Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 26

Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 26

I. MỤC TIÊU:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.

 - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó. (Trả lời các câu hỏi trong SGK).

 - GDKNS: Rèn kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng nhận thức (tôn trọng thầy, cô giáo)

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 19 trang Người đăng huong21 Lượt xem 584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Thứ hai, ngày 04 tháng 03 năm 2013
BUỔI SÁNG
TẬP ĐỌC : NGHĨA THẦY TRÒ
I. MỤC TIÊU:
 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.
 - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó. (Trả lời các câu hỏi trong SGK). 
 - GDKNS: Rèn kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng nhận thức (tôn trọng thầy, cô giáo)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Cửa sông
- Gọi - Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: Nghĩa thầy trò.
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài.
- Gọi 1 học sinh đọc các từ ngữ chú giải trong bài.
- Gọi 1 HS đọc các từ ngữ chú giải.
- GV giúp các em hiểu nghĩa các từ này.
- GV chia bài thành 3 đoạn để học sinh luyện đọc.
- Giáo viên theo dõi, uốn nắn, hướng dẫn cách đọc các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn đo phát âm địa phương.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài, giọng nhẹ nhàng, chậm rãi trang trọng thể hiện cảm xúc về tình thầy trò.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, giảng giải
’ Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì? 
’ Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó ?
* GV nhận xét, kết luận ý kiến đúng 
’ Câu hỏi 4 SGK trang 80.
Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm.
* GV hướng dẫn cách đọc toàn bài.
* GV treo bảng phụ (ghi sẵn đoạn 1)
* Giáo viên đọc diễn cảm đoạn:
- GV gạch dưới các từ cần nhấn giọng.
- Cho học sinh đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Dặn : Luyện đọc lại bài.
- Nhận xét tiết học 
2 HS đọc thuộc lòng 2 - 3 khổ thơ và cả bài thơ trả lời câu hỏi ở SGK.
 HS khác nhận xét.
- 1 HS khá đọc bài, cả lớp đọc thầm.
- Cả lớp đọc thầm từ ngữ chú gải, 1 học sinh đọc to cho các bạn nghe.
- Học sinh tìm thêm những từ ngữ chưa hiểu trong bài (nếu có).
- Nhiều HS tiếp nối nhau luyện đọc theo từng đoạn (2 lượt)
- HS chú ý phát âm chính xác các từ ngữ hay lẫn lộn có âm tr, âm a, âm gi 
- Cả lớp đọc thầm và trả lời.
 để mừng thọ thầy ’ thể hiện lòng yêu quí kính trọng thầy, người đã dạy dỗ, dìu dắt họ trưởng thành.
HS thảo luận theo bàn.
* Hết thời gian thảo luận, đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
* Cả lớp nhận xét. 
- Thảo luận và trả lời.
- Nêu nội dung, ý nghĩa của bài.
* HS đọc diễn cảm.
* HS đọc nối tiếp
* HS nhận xét rút ra cách đọc 
* HS thi đua đọc diễn cảm.
- Lần lượt từng nhóm thi đọc diễn cảm.
- Lớp nhận xét,chọn bạn đọc hay nhất.
- Chuẩn bị: “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.”
.
TOÁN: CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ
I. MỤC TIÊU:	
 - Biết thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
 - Vận dụng vào giải các bài toán có nội dung thực tế.
 - Cả lớp làm bài 1; HSKG làm thêm bài 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Bảng phụ, bảng học nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. KT bài cũ: 
- GV nhận xét, sửa chữa.
2. Bài mới: 
HĐ1: H.dẫn thực hiện phép chia thời gian cho một số.
VD1: GV h.dẫn HS đặt tính và tính.
42 phút 30 giây 3
 12 14 phút 10 giây
 0 30 giây
 00
VD2: H.dẫn HS đặt tính và tự tính.
 7 giờ 40 phút 4
 3 giờ = 180 phút 1 giờ 55 phút
 220 phút
 20
 0
HĐ2: Luyện tập.
Bài 1: 
- GV hướng dẫn HS thực hiện: 
( Chú ý bài d. 18,5 phút : 6 Chia như chia STP cho STN)
- GV chấm bài, nhận xét, kết luận và khen những bài làm tốt. 
Bài 2: * GV hướng dẫn HS thực hiện: 
’ Người thợ làm việc từ lúc nào ?
’ Người thợ làm việc đến khi nào?
’ Muốn biết klàm 1 dụng cụ hết bao nhiêu thời gian chúng ta phải làm như thế nào?
- GV chấm bài, nhận xét, kết luận và khen những bài làm tốt. 
3.Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại cách chia số đo thời gian cho một số.
- Dặn HS ôn bài, chuẩn bị cho bài sau.
- 2 HS làm lại BT 1 tiết 126.
- HS đọc ví dụ và nêu phép tính tương ứng: 
42 phút 30 giây : 3 = ?
- HS đặt tính và thực hiện, kết luận: 
42 phút 30 giây : 3 = 14 phút 10 giây
- HS thực hiện tương tự VD1.
- Kết luận: 7 giờ 40 phút : 4 = 1 giờ 55 phút
- HS nêu cách chia số đo thời gian cho một số.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Lần lượt 4 HS làm bảng làm (mỗi HS làm 1 bài)
- HS cả lớp làm vào vở. HS sửa bài. 
- Cả lớp nhận xét. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS tóm tắt bài toán.
 HS nêu
- 1 HS làm bảng, HS làm vào vở. 
Bài giải:
Thời gian người đó làm 1 dụng cụ là:
(12 giờ – 7 giờ 30 phút) : 3 = 1 giờ 30 phút
 Đáp số: 1 giờ 30 phút
- Cả lớp nhận xét. 
- 2 HS nêu.
..
ĐẠO ĐỨC: EM YÊU HOÀ BÌNH (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: Nêu được những điều tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em.
 - Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày.
 - Yêu hòa bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
 - Biết được ý nghĩa của hòa bình; Biết trẻ em có quyền sống trong hòa bình và tham gia các hoạt đông phù hợp với bản thân.
 - KNS: Kĩ năng xác định giá trị (nhận thức được giá trị của hòa bình, yêu hòa bình. Kĩ năng hợp tác với bạn bè. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt động hòa bình, chống chiến tranh ở Việt Nam và trên thế giới. Kĩ năng trình bày suy nghĩ / ý tưởng về hòa bình và bảo vệ hòa bình. LấyCC1, 2, 3 của NX 8 : Cả lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Tranh, ảnh về cuộc sống ở vùng có chiến tranh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: Cho HS hát bài “Trái đất này là của chúng mình” Bài hát muốn nói lên điều gì ? Để trái đất mãi tươi đẹp ,yên bình chúng ta cần phải làm gì?
2. Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (T37) N1,2,3: Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em ở các vùng có chiến tranh ? 
- N4,5,6: Những hậu quả mà chiến tranh để lại 
Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (bài 1)
- Yêu cầu học sinh đọc bài tập 1 làm việc cá nhân bày tỏ thái độ qua thẻ quy ước (tán thành giơ màu xanh, không tán thành giơ màu đỏ )
Kết luận: Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình. 
Hoạt động 3 : Làm bài tập 2 SGK
- Y/c HS thảo luận nhóm 2, cho biết những việc làm, hành động nào thể hiện lòng yêu hoà bình. 
Hoạt động 4: Việc cần làm để bảo vệ hoà bình . (BT3)
3. Củng cố, dặn dò: Qua các hoạt động trên, các em có thể rút ra bài học gì?
- Y/c HS đọc ghi nhớ. 
- Sưu tầm tranh, ảnh, bài báo, băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và thế giới. Sưu tầm thơ, truyện,... về chủ đề “Yêu hoà bình”.
- Nhận xét tiết học. 
- Bài hát thể hiện tình đoàn kết của các thiếu nhi thế giới. Giữ cho trái đất mãi màu xanh hoà bình.
* Kĩ năng xác định giá trị (nhận thức được giá trị của hòa bình, yêu hòa bình).
- Cuộc sống của người dân ở vùng chiến tranh sống khổ cực. Đặc biệt có những tổn thất lớn mà trẻ em phải gánh chịu như: mồ côi cha, mẹ, thương tích, làm phế, sống bơ vơ mất nhà, mất cửa. Nhiều trẻ em ở độ tuổi thiếu niên phải đi lính, cầm súng giết người. 
+ Cướp đi sinh mạng: Cuộc chiến tranh do đế quốc Mỹ gây ra ở VN có gần 3 triệungười chết; 4,4 triệu người bị tàn tật, 2 triệu người nhiễm chất độc da cam. 
KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt động hòa bình, chống chiến tranh ở Việt Nam và trên thế giới. 
- a,d: tán thành. b, c: không tán thành 
*KNS: Kĩ năng hợp tác với bạn bè. 
- Việc làm b, c ,e, i
KNS: Kĩ năng trình bày suy nghĩ / ý tưởng về hòa bình và bảo vệ hòa bình.
- Vẽ tranh, mít tinh phản đối chiến tranh; lấy chữ kí phản đối chiến tranh
 - Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình.
- Trẻ em cũng có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Đọc ghi nhớ.
- Vẽ tranh về chủ đề “Yêu hoà bình”.
- Chuẩn bị: Em yêu Hoà Bình (T 2) 
............................................................................
CHÍNH TẢ: (Nghe - viết): LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG
I. MỤC TIÊU: 
 - Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn.
 - Tìm được các tên riêng theo yêu cầu của BT2 và nắm vững qui tắc viết hoa tên riêng nước ngoài, tên ngày lễ.
 - Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Giấy khổ to viết sẵm quy tắc viết hoa tên người tên địa lý ngoài. Giấy khổ to để học sinh làm bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe, viết.
- Giáo viên đọc toàn bài chính tả.
- GV gọi 2 HS lên viết bảng, đọc cho HS viết các tên riêng trong bài chính tả như: Chi-ca-gô, Mĩ, Niu Y-ooc, Ban-ti-mo, Pit - sbơ-nơ
- GV nhận xét, sửa chữa yêu cầu cả lớp tự kiểm tra và sửa bài.
- GV gọi 2 HS nhắc lại quy tắc, viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài.
- Giáo viên dán giấy đã viết sẵn quy tắc.
- Giáo viên đọc từng câu hoặc từng bộ phận trong câu học sinh viết.
- Giáo viên đọc lại toàn bài chính tả.
- GV chấm 7 – 10 bài rồi nhận xét, sửa lỗi phổ biến.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài.
- Giáo viên nhận xét, chỉnh lại.
- Giải thích thêm: Quốc tế ca thuộc nhóm tên tác phẩm, viết hoa chữ cái đầu tiên.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
- Chuẩn bị: “Nhớ – viết: Cửa sông”
- 1 HS nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Học sinh lắng nghe.
- HS cả lớp đọc thầm bài chính tả, chú ý đến những tiếng mình viết còn lẫn lộn, cách viết tên người, tên địa lý nước.
- Cả lớp viết nháp.
- HS nhận xét bài viết trên bảng.
- 2 HS nhắc lại.
- HS đọc lại quy tắc.
- HS viết bài.
- Từng cặp HS đổi vở cho nhau để soát lỗi còn lẫn lộn.
- 1 học sinh đọc bài tập. 
- Cả lớp đọc thầm – suy nghĩ làm bài cá nhân, các em dùng bút chì gạch dưới các tên riêng tìm được và giải thích cách viết tên riêng đó.
- Học sinh phát biểu.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
.................................................................****.....................................................................
BUỔI CHIỀU
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUYỀN THỐNG
I. Mục tiêu:
Biết một số từ liên quan đến truyền thống dân tộc. 
 - Hiểu nghĩa của từ ghép Hán Việt: Tuyên thống gồm từ truyền và từ thống.
 Tích cực hoá vốn từ về truyền thống dân tộc bằng cách sử dụng được chúng để đặt câu.
Giam tải: Không làm bài tập 1
II Chuẩn bị: Giấy A2 ... 
 - Viết sẵn nội dung của bài tập 1 (phần luyện tập), viết đoạn a – b – c (BT2).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: MRVT: Liên kết các câu trong bài bằng phép lặp.
2. Bài mới: 
Bài 1: GV treo bảng phụ lên, mời 1 HS lên gạch dưới những từ ngữ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương; nêu tác dụng của việc dùng nhiều từ ngữ thay thế. 
GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2: 
- GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của BT:
+Xác định những từ ngữ lặp lại.
+Thay thế những từ ngữ đó bằng đại từ hoặc từ cùng nghĩa.
-GV nhận xét, chốt ý làm đúng.
Bài 3: (Không dạy )
- GV nhận xét, chấm điểm những đoạn văn HS viết tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- Dặn những HS viết đoạn văn BT3 chưa tốt thì về nhà viết lại cho tốt hơn.
- Nhận xét tiết học.	 
- 1 em làm lại BT3, tiết 51.
- 1 HS đọc yc bài tập.
- HS đánh số thứ tự các câu văn; đọc thầm lại bài, làm bài.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét bài làm trên bảng.
- 1 HS đọc nd bài tập.
- HS làm bài theo nhóm vào giấy nháp.
- Các nhóm phát biểu ý kiến. Cả lớp cùng nhận xét bổ sung.
- 1 HS đọc yc bài tập.
- Vài HS giới thiệu người hiếu học mà mình chọn viết.
- HS viết đoạn văn vào vở.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn, nói rõ từ ngữ thay thế các em sử dụng để liên kết câu.
- HS nhắc lại nd bài.
 ............................................................................
TOÁN: VẬN TỐC
I. MỤC TIÊU:	
 - Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vị đo vận tốc.
 - Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
 - Cả lớp làm bài 1, 2. 
 - Giáo dục HS tính chính xác, khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Bảng phụ, bảng học nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Luyện tập chung.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: “Vận tốc”.
Hoạt động 1: Giới thiệu khái quát vận tốc.
- GV nêu bài toán 1 ở SGK.
- Gọi HS nêu cách làm tính và trình bày lời giải bài toán.
- GV giảng để HS hiểu về vận tốc.
- Ghi bảng: Vận tốc của ô tô là:
 170 : 4 = 42,5 (km/giờ)
- Nhấn mạnh đơn vị vận tốc.
- H.dẫn HS hình thành công thức tính vận tốc.
 v = s : t 
- Cho HS ước lượng vận tốc của người đi bộ, xe máy, ô tô.
- GV nêu ý nghĩa của khái niệm vận tốc: để chỉ rõ sự nhanh hay chậm của 1 chuyển động.
- GV nêu Bài toán 2-SGK và h.dẫn HS giải.
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: - GV nêu đề toán.
- Nhận xét, sửa bài:
 Vận tốc của người đi xe máy là:
 105 : 3 = 35 (km/giờ)
 Đáp số: 35 km / giờ.
Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1.
 Vận tốc của máy bay là:
 1800 : 2,5 = 720 (km / giờ)
 Đáp số: 720 km / giờ.
3. Củng cố, dặn dò:
- Dặn: ôn bài, học thuộc quy tắc tính vận tốc.
- Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học.
- Lần lượt sửa bài 1, 2- tiết 129.
- Cả lớp nhận xét.
- HS suy nghĩ và tìm kết quả.
- Trình bày cách giải bài toán.
 170 : 4 = 42,5 (km)
Trung bình mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km. 
- HS nêu cách tính vận tốc.
- HS nêu lại cách tính v.tốc và viết công thức tính.
- 2 HS đọc bài toán.
- HS trình bày bài giải như SGK.
- Vài HS nhắc lại cách tính v.tốc.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở rồi sửa bài.
- HS tự làm rồi sửa bài.
- HS tự làm vào vở.
- HS làm sai sửa bài.
- HS nhắc lại quy tắc, công thức tính vận tốc.
Bài 3: (làm thêm)
- GV chấm và sửa bài:
Đổi: 1 phút 20 giây = 80 giây.
Vận tốc chạy của người đó là:
400 : 80 = 5 (m / giây)
Đáp số: 5 m / giây.
.....................................................................
LUYỆN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌCCỬA SÔNG - NGHĨA THẦY TRÒ 
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy và rành mạch bài “ Cửa sông ” 
- Đọc trôi chảy và rành mạch bài : NGHĨA THẦY TRÒ 
- Hiểu và làm bài tập ( BT2/ SEQAP ) .
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Luyện đọc bài: CỬA SÔNG
- 1 HS đọc cả bài. Theo cá nhân nhóm 
- Gọi HS đọc tiếp nối từng đoạn.
- Nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 2:
- Cho HS đọc thầm lại bài, làm bài tập.
- Gọi HS nêu câu trả lời.
- Nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
Lắng nghe.
- Đọc thầm và tìm cách chia đoạn.
- HS đọc nối tiếp, 2lượt.
- Cả lớp suy nghĩ làm vào vở.
- Lần lượt trả lời từng câu.
Kết quả : khoanh vào a
2. Luyện đọc bài NGHĨA THẦY TRÒ 
- 1 HS đọc cả bài. 
- Gọi HS đọc tiếp nối từng đoạn.
- Nhận xét.
Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 2/28
- Cho HS đọc thầm lại bài, làm bài tập.
- Gọi HS nêu câu trả lời.
- Nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
3. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học 
- Đọc thầm và tìm cách chia đoạn.
- HS đọc nối tiếp, 3 lượt.
- Cả lớp suy nghĩ làm vào vở.
- Lần lượt trả lời từng câu.
Kết quả : tôn sư trọng đạo , trọng thầy mới làm được thầy 
.................................................................****.....................................................................
Thứ sáu, ngày 08 tháng 03 năm 2013
BUỔI CHIỀU
TẬP LÀM VĂN: TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU:
 - Biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài; viết lại được một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Bảng phụ ghi sẵn 5 đề bài KT ở tuần 25; 1 số lỗi điển hình cần sửa chung trước lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. KT bài cũ: 
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yc của tiết học.
Tiết tập làm văn hôm nay là tiết trả bài viết văn tả đồ vật mà các em đã làm. Trong tiết học này các em cần nắm được yêu cầu của bài văn và biết sửa lỗi mà cô yêu cầu trong bài viết của mình.
HĐ2: Nhận xét kết quả bài viết của HS
- GV mở bảng phụ đã viết sẵn 5 đề bài KT, 1 số lỗi điển hình.
- Nêu những ưu điểm chính.
- Nhắc những thiếu sót, hạn chế.
- Thông báo điểm số cụ thể.
HĐ3: H.dẫn HS chữa bài
- GV trả bài cho HS.
- GV chữa lại cho đúng.
- GV đọc cho HS nghe 1 số bài văn, đoạn văn hay.
- GV nhận xét, ghi điểm 1 số đoạn văn viết tốt.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Dặn những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại cho tốt hơn.
- Chuẩn bị cho tiết làm văn ở tuần 27.
- 2 HS đọc màn kịch “Giữ nguyên phép nước” đã viết lại ở nhà.
Học sinh làm việc cá nhân, các em thực hiện theo các nhiệm vụ đã nêu của giáo viên.
Một số học sinh lần lượt lên bảng sửa lỗi, cả lớp sửa vào nháp.
Học sinh cả lớp cùng trao đổi về bài sửa trên bảng.
Học sinh chép bài sửa vào vở.
Học sinh cả lớp trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay của đoạn văn, bài văn, từ đó rút kinh nghiệm cho mình.
Học sinh đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm việc cá nhân sau đó đọc đoạn văn tả viết lại (so sánh với đoạn văn cũ).
Học sinh phân tích cái hay, cái đẹp.
Nhận xét.
- Thảo luận tìm cái hay, cái đáng học của các đoạn văn, bài văn.
- Mỗi HS chọn 1 đoạn văn viết chưa đạt để viết lại cho hay hơn.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn vừa viết.
- HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả đồ vật.
......................................................................
LUYỆN TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu.
- HS nắm vững cách tính số đo thời gian
- Vận dụng để giải được bài toán liên quan.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập, chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:
a) 2,8 phút 6 = ...phút ...giây.
A. 16 phút 8 giây B. 16 phút 48 giây
C. 16 phút 24 giây D. 16 phút 16 giây
b) 2 giờ 45 phút 8 : 2 = ...?
A. 10 giờ 20 phút B. 10 giờ 30 phút 
C. 10 giờ D. 11 giờ
Bài tập 2: Đặt tính rồi tính:
6 phút 43 giây 5.
4,2 giờ 4 
92 giờ 18 phút : 6
31,5 phút : 6
Bài tập3: 
Một người làm từ 8 giờ đến 11 giờ thì xong 6 sản phẩm. Hỏi trung bình người đó làm một sản phẩm hết bao nhiêu thời gian? 
Bài tập4: (HSKG)
Trên một cây cầu, người ta ước tính trung bình cứ 50 giây thì có một ô tô chạy qua. Hỏi trong một ngày có bao nhiêu ô tô chạy qua cầu?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải : 
a) Khoanh vào B
b) Khoanh vào D
Đáp án:
33 phút 35 giây
16 giờ 48 phút
15 giờ 23 phút
5 phút 15 giây
Lời giải: 
 Thời gian nhười đó làm 6 sản phẩm là:
 11 giờ - 8 giờ = 3 giờ = 180 phút
 Trung bình người đó làm một sản phẩm hết số thời gian là: 180 phút : 6 = 30 phút.
 Đáp số: 30 phút.
Lời giải: 
 1 ngày = 24 giờ; 1 giờ = 60 phút
 1 phút = 60 giây
 Trong 1 giờ có số giây là:
 60 60 = 3600 (giây)
 Trong 1 ngày có số giây là:
 3600 24 = 86400 (giây)
Trong một ngày có số ô tô chạy qua cầu là:
 86400 : 50 = 1728 (xe) 
 Đáp số: 1728xe.
- HS chuẩn bị bài sau.	
 .............................................................................
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP: THI CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN
I. MỤC TIÊU: Qua tiết học, giúp HS:
- Biết cách chpi và chơi thành thạo một số trò chơi dân gian
- Rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn cho người chơi
- Giáo dục các em tinh thần đoàn kết, tính tập thẻ khi chơi trò chơi
II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
Tổ chức theo lớp
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Tranh ảnh, đĩa hình về trò chơi dân gian
- Sưu tầm ác trò chơi daan gi8an
- Dụng cụ, phương tiện có liên quan đến trò chơi
- Tuyển tập các trò chơi dân gian
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động1: Chuẩn bị
-GV phổ biến:
- Nội dung: Các trò chơi phù hợp với lứa tuổi
- Hình thức: Mỗi tổ cử 7 người tham gia thi
- Thành lập ban tổ chức thi
Hoạt động2: Tổ chức cuộc thi
GV yêu cầu:
- Chọn người dẫn chương trình
-Tuyên bố lí do, đại biểu
- Giới thiệu ND, chương trình
- Chia HS thành 3 nhóm tổ và cử tổ trưởng
- Tiến hành cuộc thi
- GV theo dõi
Hoạt động3: Nhận xét, đánh giá
-GV hỏi: cuộc thi đã để lại cho em ấn tượng gì? 
- Tuyên dương tổ có trò chơi tốt và thắng cuộc
- Nhận xét cuộc thi
- Dặn chuẩn bị tiết sau
HS lắng nghe
- Phân công trách nhiệm cho từng người
HS lắng nghe và thực hiện:
- Tổ1: nhóm 1
-Tổ 2 nhóm 2
- Tổ 3 nhóm 3
- HS thi theo nội dung đã đăng kí
HS lắng nghe và trả lời câu hỏi
Ai trả lời tốt sẽ nhận giải thưởng
1 HS lên phát biểu ý kiến
Chuẩn bị bài sau
.................................................................****.....................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 26.doc