập sau:
- 2 HS lần lượt lên bảng trả lời.
- Lớp lắng nghe và nhận xét.
- HS cả lớp hoạt động theo yêu cầu của giáo viên.
+ HS lên tham gia cuộc thi mỗi đội 4 HS.
- Học sinh trả lời: Giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường biển, đường hàng không,..
- Học sinh hoạt động theo yêu cầu của giáo viên.
- HS quan sát, đọc tên biểu đồ và nêu:
+ Biểu đồ biểu diễn khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo loại hình giao thông.
+ Theo đơn vị tấn.
+ HS lần lượt nêu.
+ Đường ô tô giữ vai trò quan trọng nhất, chở được khối lượng hàng hoá nhiều nhất.
+ Một số HS nêu ý kiến và đi đến thống nhất.
- HS nêu: Đây là lược đồ giao thông Việt Nam, dựa vào đó ta có thể biết các loại hình giao thông Việt Nam, biết loại đường nào đi từ đâu đến đâu...
- HS chia thành các nhóm, mỗi nhóm 4 HS, thảo luận để hoàn thành phiếu
PHIẾU HỌC TẬP
Hãy cùng các bạnn trong nhóm xem lược đồ giao thông vận tải và hoàn thành bài tập sau:
Bài 1: Chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây.
1) Mạng lưới giao thông nước ta:
¨a) Tập trung ở các đồng bằng. ¨b) Tập trung ở phía bắc. ¨c) Toả đi khắp nơi
2) So với các tuyến đường chạy theo chiều đông - tây thì các tuyến đường chạy theo chiều nam - bắc:
 ¨a) ít hơn ¨b) Bằng nhau ¨c) Nhiều hơn
Bài 2: Viết tiếp vào chỗ chấm.
1) Quốc lộ dài nhất nước ta là: ...........................................................................
2) Đường sắt dài nhất nước ta là: .......................................................................
3) Các sân bay quốc tế của nước ta là: Sân bay ....................... ở............................, sân bay ................................ ở....................................................................
4) Các cảng biển lớn ở nước ta là .......................................................................
5) Các đầu mối giao thông quan trọng nhất nước ta là ............... và ...............................
- GV cho HS trình bày ý kiến trước lớp.
- GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 4: Trò chơi: Thi chỉ đường.
- GV tổ chức cho HS thi chỉ đường trên lược đồ.
+ Gọi 5 HS lên tham gia thi chỉ đường
- GV tổng kết cuộc thi.
3. Củng cố - dặn dò.
- Hỏi: Em biết gì về đường Hồ Chí Minh.
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: “Thương mại và du lịch”
- 2 nhóm trình bày.
+ HS làm việc cá nhân.
+ HS trả lời.
- HS chuẩn bị bài sau.
Giáo dục tập thể
SINH HOẠT TUẦN 14
I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục trong tuần.
- Có ý thức vươn lên trong học tập, ý thức giúp đỡ bạn cùng tiến bộ.
II. Chuẩn bị:
- Tổ trưởng tổng điểm thi đua của từng cá nhân trong tổ.
III. Các hoạt động dạy- học:
HĐ của thầy
HĐ của trò
Tổ chức:
Kiểm tra: Sự chuẩn bị của các tổ trưởng.
Tiến hành:
a) Nêu mục đích yêu cầu giờ học.
- Yêu cầu các tổ trưởng đọc nội dung theo dõi thi đua.
- Giáo viên chốt lại phần kiểm điểm nổi bật, những vấn đề quan tâm.
*Ưu điểm: 
..
*Nhược điểm: ..
..
* Các em gương mẫu như.
..
* Cỏc em cũn mắc nhiều lỗi như: 
.
b) Đề ra phương hướng biện pháp.
- Duy trì tốt nề nếp.
- Giúp đỡ bạn yếu.
- Tích cực hoạt động trong các gìơ học.
- Thực hiện tốt việc phòng cúm A (H1N1).
- Thực hiện tốt ATGT.
c) Vui văn nghệ.
- Hát.
- Lấy sổ theo dõi thi đua của tổ mình.
- Lắng nghe.
- Từng tổ đọc.
- Cả lớp lắng nghe.
- Nhận xét, bổ xung ý kiến.
- Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Thực hiện tốt nề nếp.
- Học sinh phát biểu.
- Vui văn nghệ.
- Chơi trò chơi.
 o0o

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 14.doc