Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 20 năm học 2013

Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 20 năm học 2013

I.Mục tiêu.

- Củng cố cách tính chu vi, diện tích hình tròn.

- Rèn kĩ năng trình bày bài.

- Giúp HS có ý thức học tốt.

II. Đồ dùng: Vở bài tập củng cố kiến thức và kĩ năng môn toán

III.Các hoạt động dạy học.

 

doc 7 trang Người đăng huong21 Lượt xem 619Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 20 năm học 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỚP 5A; 5B; 5C; 5D
TUẦN 20 Ngày dạy : Ba ngày 8 tháng 01 năm 2013
 	Tư ngày 9 tháng 01 năm 2013
	Sáu ngày 11 tháng 01 năm 2013
Tiết 1 TC TOÁN
 (SEQAP)
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Củng cố cách tính chu vi, diện tích hình tròn.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Vở bài tập củng cố kiến thức và kĩ năng môn toán
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Hoạt động 1 :Ôn cách tính diện tích hình tròn.
- Cho HS nêu cách tính diện tích hình tròn
- Cho HS lên bảng viết công thức tính diện tích hình thang.
Hoạt động 2 : Thực hành.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm :
	a) Chu vi của hình tròn có bán kính 0,3m là : ............
	b) Diện tích hình tròn có bán kính 0,3m là : ............
	c) Chu vi của hình tròn có đường kính 10cm là : ............
	d) Diện tích hình tròn có đường kính 10cm là : ............
Bài tập 2: 
 Một sân chơi hình chữ nhật có chiều dài 40m, chiều rộng 30m. Người ta làm ở trong sân một bồn hoa hình tròn có bán kính 2m. Tính diện tích phần sân còn lại.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS nêu cách tính diện tích hình tròn.
- HS lên bảng viết công thức tính diện tích hình tròn.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
a) Chu vi của hình tròn có bán kính 0,3m là : S = 0,3 x 2 x 3,14 = 1,884 m
	b) Diện tích hình tròn có bán kính 0,3m là : S = 0,3 x 0,3 x 3,14= 0,2826 m 2
	c) Chu vi của hình tròn có đường kính 10cm là : S = 10x 3,14 = 31,4 m 
	d) Diện tích hình tròn có đường kính 10cm là : r = 10: 2 = 5
S =5 x 5 x 3,14 =78,5 m 2
Lời giải: 
Diện tích hình chữ nhật là:
30 x 40 = 1200 (m2)
Diện tích bồn hoa hình tròn là:
2 x 2 x 3,14 = 12,56 (m2)
Diện tích phần sân còn lại là 
1200- 12,56 =1187,44 (m2)
 Đáp số: 1187,44 m2
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 2 TC TIẾNG VIỆT
LUYỆN ĐỌC (T1 ) (SEQAP)
THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN - NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
 A. Mục tiêu 
- Luyện đọc theo vai.Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu.
- Đọc thầm bài văn và trả lời đúng các câu hỏi.
B. Đồ dùng dạy học :
- Vở bài tập củng cố kiến thức và kĩ năng môn tiếng việt
C.Các hoạt động dạy - học :
. Ôn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ:
- Đọc lại bài Người công dân số một.
- GV nhận xét cho điểm từng HS.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2 Hướng dẫn luyện đọc và làm bài tập
Thầy cúng đi bệnh viện
Bài 1:Gọi HS đọc Y/c
Luyện đọc đoạn kịch ở cột A theo gợi ý ở cột B 
Bài 2: Câu nói của anh Thành "Làm thân nô lệ mà muốn xoá bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta" thể hiện điều gì ? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
a – Không muốn làm thân nô lệ, làm đầy tớ cho người ta mãi.
b – Muốn bản thân được tự do, thoát cảnh nô lệ cho người khác.
c – Khát vọng tự do, muốn tìm ra con đường cứu dân, cứu nước.
3 Hướng dẫn luyện đọc và làm bài tập
THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
Bài 1:Gọi HS đọc Y/c
Luyện đọc diễn cảm đoạn văn dưới đây với giọng phù hợp trạng thái cảm xúc của từng nhân vật : Lời viên quan tâu vua có vẻ băn khoăn, lo lắng ; lời vua nói với Trần Thủ Độ tỏ rõ giọng bực dọc ; lời Trần Thủ Độ nói với vua thể hiện sự hối hận, nhận lỗi. (Chú ý : Có thể gạch dưới các từ ngữ cần nhấn giọng khi đọc.)
Bài 2:Thái sư Trần Thủ Độ là người thế nào ? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
a – Là người không muốn cho người khác thăng quan tiến chức.
b – Là người luôn chuyên quyền, lộng hành, coi thường xã tắc.
c – Là người đứng đầu trăm quan nhưng luôn coi trọng phép nước.
- Gv nhận xét
3. Củng cố dăn dò.
- Nhận xét tiết học. Đọc lại bài
- HS thực hiện.
- HS nhận xét.
Học sinh đọc thầm các gợi ý ở cột B
Học sinh luyện đọc nhóm đôi theo vai.
Học sinh đọc yêu cầu và khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất.
c – Khát vọng tự do, muốn tìm ra con đường cứu dân, cứu nước.
- Đọc yêu cầu
- Nêu cách ngắt nghỉ hơi
- nêu các từ cần nhấn giọng
- Đọc lại bài lựa chọn đáp án
- Hs trả lời :đáp án: c
- Nhận xét
Tiết 3 LỊCH SỬ
ÔN TẬP: CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN
BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
(1945 – 1954)
I. Mục tiêu: 
 Học xong bài này HS:
- Biết sau Cách mạng thánh Tám nhân dân ta phải đương đầu với ba thứ “giặc”: “giặc đói”. “giặc dốt”, giặc ngoại xâm”.
- Thống kê những sự kiên lịch sử tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:
+ 19 - 12 - 1946: toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
+ Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. 
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Giáo dục học sinh lòng tự hào về lịch sử của dân tộc và ý thức tích cực học tập góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước hoà bình...
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ hành chính Việt Nam (để chỉ một số địa danh gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu).
- Phiếu học tập của HS.
- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận nhóm, cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ?
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - Ghi bảng.
b.
Hoạt động 1: (Làm việc theo nhóm)
- GV chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi trong SGK.
+Nhóm 1: Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng tháng Tám thường được diễn tả bằng cụm từ nào? Em hãy kể tên 3 loại “giặc” mà Cách mạng nước ta phải đương đầu từ cuối năm 1945?
+ Nhóm 2:“Chín năm làm một Điện Biên, nên vành hoa đỏ, nên trang sử vàng!”
Em hãy cho biết: Chín năm đó được bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?
+ Nhóm 3: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định điều gì? 
+Nhóm 4: Hãy thống kê một số sự kiện mà cho em là tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược?
b. Hoạt động 2: (Làm việc cả lớp).
- Cho HS thực hiện trò chơi theo chủ đề “Tìm địa chỉ đỏ”.
Cách thực hiện: GV dùng bảng phụ có đề sẵn các địa danh tiêu biểu, HS dựa vào kiến thức đã học kể lại sự kiện, nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh đó.
- GV tổng kết nội dung bài học.
* Em thấy lịch sử Việt Nam ta như thế nào? em cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước trong sạch không bị ô nhiễm chất đọc của bom đạn?
1 - 2 HS nêu
- Các nhóm tự thảo luận theo yêu cầu của GV.
- Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau cách mạng tháng Tám được diễn tả bằng cụm từ “ Ngàn cân treo sợi tóc”
- 3 loại giặc đó là : Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
- Bắt đầu vào năm 1945 và kết thúc năm 1954.
- Thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì độc lập dân tộc của nhân dân ta.
- Các sự kiện tiêu biểu: Chiến dịch biên giới thu đông 1947, chiến dịch biên giới thu đông 1950, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
- HS chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV
- HS dựa vào kiến thức đã học kể lại sự kiện, nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh đó để nêu.
- Lịch sử Việt Nam là trang hào kiệt đáng tự hào vì vậy chúng êm cần tích cực học tập góp phần xây dựng một đất nước không có chiến tranh để môi trường trong sạch...
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu lại nội dung bài.
Tiết 4 ĐỊA LÍ
 CHÂU Á ( tiếp theo)
I. Mục tiêu 
 - Nêu được đặc điểm về dân cư của châu Á :
+ Có số dân đông nhất
+ Phần lớn dân cư châu Á là người da vàng.
 - Nêu một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của dân cư châu Á :
+ Chủ yếu người dân làm nông nghiệp là chính, 1 số nước có công nghiệp phát triển.
 - Nêu 1 số đặc điểm của khu vực Đông Nam Á : 
+ Chủ yếu có khí hậu gió mùa nóng ẩm.
+ Sản xuất được nhiều loại nông sản và khai thác khoáng sản. 
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của người dân châu Á.
II. Chuẩn bị :
 - Bản đồ Các nước châu Á. Bản đồ Tự nhiên châu Á. VBT
III. Các hoạt động dạy- học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 4-5'
2. Bài mới:
HĐ 1 : Giới thiệu bài: 
- 2 HS TL về vị trí, giới hạn châu Á
3. Dân cư châu Á
 HĐ 2 : ( làm việc cả lớp) : 
- HS làm việc với bảng số liệu về dân số các châu ở bài 17, so sánh dân số châu Á với dân số các châu lục khác
- Nhận biết châu Á có số dân đông nhất thế giới, gấp nhiều lần dân số các châu lục khác...
- HS đọc đoạn văn ở mục 3, 
- HS quan sát H4 để thấy người dân sống ở các khu vực khác nhau có màu da, trang phục khác nhau.
- Hs hoàn thiện BT1 , và 3 trang 39 SBT
- GV bổ sung thêm về lí do có sự khác nhau về màu da đó.
Kết luận: Châu Á có số dân đông nhất thế giới. Phần lớn dân cư châu Á da vàng và sống tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ.
4. Hoạt động kinh tế
HĐ 3: ( làm việc cả lớp, sau đó theo nhóm nhỏ) 
- Ngành xản suất chính là ngành nào 
- Phân bố và các hoạt động sản xuất ?
- GV nói thêm 1 số nước có nền kinh tế phát triển ở châu Á : Hàn Quốc, Nhật Bản, Sin–ga-po, ...
- HS quan sát H5 và đọc bảng chú giải để nhận biết các hoạt động sản xuất khác của người dân châu Á.
- Lúa gạo trồng ở Trung Quốc, Đông Nam Á, Ấn Độ; lúa mì, bông ở Trung Quốc, Ấn Độ, Ca-dắc-xtan; chăn nuôi bò ở Trung Quốc, Ấn Độ; khai thác dầu mỏ ở Tây Nam Á, Đông Nam Á; sản xuất ô tô ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.
- Đại diện nhóm trả lời + chỉ bản đồ
Kết luận: Người dân châu Á phần lớn làm nông nghiệp, nông sản chính là lúa gạo, lúa mì, thịt, trứng sữa. Một số nước phát triển ngành công nghiệp: khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô,...
5. Khu vực Đông Nam Á : 
HĐ 4 : ( làm việc cả lớp)
Kể tên 11 nước thuộc khu vực ĐNÁ ?
- HS quan sát H3 ở bài 17 và H5 ở bài 18.
- VN, Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Sin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Đông-ti-mo,...
Vì sao ĐNÁ có khí hậu nóng ẩm ?
- Khu vực Đông Nam Á có đường Xích đạo chạy qua, có nhiều nước giáp biển ,..
Nêu đặc điểm kinh tế khu vực ĐNÁ ?
- Sản xuất được nhiều loại nông sản, lúa gạo và khai thác khoáng sản. 
Vì sao ĐNÁ lại sx được nhiều lúa gạo ?
- HSKGTL : Vì đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm.
Kết luận: Khu vực Đông Nam Á có khí hậu gió mùa nóng, ẩm....
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Đọc phần bài học
Tiết 5 ĐẠO ĐỨC
EM YÊU QUÊ HƯƠNG (tiết 2)
I/ Mục tiêu: 	
- HS biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
- Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương.
- Hs khá, giỏi biết được vì sao phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây đựng quê hương.
KNS: Kĩ năng xác định giá trị, tư duy phê phán.tìm kiềm trình bày những hiểu biếtvề quê hương.
II/ Đồ dùng dạy học	- Bảng nhóm
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu phần ghi nhớ bài Em yêu quê hương.
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2- Hoạt động 1: Bày tỏ thái độ (bài tập 2, SGK)
- GV nêu yêu cầu của bài tập 2 và hướng dẫn HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến.
- Mời một số HS giải thích lí do.
- GV kết luận: 
+ Tán thành với các ý kiến: a, d
+ Không tán thành với các ý kiến: b, 
2.3- Hoạt động 2: Xử lí tình huống (bài tập 3, SGK)
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để xử lí các tình huống của bài tập 3.
- Mời đại diện các nhóm HS trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: 
+ Tình huống a: Bạn Tuấn có thể góp sách báo của mình; vận động các bạn cùng tham gia đóng góp; nhắc nhở các bạn giữ gìn sách,...
+ Tình huống b: Bạn Hằng cần tham gia làm vệ sinh với các bạn trong đội, vì đó là một việc làm góp phần làm sạch, đẹp làng xóm.	
2.4- Hoạt động 3:Triển lãm nhỏ (bài tập 4, SGK)
- GV chia lớp thành 3 nhóm, hướng dẫn các nhóm trưng bày và giới thiệu tranh của nhóm mình đã sưu tầm được.
- Các nhóm trưng bày và giới thiệu tranh của nhóm mình.
- Cả lớp xem tranh và trao đổi, bình luận.
- GV nhận xét về tranh, ảnh của HS và bày tỏ niềm tin rằng các em sẽ làm được những công việc thiết thực để tỏ lòng yêu quê hương. 
2.5- Hoạt động 4: Trình bày kết quả sưu tầm.
- Cả lớp trao đổi về ý nghĩa của các bài thơ, bài hát,
- GV nhắc nhở HS thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.
3. Củng cố, dặn dò: 1-2’
Vì sao chúng ta phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương ?- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS trình bày.
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ.
- HS giải thích lí do.
+ Tán thành với các ý kiến: a, d
+ Không tán thành với các ý kiến: b,c 
- HS thảo luận nhóm 4 để xử lí các tình huống của bài tập 3.
- HS trình bày cách xử lí tình huống của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm theo tổ.
- HS xem tranh và trao đổi, bình luận. 
- HS trình bày các bài thơ, bài hát sưu tầm được.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an seqap lop 5 tuan 20.doc