Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 15 - Trường Tiểu học Thịnh Lộc

Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 15 - Trường Tiểu học Thịnh Lộc

I. Mục tiêu:

 Hs cần:

 - Biết đọc trôi chảy lưu loát bài văn, phát âm đúng tên người dân tộc trong bài, đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.

 - Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu quý cô giáo, yêu quý cái chữ của người Tây Nguyên. Điều đó thể hiện suy nghĩ rất tiến bộ của người Tây Nguyên: Mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

 

doc 86 trang Người đăng huong21 Lượt xem 627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 15 - Trường Tiểu học Thịnh Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Thứ hai, ngày 13 tháng 12 năm 2010
Sáng:
Tập đọc
Buôn Chư Lênh đón cô giáo
I. Mục tiêu:
 Hs cần: 
 - Biết đọc trôi chảy lưu loát bài văn, phát âm đúng tên người dân tộc trong bài, đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.
 - Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu quý cô giáo, yêu quý cái chữ của người Tây Nguyên. Điều đó thể hiện suy nghĩ rất tiến bộ của người Tây Nguyên: Mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 HS1: Đọc thuộc lòng bài “ Hạt gạo làng ta” và trả lời câu hỏi:
 Đọc khổ thơ 1, em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?
 HS2: Đọc thuộc lòng bài “ Hạt gạo làng ta” và trả lời câu hỏi:
 Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo?
 - GV nhận xét.
 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 3. Hoạt động 3: Luyện đọc
 - 1HS khá đọc cả bài.
 - GV chia đoạn: Bài này có 4 đoạn.
 Đoạn 1: Từ đầu đến khách quý
 Đoạn 2: Tiếp theo đến nhát dao
 Đoạn 3: Tiếp theo đến chữ nào
 Đoạn 4: Còn lại
 - HS luyện đọc nối tiếp.
 - HS luyện đọc từ khó đọc: Y Hoa, già Rok.
 - HS đọc nối tiếp.
 - HS đọc thầm chú giải và giải nghĩa từ.
 - HS đọc bài.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài một lượt.
 4. Hoạt động 4:Tìm hiểu bài
 - 1 HS đọc đoạn 1 – Cả lớp đọc thầm.
 ? Người dân Chư Lênh đã chuẩn bị đón tiếp cô giáo trang trọng như thế nào?
 - Cả lớp đọc thầm đoạn 2.
 ? Cô giáo được nhận làm người của buôn làng bằng nghi thức như thế nào?
 - 1 HS đọc đọc đoạn 3+4 – Cả lớp đọc thầm.
 ? Tìm những chi tiết thể hiện thái độ của dân làng đối với cái chữ.
 Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?
 5. Hoạt động 5: Đọc diễn cảm
 - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
 - HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 2.
 - Đại diện nhóm thi đọc.
 - GV nhận xét.
 6. Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò
 ? Nêu nội dung chính của bài?
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Chính tả
Nghe - viết: Buôn Chư Lênh đón cô giáo
Phân biệt âm đầu tr/ch, thanh hỏi/ thanh ngã
I. Mục tiêu: 
 Hs cần:
 - Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo. Mắc không quá 5 lỗi chính tả.
 - Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu tr/ch hoặc có thanh hỏi/ ngã.
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Bảng học nhóm.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - HS chữa bài tập về nhà.
 - GV nhận xét.
 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 3. Hoạt động 3: Viết chính tả
 - GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt.
 - HS luyện viết những từ khó: Phăng phắc, quỳ.
 - GV đọc bài – HS viết chính tả.
 - GV đọc bài – HS khảo bài.
 - GV chấm một số bài.
 - GV hướng dẫn HS chữa một số lỗi.
 4. Hoạt động 4: Luyện tập
 - HS làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt.
 - GV theo dõi giúp đỡ HS gặp khó khăn.
 - GV hướng dẫn HS chữa bài.
 5. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
 Hs cần:
 - Củng cố quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
 - Rèn kĩ năng thực hiện chia một số thập phân cho một số thập phan.
 - Luyện tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
 - Giải bài toán có sử dụng phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
II. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - HS chữa bài tập về nhà.
 - GV nhận xét.
 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 3. Hoạt động 3: Luyện tập
 - HS làm bài tập trong vở bài tậpToán.
 - GV theo dõi giúp đỡ HS gặp khó khăn.
 - GV hướng dẫn HS chữa bài.
 4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Bài tập về nhà:
Anh văn
 Gv chuyên trách dạy
Chiều:
Luyện Tiếng Việt
Luyện tập tả người
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Nắm được cách tả hoạt động của người ( các đoạn của bài văn, nội dung chính của từng đoạn, các chi tiết tả hoạt động ).
 - Hs củng cố kĩ năng tả hoạt động của người.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - 2 HS đọc lại biên bản đã tập ghi ở tuần trước.
 - Gv nhận xét.
 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 3. Hoạt động 3: Luyện tập
 - HS làm bài tập trong vở bài tập luyện Tiếng Việt.
 - HS làm bài tập 1, 2 trong vở Thực hành Tiếng Việt và Toán (tr 106 - 107)
 Đề bài : Tả một em bé đang tuổi tập đi, tập nói.
 - GV theo dõi giúp đỡ HS gặp khó khăn.
 - GV hướng dẫn HS chữa bài.
 - Gv nêu bài tập về nhà.
 Nêu bài tập dành cho Hs khá, giỏi.
 4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Luyện Toán
Chia số thập phân
i. mục tiêu:
 - Hs luyện tập các phép tính số thập phân.
 - Vận dụng làm bài tập củng cố kĩ năng tính, giải toán.
ii. hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập
 - Gv tổ chức, hướng dẫn Hs làm bài tập
 - HS làm bài tập 1, 2 trong vở Thực hành Tiếng Việt và Toán (trang 110)
 - Hs làm bài tập
 Bài 1. Tính giá trị của biểu thức:
 a. 8,31 – ( 64,784 + 9,999 ) : 9,01
 b. 62,92 : 5,2 – 4,2 ( 7 – 6,3 ) 3,67.
 Bài 2. Một khu đất hình chữ nhật có chiều rộng bằng chiều dài và kém chiều dài 13,2m. Tính :
 a. Chu vi của khu đất ?
 b. Diện tích của khu đất ?
 - Gv chấm bài, gọi Hs chữa BT
 - Gv nhận xét, đánh giá
 2. Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò
 - Gv nhận xét, đánh giá
 Về nhà làm BT
Thể dục
 Gv chuyên trách dạy
 ______________________________________________________________
Thứ ba, ngày 14 tháng 12 năm 2010
Sáng:
Thể dục
 Gv chuyên trách dạy
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
 Hs cần:
 - Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
 - Cộng các số thập phân.
 - Chuyễn các hỗn số thành số thập phân.
 - So sánh các số thập phân.
 - Thực hiện chia một số thập phân cho một số thập phân.
 - Tìm thành phần chưa biết của phép tính với số thập phân.
II. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - HS chữa bài tập về nhà.
 - GV nhận xét.
 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 3. Hoạt động 3: Luyện tập
 - HS làm bài tập trong vở bài tập Toán.
 - GV theo dõi giúp đỡ HS gặp khó khăn.
 - GV hướng dẫn HS chữa bài.
 4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Bài tập về nhà:
 Lịch sử
Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950
I. Mục tiêu: 
 Hs nêu được:
 - Lí do ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
 - Trình bày sơ lược diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
 - ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
 - Nêu được sự khác biệt giữa chiến thắngệt Bắc thu- đông 1947 và chiến thắng Biên giới thu - đông 1950.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Lược đồ chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 HS1: Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì?
 HS2: Thuật lại diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947.
 HS3: Nêu ý nghĩa của thắng lợi Việt Bắc thu - đông 1947.
 - GV nhận xét.
 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 3. Hoạt động 3: Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
 - GV cho HS quan sát bản đồ và giới thiệu các tỉnh trong Căn cứ địa Việt Bắc.
 GV giới thiệu tình hình nước ta từ năm 1948 đến giữa năm 1950 – HS theo dõi.
 ? Nếu để Pháp tiếp tục khoá chặt biên giới Việt Trung, sẽ ảnh hưởng gì đến Căn cứ địa Việt Bắc và kháng chiến của ta?
 Vậy nhiệm vụ của kháng chiến lúc này là gì?
 - HS trình bày – HS nhận xét.
 - GV nhận xét.
 4. Hoạt động 4:Diễn biến, kết quả chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
 - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
 - HS đọc SGK và sử dụng lược đồ để nêu diễn biến của chiến dịch Biên giới thu-đông 1950.
 - Đại diện nhóm trình bày – HS nhận xét.
 - GV chuẩn kiến thức.
 5. Hoạt động 5: ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu - đông 1950
 - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2.
 - HS thảo luận các câu hỏi sau:
 Nêu điểm khác chủ yếu của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 với chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. Điều đó cho thấy sức mạnh của quân và dân ta như thế nào so với những ngày đầu kháng chiến?
 Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 đem lại kết quả gì cho cuộc kháng chiến của ta?
 Chiến thắng Biên giới thu- đông 1950 có tác động như thế nào đến địch? Mô tả những điều em thấy trong hình 3.
 - Đại diện nhóm trình bày – HS nhận xét.
 - GV chuẩn kiến thức.
 6. Hoạt động 6: Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu- đông 1950 gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu
 - HS xem hình minh hoạ 1 và nói rõ suy nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
 ? Hãy kể những điều em biết về gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu. Em có suy nghĩ gì về anh La Văn Cầu và tinh thần chiến đấu của bộ đội ta?
 - HS trình bày – HS nhận xét
 - GV chuẩn kiến thức.
 7. Hoạt động 7: Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Hạnh phúc
I. Mục tiêu: 
 Hs cần:
 - Hiểu được thế nào là hạnh phúc, là một gia đình hạnh phúc. Mở rộng hệ thống hoá vốn từ về hạnh phuc.
 - Biết đặt câu với những từ chứa tiếng phúc.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng học nhóm.
 - Từ điển.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - HS chữa bài tập về nhà.
 - GV nhận xét.
 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 3. Hoạt động 3: Luyện tập
 Bài 1:
 - 1HS đọc to yêu cầu của bài tập – Cả lớp đọc thầm.
 - GV giao việc cho HS.
 - HS làm bài và trình bày bài.
 - HS nhận xét – GV kết luận.
 Bài 2:
 - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
 - HS đọc bài tập 2 và hoàn thiện bài tập vào bảng nhóm.
 - Các nhóm dán bài làm của nhóm mình vào bảng học nhóm.
 - HS nhận xét bài làm của các nhóm.
 - GV chuẩn kiến thức.
 Bài 3,4: HS tự làm.
 4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Chiều:
Luyện Tiếng Việt
Luyện tập về từ loại
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Ôn tập những kiến thức đã học về từ loại: danh từ, đại từ.
 - Nâng cao một bước kĩ năng sử dụng danh từ, đại từ.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 HS1: Đặt câu có cặp quan hệ từ vì  nên.
 HS2: Đặt câu có cặp quan hệ từ nếu thì.
 - GV nhận xét.
 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 3. Hoạt động 3: Luyện tập
 - HS làm bài tập trong vở Luyện Tiếng Việt.
 - HS làm bài tập 3 tr ...  phương án thích hợp ; kĩ năng bình luận đánh giá về các phương án đã thực hiện.
ii. phương tiện:
- Mẫu hỗn hợp
iii. hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Nhận xét
 Gv tổ chức, hướng dẫn
 Hs nhận xét: Hỗn hợp và tính chất của hỗn hợp
 Gv nhận xét, kết luận
 2. Hoạt động 2: Công dụng
 Gv hướng dẫn nhận xét
 Hs nêu công dụng hỗn hợp trong cuộc sống
 Gv kết luận
 3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
 Gv nhận xét tiết học
Đạo đức
Thực hành cuối học kì I 
i. mục tiêu:
 - Hs thực hành kĩ năng hành vi đạo đức trong học kì 1
ii. hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs thực hành
 Gv tổ chức, hướng dẫn thực hành: Các hành vi đạo đức đã học
 Hs thực hành
 Gv nhận xét, đánh giá
 Gv kết luận.
 2. Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò
 Gv nhận xét tiết học
Chiều:
Âm nhạc
Gv chuyên trách dạy
Mỹ thuật
Gv chuyên trách dạy
Tin học
Gv chuyên trách dạy
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt Đội
i. mục tiêu:
 Nhận xét, đánh giá tuần qua - Tuần 18
 Kế hoạch tuần tới - Tuần 19
ii. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Đánh giá tuần qua
 - Học tập:
 Thực hiện nghiêm túc việc chuẩn bị bài và làm bài tập đầy đủ
 Một số bạn đạt điểm cao trong tuần 
 - Các hoạt động khác
 Công tác nề nêp, vệ sinh, sinh hoạt đầu buổi nghiêm túc.
 Tổ 1, tổ 2
 2. Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
 - Gv nêu kế hoạch hoạt động:
 + Học tập: 
 Kiểm tra việc học bài và làm bài tập nghiêm túc.
 + Các hoạt động khác:
 Xây dựng nề nếp, vệ sinh tốt
 Sinh hoạt đầu buổi có kế hoạch và thực hiện tốt nội quy của Đội 
 ___________________________________
Thể dục
Bài 29
I. Mục tiêu: 
 Hs cần:
 - Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thuộc bài và tập đúng kĩ thuật.
 - Chơi trò chơi “ Thỏ nhảy”. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động, nhiệt tình.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - 1 còi.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Phần mở đầu:
 - Gv phổ biến nhiệm vụ học tập.
 - Chạy chậm thành vòng tròn quanh sân tập.
 - Đứng thành vòng tròn khởi động các khớp.
 2. Phần cơ bản:
 - Ôn bài thể dục hát triển chung.
 GV tổ chức cho HS tập theo tổ.
 Các tổ thi trình diễn bài thể dục phát triển chung.
 GV khen những tổ tập đều và đẹp.
 - Chơi trò chơi Thỏ nhảy.
 3. Phần kết thúc:
 - HS tập các động tác thả lỏng.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài
i. mục tiêu:
 Nhận xét, đánh giá tuần qua - Tuần 15
 Kế hoạch tuần tới - Tuần 16
ii. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Đánh giá tuần qua
 - Học tập:
 Thực hiện nghiêm túc việc chuẩn bị bài và làm bài tập đầy đủ
 Một số bạn đạt điểm cao trong tuần 
 - Các hoạt động khác
 Công tác nề nêp, vệ sinh, sinh hoạt đầu buổi nghiêm túc.
 Tổ 1, tổ 2
 2. Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
 - Gv nêu kế hoạch hoạt động:
 + Học tập: 
 Kiểm tra việc học bài và làm bài tập nghiêm túc.
 + Các hoạt động khác:
 Xây dựng nề nếp, vệ sinh tốt
 Sinh hoạt đầu buổi có kế hoạch và thực hiện tốt nội quy của Đội 
 ___________________________________
 Thể dục
Bài 31
I. Mục tiêu: 
 HS cần:
 - Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện hoàn thiện toàn bài.
 - Chơi trò chơi “ Lò cò tiếp sức”. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - 1 còi.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Phần mở đầu:
 - GV phổ biến nhiệm vụ học tập.
 - Chạy chậm trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc quanh sân tập.
 - Đứng thành vòng tròn khởi động các khớp.
 2. Phần cơ bản:
 - Ôn bài thể dục phát triển chung.
 - Chơi trò chơi “ Lò cò tiếp sức”
 3. Phần kết thúc:
 - HS tập một số động tác hồi tĩnh.
 - GV nhận xét tiết học .
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị cho tiết kiểm tra sau.
 _________________________________
Thể dục
Bài 32
I. Mục tiêu: 
 - Kiểm tra bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng từng động tác và thứ tự toàn bài.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - 1 còi, bàn ghế để kiểm tra.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Phần mở đầu:
 - GV phổ biến nhiệm vụ học tập.
 - Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên quanh sân thành một vòng tròn.
 - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, khớp gối, hông.
 2. Phần cơ bản:
 - Ôn tập 1 lượt bài thể dục phát triển chung.
 - Kiểm tra bài thể dục phát triển chung.
 - Trò chơi “ Nhảy lướt sóng”.
 3. Phần kết thúc:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà tiếp tục ôn luyện lại bài thể dục phát triển chung.
 _______________________________
Kĩ thuật
Cắt, khâu, thêu túi xách tay đơn giản (tiếp)
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Biết cách cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay đơn giản.
 - Cắt, khâu, thêu trang trí được túi xách tay đơn giản.
 - Rèn luyện sự khéo léo của đôi tay và khả năng sáng tạo. HS yêu thích, tự hào với sản phẩm do mình làm được.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Mẫu túi xách tay bằng vải có hình thêu trang trí ở mặt túi.
 - Một số mâũ thêu đơn giản.
 - Vải, khung thêu, kim thêu, chỉ thêu.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 3. Hoạt động 3: Quan sát, nhận xét mẫu
 - GV cho HS quan sát mẫu túi xách tay.
 - HS quan sát và trả lời câu hỏi:
 ? Nêu đặc điểm hình dạng của túi xách?
 Nêu tác dụng của túi xách?
 - HS trình bày – HS nhận xét.
 - GV nhận xét.
 4. Hoạt động 4: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
 - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2.
 - HS đọc SGK và quan sát các hình trong SGK để nêu các bước cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay.
 - đại diện nhóm trình bày kết quả - HS nhận xét.
 - GV chuẩn kiến thức.
 5. Hoạt động 5: Thực hành
 - HS thực hành đo, cát vải.
 - GV theo dõi.
 6. Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
 ___________________________________
 ________________________________
Thể dục
	Bài 34	
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Ôn động tác đi đều vòng phải, vòng trái. Yêu cầu biết thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
 - Chơi trò chơi Chạy tiếp sức theo vòng tròn. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia ở mức bắt đầu có sự chủ động.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Phần mở đầu:
 - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ học tập.
 - HS chạy chậm thành một hàng dọc theo nhịp hô của GV xung quanh sân tập.
 - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, hông, vai.
 2. Phần cơ bản:
 - Ôn đi đềi vòng phải, vòng trái.
 - Chơi trò chơi “ Chạy tiếp sức theo vòng tròn”.
 3. Phần kết thúc:
 - Đi thành một hàng dọc theo vòng tròn, vừa đi vừa thả lỏng, hít thở sâu.
 - GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét.
 - Về nhà ôn các động tác đội hình đội ngũ đã học.
 __________________________________
Kĩ thuật
Lợi ích của việc nuôi gà
I.Mụctiêu: HS cần:
 - Nêu được lợi ích của việc nuôi gà.
 - Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh ảnh minh hoạ các lợi ích của việc nuôi gà.
 - Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà
 - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
 - HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập ( Mẫu phiếu theo sách Kĩ thuật GV).
 - Đại diện nhóm trình bày – HS nhận xét.
 - GV nhận xét.
 3. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
 - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
 - HS hoàn thành bài trắc nghiệm ( Mẫu theo sách Kĩ thuậtGV).
 - HS báo cáo kết quả.
 - GV nhận xét.
 4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
 Thực hành kĩ năng.
 ___________________________________________
Thể dục
Bài 35
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Ôn đi đều vòng phải, vòng trái và đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.
 - Chơi trò chơi “ Chạy tiếp sức theo vòng tròn”. Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia vào trò chơi ở mức tương đối chủ động.
II. Hoạt động dạy học:
 1. Phần mở đầu:
 - GV phổ biến nhiệm vụ học tập.
 - HS chạy chậm thành hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
 -Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân và nhảy của bài thể dục đã học.
 2. Phần cơ bản:
 - Ôn đi đều vòng phải, vòng trái và đổi chân khi đi đều sai nhịp.
 - Chơi trò chơi “ Chạy tiếp sức theo vòng tròn”
 3. Phần kết thúc:
 - Đi thường theo nhịp và hát.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
 ________________________________________
Thể dục
Bài 36
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Ôn đi đều vòng phải, vòng trái và đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.
 - Chơi trò chơi “ Chạy tiếp sức theo vòng tròn”. Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia vào trò chơi ở mức tương đối chủ động.
II. Hoạt động dạy học:
 1. Phần mở đầu:
 - GV nhận lớp, phổ biến nội dung học tập.
 - HS chạy chậm thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
 - Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân và nhảy.
 2. Phần cơ bản:
 - Ôn đi đều vòng phải, vòng trái và đổi chân khi đi đều sai nhịp.
 - Chơi trò chơi “ Chạy tiếp sức theo vòng tròn”.
 3. Phần kết thúc:
 - Đi thường theo nhịp và hát.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
 _____________________________________________
Kĩ thuật
Thức ăn nuôi gà ( Tiết 2 )
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Liệt kê được tên một số thức ăn thường dùng để nuôi gà .
 - Nêu được tác dụng và sử dụng một số thức ăn thường dùng nuôi gà.
 - Có nhận thức bước đầu về vai trò thức ẳntong chăn nuôi gà.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh ảnh minh hoạ một số loại thức ăn nuôi gà .
 - Một số loạ thức ăn nuôi gà.
 - Phiếu học tập của Hs.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1: Trình bày tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm,chất khoáng,vi-ta-min,thức ăn tổng hợp .
 - Gv nhắc lại nội dung đã học ở tiết 1. 
 - Cho Hs thảo luận theo nhóm.
 - Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
 - Hs trong lớp và Gv theo dõi nhận xét .
 - Gv tóm tắt lại tác dụng ,cách sử dụng từng loai thức ăn theo nội dung trong SGk . 
 - Nêu khái niệm và tác dụng của thức ăn tổng hợp. 
 - Gv kết luận lại HĐ1. 
 2. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập .
 - Gv dựa vào câu hỏi cuối bài kết hợp với sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của Hs .
 - hs làm bài tập .
 - Hs trình bày kết quả .
 - Gv nêu đáp án để Hs đối chiếu và tự đánh giá kết quả bài làm của mình .
 - Gv nhận xét , đánh giá kết quả học tập của Hs.
 3. Hoạt động 3: Củng cố , dặn dò 
 - Gv nhận xét tinh thần thái độ học tập của các nhóm và cá nhân Hs.
 - Hướng dẫn Hs chuẩn bị các loại thức ăn của gà để thực hành bài “ Phân loại thức ăn nuôi gà”
 ___________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Lop 5 Tuan 1518.doc