I. Mục đích yêu cầu.
Giúp HS:
- Biết vận dụng các công thức tính diện tích , thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.
II. Đồ dùng dạy học.
Bảng số trong bài tập 2 viết sẵn vào bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
TuÇn 24 Ngày soạn: 14/01/2011 Thứ hai Ngày giảng: 21/02/2011. Toán(T. 116) Luyện tập chung I. Mục đích yêu cầu. Giúp HS: - Biết vận dụng các công thức tính diện tích , thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp. II. Đồ dùng dạy học. Bảng số trong bài tập 2 viết sẵn vào bảng phụ. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ -1 HS lên bảng làm bài 3(VBT/37) đáp số: 33,kg - GV mời 1 HS đứng tại chỗ nêu quy tắc tính thể tích hình lập phương. *Biểu điểm: làm đúng mỗi phép tính 5 điểm. 2. Dạy - học bài mới. 2.1. Giới thiệu bài - GV: Trong tiết học toán hôm nay chúng ta cùng làm các bài tập luyện về diện tích và thể tích của hìh hộp chữ nhật và hình lập phương. 2.2. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: - Gv mời 1 HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - Gv mời HS nhận xét. ? Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta là như thế nào? ? Muốn tính thể tích của hình lập phương ta là như thế nào? - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: - GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK, sau đó hỏi: Bài tập yêu cầu em làm gì? - GV yêu cầu HS nêu: + Cách tính diện tích mặt đáy hình hộp chữ nhật. + Quy tắc tính diện tích xunh quanh của hình hộp chữ nhật. + Quy tắc tính thể tích của hình hộp chữ nhật. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV chữa bài của hS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS. - GV hỏi: Hãy tìm điểm khác nhau giữa quy tắc tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật. * Bài 3: (hs khá – giỏi) - GV yêu cầu HS đọc đề bài và quan sát hình minh hoạ của SGK. - GV yêu cầu: Hãy nêu kích thước của khối gỗ và phần được cắt đi. - GV: Hãy suy nghĩ và tìm cách tính thể tích của phần gỗ còn lại. - GV nhận xét các cách HS đưa ra, sau đó yêu cầu cả lớp làm bài. - GV gọi HS nhận xét bài làm của HS trên bảng. - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố, dặn dò. - GV chốt lại nội dung bài(MĐYC) - GV nhận xét tiết học. - GV dặn HS về nhà làm các bài tập trong VBT.cách làm tương tự các bài trong SGK. - Dặn học sinh xem trước bài Luyện tập chung (đọc và tập làm các bài tập trong SGK ra vở chuẩn bị) - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét. - 1 HS nêu, cả lớp nghe và nhận xét - Lắng nghe - 1 HS đọc đề bài. - HS cả lớp làm bài vào vở . Bài giải Diện tích một mặt của hình lập phương đó là: ( cm2) Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là: ( cm2) Thể tích của hình lập phương đó là: ( cm3) - HS nhận xét. - Học sinh trả lời. - 1 HS nêu: Bài tập cho số đo ba kích thước của hình hộp chữ nhật, yêu cầu em tính diện tích mặt đáy, diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp. - HS nêu: + Để tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi đáy nhân với chiều cao. + Để tính thể tích của hình hộp chữ nhật ta lấy diện tích đáy nhân với chiều cao. - 1 HS lên bảng làm bài. - 1 HS đọc đề bài. - HS nêu: + Khối gỗ hình hộp chữ nhật có chiều dài là 9 cm, chiều rộng 6 cm, chiều cao 5 cm. + Phần cắt đi là hình lập phương có cạnh dài 4 cm. - HS trao đổi theo cặp. 1 HS phát biểu: Để tính phần gỗ còn lại ta tính thể tích của khối gỗ ban đầu và thể tích phần gỗ bị cắt đi, sau đó tính hiệu của hai thể tích này. - 1 HS lên bảng làm bài. Bài giải: Thể tích của khối gỗ ban đầu là: ( cm3) Thể tích của phần gỗ bị cắt đi là: ( cm3) Thể tích của phần gỗ còn lại là: 270 - 64 = 206 ( cm3) Đáp số: 206 cm3 - 1 HS nhận xét bài của bạn - Lắng nghe. Tập đọc Luật tục xưa của người Ê - đê I. Mục đích yêu cầu. - Đọc với giọng trang trọn, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản. - Hiểu nội dung bài: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa; kể được một đến 2 luật của nước ta. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ trang 56 SGK. - Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn đọc. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Chú đi tuần và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi. *Biểu điểm :- đọc đúng, diễn cảm: 8điểm - Trả lời đúng, rõ ràng : 2 điểm 2. Dạy - học bài mới. 2.1. Giới thiệu bài - Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh. - 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ và lần lượt trả lời câu hỏi theo SGK. - Nhận xét. - HS quan sát và nêu: Tranh vẽ cộng đồng người dân tộc Ê-đê đang xử phạt mọt người có tội quỳ bên đống lửa lớn. - Chỉ vào tranh minh hoạ và giới thiệu: tranh vẽ cảnh luận tội một người ở cộng đồng người Ê-đê. Kẻ có tội được xét xử công minh trước mọi người. Bài tập đọc Luật tục xưa của người Ê-đê giới thiệu với các em một số luật lệ của người Ê-đê xưa. 2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. a) Luyện đọc - Giải thích: dân tộc Ê-đê là một dân tộc thiểu số sống ở vùng cao Tây Nguyên. - GV yêu cầu học sinh đọc toàn bài. - Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài(3lần). - Gọi HS đọc phần Chú giải. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - báo cáo - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu toàn bài b) Tìm hiểu bài - Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm. - GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả, thảo luận. + Người xưa đặt ra luật tục để làm gì? + Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội. - Giảng: Luật tục là những quy định, phép tắc phải tuân theo trong buôn làng, bộ tộc. Người xưa đặt ra luật tục buộc người phải tuân theo nhằm đảm bảo cho cuộc sống được an toàn, bình ổn cho mọi người. Các loại tội mà người Ê-đê nêu ra rất cụ thể, dứt khoát, rõ ràng theo từng khoản mục. +ý của nội dung vừa rồi là gì? *GV chốt và ghi bảng:Luật tục là những quy định, phép tắc phải tuân theo. -Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1&2 trả lời: + Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng? + Nội dung của bài này là gì? - GV chốt và ghi nội dung chính của bài lên bảng" Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. - Giảng: Ngay từ ngày xưa, dân tộc Ê-đê, một dân tộc thiểu số đã có quan niệm rạch ròi, nghiêm minh về tội trạng, đã phân định rõ ràng từng loại tội, quy định các hình phạt rất công bằng để giữ cho buôn làng có cuộc sống trật tự. Và ngày nay nhà nước ta cũng ban hành rất nhiều luật. Như vậy, ở xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người luôn phải sống và làm việc theo pháp luật. c) Đọc diễn cảm. - Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3. + Treo bảng phụ viết sẵn đoạn văn. + Đọc mẫu. + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. Nhận xét, cho điểm HS. 3. Củng cố, dặn dò. - 1 HS đọc lại toàn bài. - Hỏi: Qua bài tập đọc, em hiểu được điều gì? + Hãy kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết? - GV giới thiệu một số luật cho HS biết. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài Hộp thư mật( đọc kĩ nội dung toàn bài, trả lời các câu hỏi cuối bài , tìm giọng đọc phù hợp với bài). - Lắng nghe. - 1 HS đọc. - 3 HS đọc bài theo đoạn. - 1 HS đọc thành tiếng. - HS đọc bài theo cặp. - 1 HS đọc bài trước lớp. - Lắng nghe. - HS thảo luận theo bàn. - Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời. + Người xưa đặt ra luật tục để phạt những người có tội, bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng. + Tội không hỏi mẹ cha, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến làng mình. - Lắng nghe. + Đồng bào Ê-đê quy định các mức xử phạt rất công bằng: chuyện nhỏ thì xử nhẹ ( phạt tiền một song), chuyện lớn thì xử phạt nặng ( phạt tiền một co), người phạm tội là bà con anh em cũng xử như vậy. + Tang chứng phải chắc chắn ( phải nhìn tận mắt, bắt tận tay, lấy và giữ được gùi, khăn, áo, dao,.... của kẻ phạm tội, đánh dấu nơi xảy ra sự việc) mới được kết tội, phải có vài ba người làm chứng, tai nghe, mắt thấy thì tang chứng mới có giá trị. - Học sinh nêu theo ý hiểu. . - 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài cho cả lớp nghe. - Lắng nghe. - 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. Cả lớp theo dõi, sau đó 1 HS nêu cách đọc, các HS khác bổ sung ý kiến. + Theo dõi GV đọc mẫu. + HS đọc theo cặp. - 3 đến 5 HS thi đọc, HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất. -----------------------------------o0o------------------------------------ Ngày soạn: 15/01/2011 Thứ ba Ngày giảng: 22/02/2011. Toán(T.117) Luyện tập chung I. Mục đích yêu cầu. Giúp HS củng cố về: - Biết tính tỉ số phần trăm của một số, úng dụng trong tính nhẩm và giải toán. - Biết tính thể tích hình hình lập phương trong mối quan hệ với thể tính của một hình lập phương khác. II. Đồ dùng dạy học Các hình minh hoạ trong SGK. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - 1 HS lên bảng làm bài 1a(VBT/37). đáp số: Sxq: 3,3 m2 V : 0,594m3 - 1 HS lên bảng làm bài 2(VBT/38) đáp số: Stp : 73,5dm2 V : 42,875dm3 *Biểu điểm : làm đúng mỗi phần 5 điểm. 2. Dạy - học bài mới 2.1. Giới thiệu bài - GV: Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài toán ôn tập về tính tỉ số phần trăm của một số và thể tích hình lập phương. 2.2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1. - GV yêu cầu HS mở SGK, đọc phần tính nhẩm 15% của 129 của bạn Dung. - GV hỏi giúp HS nhận xét tìm ra cách tính nhẩm của bạn Dung. + Để tính được 15% của 120, bạn Dung đã làm như thế nào? +10%, 5% và 15% của 120 có mối quan hệ với nhau như thế nào? - GV giảng: Để nhẩm được 15% của 120 bạn Dung đã dựa vào mối quan hệ của 10%, 5% và 15% với nhau. - GV yêu cầu HS đọc đề bài phần a. - GV hỏi: Có thể tính tích 17,5% thành tổng của các tỉ số phần trăm nào? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV mời 1HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài. - GV hỏi: Khi nhẩm được 2,5% của 240, ngoài cách tính tổng 10% + 5% = 2,5%, em có thể làm thế nào mà vẫn tính được 17,5% của 240? - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm phần b. - GV chữa bài và yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau. - GV nhận xét và cho điểm HS. ? Em làm như thế nào? Bài 2: - GV mời HS đọc đề bài. - GV hỏi giúp HS phân tích đề: + Hình lập phương bé có thể tích là bao nhiêu? + Tỉ số thể tích của hai hình lập phương là bao nhiêu? + Vậy tỉ số thể tích của hình lập phương lớn và hình lập phương bé là bao nhiêu? + Bài tập yêu cầu em tính gì? - Gv nêu: Biết tỉ số thể tích hình lập phương lớn và hình lập phương bé là , em hãy giải quyết yêu cầu của bài. - GV đi giúp đỡ các HS kém. - GV mời HS nh ... phần của hình lập phương là: (m2) c) Thể tích cảu hình lập phương là: ( m3) Đáp số: a) 9 m2 b) 13,5m2 ; c) 3,375 m3 - HS đọc bài làm trước lớp. Cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài bạn. - HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm lại đề bài và quan sát hình trong SGK. + Cạnh của hình lập phương M gấp 3 lần nên sẽ là . + Diện tích toàn phần của hình lập phương N là: Diện tích toàn phần của hình lập phương M là: + Diện tích toàn phần của hình lập phương M gấp 9 lần diện tích toàn phần của hình lập phương N. + Thể tích hình lập phương N là: Thể tích của hình lập phương M là: + Thể tích của hình lập phương M gấp 27 lần thể tích của hình lập phương N. - HS tự làm bài vào vở bài tập. - Lắng nghe và chuẩn bị kiểm tra giữa kì 2 Tập làm văn Ôn tập về tả đồ vật I. Mục đích yêu cầu Giúp HS : - Lập được dàn ý cho bài văn tả đồ vật. - Trình bày bài văn tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng ý. II. Đồ dùng dạy học. - HS chuẩn bị đồ vật thật. - Bảng nhóm, bút dạ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - Thu, chấm đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em của 3 HS. *Biểu điểm: đúng, đủ, rõ ràng, hay:10 điểm 2. Dạy - học bài mới. 2.1. Giới thiệu bài GV nêu: Tiết học hôm nay các em cùng lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật để chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết. 2.2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Hỏi: Em chọn đồ vật nào để lập dàn ý? Hãy giới thiệu cho các bạnn được biết. - Gọi HS đọc gợi ý 1. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Yêu cầu HS làm bài vào phiếu dán lên bảng. - GV cùng HS cả lớp nhận xét để có dàn ý chi tiết, đầy đủ. - Yêu cầu HS rút kinh nghiệm từ bài của bạn để tự sửa dàn ý của mình theo hướng dẫn của GV vừa chữa. - Gọi HS đọc dàn ý của mình. GV chú ý sửa chữa cho từng em. - Cho điểm HS làm bài đạt yêu cầu. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Tổ chức cho HS trình bày dàn ý về văn tả đồ vật của mình trong nhóm. - Lưu ý HS: Với dàn ý đã lập, khi trình bày em cố gắng nói thành câu với mỗi chi tiết, hình ảnh miêu tả. - Gọi HS trình bày dàn ý của mình trước lớp. - Nhận xét, cho điểm HS trình bày dàn ý tốt. 3. Củng cố - Dặn dò - Nêu cấu tạo của một bài văn tả đồ vật? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn và chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết. - 3 HS mang bài cho GV chấm. - HS lắng nghe và xác định mục tiêu của giờ học. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Nối tiếp nhau giới thiệu về đồ vật mình lập dàn ý. - 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp. - HS làm bài vào vở. 1 HS làm vào bảng nhóm. - Làm việc theo hướng dẫn của GV. - Sửa bài của mình. - 3 đến 5 HS đọc dàn ý của mình. - 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc gợi ý 2 trước lớp. - HS thảo luận theo nhóm 4, trình bày dàn ý của mình cho các bạn nghe. - 3 đến 5 HS trình bày dàn ý cua rmình trước lớp. - 2 đến 3 HS trả lời - Lắng nghe và chuẩn bị bài viết. Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I/ Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng nói: - Kể được một câu chuyện nói về một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường. - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện hoàn chỉnh, lời kể rõ ràng. Biết trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu II/Đồ dùng dạy học. III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ: - HS kể lại một đoạn (một câu) chuyện đã nghe đã đọc về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài: - Cho 1 HS đọc đề bài. - GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài đã viết trên bảng lớp. - GV: Câu chuyện các em kể phải là những việc làm tốt mà các em đã biết trong đời thực ; cũng có thể là các câu chuyện em đã thấy trên ti vi. - Cho 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý trong SGK. Cả lớp theo dõi SGK. - GV kiểm tra HS chuẩn bị ND cho tiết KC. - HS lập dàn ý câu truyện định kể. 3. Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: a) Kể chuyện theo cặp - Cho HS kể chuyện theo cặp, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - GV đến từng nhóm giúp đỡ, hướng dẫn. b) Thi kể chuyện trước lớp: - Các nhóm cử đại diện lên thi kể. Mỗi HS kể xong, GV và các HS khác đặt câu hỏi cho người kể để tìm hiểu về nội dung, chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện. - Cả lớp và GV nhận xét sau khi mỗi HS kể: +Nội dung câu chuyện có hay không? +Cách kể: giọng điệu, cử chỉ, +Cách dùng từ, đặt câu. - Cả lớp và GV bình chọn: +Bạn có câu chuyện hay nhất. +Bạn kể chuyện hay nhất. +Bạn kể chuyện có tiến bộ nhất. 4. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Dặn HS chuẩn bị trước cho tiết KC tuần sau. - 2 học sinh kể. Đề bài: Hãy kể về một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết. - HS đọc. - HS lập nhanh dàn ý câu chuyện định kể. - HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Đại diện các nhóm lên thi kể, khi kể xong thì trả lời câu hỏi của GV và của bạn. - Cả lớp bình chọn theo sự hướng dẫn của GV. Địa lí: Ôn tập I. Mục đích yêu cầu - Tìm được vị trí Châu Á, Châu Âu trên bản đồ. - Khái quát đặc điểm Châu Á, Châu Âu về: diện tích, địa hình, khí hậu, dân cư, hoạt động kinh tế. II. Đồ dùng dạy học - Bản đồ Địa lí tự nhiên thế giới. - Các lược đồ, hình minh hoạ từ bài 117 đến bài 31. - Phiếu học tập của HS. III. Các hoạt động dạy và học Hoạt động dạy Hoạt động học KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI - GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS. - GV giới thiệu bài: Trong bài học hôm nay chúng ta cùng ôn tập lại một số kiến thức, kĩ năng địa lí có liên quan đến châu á và châu âu. - 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi: + Em hãy nêu những nét chính về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, các sản phẩm chính của Liên bang Nga. + Vì sao Pháp sản xuất được rất nhiều nông sản. + Kể tên một số sản phẩm của ngành công nghiệp Pháp. Hoạt động 1: TRÒ CHƠI: " ĐỐI ĐÁP NHANH" - GV chọn 2 đội chơi, mỗi đội 7 HS đứng thành 2 nhóm ở 2 bên bảng, giữa bảng treo bản đồ Tự nhiên thế giới. - Hướng dẫn cách chơi và tổ chức chơi + Đội 1 ra câu hỏi về một trong các nội dung vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, các dãy núi lớn, các đồng bằng lớn, các con sông lớn của châu á hoặc châu âu. + Đội 2 nghe xong câu hỏi nhanh chóng dùng bản đồ tự nhiên thế giới để trả lời đội 1. Nếu đúng được bảo toàn số bạn chơi, nếu sai bạn trả lời sai bị loại khỏi trò chơi. + Sau đó đội 2 ra câu hỏi cho đội 1. Đội 1 trả, nếu đúng tất cả các thành viên được bảo toàn, nếu sai bạn trả lời bị loại khỏi cuộc chơi. + Mỗi đội được hỏi 7 câu hỏi. + Trò chơi kết thúc khi hết lượt nếu câu hỏi, đội nào còn nhiều thành viên hơn là đội thắng cuộc. - GV tổng kết, tuyên dương đội thắng cuộc. - Hs lập thành 2 đội chơi. - HS tham gia chơi. Một số câu hỏi ví dụ: 1. Bạn hãy chỉ và nêu vị trí địa lí của châu á. 2. Hãy chỉ và nêu giới hạn châu á các phía đông, tây, nam, bắc. ........................... Hoạt động 2: SO SÁNH MỘT SỐ YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI GIỮA CHÂU Á VÀ CHÂU ÂU - GV yêu cầu HS kẻ bảng như BT2/ 115 SGK vào vở và tự làm bài tập này. - GV theo dõi và giúp đỡ HS làm bài - GV gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng lớp. - GV nhận xét và kết luận phiếu làm đúng như sau: - HS làm việc cá nhân, 1 HS làm bài trên bảng lớp. - HS nêu câu hỏi khi cần GV giúp đỡ. - HS nhận xét và bổ sung ý kiến Tiêu chí Châu á Châu âu Diện tích b. Rộng 44 triệu km2, lớn nhất trong các châu lục a. Rộng 10 triệu km2 Khí hậu c. Có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới. d. Chủ yếu ở đới khí hậu ôn hoà. Địa hình e. Núi và cao nguyên chiếm diện tích, có đỉnh núi Ê-vơ-rét cao nhất thế giới g. Đồng bằng chiếm diện tích, kéo dài từ tây sang đông. Chủng tộc i. Chủ yếu là người da vàng h. Chủ yếu là người da trắng. Hoạt động kinh tế k. Làm nông nghiệp là chính. l. Hoạt động công nghiệp phát triển. CỦNG CỐ - DẶN DÒ - GV tổng kết nội dugn về châu á và châu âu. - Dặn dò HS về nhà ôn lại các kiến thức, kĩ năng đã học về châu á và châu âu, chuẩn bị cho bài châu phi. Giáo dục tập thể SINH HOẠT TUẦN 24 I. Mục tiêu: - Học sinh nắm được những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục trong tuần. - HS nắm được chủ đề hoạt động của tuần kế tiếp. - Có ý thức vươn lên trong học tập, ý thức giúp đỡ bạn cùng tiến bộ. II. Chuẩn bị: - Tổ trưởng tổng điểm thi đua của từng cá nhân trong tổ. III. Các hoạt động dạy- học: HĐ của thầy HĐ của trò A. Tổ chức: B. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của các tổ trưởng. 1. Tiến hành: a) Nêu mục đích yêu cầu giờ học. - Yêu cầu các tổ trưởng đọc nội dung theo dõi thi đua. - Giáo viên chốt lại phần kiểm điểm nổi bật, những vấn đề quan tâm. *Ưu điểm: .. .. *Nhược điểm: .. .. .. * Các em gương mẫu như. .. * Các em còn mắc nhiều lỗi như: . b) phương hướng tuần sau. - Tiếp tục duy trì sĩ số và nề nếp trong tuần, khắc phục một số hạn chế ở tuần trước. - Học chương trình tuần 24 theo thời khoá biểu. - 15 phút đầu giờ cần tăng cường hơn việc kiểm tra bài cũ, đọc và làm theo báo Đội. - Thực hiện tốt an toàn giao thông – Giữ vững an ninh học đường. - Theo dõi và giúp đỡ các bạn HS cá biệt - Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. - Học tập và rèn luyện nghiêm túc hơn.Vâng lời, giúp đỡ ông bà, cha mẹ . - Thực hiện theo kế hoạch của lớp và Đội đề ra. - Đi học đầy đủ sau khi nghỉ tết xong. 2. Vui văn nghệ. - Hát. - Lấy sổ theo dõi thi đua của tổ mình. - Lắng nghe. - Từng tổ đọc. - Cả lớp lắng nghe. - Nhận xét, bổ xung ý kiến. - Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân. - Vui văn nghệ. - Chơi trò chơi. Kí duyệt của tổ trưởng. ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: