Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 25 năm 2011

Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 25 năm 2011

I. Mục tiêu

- Giúp HS :

- Biết tên gọi,kí hiệu của các đợn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa chúng.

- Biết một năm nào đó thuộc thế kỉ nào.

-Đổi đơn vị đo thời gian.

II. Các đồ dùng dạy - học

- Bảng đơn vị đo thời gian phóng to.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 45 trang Người đăng huong21 Lượt xem 740Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 25 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Ngày soạn:18/02/2011
Ngày giảng:28/02/2011 
Toán (T.121)
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN
I. Mục tiêu
- Giúp HS : 
- Biết tên gọi,kí hiệu của các đợn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa chúng.
- Biết một năm nào đó thuộc thế kỉ nào.
-Đổi đơn vị đo thời gian.
II. Các đồ dùng dạy - học
- Bảng đơn vị đo thời gian phóng to.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
-Gọi học sinh lên bảng làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm ở tiết trước.
-Giáo viên nhận xét,ghi điểm.
*Biểu điểm:Học sinh làm đúng mỗi phếp tính 3 điểm.đáp số 1 điểm.
- 2. Dạy học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
- Trong tiết học toán này chúng ta cùng ôn tập các đợn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa chúng.
2.2. Hướng dẫn ôn tập về các đơn vị đo thời gian.
a, Các đơn vị đo thời gian.
- GV yêu cầu : Hãy kể tên các đơn vị đo thời gian mà các em đã được học.
- GV treo bảng phụ có nội dung như sau :
1 Thể kỉ = .....năm
1năm = ....tháng
1 năm thường = .... ngày
1 năm nhuận = .... ngày
Cứ .....năm lại có 1 năm nhuận.
Sau ..... năm không nhuận thì đến 1 năm nhuận.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và điền số thích hợp và chỗ trống.
- GV hỏi :
+ Biết năm 2000 là năm nhuận, vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào ?
+ Kể tên 3 năm nhuận tiếp theo của năm 2004 ?
+ Em có nhận xét gì về chỉ số các năm nhuận ?
+ Em hãy kể tên các tháng trong năm ?
+ Em hãy nêu các ngày của các tháng.
- GV giảng thêm về cách nhớ các ngày của các tháng :
+ Từ tháng 1 đến tháng 7 : Không tính tháng 2, các tháng lẻ có 31 ngày, các tháng chẵn có 30 ngày.
Từ tháng 8 đến tháng 12 : Các tháng chẵn có 31 ngày, các tháng lẻ có 30 ngày.
+ Tháng Hai năm thường có 28 ngày, năm nhuận có 29 ngày.
- GV treo bảng phục có nội dung sau :
1 Tuần lễ = .... ngày
1 ngày = ..... giờ
1 giờ = .... phút
1 phút = .... giây.
- Gv yêu cầu HS điền số thích hợp vào chỗ trống.
 - GV yêu cầu HS đọc lại bảng đơn vị đo thời gian.
b, Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian
- GV treo bảng phụ có sẵn nội dung bài tập đổi đơn vị đo thời gian như sau :
a, 1,5 năm = .... tháng
b, 0,5 giờ = ..... phút
c, giờ = .... phút
d, 126 phút = ..... giờ ....phút = ..... giờ
 - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV yêu cầu HS giải thích cách đổi trong từng trường hợp trên.
- GV nhận xét cách đổi của HS, giảng lại những trường hkợp HS trình bày chưa rõ ràng.
2.3. Luyện tập thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài. Nhắc HS dùng chữ số La Mã để ghi thế kỉ. 
- GV mời HS tiếp nối nhau đọc bài làm.
- GV nhận xét bài làm của HS.
 Bài 2
- Yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó yêu cầu HS cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- GV nhận xét và cho điểm 2 HS vừa làm bài trên bảng.
Bài 3(Phần b dành cho học sinh khá,giỏi)
- GV cho HS tự làm, sau đó mời HS đọc bài trước lớp để chữa bài.
 - HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS đọc bài làm cho cả lớp theo dõi chữa bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố - Dặn dò.
- Em hãy nêu lại các đơn vị đo thời gian đã học?
- Hướng dẫn HS làm bài ở nhà: Làm các bài tập 1,2,3 tuơng tự các bài tập trong SGK và chuẩn bị bài sau: Cộng số đo thời gian (đọc kĩ phần ví dụ và tập làm các bài tập ra vở chuẩn bị) 
- GV nhận xét tiết học.
- HS làm bài.
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
 - HS nối tiếp nhau kể cho đến khi đủ các đơn vị đo thời gian đã học.
- HS đọc nội dung bài tập trên bảng phụ.
 - 1 HS lên bảng điền số. HS cả lớp làm vào giấy nháp. Sau đó thống nhất bảng đúng như sau : 
1 Thể kỉ = 100 năm
1năm = 12 tháng
1 năm thường = 365 ngày
1 năm nhuận = 366 ngày
Cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận.
Sau 3 năm không nhuận thì đến 1 năm nhuận.
- HS nối tiếp nhau trả lời :
+ Năm nhuận tiếp theo là năm 2004.
+ Dó là các năm 2008, 2012, 2016.
+ Chỉ số các năm nhuận là số chia hết cho 4.
+ Các tháng trong năm là : Tháng Một, Tháng Hai, Tháng Ba, Tháng Tư, Tháng Năm, Tháng Sáu, Tháng Bảy, Tháng Tám, Tháng Chín, Tháng Mười, Tháng Mười Một, Tháng Mười Hai.
+ Các tháng có 30 ngày : Tháng Tư, Tháng Sáu, Tháng Chín, Tháng Mười Một. 
Các tháng có 31 ngày : Tháng Một, Tháng Ba, Tháng Năm, Tháng Bảy, Tháng Tám, Tháng Mười, Tháng Mười Hai.
+ Tháng Hai :năm thường có 28 ngày, năm nhuận có 29 ngày.
- HS lắng nghe.
- 1 HS lên bảng điền. HS cả lớp làm bài vào vở, sau đó nhận xét bài làm của bạn trên bảng và đi đến thống nhất kết quả như sau : 
1 Tuần lễ = 7ngày
1 ngày = 24giờ
1 giờ = 60 phút
1 phút = 60 giây.
- 1 HS đọc to cho cả lớp nghe.
- HS đọc nội dung bài tập, sau đó 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.
a, 1,5 năm = 18 tháng
b, 0,5 giờ = 30 phút
c, giờ = 40 phút
d, 126 phút = 3 giờ 36 phút = 3,6 giờ
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- 4 HS lần lượt nêu cách đổi của 4 trường hợp.
- 1 HS đọc to cho cả lớp cùng nghe. Sau đó HS cả đọc lại đề bài trong SGK.
- HS làm bài tập.
- Mỗi HS nêu 1 sự kiện, kèm theo nêu số năm và thế kỉ xảy ra sự kiện đó. 
- Kính Viễn Vọng - 1671 - XVII.
- Bút chì: 1794- XVIII.
- Đầu máy xe lửa: 1804- XIX.
- Xe đạp: 1869 - XIX.
- Ô tô: 1886 - XIX
- Máy bay: 1903 - XX
- Máy tính diện tử: 1946 - XX
- Vệ tính nhân tạo: 1957 - XX
- Bài tập yêu cầu đổi các đơn vị đo thời gian.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a, 6năm = 72 tháng b, 3 giờ = 120 phút
4năm2tháng=50 tháng 1,5giờ= 90phút
3 năm rưỡi= 42thán giờ = 45 phút
3ngày = 72giờ 6phút = 360 giây
0,5 ngày = 12 giờ phút = 30giây
3ngày rưỡi= 84giờ 1giờ= 3600giây
- Theo dõi chữa bài của GV, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
a,72phút=1,2giờ b,30giây= 0,5phút
270phút=4,5giờ 135giây=2,25phút
- 2 HS nhắc lại.
- HS chuẩn bị bài sau. 
- HS lắng nghe.
Tập đọc.
PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I. Mục tiêu.
1. Đọc thành tiếng
- Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào,ca ngợi.
2. Đọc - hiểu
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: đền Hùng, Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, ngã Ba Hạc, ngọc phả, chi, đất tổ,...
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ tráng lệ của đền Hùng và vùng đất tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
II. Đồ dùng dạy – học.
- Tranh minh hoạ trang 67, 68 SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS đọc từng đoạn của bài Hộp thư mật và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
*Biểu điểm : đọc đúng diễn cảm: 8 điểm
 Trả lời đúng : 2 điểm
2. Dạy - học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
- Yêu cầu HS mở SGK trang 67, quan sát tranh, đọc tên chủ điểm và nói suy nghĩ của em về chủ điểm.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu : Qua bài truyện kể lịch sử, truyện kể về danh nhân đất Việt các em đã thấy được đất nước Việt Nam ta có bề dày lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Mỗi bài học, mỗi câu chuyện như đưa chúng ta về cuội nguồn của dân tộc. Bài tập đọc Phong cảnh đền Hùng sẽ đưa chúng ta lên thăm vùng đất tổ.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc
- Gọi 1 học sinh đọc toàn bài.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài (đọc 2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có)
- Chú ý cách ngắt nhịp các câu dài.
- Gọi HS đọc phần Chú giải

- GV dùng tranh minh hoạ trang 68, SGK để giới thiệu về vị trí của đền Hùng.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - báo cáo
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu, chú ý giong đọc như sau :
- 4 HS đọc bài nối tiếp và lần lượt trả lời các câu hỏi theo SGK.
- Lắng nghe.
- Một học sinh đọc
- 3 HS đọc bài theo thứ tự :
+ HS 1 : Đền Thượng ... chính giữa.
+ HS 2 : Làng của các vua Hùng ... đồng bằng xanh mát.
+ HS 3 : Trước đền Thượng ... rửa mặt, soi gương.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Quan sát, lắng nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc từng đoạn.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
+ Toàn bài đọc với giọng to vừa phải, nhịp điệu khoan thai, giọng đọc trang trọng, tha thiết.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp uy nghiêm của đền Hùng, vẻ hùng vĩ của cảnh vật thiên nhiên vùng đất tổ tiên và niềm thành kính tha thiết đối với đất Tổ, với tổ tiên : chót vót, rực rỡ, nhiều màu sắc, dập dờn, múa quạt, xoè hoa, uy nghiêm, kề bên, ẩn, thật là đẹp, vòi vọi, trấn giữ, sừng sững, đỡ lấy, đánh thắng, mải miết, gặp gỡ, xanh mát, năm gang, thề, giữ vững, che mát, toả hương thơm, trong xanh...
b, Tìm hiểu bài
- GV chia HS thành các nhóm yêu cầu HS trong nhóm đọc thầm bài, trao đổi và trả lời các câu hỏi
- Các câu hỏi tìm hiểu bài :
+ Bài văn viết về cảnh vật gì ? ở đâu ?
+ Hãy kể những điều em biết về Vua Hùng.
- Giảng : Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân phong cho người con trai trưởng làm vua nước Lang, Xưng là Hùng Vương truyền được 18 đời, trị vì 2621 năm, từ năm 2879 trước công nguyên. Đền Hùng nằm ở vị trí sơn thuỷ hữu tình rất nên thơ.
+ Em hãy tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.
+ Những từ ngữ đó, gợi cho em thấy cảnh thiên nhiên ở đền Hùng ra sao ?
+ Bài văn đã gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết nào về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ?
- GV ghi lên bảng các truyền thuyết.
+ Hãy kể ngắn gọn về các truyền thuyết mà em biết.
+ Em hiểu câu ca dao sau như thế nào :
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
+ Dựa vào nội dung tìm hiểu được, em hãy nêu nội dung chính của bài.
- Ghi nội dung chính lên bảng.
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp toàn bài, nhắc HS theo dõi tìm cách đọc phù hợp.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2.
+ Treo bảng phụ có viết sẵn đoạn văn. 
+ Đọc mẫu đoạn văn.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
3. Củng cố - Dặn dò.
- 1 HS đọc lại toàn bài và nêu nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Cửa sông (đọc kĩ yêu cầu bài và học thuộc lòng bài thơ, tìm hiểu nội dung bài qua các câu hỏi gợi ý cuối bài). GV đọc mẫu bài và nêu cách đọc bài như sau: Toàn bài đọc giọng tha thiết, tình cảm, nhẹ nhàng. Nhấn giọng những từ ngữ: không then khoá, khép lại, mênh mông, bao nỗi, đợi chờ, cần mẫn, gửi lại, ùa ra, bạc đầu, vị ngọt, nước lợ nông sâu, đẻ trứng, búng càng, uốn cong, lấp loá, chào mặt đất, ngân lên, tiễn người,

- HS trao đổi trong đổi trong n ...  lớn của châu phi: sông Nin, Ni-giê, Côn -gô, Dăm-be-di.
+ Hồ Sát ở bồn địa Sát
+ Hồ Vic-to-ri-a.
- Mỗi câu hỏi 1 HS trình bày.
- 1 HS trình bày trước lớp.
Hoạt động 3: KHÍ HẬU VÀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN CHÂU PHI
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm cùng đọc SGK, thảo luận để hoàn thành phiếu học tập
- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.
- HS chia nhóm, mỗi nhóm 6 HS, cùng đọc SGK và thảo luận để hoàn thành các bài tập của phiếu.
- Các nhóm HS làm việc.
PHIẾU HỌC TẬP
Bài 23: Châu Phi
 Các em hãy cùng đọc SGK, xem các hình minh hoạ và thảo luận để làm các bài tập sau:
1. Điền các thông tin sau vào ô trống thích hợp trong sơ đồ:
a) Khô và nóng bậc nhất thế giới.
b) Rộng 
c) Vành đai nhiệt đới.
d) Không có biển ăn sâu vào đất liền.
 Sơ đồ tác động của địa lí, đặc điểm lãnh thổ đến khí hậu của châu phi.
Châu Phi
1)
2)
3)
(4)
2. Hoàn thành bảng thống kê sau
Cảnh thiên nhiên châu phi
Đặc điểm khí hậu, sông ngòi, động thực vật.
Phân bố
Hoang mạc Xa-ha-ra
- Khí hậu khô và nóng nhất thế giới.
- Hầu như không có sông ngòi, hồ nước.
- Thực vật và động vật nghèo nàn.
Vùng Bắc Phi
Rừng râm nhiệt đới
- Có nhiều mưa.
- Có các con sông lớn, hồ nước lớn.
- Rừng cây rậm rạp, xanh tốt, động thực vật phong phú.
Vùng ven biển, bồn địa Côn-gô
Xa - van
- Có ít mưa.
- Có một vài con sông nhỏ.
- Thực vật chủ yếu là cỏ, cây bao báp sống hàng nghìn năm.
- Chủ yếu là các loài động vật ăn cỏ.
Vùng tiếp giáp với hoang mạc Xa-ha-ra, cao nguyên Đông Phi, bồn đại Ca-la-ha-ri.
 - GV gọi nhóm đã làm bài trên bảng nhóm lên trình bày.
- GV sửa chữa câu trả lời cho HS.
Đáp án
1) 1,2,3 - b,c,d
 4-a
- 1 nhóm trình bày.
2) Phần in nghiêng trong bảng làn phần HS làm.
- GV yêu cầu HS dựa vào nội dung phiếu học tập để trả lời các câu hỏi.
+ Vì sao ở hoang mạc Xa-ha-ra thực vật và động vật lại rất nghèo nàn?
+Vì sao ở xa-van động vật chủ yếu là các loài động vật ăn cỏ?
- Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời nêu ý kiến,cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
+ Hoang mạc có khí hậu khô nóng nhất thế giới àsông ngòi không có nước àcây cối, động vật không phát triển được.
+ Xa- van có ít mưa àđồng có và cây bụi phát triển àlàm thức ăn cho động vật ăn cỏ phát triển.
- Kết luận: Phần lớn diện tích châu Phi là hoang mạc và các xa-van, chỉ có một phần ven biển và gần hồ Sát, bồn địa Côn-gô là rừng rậm nhiệt đới. Sở dĩ như vậy vì khí hậu của châu Phi rất khô, nóng bậc nhất thế giới nên cả thực vật và động vật đều rất phát triển.
CỦNG CỐ- DẶN DÒ
- GV tổ chức cho Hs kể những câu chuyện, giới thiệu những bức ảnh, thông tin đã sưu tầm được về hoang mạc Xa-ha-ra, các xa-van và rừng rậm nhiệt đới ở châu phi.
- Nhận xét, khen ngợi các HS sưu tâm được nhiều tranh ảnh, thông tin hay.
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
========================================
Kể chuyện
VÌ MUÔN DÂN
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Biết phối hợp lời kể với nét mặt, của chỉ điệu bộ.
- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi Trần Hưng Đạo đã vì đại nghĩa mà xoá bỏ hiềm khích cá nhân với Trần Quang Khải để tạo nên khối đoàn kết chống giặc. Từ đó, HS hiểu thêm một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó là truyền thống đoàn kết.
- Biết lắng nghe, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ trang 73 SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Yêu cầu HS kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em chứng kiến hoặc tham gia.
*Biểu điểm: kể đúng, hay : 10 điểm
2. Dạy - học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
- 2 HS kể chuyện trước, cả lớp nghe và nhận xét.
Giới thiệu: Tiết kể chuyện hôm nay các em cùng nghe kể chuyện về Trần Hưng Đạo. Đây là một câu chuyên có thật trong lịch sử nước ta. Trần Hưng Đạo là anh hùng dân tộc có công giúp các vua nhà Trần ba cuộc xâm lược của giặc Nguyên - Mông. Không chỉ vậy Trần Hưng Đạo còn có một tính cách đẹp, đáng học tập và trân trọng. Nét tính cách đó là gì? Các em cùng nghe cô kể chuyện.
2.2. GV kể chuyện
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa, đọc thầm các yêu cầu trong SGK.
- GV kể lần 1: Giọng thong thả, chậm rãi.
- Viết bảng và giải thích các từ.
+Tị hiểm: nghi ngờ, không tin nhau, tránh không quan hệ với nhau.
+Quốc công Tiết chế: chỉ huy cao nhất của quân đội.
+ Chăm pa: một nước ở phía Nam nước Đại Việt bấy giờ (từ Đà Nẵng đến Bình Thuận ngày nay)
+Sát thát: Giết giặc Nguyên.
- Giải thích sơ đồ quan hệ gia tộc của các nhân vật trong truyện trên bảng phụ.
- GV kể lần 2: vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng.
2.3. Hướng dẫn kể chuyện.
a) Kể chuyện trong nhóm.
- Yêu cầu HS dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, nêu nội dung của từng tranh.
- Gọi HS phát biểu. GV kết luận, ghi nhanh lên bảng.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, tìm nội dung chính của từng tranh.
- HS nối tiếp nhau phát biểu, bổ sung về nội dung chính của từng tranh, cho hoàn chỉnh
+ Tranh 1: Cha của Trần Quốc Tuấn trước khi qua đời dặn con phải giành lại ngôi vua. Trần Quốc Tuấn không cho điều đó là phải, nhưng thương cha nên gật đầu.
+ Tranh 2: Năm 1284, giặc Nguyên sang xâm lược nước ta.
+ Tranh 3: Trần Quốc Tuấn mời Trần Quang Khải xuống thuyền của mình ở bến Đông để cùng nhau bàn kế đánh giặc.
+ Tranh 4: Trần Quốc Tuấn tự tay dội nước tắm cho Trần Quang Khải, khéo léo cởi bỏ mâu thuẫn gia tộc.
+ Tranh 5: Theo lời Trần Quốc Tuấn, vua mở hội nghị Diên Hồng triệu tập các vị bô lão từ mọi miền đất nước.
+ Tranh 6: Cả nước đoàn kết một lòng nên giặc Nguyên bị đánh tan.
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm, mỗi nhóm HS kể theo nội dung của từng tranh. GV đi giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm, đảm bảo HS nào cùng được kể chuyện.
- Yêu cầu HS: Sau khi các bạn trong nhóm đều đã được kể, các em hãy cùng trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
b) Thi kể chuyện trước lớp.
- Tổ chức cho các nhóm thi kể chuyện trước lớp theo hình thức nối tiếp.
- Nhận xét, cho điểm HS kể tốt.
- Tổ chức cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện.
- Nhận xét, cho điểm HS kể tốt.
c) Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV nêu câu hỏi:
+ Câu chuyện kể về ai?
+ Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì?
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?
+ Câu chuyện khiến em suy nghĩ gì về truyền thống đoàn kết của dân tộc?
+ Chuyện gáyẽ xảy ra nếu vua tôi nhà Trần không đoàn kết chống giặc?
+ Em biết những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nào nói về truyền thống đoàn kết của dân tộc?
- 4 HS tạo thành 1 nhóm. Khi 1 HS kể các HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét, sửa lỗi cho bạn.
- HS hỏi- đáp trong nhóm về ý nghĩa câu chuyện.
- 2 nhóm HS thi kể, mỗi nhóm 6 HS nối tiếp nhau kể chuyện.
- HS cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm kể tốt, bạn kể hay.
- 3 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu và bình chọn bạn kể hay nhất.
- HS nối tiếp nhau trả lời theo ý kiến của mình.
+ Câu chuyện kể về Trần Hưng Đạo.
+ Câu chuyện giúp em hiểu về truyền thống đoàn kết, hoà thuận của dân tộc ta.
+ Ca ngợi Trần Hưng Đạo đã vì đại nghĩa mà xoá bỏ hiềm khích cá nhân với Trần Quang Khải để tạo nên khối đoàn kết chống giặc.
+ Đoàn kết là sức mạnh vô địch. Nhờ đoàn kết chúng ta đã chiến thắng được kẻ thù.
+ Nếu không đoàn kết thì mất nước.
+ Nối tiếp nhau phát biểu.
3. Củng cố - Dặn dò.
- Hỏi: Vì sao câu chuyện có tên là " Vì muôn dân"?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị câu chuyện nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc ta.
================================
Giáo dục tập thể
SINH HOẠT TUẦN 25
. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục trong tuần.
- Có ý thức vươn lên trong học tập, ý thức giúp đỡ bạn cùng tiến bộ.
II. Chuẩn bị:
- Tổ trưởng tổng điểm thi đua của từng cá nhân trong tổ.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra: Sự chuẩn bị của các tổ trưởng.
3.Tiến hành:
a. Nêu mục đích yêu cầu giờ học.
- Yêu cầu các tổ trưởng đọc nội dung theo dõi thi đua.
- Giáo viên chốt lại phần kiểm điểm nổi bật, những vấn đề quan tâm.
+Ưuđiểm:.......................................................................................
.......................................................................................................
+Nhược điểm:................................................................................
.......................................................................................................
-Khen những học sinh có tiến bộ trong học tập và trong các hoạt động:..............................................................................................
-Nhắc nhở những em chưa cố găng,động viên các em tich cực học tập:........................................................................................
b. Đề ra phương hướng biện pháp.
- Duy trì tốt nề nếp.
- Giúp đỡ bạn yếu.
-Rèn chữ viết cho học sinh.
-Ôn luyện cho học sinh chuẩn bị giao lưu văn toán tuổi thơ,lịch sử.ôn chuẩn bị thi GHKI.
- Tích cực hoạt động trong các giờ học.
-Thăm hỏi gia đình học sinh.
- Thực hiện tốt ATGT.
c. Vui văn nghệ.
- Hát.
- Lấy sổ theo dõi thi đua của tổ mình.
- Lắng nghe.
- Từng tổ đọc.
- Cả lớp lắng nghe.
- Nhận xét, bổ xung ý kiến.
- Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Vui văn nghệ.
- Chơi trò chơi.
 Ngày 28 tháng 02 năm 2011.
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 25.doc