Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 22 năm 2012

Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 22 năm 2012

I/ Mục đích yêu cầu

- Hs biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.

- Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; HS khá, giỏi trả lời được toàn bộ các câu hỏi trong bài)

- Giữ gìn môi trường biển.

- Tích hợp GD biển, đảo và tích hợp GD môi trường: H dẫn HS tìm hiểu bài để thấy được việc lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần giữ gìn môi trường biển trên đất nước ta.

II/ Đồ dùng: Tranh sgk, bảng phụ

III/ Các hoạt động dạy- học

 

doc 26 trang Người đăng huong21 Lượt xem 493Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 22 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
LỊCH BÁO GIẢNG - LỚP 5B
 ( Từ ngày 28/01/2013 đến ngày 01/02/2013 )
Thứ, ngày
 Môn
Tên bài dạy
ĐDDH cho tiết dạy
Hai
28/01
Chào cờ
Tuần 22
Tập đọc
Lập làng giữ biển
Bảng phụ
Toán
Luyện tập 
Bộ đồ dùng học toán lớp 5
Ba
29/01
Đạo đức
Ủy ban nhân dân xã, phường em (t2)
Thẻ màu. Phiếu học tập
Toán 
Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
VBT, bảng con
LT& câu 
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
VBT, bảng phụ
T. làm văn 
Ôn tập văn kể chuyện
VBT, bảng phụ
Tư
30/01
Tập đọc
Cao Bằng
Bảng phụ, sgk
Toán
Luyện tập 
Bảng con, vở nháp
LT& câu
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
VBT, bảng phụ
Chính tả
Nghe – viết: Hà Nội
Bảng con, VBT
Năm 
31/01
Sáng 
Toán 
Luyện tập chung
Êke. Bộ đồ dùng học toán lớp 5
T. làm văn
Kể chuyện ( Kiểm tra viết)
Bảng phụ
Kể chuyện
Ông Nguyễn Đăng Khoa
Sưu tầm một vài mẩu chuyện
Chiều
Lịch sử
Bến Tre đồng khởi
Bản đồ hành chính VN
Địa lí
Châu Âu
Bản đồ thế giới. Tranh ảnh
Ôn TV
Luyện tập về nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Vở bt
Sáu
01/02
Toán
Thể tích của một hình
Bộ đồ dùng học toán lớp 5 , ê ke
Ôn Toán
Luyện tập 
 Bảng con, nháp, vở BT
SH tập thể
Tuần 22
Sổ theo dõi của các tổ, cán sự lớp
 	 Ngày 24 tháng 01 năm 2013
 Kiểm tra, nhận xét	 	 Người lập 
.
.
 P. HIỆU TRƯỞNG 	 	Nguyễn Thị Thanh Huế
 	 Thứ hai ngày 28 tháng 01 năm 2013
Tập đọc
LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
I/ Mục đích yêu cầu
- Hs biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.
- Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; HS khá, giỏi trả lời được toàn bộ các câu hỏi trong bài)
- Giữ gìn môi trường biển.
- Tích hợp GD biển, đảo và tích hợp GD môi trường: H dẫn HS tìm hiểu bài để thấy được việc lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần giữ gìn môi trường biển trên đất nước ta.
II/ Đồ dùng: Tranh sgk, bảng phụ 
III/ Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Nhận xét.
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: 
2.2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- GV đọc mẫu.
b)Tìm hiểu bài:
+ Bài văn có những nhân vật nào?
+ Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì?
+ Bố Nhụ nói “con sẽ họp làng”, chứng tỏ ông là người thế nào?
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
+ Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì?
+ Hình ảnh làng chài mới ngoài đảo hiện ra như thế nào qua lời nói của bố Nhụ?
+ Đoạn 2 cho em thấy điều gì? 
+ Tìm những chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ?
+ Đoạn 3 cho em biết điều gì?
+ Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?
+ Đoạn 4 cho em biết điều gì? 
+ Nội dung chính của bài là gì?
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
Ghi đoạn 4 và hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 4 theo cách phân vai. 
- GV đọc mẫu 
- Mời 4 HS đọc phân vai.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc nhóm đôi. Thi đọc diễn cảm. 
3- Củng cố, dặn dò:
-Gọi nhắc lại nội dung bài học .
-Giáo dục hs yêu quê hương đất nước, bảo vệ quê hương đất nước.
- Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc và trả lời các câu hỏi về bài Tiếng rao đêm.
- 1 HS giỏi đọc. Chia đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến Người ông như toả ra hơi muối.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến thì để cho ai?
+ Đoạn 3: Tiếp cho đến quan trọng nhường nào.
+ Đoạn 4: Đoạn còn lại.
- HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp.
- HS đọc đoạn trong nhóm.
- 1- 2 nhóm đọc bài.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS đọc đoạn 1:
+ Có một bạn nhỏ tên là Nhụ, bố bạn, ông bạn.
+ Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo.
+ Chứng tỏ bố Nhụ phải là cán bộ lãnh đạo làng, xã
* Bố và ông Nhụ bàn việc di dân ra đảo.
- HS đọc đoạn 2:
+ Ngoài đảo có đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước bấy lâu của những người dân chài là có đất, có ruộng để phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền.
+ Làng mới ngoài đảo đất rộng hết tầm mắt, dân chài thả sức phơi lưới, buộc thuyền. Làng mới sẽ giống một ngôi làng ở trên đất liền - có chợ, có trường học, có nghĩa trang,...
+ Lợi ích của việc lập làng mới.
- HS đọc đoạn 3:
+ Ông bước ra võng, ngồi xuống võng, vặn mình, hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai ông quan trọng nhường nào.
* Những suy nghĩ của ông Nhụ.
- HS đọc đoạn 4.
+ Nhụ đi, sau đó cả nhà sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm Cá Sấu đang bồng bềnh đâu đó phía chân trời. Nhụ tin kế hoạch của bố và mơ tưởng đến làng mới.
* Nhụ tin và mơ tưởng đến một làng mới.
* Bài cho thấy bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển.
- 4 HS nối tiếp đọc bài.
- Cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Học sinh đánh dấu cách đọc nhấn giọng, ngắt giọng một vài câu văn, đoạn văn.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 4 theo cách phân vai. Từng nhóm thi đọc diễn cảm.
- HS nêu ý nghĩa của bài: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển
*******************************
Toán 
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: 
- HS biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản.
- Giải được bài toán 1, 2. HS khá, giỏi giải được toàn bộ các bài tập 
II, Đồ dùng: bảng phụ 
III/Các hoạt động dạy- học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Kiểm tra bài cũ:
 Yêu cầu HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN.
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: 
2.2- Luyện tập:	
*Bài tập 1: 
- Yêu cầu HS nêu cách làm. 
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào nháp, 1 Hs lên bảng.
- Cho HS đổi nháp, chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2: 
- GV lưu ý HS : 
+ Thùng không có nắp, như vậy tính diện tích quét sơn là ta phải tính diện tích xung quanh của thùng cộng với diện tích một mặt đáy.
+ Cần đổi thống nhất về cùng một đơn vị đo.
- Cho HS làm vào vở, 1 HS lên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3: HS khá, giỏi làm thêm.
- Cho Hs thi phát hiện nhanh kết quả đúng trong các trường hợp đã cho và phải giải thích tại sao. Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- 1 HS nêu yêu cầu.
a) Đổi: 1,5m = 15dm
 Sxq = (25 +15) 2 18 =1440 (dm2)
Stp =1440 + 25 15 2 = 2190 (dm2)
b) Sxq= (dm2)
 Stp = (dm2)
- 1 HS nêu yêu cầu.
 Đổi: 8dm = 0,8 m
Diện tích xung quanh của thùng tôn đó là:(1,5 + 0,6) 2 0,8 = 3,36 (m2)
Diện tích quét sơn là:
 3,36 + 1,5 0,6 = 4,26 (m2)
 Đáp số: 4,26 m2.
- 1 HS nêu yêu cầu.
*Kết quả:
 a) Đ b) S c) S d) Đ
*****************************************************************
 Thứ ba ngày 29 tháng 01 năm 2013
Đạo đức: UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM
(Tiết 2)
I. Mục tiêu 
1- KT: HS bước đầu biết vai trò quan trọng của Uỷ ban nhân dân xã (phường) đối với cộng đồng.
2- KN: Kể được một số công việc của Uỷ ban nhân dân xã (phường) đối với trẻ em ở địa phương.
- Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng Uỷ ban nhân dân xã (phường).
3-GD: Có ý thức tôn trọng Uỷ ban nhân dân xã (phường).
- Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do Uỷ ban nhân dân xã (phường) tổ chức.
II. Đồ dùng dạy học: 
1- GV: Phấn màu, bảng phụ.SGK, Hệ thống bài tập.
2- HS: Vở, SGK, 
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS nêu phần ghi nhớ của bài tiết trước.
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài:
2.2- Hoạt động 1: Xử lí tình huống (BT 2, SGK)
*Mục tiêu: HS biết lựa chọn các hành vi phù hợp và tham gia các công tác xã hội do UBND xã (thị trấn) tổ chức.
*Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm xử lí một tình huống.
+ Nhóm 1: Tình huống a
+ Nhóm 2: Tình huống b
+ Nhóm 3: Tình huống c
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: 
+ Tình huống a: Nên vận động các bạn tham gia kí tên ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam.
+ Tình huống b: Nên đăng kí sinh hoạt hè tại nhà văn hoá của phường.
+ Tình huống c: Nên bàn với gia đình chuẩn bị sách, vở, đồ dùng học tập, ủng hộ trẻ em vùng bị lũ lụt.
2.3- Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến (bài tập 4, SGK)
*Mục tiêu: HS biết thực hiện được quyền được bày tỏ ý kiến của mình với chính quyền.
*Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đóng vai góp ý kiến cho UBND xã (thị trấn) về các vấn đề có liên quan đến trẻ em; tổ chức ngày 1 tháng 6, ngày rằm trung thu cho trẻ em ở địa phương,Mỗi nhóm chuẩn bị ý kiến về một vấn đề.
- GV kết luận: 
	UBND xã (thị trấn) luôn quan tâm, chăm sóc và bảo vệ các quyền lợi của người dân, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em tham gia các hoạt động xã hội tại xã (thị trấn) và tham gia đóng góp ý kiến là một việc làm tốt.
3- Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS đọc lại phần ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- 2 Hs thực hiện yêu cầu.
- HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét.
- Các nhóm chuẩn bị.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
*****************************
Toán 
DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN
 CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG
I/ Mục tiêu HS biết:
- Hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt.
- Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- Giải được bài toán 1, 2. 
II, Đồ dùng: bảng phụ , HLP 
III/Các hoạt động dạy- học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu Hs nêu cách tính dtxq và dttp của hình hộp chữ nhật.
2- Dạy học bài mới
2.1- Giới thiệu bài: 
2.2- Cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
- GV cho HS QS mô tả trực quan về HLP.
+ Các mặt của HLP đều là hình gì?
+ Em hãy chỉ ra các mặt xq của HLP?
GV hướng dẫn để HS nhận biết được HLP là HHCN đặc biệt có 3 kích thước bằng nhau, để từ đó tự rút ra được quy tắc tính.
+ Muốn tính dtxq của HLP ta làm thế nào?
+ Muốn tính dttph của HLP ta làm thế nào?
*Ví dụ:
- GV nêu VD, hướng dẫn HS áp dụng quy tắc để tính.
- Cho HS tự tính diện tích xq và diện tích tp của HLP
2.3- Luyện tập:
*Bài tập 1: 
- Cho HS làm vào nháp.
- Cho HS đổi nháp, chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2: 
- Gọi HS nêu cách làm. 
- GV hướng dẫn HS giải.
- Cho HS làm vào vở, 1 Hs lên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, 
- Nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học.
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
Hoạt động cả lớp.
+ Đều là hình vuông bằng  ... Thực hiện tập thể dục giữa giờ chưa đều, động tác chưa đẹp 
 	- Các emVS tương đối sạch sẽ, gọn gàng . 
	- Lớp tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ, hiệu quả.
II. Phương hướng tuần 20:
Đẩy mạnh phong trào “Đôi bạn cùng tiến”
Phát huy ưu điểm, khắc phục ngay những nhược điểm còn tồn tại trong tuần.
Phát động phong trào học tập Mừng Đảng – Mừng xuân
Tăng cường ôn tập, bồi dưỡng đội tuyển tham gia dự thi giải Toán, tiếng Anh
Tập 1-2 bài hát Mừng Đảng – Mừng xuân
Rèn chữ, giữ vở, đồ dùng học tập.
Vệ sinh trường lớp thường xuyên sạch sẽ.
Đi lại đảm bảo an toàn giao thông.
**************************************************************************
T3 - Khoa học 
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT (tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số biện pháp phòng chống cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng NL chất đốt.
- Thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt.
- GD tích hợp tiết kiệm NL: (mức độ toàn phần): 
 Sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
- GD KNS: Kĩ năng biết cách tìm tòi, bình luận, đánh giá quan điểm khác nhau về khai thác sử dụng chất đốt.
- GD biển, đảo: (mức độ tích hợp: bộ phận) Tài nguyên biển, dầu mỏ.
II. Đồ dùng dạy học:- Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể tên một số loại chất đốt? 
- Nêu công dụng và việc khai thác của từng loại chất đốt?
- GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới
- GV giới thiệu bài
- GV ghi tên bài
Hoạt động 1: Thảo luận về sử dụng an toàn và tiết kiệm chất đốt
1. GV nêu yêu cầu
2. Tổ chức:
- GV yêu cầu HS triển khai nhóm.
3. Trình bày: 
- GV treo ảnh minh họa 9, 10, 11, 12 trang 88, 89 lên bảng, yêu cầu HS chỉ bảng và trả lời từng phần thảo luận.
Câu 1: Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than? 
Câu 2: Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là các nguồn năng lượng vô tận không? Kể tên một số nguồn năng lượng khác có thể thay thế chúng. 
Câu 3: Bạn và gia đình bạn có thể làm gì để tránh lãng phí chất đốt?
Hỏi thêm: Vì sao tắc đường lại gây lãng phí xăng dầu?
4. Kết luận:
- GV nói: Chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than sẽ làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng, đến môi trường. Hiện nay, các nguồn năng lượng này đang có nguy cơ cạn kiệt do việc khai thác và sử dụng của con người. Con người đang tìm kiếm các nguồn năng lượng mặt trời, nước chảy
Hoạt động 2: Trò chơi “hái hoa dân chủ”
1.Nêu nhiệm vụ:
2.Tổ chức:
- GV đưa ra lọ hoa và những phần quà đã chuẩn bị rồi mời HS tham gia chơi.
Cụ thể:
Câu 1: Nêu ví dụ về sự lãng phí chất đốt.
Câu 2: Tại sao cần phải sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm, chống lãng phí? 
Câu 3: Nêu ít nhất 3 việc làm thể hiện sự tiết kiệm, chống lãng phí chất đốt ở gia đình bạn.
Câu 4: Gia đình bạn đang sử dụng chất đốt gì? 
Câu 5: Khi sử dụng chất đốt, có thể gặp phải những nguy hiểm gì?
Câu 6: Cần phải làm gì để phòng tránh các tai nạn có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?
Câu 7: Tác hại của việc sử dụng chất đốt đối với môi trường không khí là gì?
Câu 8: Các biện pháp nào có thể hạn chế được những tác hại do sử dụng chất đốt gây ra?
2 - 3 HS trình bày
- HS mở sgk trang 88, ghi tên bài.
- HS Lắng nghe yêu cầu của GV
- Các tổ thảo luận nhóm các vấn đề được đề cập.
- HS dừng việc thảo luận và chuẩn bị lên trình bày
- Đại diện các nhóm lên trình bày từng ý - HS trả lời
+ Hình ảnh minh họa: rừng bị tàn phá → lũ lụt, đất đai khô cằn
- Chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than sẽ làm ảnh hưởng tới tài nguyên rừng, tới môi trường. 
+ Hình một số mỏ than đã qua khai thác, trông tan hoang
+ ( Hình 9, 10, 11, 12)
- Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên không phải là vô tận vì chúng được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm
- HS liên hệ thực tế 
- HS Lắng nghe.
* KNS:Kĩ năng bình luận, đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và sử dụng chất đốt.
- HS lắng nghe luật chơi.
- HS xung phong lên hái hoa chọn câu trả lời.
- HS trả lời
+ Vì năng lượng chất đốt có hạn, nếu sử dụng không có kế hoạch, sử dụng bừa bãi thì sẽ bị hết.
- Củi, rơm,
- Hoả hoạn, nổ bình ga, ngộ độc khí đốt,
+ Cần sử dụng cẩn thận, khi dùng nên chú ý để tắt ngay sau khi sử dụng (đối với củi, ga)
+ Vì tất cả các chất đốt khi cháy đều sinh ra khí các- bô- níc cùng nhiều loại khí và chất độc khác làm ô nhiễm không khí, có hại cho con người, động vật, thức vật; làm han rỉ các đồ dùng, máy móc bằng kim loại.
- Làm sạch, khử độc các khí thải. Dùng ống dẫn khí lên cao
3.Kết luận: 
- GV nêu: Chất đốt cung cấp một nguồn năng lượng lớn duy trì các hoạt động hàng ngày của con người. Đó không phải là nguồn năng lượng vô tận. 
4. Củng cố- Dặn dò
- GV hỏi: Chất đốt cung cấp năng lượng cho con người trong những hoạt động nào?
→ GV tổng kết: Chất đốt bị đốt cháy sẽ cung cấp năng lượng cho con người để đun nóng, thắp sáng, chạy máy, sản xuất ra điệnCần tránh lãng phí và đảm bảo an toàn khi sử dụng chất đốt.
Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: Xem bài 44 (trang90)
 + Chuẩn bị tranh ảnh về sử dụng năng lượng nước chảy.
T4-Khoa học.
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ
VÀ NĂNG LƯỢNG NƯỚC CHẢY
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nêu ví dụ về sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy trong đời sống và SX 
- Sử dụng năng lượng gió: điều hoà khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió,...
- Sử dụng năng lượng nước chảy: quay guồng nước, chạy máy phát điện,...
- GD KNS: - KN tìm kiếm, sử lí thông tin, đánh giá, sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau.
- GD tiết kiệm NL: - Tác dụng của NL gió, NL nước chảy trong tự nhiên. 
 – Những thành tựu trong việc khai thác để sử dụng NL gió, NL nước chảy.
- GD môi trường: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy.
- Mô hình bánh xe nước.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ
GV hỏi:
+Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than? 
+ Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?
2.Bài mới
- GV giới thiệu bài
- GV ghi tên bài
Hoạt động 1: thảo luận tìm hiểu về năng lượng gió.
1. GV nêu yêu cầu
2. Tổ chức:
GV đưa bảng phụ ghi nội dung thảo luận và treo tranh ảnh minh họa lên bảng. Câu hỏi thảo luận:
Câu 1: Vì sao có gió? Nêu một số tác dụng của năng lượng gió trong tự nhiên.
Câu 2: Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì? Liên hệ thực tế ở địa phương.
3. Trình bày
- GV yêu cầu mỗi HS đại diện nhóm lên chỉ bảng và trình bày một câu hỏi.
4. Kết luận:
- GV nói: Chúng ta thấy năng lượng gió trong tự nhiên thật dồi dào
*KNS: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lương khác nhau.
- GV chuyển ý.
 Hoạt động 2: Triển lãm về năng lượng nước chảy
1. GV yêu cầu
2. Tổ chức
GV đưa bảng phụ ghi nội dung thảo luận lên bảng. 
Câu 1: Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên.
Câu 2: Con người sử dụng năng lượng nước chảy vào những việc gì? Liên hệ thực tế ở địa phương.
- Trong khi HS làm việc nhóm, GV quan sát và hỗ trợ khi cần.
3. Trình bày:
- GV yêu cầu mỗi HS đại diện nhóm lên chỉ bảng và trình bày.
- GV treo hình ảnh minh họa của bài học và hỏi thêm cá nhân HS: Các hình minh họa nói lên điều gì?
- GV hỏi thêm: 
+ Hãy kể tên một số nhà máy thủy điện mà em biết.
4. Kết luận:
- GV nói: Con người có thể sử dụng năng lượng nước chảy trong việc chở hàng hóa xuôi dòng, làm quay tua-bin máy phát điện, làm quay bánh xe nước đưa nước lên vùng cao
* Chuyển ý.
Hoạt động 3: Thực hành làm quay tua-bin
1. GV nêu yêu cầu:
2. Tổ chức
- GV đặt mô hình lên bàn, yêu cầu HS đưa ra các giải pháp có thể và dự tính hoạt động. Sau 3 – 4 ý kiến thì cho HS thực hành.
3. Thực hành:
- Giải pháp đúng: Đổ nước từ trên cao xuống làm quay tua-bin (mô hình) hoặc làm quay bánh xe nước.
KNS: Kĩ năng đánh giá về việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lương khác nhau.
* Qua bài học các em có thể vận dụng được điều gì vào đời sống hằng ngày
- HS trả lời
- Sẽ ảnh hưởng tới tài nguyên rừng, tới môi trường.
- Đun xong dập lửa cẩn thận, không để chất dễ cháy gần lửa, không sử dụng điện quá tải, trẻ em không chơi diêm  
- HS lắng nghe
- HS giở sgk trang 90, ghi tên bài.
- Các tổ thảo luận nhóm 4
- HS xung phong lên chỉ hình trên bảng và trả lời câu hỏi đặt ra. Các nhóm nghe và bổ sung.
+ Hình 1: Gió thổi buồm làm cho thuyền di chuyển trên sông nước.
+ Hình 2: Các tháp cao với những cánh quạt quay được nhờ năng lượng gió. Cánh quạt quay sẽ làm hoạt động tuy-bin của máy phát điện, tạo ra dòng điện phục vụ cuộc sống.
+ Hình 3: Bà con vùng cao tận dụng năng lượng gió trong việc sàng sẩy thóc.
- Lắng nghe
- Các nhóm chuẩn bị bảng phụ, bút dạ, tranh ảnh đã có.
- Các nhóm thảo luận sắp xếp tranh ảnh theo hướng dẫn.
- HS đại diện các nhóm sẽ lên bốc thăm thứ tự trình bày.
- Theo thứ tự đã có, các đại diện nhóm lên thuyết minh nội dung triển lãm của nhóm mình, nhóm khác nghe và bổ sung nếu mình có tư liệu khác hoặc đặt câu hỏi phát vấn nhóm bạn nếu thấy chưa rõ ràng.
Cụ thể:
+ Hình 4: Nhà máy thủy điện
+ Hình 5: Dùng sức nước để tạo ra dòng điện phục vụ sinh hoạt ở vùng núi.
+ Hình 6: Bánh xe nước
- HS trả lời: Nhà máy thủy điện Trị An, Y-a-ly, Sông Đà, Sơn La (đang xây dựng)
- HS lắng nghe
- HS quan sát mô hình, bàn bạc với bạn cách thức làm cho tua-bin hoạt động rồi phát biểu.
- Các tác giả của những ý kiến khác nhau sẽ được lên thực hiện. Chú ý giải thích được nguyên nhân vì sau tua-bin hoạt động được.
- Vân dụng năng lượng của nước, của gió để vận chuyển hàng hoá, ... đỡ mất sức lao động của bản thân.
3. Củng cố – dặn dò:
- GV hỏi: Sử dụng hai nguồn năng lượng này có gây ô nhiễm cho môi trường không?
- GV nói tiếp: Do tác dụng to lớn của hai nguồn năng lượng này mà ngay từ xa xưa con người đã có ý thức khai thác và sử dụng hai nguồn năng lượng tự nhiên này và cho đến bây giờ chúng ta vẫn tiếp tục khai thác nguồn năng lượng gần như là vô tận ấy. Tuy nhiên trong quá trình khai thác, đặc biệt là khai thác năng lượng nước chảy, con người cũng can thiệp vào môi trường và cũng gây ảnh hưởng tới môi trường. Điều này con người có thể tính toán và điều chỉnh cho phù hợp.
 Dặn dò:
- GV dặn HS chuẩn bị bài sau:
 + Xem bài 45 (trang 92)
 + Về nhà có thể sử dụng một số dụng cụ và tự làm tuốc bin nước: 1 lõi bấc ( nút chai lọ ), 1 miếng vỏ lon nước đã được tách mảnh, 1 khay đựng nước và 3 đoạn dây đồng cỡ 1,5 li ( xem hình vẽ minh họa trang 91 ).

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 22.doc