Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 26 năm 2011

Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 26 năm 2011

I. Mục đích yêu cầu

 Giúp HS :

- Biết thực hiện phép chia số đo thời gianôch một số.

- Vận dụng phép chia số đo thời gian cho một số để giải các bài toán có liên quan.

-Giáo dục học sinh tính cẩn then,chính xác.

II. Đồ dung dạy học

- Hai băng giấy ghi sẵn bài toán của 2 ví dụ.

III. Các hoạt động dạy và học

 

doc 41 trang Người đăng huong21 Lượt xem 748Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 26 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Ngày soạn: 28 / 02 / 2011
Ngày giảng:Thứ hai ngày 07 tháng 03 năm 2011.
Toán(T. 126)
CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ
I. Mục đích yêu cầu 
	Giúp HS :
- Biết thực hiện phép chia số đo thời gianôch một số.
- Vận dụng phép chia số đo thời gian cho một số để giải các bài toán có liên quan.
-Giáo dục học sinh tính cẩn then,chính xác.
II. Đồ dung dạy học
- Hai băng giấy ghi sẵn bài toán của 2 ví dụ.
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- 1 HS lên bảng làm bài 2(VBT/ 55) 
 Đáp số: 2000 phút
- 1 HS lên bảng làm bài 3(VBT/ 55)
 Đáp số: 1000 phút
*Biểu điểm: làm đúng 9đ, đẹp1đ : 10 điểm
2. Dạy học bài mới
- Trong tiết học toán này chúng ta cùng tìm cách thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
2.2. Hướng dẫn thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
a, Ví dụ 1
- GV dán băng giấy có ghi đề bài lên bảng và yêu cầu HS đọc.
- GV hỏi :
+ Hải thi đấu 3 ván cờ hết bao lâu ?
+ Muốn biết trung bình mỗi ván cờ Hải thi đấu hết bao nhiêu thời gian ta làm như thế nào ?
- GV nêu : Đó là hiện phép chia số đo thời gian cho một số. Hãy thảo luận với bạn bên cạnh để thực hiện phép chia này.
 - GV nhận xét các cách làm của HS đưa ra, tuyên dương các cách làm đúng, sau đó giới thiệu cách như SGK.
- GV mời một số HS nhắc lại.
b, Ví dụ 2
- GV dán băng giấy có ghi bài toán 2 lên bảng yêu cầu HS đọc.
 - GV mời 1 HS tóm tắt bài toán.
- GV hỏi : Muốn biết vệ tinh nhân tạo đó quay một vòng quanh trái đất hết bao lâu ta phải làm như thế nào ?
- GV yêu cầu HS đặt tính để thực hiện phép tính trên.
- GV nhận xét câu trả lời của HS và nêu lại cách làm.
- GV hỏi : Khi thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số, nếu phần dư khác 0 thì ta làm tiếp như thế nào ?
- GV yêu cầu HS nêu lại chú ý.
2.3 Luyện tập - thực hành
Bài 1
- GV cho HS đọc đề bài toán , sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
? Muốn chia số đo thời gian cho một số ta làm như thé nào?
 Bài 2(Dành cho học sinh K _ G)
- GV cho HS đọc đề bài toán.
- GV hướng dẫn HS phân tích bài toán :
+ Người thợ rèn làm việc từ lúc nào ?
+ Từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ người thợ rèn làm được mấy dụng cụ.
+ Muốn biết 1 dụng cụ hết bao nhiêu thời gian chúng ta làm như thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố dặn dò
- GV tổ chức cho HS thi thực hiện nhanh các phép chia số đo thời gian cho một số.
- Nhắc lại quy tắc.
- GV chốt lại nội dung bài(MĐYC)
- GV nhận xét giờ học.
- HD HS về nhà làm các bài trong VBT
-Chuẩn bị bài sau: Luyện tập( xem và chuẩn bị bài ra vở chuẩn bị)
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 2 HS đọc trước lớp.
- Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời :
+ Hải thi đấu 3 ván cờ hết 42 phút 30 giây.
+ Ta thực hiện phép chia : 
42 phút 30 giây : 3
- 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận để tìm cách thực hiện phép nhân, sau đó một số cặp HS trình bày cách làm của mình trước lớp :
- HS theo dõi và thực hiện lại theo cách đặt tính :
42 phút 30 giây
3
 12
 0 30 giây
 00
14 phút 10 giây
- Khi thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số ta thực hiện phép chia từng số đo theo từng đơn vị đo cho số chia.
- 2 HS đọc to cho cả lớp nghe.
- 1 HS tóm tắt:
Quay 4 vòng : 
7 giờ 40 phút
Quay 1 vòng : 
... giờ ... phút ?
- HS : Chúng ta phải thực hiện phép chia : 
7 giờ 40 phút : 4
- 1 HS khá lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
7giờ 40 phút 
4
3 giờ = 180 phút
 220 phút
 20 phút
 00
1giờ 55 phút
- Khi thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số, nếu phần dư khác 0 thì ta chuyển sang đơn vị hàng nhỏ hơn liền kề để gộp vào số đơn vị của hàng ấy và tiếp tục chia, cứ làm như thế cho đến hết.
- Một vài HS nêu lại trước lớp.
- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phép tính. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
24 phút 12 giây 
4
0 12giây
 0
6 phút 3giây
Vậy 24phút 12giây : 4 = 6 phút 3 giây
35 giờ 45 phút 
5
0 45 phút 
 0
7 giờ 9 phút
10 giờ 48 phút 
9
 1 giờ = 60 phút 
 108 phút
 27 phút
 0
1 giờ 93giây
18,6 phút 
6
 0 6 
 0
3, 1 phút
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời, các HS khác bổ sung ý kiến.
+ Người thợ rèn bắt đầu làm việc từ 7 giờ 30 phút.
- Làm được 3 dụng cụ.
+ Ta phải tính quãng thời gian làm việc từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ rồi chia cho 3.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Thời gian người thợ rèn làm được 3 dụng cụ là :
 12 giờ - 7 giờ 30 phút = 4 giờ 30 phút
Thời gian trung bình để người thợ làm 1 dụng cụ là :
4 giờ 30 phút : 3 = 1 giờ 30 phút
Đáp số : 1 giờ 30 phút
- 1 HS đọc bài làm, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS chia nhóm thực hiện.
 - 2 HS nêu lại.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Tập đọc
NGHĨA THẦY TRÒ
I. Mục đích yêu cầu
1. Đọc thành tiếng
- Đọc diễn cảm toàn bài với giạng ca ngợi,tôn kíng tấm gương cụ giáo Chu.
2. Đọc - hiểu
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Cụ giáo Chu, môn sinh, áo dài thâm, sập, vái, tạ, cụ đồ, vỡ lòng...
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi ngời cùng giữ gìn và phát triển truyền thống tốt đẹp đó.
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ trang 79 - SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hớng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc từng đoạn của bài thơ Cửa sông và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
*Biểu điểm : đọc đúng, diễn cảm:8 điểm
 Trả lời đúng :2 điểm
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- Giới thiệu : hiếu học, tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp mà dân tộc ta luôn vun đắp và giữ gìn. Chúng ta, ai cũng phải biết đến thầy giáo Chu Văn An, một người thầy mẫu mực. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ biết thêm một bài học thấm thía nghĩa thầy trò ở thầy giáo Chu.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi 1 học sinh đọc cả bài
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài (đọc 3lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Chú ý cách ngắt nhịp các câu dài.
- Gọi HS đọc phần Chú giải
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp – báo cáo.
- Yêu cầu học sinh đọc toàn bài
- GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc như sau :
- 3 HS đọc bài nối tiếp và lần lợt trả lời các câu hỏi theo SGK.
- Lắng nghe.
 - 1 học sinh đọc bài
- 3 HS đọc bài theo thứ tự :
+ HS 1 : Từ sáng sớm ... mang ơn rất nặng.
+ HS 2 : Các môn sinh ... tạ ơn thầy.
+ HS 3 : Cụ già tóc bạc ... nghĩa thầy trò.
 - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc nối tiếp.
- 1 HS đọc bài
- Theo dõi GV đọc mẫu.
+ Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng trang trọng. Lời thầy giáo Chu nói với học trò: ôn tồn thân mật, nói với cụ đồ già: kính cẩn.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: tề tựu, mừng thọ, ngay ngắn, dâng biếu, hỏi thăm, bảo ban, cảm ơn, mời tất cả, mang ơn rất nặng, đồng thanh dạ ran, đơn sơ, sáng sủa, ấm cúng, tám mươi tuổi, bạc phơ sưởi nắng, cung kính, tạ ơn thầy, nặng tai, một lần nữa, vỡ lòng, lần lượt, bài học, nghĩa thầy trò,...
b, Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Các môn sinh của cụ giáo chu đến nhà thầy để làm gì ? 
+ Việc làm đó thể hiện điều gì ?
+ Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu.
+ ý của đoạn 1 là gì?
*GV chốt ghi: Lòng yêu quý, kính trọng thầy của các môn sinh.
-Yêu cầu học sinh đọc 2 đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:
+ Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy mình thuở học vỡ lòng nh thế nào ? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó ?
+Em hãy nêu nội dung 2 đoạn cuối của bài?
*GV chốt ghi: Thầy giáo Chu rất yêu quý, kính trọngngười thầy đã dạy mình từ hồi vỡ lòng.
+ Những thành ngữ, tục ngữ nào dướii đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu:
 + Em hiểu nghĩa của các câu thành ngữ. tục ngữ trên như thế nào ?
+ Em còn biết những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nào có nội dung như vậy ?
+ Qua phần tìm hiểu, em hãy cho biết bài văn nói lên điều gì ?
- Ghi nội dung chính lên bảng.
 c, Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp toàn bài, nhắc HS theo dõi tìm cách đọc phù hợp.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 1.
+ Treo bảng phụ có viết sẵn đoạn văn. 
+ Đọc mẫu đoạn văn.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
3. Củng cố dặn dò
- 1 HS đọc toàn bài và nêu nội dung bài học.
- GV chốt lại nội dung bài học(MĐYC)
*Liên hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài theo các câu hỏi cuối bài. Chuẩn bị bài sau: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân(đọc kĩ nội dung bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, tìm giọng đọc và nội dung bài) 
-Giáo viên đọc mẫu bài mới.

+ Các môn sinh đến nhà cụ giáo chu để mừng thọ thầy.
+ Việc làm đó thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy.
+ Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà thầy giáo Chu để mừng thọ thầy. Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Khi nghe cùng thầy "tới thăm một ngời thầy mang ơn rất nặng", học "đồng thanh dạ ran" cùng theo sau thầy.
- 1 HS đọc – lớp theo dõi
+ Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đó đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng. Những chi tiết biểu hiện tình cảm đó: Thầy mời học trò cùng tới thăm một ngời mà thầy mang ơn rất nặng. Thầy chắp tay cung kính vái cụ đồ. Thầy cung kính tha với cụ : "Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy"
 + Các câu thành ngữ. tục ngữ :
a, Tiên học lễ, hậu học văn.
b, Uống nớc nhớ nguồn.
c, Tôn sư trọng đạo.
d, Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
+ Nối tiếp nhau giải thích.
+Không thầy đó mầy làm nên.
+ Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
+ Kính thầy yêu bạn.
+ Bài văn ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi ngời cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính. HS cả lớp ghi vào vở.
- 3 HS nối tiếp đọc từng đoạn, HS cả lớp theo dõi, sau đó 1 HS nêu cách đọc, các từ ngữ cần nhấn giọng, Các HS các bổ sung và thống nhất cách đọc nh mục 2.a.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.
- 3 đến 5 HS đọc diễn cảm đoạn văn trên. HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn:01 / 03 / 2011
Ngày giảng:Thứ ba ngày 08tháng 03 năm 2011.
Toán(T.12 ... đồ vật
I. Mục đích yêu cầu
	Giúp HS:
- Hiểu được nhận xét chung của giáo viên và kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm của mình.
- Biết sửa lỗi cho bạn và lỗi của mình trong đoạn văn.
- Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn.
II. Đồ dùng dạy học
	Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về:chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp... cần chữa chung cho cả lớp.
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Chấm điểm màn kịch Giữ nghiêm phép nước của 3 HS.
- Nhận xét ý thức học bài của HS
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Nhận xét chung bài làm của HS.
- Gọi HS đọc lại đề bài.
- Nhận xét chung
* Ưu điểm
- 3 HS mang vở lên cho GV chấm.
- 1 HS đọc thành tiếng
- Lắng nghe.
+ HS hiểu đề bài, viết đúng yêu cầu của đề bài.
+ Bố cục của bài văn.
+ Trình tự miêu tả.
+ Diễn đạt câu, ý.
+ Dùng từ để làm nổi bật lên hình dáng, công dụng của đồ vật .
+ Thể hiện sự sáng tạo trong cách quan sát, dùng từ miêu tả hình dáng, công dụng của đồ vật.
+ Hình thức trình bày bài làm văn.
- GV đọc một số bài làm tốt: 
* Nhược điểm:
+ GV nêu các lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, cách trình bày bài văn, lỗi chính tả.
+ Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến. Yêu cầu HS thảo luận, phát hiện các sửa lỗi.
- Trả bài cho HS
2.2. Hướng dẫn chữa bài
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2
+ Yêu cầu chọn đoạn nào để viết lại đoạn văn mình chọn. GV đi hướng dẫn, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc đoạn văn mình viết lại.
- Nhận xét, khen ngợi HS viết tốt.
- GV đọc đoạn văn hay sưu tầm được.
3. CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài văn, ghi nhớ các lỗi GV đã nhận xét và chuẩn bị bài sau.
- Xem lại bài của mình.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Nối tiếp nhau trả lời.
- Sửa lỗi.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình.
 - Lắng nghe.
Địa lí
Châu phi (Tiếp theo)
I. Mục đích yêu cầu
	Sau bài học HS, có thể:
- Nêu được dân số của châu phi ( theo số liệu năm 2004).
- Nêu được đa số dân cư châu phi là người da đen.
- Nêu được một số đặc điểm chính của kinh tế của kinh tế châu phi.
- Nêu được một số nét tiêu biểu về Ai cập.
- Xác định được vị trí Ai Cập trên bản đồ.
* Giáo dục học sinh ý thức khai thác nguồn tài nguyên quý giá để đảm bảo vệ sinh môi trường.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ các nước trên thế giới.
- Bản đồ Kinh tế châu phi.
- Các hình minh hoạ trong SGK
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI
- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Tìm và nêu vị trí địa lí của châu Phi trên quả Địa cầu.
+ Tìm và chỉ vị trí cuỉa sa mạc Xa-ha-ra và xa-van trên lược đồ tự nhiên châu phi.
+ Chỉ vị trí các sông lớn của châu phi trên lược đồ tự nhiên châu phi.
- GV giới thiệu bài: Trong tiết học trước chúng ta đã học về các yếu tố địa lí tự nhiên châu Phi, trong tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về dân cư và các hoạt động kinh tế của châu phi. Các em hãy chú ý để tìm xem các yếu tố địa lí đã ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân châu phi như thế nào.
Hoạt động 1:
DÂN CƯ CHÂU PHI
- GV yêu cầu Hs làm việc cá nhân để giải quyết các nhiệm vụ sau:
+ Mở SGK trang 103, đọc bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục để:
- Nêu số dân của châu phi 
 - So sánh số dân của châu phi với các châu lục khác.
+ Quan sát hình minh hoạ 3 trang 118 và mô tả đặc điểm bên ngoài của người châu phi. Bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì về điều kiện sống của người dân châu phi?
+ Người châu phi sinh sống chủ yếu ở những vùng nào?
- HS tự làm việc theo yêu cầu.
 + Năm 2004, số dân châu phi là 884 triệu người, chưa bằng số dân của châu á.
+ Người châu phi có nước da đen. tóc xoăn, ăn mặc quần áo nhiều màu sắc sặc sỡ.
- Bức ảnh cho thấy cuộc sống của họ có nhiều khó khăn, người lớn và trẻ con trông đều buồn bã, vất vả.
+ Người dân châu phi chủ yếu sinh sống ở vùng ven biển và các thung lũng sâu, còn các vùng hoang mạc hầu như không có người ở.
- GV kết luận: Năm 2004 dân số châu phi là 884 triệu người, hơn trong số họ là người da đen.
Hoạt động 2:
KINH TẾ CHÂU PHI
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, cùng trao đổi và hoàn thành bài tập sau:
Ghi vào ô c chữ Đ ( đúng) trước ý kiến đúng, chữ S ( sai ) trước ý kiến sai.
c a) Châu phi là châu lục có nền kinh tế phát triển.
c b) Hầu hết các nước châu phi chỉ tập trung vào khai thác khoáng sản và trồng cây công nghiệp nhiệt đới.
c c) Đời sống người dân châu phi còn rất nhiều khó khăn.
- GV gọi HS nêu kết quả bài làm của mình.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- Yêu cầu HS nêu và chỉ trên bản đồ các nước ở châu phi có nền kinh tế phát triển hơn cả.
- Hỏi: Em có biết vì sao các nước châu phi lại có nền kinh tế chậm phát triển không?
* Trong quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên những người dân nơi đây cần lưu ý điều gì?
- HS làm việc theo cặp.
Đáp án:
a) Sai
b) Đúng
c) Đúng
- 1 HS nêu ý kiến, HS khác nhận xét, cả lớp thống nhất đáp án như trên.
- 3 Hs lần lượt phát biểu về 3 ý trong bài tập, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
a) Nói kinh tế châu phi là nền kinh tế phát triển là sai vì hầu hết các nước châu phi đang có nền kinh tế chậm phát triển.
b) Các khoáng sản mà người châu phi đang tập trung khai thác là vàng, kim cương, phốt phát, dầu khí.
Các loại cây công nghiệp nhiệt đới được trồng nhiều ở đây là ca cao, cà phê, bông, lạc.
c) Người dân châu phi có rất nhiều khó khăn: họ thiếu ăn, thiếu mặc, dịch bệnh nguy hiểm xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt là dịch HIV/ADIS.
- HS chỉ và nêu tên các nước: Ai Cập, Cộng hoà Nam Phi, An-giê-ri.
 - HS trả lời theo kinh nghiệm của bản thân: do đời sống dân trí của họ thấp; 
- Khai thác tài nguyên cần lưu ý đến môi trường để tránh ảnh hưởng tới cảnh quan xung quan như: không khí, nước..
- Kết luận: Hầu hết các nước ở châu phi có nền kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, thiếu thốn.Trong quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên cần lưu ý đến môi trường xung quanh để tránh được một số bệnh tậtcó liên quan.
Hoạt động 3:
AI CẬP
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để hoàn thành bảng thống kê về đặc điểm của các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội Ai cập
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 6 người cùng đọc SGK và thảo luận để hoàn thành bảng thống kê như sau: ( phần chữ in nghiêng tron bảng là phần HS thực hiện)
AI CẬP
Các yếu tố
Đặc điểm
Vị trí địa lí
Nằm ở Bắc Phi, là cầu nối của ba châu lục: á, âu, phi. Có kênh đào Xuy-ê nổi tiếng.
Sông ngòi
Có sông Nin, là một con sông lớn, cung cấp nước cho đời sống và sản xuất.
Đất đai
Đồng bằng được sông Nin bồi đắp nên rất màu mỡ.
Khí hậu
Nhiệt đới, nhiều mưa
Kinh tế
Kinh tế tương đối phát triển ở châu phi
Các ngành kinh tế: khai thác khoáng sản, trồng bông, du lịch...
Văn hoá- kiến trúc
Từ cổ xưa đã nổi tiếng với nền văn minh sông Nin
Kim tự tháp Ai Cập, tượng nhân sư là công trình kiến trúc cổ vĩ đại
- GV theo dõi HS làm việc, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận. GV ghi nhanh lên bảng các ý kiến của HS để có bảng thống kê hoàn chỉnh như trên.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ các thông tin, tranh ảnh mình sưu tầm được về đất nước Ai Cập.
- GV theo dõi, tuyên dương HS.
- HS nêu câu hỏi nhờ GV giúp đõ khi có khó khăn.
- Mỗi nhóm báo cáo về 1 yếu tố, HS các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- Một số HS trình bày các kết quả sưu tầm của mình trước lớp.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV tổng kết tiết học
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về rừng rậm A-ma-dôn.
Giáo dục tập thể
SINH HOẠT TUẦN 26
. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục trong tuần.
- Có ý thức vươn lên trong học tập, ý thức giúp đỡ bạn cùng tiến bộ.
II. Chuẩn bị:
- Tổ trưởng tổng điểm thi đua của từng cá nhân trong tổ.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra: Sự chuẩn bị của các tổ trưởng.
3.Tiến hành:
a. Nêu mục đích yêu cầu giờ học.
- Yêu cầu các tổ trưởng đọc nội dung theo dõi thi đua.
- Giáo viên chốt lại phần kiểm điểm nổi bật, những vấn đề quan tâm.
+Ưuđiểm:.......................................................................................
.......................................................................................................
+Nhược điểm:................................................................................
.......................................................................................................
-Khen những học sinh có tiến bộ trong học tập và trong các hoạt động:..............................................................................................
-Nhắc nhở những em chưa cố găng,động viên các em tich cực học tập:........................................................................................
b. Đề ra phương hướng biện pháp.
 - Duy trì tốt nề nếp.
- Giúp đỡ bạn yếu.
-Rèn chữ viết cho học sinh.
-Ôn luyện cho học sinh chuẩn bị giao lưu văn toán tuổi thơ,lịch sử.ôn chuẩn bị thi GHKI.
- Tích cực hoạt động trong các giờ học.
-Thăm hỏi gia đình học sinh.
- Thực hiện tốt ATGT.
c. Vui văn nghệ.
- Hát.
- Lấy sổ theo dõi thi đua của tổ mình.
- Lắng nghe.
-
- Từng tổ đọc.
- Cả lớp lắng nghe.
- Nhận xét, bổ xung ý kiến.
- Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Vui văn nghệ.
- Chơi trò chơi.
 Ngày 07 tháng 03 năm 2011.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26.doc