Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 17

Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 17

I- Mục tiêu:

1- Biết đọc diễn cảm bài văn.

2-Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám làm thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sóng của cả thôn.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- KNS: Giao tiếp, ứng xử phù hợp. Tư duy sáng tạo . Lắng nghe, phản hồi tích cực.

- Các phương pháp – kĩ thuật dạy học : Rèn luyện theo mẫu. Trao đổi trong nhóm tổ. Trình bày một phút.

II- Hoạt động dạy học :

 

doc 29 trang Người đăng huong21 Lượt xem 731Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
LỊCH BÁO GIẢNG - LỚP 5B
 ( Từ ngày 17/12 / 2012 đến ngày 21/ 2012 )
Thứ, ngày
 Môn
Tên bài dạy
ĐDDH cho tiết dạy
Hai
1712
Chào cờ
Tuần 17
Tập đọc
Ngu Công xã Tịnh Trường
SGK, tranh ảnh
Toán 
Luyện tập chung
SGK, bảng phụ, bảng con
Ba
18/12
Tập đọc
Ca dao về lao động sản xuất
SGK, bảng phụ
Toán 
Luyện tập chung (tiếp theo)
VBT, bảng con
LT&C
Ôn tập về từ và cấu tạo từ
Bảng phụ, VBT
Chính tả
Nghe-viết: Người mẹ của 51 đứa con
Bảng con, vở BT
Tư
19/12
Toán 
Giới thiệu máy tính bỏ túi 
Bảng con, VBT
LT& câu
Ôn tập về câu
Bảng phụ, VBT
T. làm văn
Ôn tập về viết đơn 
Bảng phụ, VBT, mẫu đơn
Năm 
20/12
Toán
Sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số phần trăm 
Máy tính bỏ túi
T. làm văn
Trả bài văn tả người
Bảng phụ, VBT
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
 SGK, sưu tầm một vài mẩu chuyện
Ôn TV
Bảng phụ, VBT
Sáu
21/12
Toán
Hình tam giác
Bảng con, VBT
Ôn Toán
SGK, VBT, bảng con
SH tập thể
Tuần 17
Sổ theo dõi của các tổ, cán sự lớp
 	 Ngày 13 tháng 12 năm 2012
 Kiểm tra, nhận xét	 	 Người lập 
.
.
 P. HIỆU TRƯỞNG 	 	Nguyễn Thị Thanh Huế
Thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2012
 Tập đọc: 	NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG 
I- Mục tiêu: 
1- Biết đọc diễn cảm bài văn.
2-Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám làm thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sóng của cả thôn.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
- KNS: Giao tiếp, ứng xử phù hợp. Tư duy sáng tạo . Lắng nghe, phản hồi tích cực.
- Các phương pháp – kĩ thuật dạy học : Rèn luyện theo mẫu. Trao đổi trong nhóm tổ. Trình bày một phút.
II- Hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 – Ổn định lớp : 
2- Kiểm tra bài cũ:Gọi 2HS đọc bài – TLCH - GV nhận xét và ghi điểm
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
HDHS chia đoạn:
HS đọc toàn bài
HS đọc đoạn nối tiếp nhau 
- Đoạn 1: “Từ đầu...trồng lúa”
- Đoạn 2 : “ Con nước nhỏ  trước nữa”
- Đoạn 3 : Còn lại
HS đọc theo cặp 
1 HS đọc toàn bài 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
+ Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn ?
-ông lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước, cùng vợ con .
+ Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào ?
- Họ trồng lúa nước; không làm nương , không phá rừng, cả thôn không còn hộ đói .
+ Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước ?
- Ông hướng dẫn bà con trồng cây thảo quả 
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
- Muốn sống có hạnh phúc, ấm no, con người phải dám nghĩ dám làm 
c/ Thực hành:
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
_GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm một đoạn thư (đoạn 2)
- 2, 3 học sinh 
4, 5 học sinh thi đọc diễn cảm
- Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm đoạn thư .
3. Củng cố - Dặn dò:
- Câu chuyện giúp em có suy nghĩ gì?
-GV giáo dục môi trường
- Đại ý : Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám làm thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sóng của cả thôn.
 - Đọc diễn cảm lại bài 
- 1hs khá đọc
- Chuẩn bị: “Ca dao về lao động sản xuất”
- Nhận xét tiết học 
**********************************************
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I– Mục tiêu : Giúp HS : 
-Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân .
-Rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm .
 -Giáo dục HS tính cẩn thận , chính xác khi làm bài tập
 * BT cần làm: BT 1a; 2a; 3. HS giỏi làm các BT còn lại.
 II- Đồ dùng dạy học :
 	 SGK, giấy khổ to ,VBT .
IIICác hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
 1 – Ổn định lớp : 
3 – Bài mới : 
 a– Giới thiệu bài : 
GV nêu yêu cầu tiết học.
 b– Hướng dẫn luyện tập : Nêu cách tìm 1 số biết 1 số phần trăm của nó ?
 Bài 1 ( a,c) Tính :
- Yêu cầu HS đặt tính rồi tính ở vở nháp, ghi Kquả vào vở , 3 lên bảng trình bày .
- Nhận xét ,sửa chữa .
Bài 2 (a,c) Tính : 
- Chia lớp làm 2 nhóm mỗi nhóm làm 1 câu, đại diện lớp trình bày Kquả .
- Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức .
- Nhận xét,sửa chữa .
Bài 3 : - Gọi 1HS đọc đề .
- Muốn biết từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số dân của phường đó tăng thêm bao nhiêu phần trăm ta phải biết gì ? (TB-K)
- Cho HS thảo luận theo cặp, đại diện 1 cặp lên bảng trình bày .
- Nhận xét, sửa chữa .
Bài 4 : 
- Chia lớp làm 4 nhóm, tổ chức HS thi đua giữa các nhóm .
- Nhận xét nhóm làm tốt .
IV– Củng cố,dặn dò :
- Muốn tìm tỉ số phần trăm của 2 số ta làm thế nào ? 
- Nêu cách tính 1 số % của 1 số ? 
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung
- HS nghe .
- HS làm bảng con:
Tìm 1 số biết 5 % của nó là 30 .
Tính 20 % của 78 
- HS làm bài ,cả lớp nhận xét
a) 216,72 : 42 = 5,16 
b) 1 : 12,5 = 0,08 .
c) 109,98 : 42,3 = 2,6 .
a) (131,4 – 80,8) : 2,3 + 21,84 x 2 
 = 50,6 : 3,2 + 43,68 .
 = 22 + 83,68 .
 = 65,68 .
b) 8,16 : (1,32 + 3,48) – 0,345 : 2 
 = 8,16 : 4,8 – 0,1725 
 = 1,7 – 0,1725 .
 = 1,5275.
- Ta phải biết số dân tăng thêm từ cuối năm 2000 đến cuói năm 2001 .
a) Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là : 15875 – 15625 = 250 (người ) 
 Tỉ số % số dân tăng thêm là : 
 250 : 15625 = 0,016 = 1,6% .
b) Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là : 15875 x 1,6 : 100 = 254 (người ) 
Cuối năm 2002 số dân của phường đó là 
15875 + 254 = 16129 (người) 
 ĐS: a) 1,6% b) 16129 người.
- Các nhóm thi đua làm .
- Kquả : Khoanh vào C .
- HS nhận xét .
- HS nghe .
***********************************************************************
Thứ ba ngày 18 tháng 12 năm 2012 
Tập đọc : CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
 I - Mục tiêu
 1- Đọc trôi chảy, lưu loát những bài ca dao: 
 - Đọc đúng các từ ngữ, câu khó, biết ngắt nghỉ đúng chỗ.
 - Biết đọc diễn cảm thể hiện sự thông cảm với việc lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân 
 2 - Hiểu nội dung những bài ca dao: Miêu tả nỗi vất vả của người nông dân lao động trên đồng ruộng, qua đó họ đã mang lại ấm no hạnh phúc cho con người.
 3 -GDHS biết quý trọng người nông dân trên đồng ruông.
II.- Đồ dùng dạy học:
 - SGK.Tranh minh hoạ trong SGK. Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm
III.- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 – Ổn định lớp : 
2 - Kiểm tra bài cũ:Gọi 2HS đọc bài – TLCH - GV nhận xét và ghi điểm.
 3 - Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
 b) Luyện đọc:
- Cho 3 HS đọctheo quy trình
- GV đọc diễn cảm toàn bài một lần.
c) Tìm hiểu bài:
 - Cho HS đọc thầm lại bài ca dao và trả lời.
+ Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong sản xuất? 
 +Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân
 + Tìm những câu ứng với mỗi nd dưới đây:
 a) Khuyên nông dân chăm chỉ cấy cày.
b) Thể hiện quyết tâm trong lao động sản xuất
c) Nhắc người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo.
d) Đọc diễn cảm:
GV hướng dẫn HS cách đọc bài ca dao.
GV đưa bảng phụ lên hướng dẫn cách đọc bài ca dao.
Yêu cầu HS đọc bài ca dao số 2
-Cho HS thi đọc diễn cảm theo nhóm 
Cho HS nhẩm học thuộc lòng 
-Cho HS thi đọc HTL 
-GV nhận xét, tuyên dương.
 IV) Củng cố , dặn dò:
 - Qua bài ca dao miêu tả điều gì?
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng 3 bài ca dao-Tiết sau Ôn tập cuối học kì I
2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi
3 HS đọc đoạn nối tiếp. Luyện đọc từ ngữ khó: muôn phần, công lênh, ruộng hoang,
-Hình ảnh là: “ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” ; Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!”
-Câu: “Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng”.
“Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”.
- Câu: “ Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang. 
 Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.”
-“Ai ơi bưng bát cơm đầy. 
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”.
 -HS thảo luận và nêu cách đọc bài 
 -HS luyện đọc bài ca dao
 HS thi đọc diễn cảm theo nhóm
HS nhẩm học thuộc lòng
-Cho 4 HS thi đọc diễn cảm cả 3 bài.Lớp nhận xét.
 Miêu tả nỗi vất vả của người nông dân lao động trên đồng ruộng, qua đó họ đã mang lại ấm no hạnh phúc cho mọi người.
*************************************************
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I– Mục tiêu : Giúp HS 
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính.
- Ôn tập chyuển đổi đơn vị đo diện tích .
-Giáo dục HS tự tin, ham học toán.
* BT cần làm: BT 1; 2; 3 HS giỏi làm các BT còn lại.
 II- Đồ dùng dạy học : SGK, bảng phụ , VBT .
IIICác hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1 – Ổn định lớp : KT đồ dùng HS
2 – Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu cách chuyển hỗn số thành số thập phân.
3 – Bài mới : 
 a– Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học
 b– Hướng dẫn luyện tập: 
 Bài 1 : Viết các hỗn số sau thành số thập phân.
- Cho HS thảo luận cách viết hỗn số thành số thập phân.
- Cho HS làm vào vở rồi nêu miệng Kquả .
- Nhận xét,sửa chữa .
Bài 2 : Tìm x :
- Gọi 2 HSTB lên bảng ,cả lớp làm vào vở .
- Nêu cách tìm thừa số, số chia chưa biết .
- Nhận xét,sửa chữa . 
Bài 3 : - Gọi 1 HS đọc đề tóm tắt bài toán .
-Toàn bộ lượng nước trog hồ là bao nhiêu % 
- Muốn biết ngày thứ 3 máy bơm đó hút được bao nhiêu % lượng nước trong ngày ta phải làm gì ? .
- Gọi 1 HSK lên bảng giải,cả lớp giải vào vở
- GV thu 1 số vở chấm .
- Nhận xét,sửa chữa .
Bài 4 : - Chia lớp làm 4 nhóm ,tổ chức các nhóm làm thi đua .
- Đại diện nhóm dán Kquả lên bảng .
- Nhận xét ,tuyên dương nhóm làm tốt .
4 – Củng cố, dặn dò :
- Nêu tên các đơn vị đo Dtích theo thứ tự từ lớn đến bé .
 - Chuẩn bị bài sau : Giới thiệu máy tính bỏ túi - Nhận xét tiết học .
- HS nêu, cả lớp nhận xét.
+ Chuyển phần phân số của HS thành phân số thập phân rồi viết số thập phân tương ứng .
+ Chia tử số của phần phân số cho mẫu số .
 4= 4,5 ; 3= 3,8 ;
 2= 2,75 ; 1= 1,48 .
Bài 2: 
 X x 100 = 1,643 + 7,357 0,16 : x =2 – 0,4 
 X x 100 = 9 0,16 : x = 1,6 .
 X = 9 : 100 x = 0,16 : 1,6 
 X = 0,09 x = 0,1 .
Bài 3:
 - Toàn bộ lượng nước trong hồ là 100% .
- Lấy lượng nước trong hồ trừ lượng nước 2 ngày đầu máy bơm hút được .
- HS làm bài :
Hai ngày đầu máy bơm hút được là : 
 35% + 40% = 75% (lượng nước trong hồ) 
Ngày thứ 3 máy bơm hút được là : 
100% - 75% = 25% (lượng nước trong hồ)
 ĐS: 25% lượng nước trong hồ.
Các nhóm thi đua làm bài .
- Kquả : Khoanh vào D .
- HS nhận xét .
- HS nêu .
- HS nghe .
***********************************************
Luyện từ và câu: 	ÔN TẬP VỀ CẤU TẠO TỪ
I.- Mục tiêu:
1) Ôn những kiến thức về từ và cấu tạo từ, nghĩa của từ qua những bài tập cụ thể.
2) Biết sử dụng những kiến thức đã có về từ đồng nghĩa, trái nghĩa để làm bài tập về từ đồng ... g nước trong hạt tươi là 20%. Có 200 kg hạt tươi sau khi phơi khô nhẹ đi 30 kg.
	Tính tỉ số % nước trong hạt đã phơi khô.
Bài tập luyện thêm dành cho học sinh giỏi
Bài 1	: Giá hoa ngày tết tăng 20% so với tháng 11. Tháng giêng giá hoa lại hạ 20%. Hỏi 
	Giá hoa tháng giêng so với giá hoa tháng 11 thì tháng nào đắt hơn và đắt hơn bao nhiêu phần trăm.
	Bài 2 : Một người mua một kỳ phiếu loại 3 tháng với lãi suất 1,9% 1 tháng và giá trị kỳ phiếu 6000 000 đồng. Hỏi sau 3 tháng người đó lĩnh về bao nhiêu tiền cả vốn lẫn lãi. Biết rằng, tiền vốn tháng trước nhập thành vốn của tháng sau.
Kĩ thuật : Thức ăn nuôi gà
 I.- Mục tiêu:
 HS cần phải:
 -Liệt kê được tên một số rhức ăn thường dùng để nuôi gà.
 -Nêu được tác dụng và sử dụng một số thức ăn thường dùng nuôi gà.
 -Có nhận thức bước đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà.
II.- Đồ dùng dạy học:
 - Tranh ảnh minh hoạ một số loại thức ăn chủ yếu nuôi gà.
 - Một số mẫu thức ăn nuôi gà (lúa, ngô, tấm, đỗ tương, vừng, thức ăn hỗn hợp)
 - Phiếu học tập và phiếu đánh giá kết quả học tập của HS
III.- Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I) Ổn định :KT đồ dùng HS
II)Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 2 HS
 -Em hãy nêu mục đích cuả việc chọn gà để nuôi?
- Cần chọn gà như thế nào để nuôi?
-GV nhận xét, đánh giá.
- Chọn gà là biện pháp kĩ thuật quan trọng để nâng cao năng suất chăn nuôi.
- Gà được chọn nuôi phải khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, hay ăn, chóng lớn và sinh sản tốt
III) Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
b) Giảng bài:
HĐ1: Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục I
H: Động vật cần những yếu tố nào để tồn tại, sinh trưởng và phát triển?
H: Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy từ đâu?
H: Nêu tác dụng của thức ăn đối với cơ thể gà?
- GV kết luận hoạt động 1: Thức ăn có tác dụng cung cấp năng lượng để duy trì và phát triển cơ thể của gà.
HĐ2: Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà
- Cho HS quan sát hình 1
H: Kể tên các loại thức ăn nuôi gà?
-GV kết luận hoạt động 1: Ghi tên thức ăn lên bảng theo tựng nhóm thức ăn
HĐ 3: Tìm hiểu tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà
-Hướng dẫn HS đọc nội dung mục II và thảo luận nhóm, mỗi nhóm thảo luận về một nhóm thức ăn
H: Thức ăn của gà được chia làm mấy nhóm? Hãy kể tên các nhóm thức ăn?
GV tóm tắt, giải thích, minh hoạ tác dụng, cách sử dụng thức ăn cung cấp chất bột đường.
- HS lắng nghe
- HS đọc nội dung mục I
-Các yếu tố: nước, không khí, ánh sáng và các chất dinh dưỡng 
- Lấy từ nhiều loại thức ăn khác nhau
-Thức ăn là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để tạo xương, thịt, trứng của gà
 Thức ăn nuôi gà: thóc, ngô, tấm, gạo, khoai, sắn, rau xanh, cào cào, châu chấu,,ốc, tép,
-
HS thảo luận nhóm, ghi ra phiếu học tập
-Thức ăn của gà được chia làm 5 nhóm: Chất bột đường, chất đạm, chất khoáng, chất vi-ta-min và thức ăn tổng hợp.
-Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả
 IV) Củng cố :
H: Nêu tác dụng của thức ăn đối với cơ thể gà?
Thức ăn là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để tạo xương, thịt, trứng của gà
 V) Nhận xét, dặn dò:
-GV nhận xét giờ học và thu kết quả thảo luận của các nhóm sẽ trình bày trong tiết 2
*************************************
=====Buổi chiều=====
Khoa học: ÔN TẬP HỌC KÌ I
A – Mục tiêu : Giúp HS củng cố &hệ thống các kiến thức về : 
-Đặc điềm giới tính .
-Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh các nhân .
-Tính chất & công dụng của một số vật liệu đã học. Giáo dục tính cẩn thận,bảo vệ đồ dùng.
B – Đồ dùng dạy học :
-_ Hình Tr.68 SGK .Phiếu học tập .
C – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : KT đồ dùng HS
II – Kiểm tra bài cũ : “ Tơ sợi “
 -Có mấy loại tơ sợi ?Đó là những loại nào ? 
 - Nêu đặc điểm chính của một số loại tơ sợi.
 - Nhận xét, ghi điểm
III – Bài mới : 
 1 Giới thiệu bài : “ Ôn tập 
 2 – Hướng dẫn ôn tập : 
Họat động 1 : Làm việc với phiếu học tập 
*Mục tiêu: Giúp HS củng cố &hệ thống các kiến thức về 
Đặc điểm giới tính .Một số biện pháp phònh bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh các nhân .
 - Làm việc cá nhân .
 - Chữa bài tập .
 *GV kết luận.
 b) Hoạt động 2 :.Thực hành .
 *Mục tiêu: Giúp HS củng cố &hệ thống các kiến thức về tính chất & công dụng của một số vật liệu đã học .
 GV chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm nêu tính chất, công dụng của 3 loại vật liệu
- GV theo dõi và giúp đỡ HS.
: Trình bày & đánh giá .
* GV kết luận.
 c) Hoạt động 3 : Trò chơi “ Đoán chữ “ 
*Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại một số kiến thức trong chủ đề “ Con người &sức khoẻ “
 GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm.
- GV theo dõi và tuyên dương những nhóm thắng cuộc.
*GV kết luận.
IV – Củng cố,dặn dò :
- Trong các bệnh: Sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, viêm gan A, AIDS, bệnh nào lây qua cảc đường sinh sản và đường máu.
 - Nhận xét tiết học .
 - Về học bài chuẩn bị thi HKI
-2 HS trả lời,cả lớp nhận xét
 (Duy; L/ Anh)
HS nghe .
- Từng HS làm các bài tập trang 68 SGK và ghi lại kết quả làm việc vào phiếu học tập.
- Một số HS lên chữa bài.
Mỗi nhóm nêu tính chất, công dụng của 3 loai vật liệu.
 + N1: Làm bài tập về tính chất công dụng của tre, sắt, các hợp kim của sắt, thuỷ tinh.
 + N2: Làm bài tập về tính chất công dụng của đồng; đá vôi; tơ sợi.
 + N3: Làm bài tập về tính chất công dụng của nhôm; gạch, ngói; chất dẻo.
 + N4: Làm bài tập về tính chất công dụng của mây, song; xi măng; cao su.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo yêu cầu ở mục thực hành trang 69 SGK và GV giao
- Đại diện từng nhóm trình kết quả các nhóm khác bổ sung
 HS theo dõi.
- HS chơi theo nhóm.
HS trả lời.
- HS nghe.
- HS học bài thi HKI
*************************************
Địa lí: Ôn tập học kì I	 
 I-Mục tiêu: Giúp HS biết
Hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam.
Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi,đồng bằng,sông lớn,một số thành phố,trung tâm công nghiệp,cảng biển lớn của đất nước.
Giáo dục HS tự hào về đất nước con người Việt Nam.
II-Đồ dùng dạy học:
-GV : Lược đồ (bản đồ tự nhiên Việt Nam).SGK
III- Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I) Ổn định :KT đồ dùng HS
II-Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi
-Nước ta có bao nhiêu dân tộc anh em? 
Dân tộc nào có số dân đông nhất,sống tập trung ở đâu?
-Nêu các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta?
GV cùng cả lớp nhận xét 
III-Dạy bài mới:
1-Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học
2-Hướng dẫn ôn tập:
a-Tổ chức trò chơi” đối đáp nhanh”
-GV chia lớp thành 2-3 nhóm,Nêu yêu cầu trò chơi:
-GV nhận xét nhóm thắng cuộc.
b- Thảo luận : Tất cả HS hoặc nhóm HS cùng làm các bài tập trong SGK, sau đó mỗi nhóm trình bày một bài tập, các nhóm khác bổ sung để hoàn thiện kiến thức. HS chỉ trên bản đồ treo tường về sự phân bố dân cư, một số nghành kinh tế của nước ta .
c-GV cho HS ghi các bài ôn tập,câu hỏi ôn tập do tổ chuyên môn trường ra.
IV-Củng cố ,dặn dò:
-GV nhận xét qua tiết ôn tập.
-Về nhà ôn baì chuẩn bị kiểm tra HKI
-HS trả lời câu hỏi (Hoài; Hiếu),Cả lớp nhận xét
Các nhóm cử đại diện tham gia trò chơi
VD:Em số 1 của nhóm 1 nói tên dãy núi,một con sông hoặc một đồng bằng mà em đã học;em số 2 ở nhóm2 có nhiệm vụ chỉ trên lược đồ .Nếu chỉ đúng thì được 2 điểm,nếu sai không có điểm.Trò chơi cứ tiếp tục như thế cho đến HS cuối cùng.
Kết luận : 
-Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, sống tập trung ở các đồng bằng và ven -biển, các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi.
-Câu a : sai ; câu b : đúng ; câu c : đúng ; câu d : đúng câu e : sai .
-Các thành phố vừa là trung tâm công nghiệp lớn, vừa là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước là : Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Những thành phố có cảng biển lớn là : Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh .
-HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV
-Các nhóm trình bày,cả lớp nhận xét
-HS lắng nghe
-HS ghi câu hỏi ôn tập
-HS ôn bài ,thi HKI
**************************************************
======Buổi chiều=====
Lịch sử Ôn tập học kì I
A – Mục tiêu :
-Qua bài học này , HS nhớ lại những mốc thời gian, những sự kiên lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858 đến năm 1945 và từ 1945-1950 .Nêu ý nghĩa của những sự kiện lịch sử đó.
-Giáo dục HS về truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
B– Đồ dùng dạy học :
1 – GV : Bản đồ hành chinh Việt Nam.
 Bản thống kê các sự kiện đã học ( từ bài 1 đến bài 16 ). 
2 – HS : Ôn từ bài 1 đến bài 16.
C – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : KT đồ dùng HS
II – Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS trả lời câu hỏi
-Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng đề ra nhiệm vụ gì?
-Kể tên 7 anh hùng tiêu biểu trong đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu?
 GV Nhận xét 
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : 
2 – Hướng dẫn ôn tập : 
 GV chia lớp thành 2 nhóm, lần lượt nhóm này nêu câu hỏi, nhóm kia trả lời theo 2 nội dung: Thời gian diễn ra sự kiện và diễn biến chính.
 _ N1: Đặt câu hỏi.
 + Năm 1858 sự kiện gì xảy ra?
 + Nửa cuối thế kỉ XIX sự kiện gì xảy ra? 
 + Đầu thế kỉ XX sự kiện gì xảy ra
 + Ngày 3-2-1930? 
 + Ngày 19-8-1945 ? 
+ Ngày 2-9-1945 ? 
 _ GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận ý nghĩa của Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và cách Mạng tháng 8.
 +Sau Cách mạng tháng 8/1945 nhân dân ta gặp khó khăn gì?Ý nghĩa của việc vượt qua tình thế””nghìn cân treo sợi tóc”.
 +Thuật lại diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947?Nêu ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu-đông.
 +Thuật lại trận đánh tiêu biểu trong chiến dịch Biên giới thu-đông 1950?Nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên giới 1950.
 +Hậu phương trong những năm 1951-1952 có tác dụng gì đến cuộc kháng chiến?
IV – Củng cố,dặn dò : GV củng cố lại nội dung chính của bài,cho HS ghi câu hỏi ôn tập của tổ chuyên môn.
 - Nhận xét tiết học .
 Bài sau: Kiểm tra HKI
- HS trả lời,cả lớp nhận xét.
- HS nghe .
- HS nghe .
 - HS chia thành 2 nhóm va làm theo sự hướng dẫn 
- N2: Trả lời.
 + Thực dân pháp xâm lược nước ta.
 + Phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần vương. 
 + Phong trào Đông du của Phan Bội Châu 
 + Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời. 
 + Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. 
 + Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.
- HS thảo luận và trả lời.	
- HS nghe.
- HS lắng nghe .
- Học bài và chuẩn bị kiểm tra HKI .	
***************************************************
=====Buổi chiều=====

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan17 CKTKN.doc