Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 28

Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 28

I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học tốc độ khoảng 115 tiếng / phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 – 5 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Nắm được cấu tạo các kiểu câu để điền đúng bảng tổng kết.

- HSKG đọc diễn cảm đúng nội dung VB nghệ thuật, nhấn giọng đúng cách .

III. Đồ dùng dạy học: + GV: - Phiếu viết tên các bài tập đọc, HTL.

 - Phiếu học tập photo bài tập 1, bài tập 2 (tài liệu).

 + HS: SGK, xem trước bài.

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 685Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Thứ hai, ngày 18 tháng 03 năm 2013
BUỔI SÁNG
TẬP ĐỌC : ÔN TẬP GIỮA KÌ II (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học tốc độ khoảng 115 tiếng / phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 – 5 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. 
- Nắm được cấu tạo các kiểu câu để điền đúng bảng tổng kết.
- HSKG đọc diễn cảm đúng nội dung VB nghệ thuật, nhấn giọng đúng cách .
III. Đồ dùng dạy học: + GV: - Phiếu viết tên các bài tập đọc, HTL. 
 - Phiếu học tập photo bài tập 1, bài tập 2 (tài liệu).
 + HS: SGK, xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Bài cũ: GV yêu cầu HS đọc bài thơ. 
Hai khổ thơ đầu mô tả cảnh mùa thu ở đâu?
Lòng tự hào về đất nước về truyền thống bất khuất được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh nào qua 2 khổ thơ cuối?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Dạy bài mới: 
vHoạt động 1: Kiểm tra lấy điểm đọc và HTL.
+ Bài 1
- Gọi hs lên bảng bốc thăm.
- Chấm điểm.
GV nhận xét.
vHoạt động 2: Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu.
+ Bài 2
-Gv dán lên bảng tờ giấy đã viết bảng tổng kết.
- Hướng dẫn hs: Bài tập yêu cầu các em tím thí dụ minh hoạ cho từng kiểu câu. Cụ thể:
+Câu đơn: 1 thí dụ
+Câu ghép: Câu ghép không dùng từ nối:1 thí dụ
 Câu ghép dùng từ nối:
Câu ghép dùng quan hệ từ: 1 thí dụ.
Câu ghép dùng cặp từ hô ứng: 1 thí dụ.
-Phát bảng phụ cho 2 hs làm bài.
-Gọi hs đính bài lên bảng, trình bày:
Các kiểu cấu tạo câu
+Câu đơn: 
+ Câu ghép không dùng từ nối:
+ Câu ghép dùng quan hệ từ:
+ Câu ghép dùng cặp từ hô ứng
3. Củng cố -Dặn dò:
Yêu cầu HS về nhà tiết tục phân vai dựng hoạt cảnh cả vở kịch.
Nhận xét tiết học 
2 HS đọc rồi trả lời CH.
HS lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe nhắc lại tựa bài.
- Hs bốc thăm, xem lại bài.
- Hs đọc bài, trả lời 1 câu hỏi trong bài.
- 1 hs đọc yêu cầu.
- HS nghe năm cách làm bài.
- Hs làm vào vở: nhìn bảng tổng kết, viết vào vở.
- HS làm bài vào vở, 2 HS làm bảng phụ.
- Hs tiếp nối nhau phát biểu.
- Nhận xét sửa bài.
Ví dụ
- Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh.
- Từ ngày còn ít, tuổi tôi đã rất thích ngắm tranh làng Hồ.
- Lòng sông rộng, nước trong xanh.
- Mây bay, gió thổi.
- Súng kíp của ta bắn 1 phát thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát.
- Vì trời nắng to, lại không mưa đã lâu nên cỏ cây héo rũ.
- Nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
- Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
.
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
 - Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
 - Biết giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
 * Bài tập cần làm: Bài1, bài 2.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Bài cũ: 
GV chốt – cho điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Luyện tập chung.
b. Thực hành:
 Bài 1a:
+Vẽ sơ đồ:
 ô tô xe máy
 Gặp nhau
 180 km.
- Hỏi: + Có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán? 
 + Chuyển động cùng chiều hay ngược chiều?
- Giảng: Khi ô tô gặp xe máy thì cả ô tô và xe máy đi hết quãng đường 180 km từ 2 chiều ngược nhau.
 - Sau mỗi giờ cả ô tô và xe máy đi được quãng đường là bao nhiêu?
- Dựa vào công thức tính thời gian thì thời gian để xe máy và ô tô gặp nhau là bao nhiêu?
- Gọi hs lên bảng trình bày bài toán:
+ Gọi hs cách tính thời gian của 2 chuyển động ngược chiều.
Bài 1b.
+ Cho hs làm vào vở:
+ Gọi hs lên bảng sửa.
 Bài 2: Gọi HS nêu dề bài
- Hướng dẫn HS phân tích tìm cách giải.
+ Nêu cách giải?
+ Cho hs làm vào vở, 1 hs làm bảng phụ: 
+ Gọi hs đính bài lên bảng. 
- Nhận xét chấm chữa bài. 
	Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi
+ Gọi hs nêu nhận xét về đơn vị đo. 
+ Cho hs làm vào vở. 
+ Gọi hs lên bảng sửa.
- Nhận xét chấm chữa bài. 
	Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi
+ Gọi hs nêu các bước giải:
+ Cho hs làm vào vở: 
+ Gọi 2 hs lên bảng thi sửa nhanh, đúng.
- Nhận xét chấm chữa bài. 
3. Củng cố - dặn dò: 
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Nhận xét tiết học.
HS lần lượt sửa bài 1.
Lần lượt nêu tên công thức áp dụng.
- HS lắng nghe nhắc lại tựa bài.
1/HS đọc đề 1.
2 HS lên bảng thi đua vẽ tóm tắt.
- HS theo dõi TLCH tìm hiểu cách giải.
+ 2 chuyển động.
+ Chuyển động ngược chiều.
- 180 : 90 = 2 (giờ)
- Sau mỗi giờ cả ô tô và xe máy đi được quãng đường:
 54 + 36 = 90 (km)
Thời gian để xe máy và ô tô gặp nhau:
 180 : 90 = 2 (giờ)
 Đáp số: 2 giờ
+ta lấy quảng đường chia cho tổng 2 vận tốc .
1b/Hs đọc yêu cầu.
+ Tổng 2 vận tốc:
42 + 50 = 92 (km/ giờ)
Thời gian để 2 ô tô gặp nhau:
276 : 92 = 3 (giờ)
 Đáp số: 3 giờ
+ Nhận xét sửa bài.
2/1 hs nêu yêu cầu.
+ Tìm thời gian đi của ca nô.
 Tính quãng đường ca nô đã đi.
Thời gian ca nô đi từ A đến B:
11 giờ 15 phút – 7giờ 30 phút = 3 giờ 45 phút
3 giờ 45 phút = 3,75giờ
Độ dài quãng đường AB:
12 x 3,75 = 45 (km)
Đáp số: 45 km.
+ Nhận xét sửa bài.
3/ 1 hs nêu yêu cầu.
+Đề bài cho đơn vị đo là km, phút; nhưng yêu cầu tính theo đơn vị m/phút.
+Cách 1: 	 +Cách 2:
15 km = 15 000 m	 Vận tốc của ngựa chạy :
Vận tốc chạy của ngựa:	15 : 20 = 0,75
15000 : 20 = 750 (m/phút) 0,75km/phút = 750m/phút
 Đáp số: 750 m/ phút.	Đáp số : 750m/phút
+Nhận xét sửa bài.
4/-1 hs nêu yêu cầu.
+ Tính quãng đường đã đi.
 Tính quãng đường còn lại.
+ 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Quãng đường ô tô đã đi: 42 x 2,5 = 105 (km)
Quãng đường ô tô còn phải đi: 135 – 105 = 30 (km)
 Đáp số: 30 km.
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
..
ĐẠO ĐỨC: ÔN TẬP CỦNG CỐ BÀI: EM YÊU HÒA BÌNH- KNS 
I/ Mục tiêu :
-Kiến thức: HS biết giá trị của hoà bình; trẻ em có quyền được sồng trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình .
-Kỹ năng: Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức 
-GDKNS: Kĩ năng trình bày suy nghĩ ,ý tưởng về hòa bình và bảo vệ hòa bình.
-Thái độ: Yêu hoà bình, quí trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình ; 
II/ Chuẩn bị: 
 -GV: Tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân ở những nơi có chiến tranh; tranh, ảnh về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của thiếu nhi và nhân dân VN, thế giới 
 -HS: Sưu tầm tranh ảnh, thơ, bài hát, thơ nói về các hoạt động bảo vệ hòa bình, ca ngợi hòa bình, ca ngợi cuộc sống thanh bình,
III/Các hoạt động dạy –học:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
I-Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 1HS nêu những hành động, việc làm thể hiện lòng yêu hòa bình :
-GV nhận xét.
II-Dạy bài mới:
1-Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
2-Hoạt động:
Hoạt động 1::
-GV cho HS trình bày tranh ảnh ( bài hát, thơ) sưu tầm được theo nhóm.
- Cho HS thảo luận ý nghĩa của từng tranh ảnh (bài hát, thơ)
-GV cho đại diện từng nhóm giới thiệu tranh ảnh (bài hát, thơ) và nói lên ý nghĩa, các nhóm khác nhận xét .
*GV khen các nhóm sưu tầm tranh ảnh (bài hát, thơ) phù hợp với chủ đề và nói lên được ý nghĩa. Hoạt động 2: Vẽ tranh về chủ đề “Em yêu hòa bình”
-GV cho HS giới thiệu tranh vẽ và thuyết minh nội dung ý nghĩa của bức tranh.
- GV nhận xét đánh giá những tranh thể hiện được ý tưởng của mình về chủ đề Em yêu hòa bình qua tranh vẽ.
-GV nhận xét và nhắc nhở HS tích cực tham gia các hoạt động vì hoà bình phù hợp với khả năng .
III/ Củng cố dặn dò:
- Trẻ em có trách nhiệm gì đối với việc bảo vệ hòa bình? 
-GV nhận xét tiết học
-HS nêu, cả lớp nhận xét.
-Các nhóm trình bày sản phẩm nhóm mình sưu tầm được .
-Đại diện nhóm giới thiệu tranh, HS trình bày các bài thơ, bài hát nhóm khác nhận xét .
-HS lắng nghe.
Kết luận : Hoà bình mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho trẻ em và mọi người. Song để có được hoà bình, mỗi người chúng ta cần phải thể hiện tinh thần hoà bình trong cách sống và ứng xử hằng ngày; đồng thời tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh
-HS làm việc cá nhân
- HS lắng nghe.
-HS vẽ tranh
HS trình bày sản phẩm
HS nhận xét
...........................................................................
CHÍNH TẢ: ÔN TẬP GIỮA KÌ II (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Tạo lập đựơc câu ghép theo yêu cầu ở bài tập 2.
- Có ý thức sử dụng đúng câu ghép, câu đơn trong nói, viết.
II. Đồ dùng dạy học: - Hai bảng phụ viết bài tập 2 . Phiếu viết tên các bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Bài cũ: 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Dạy bài mới: 
vHoạt động 1: Kiểm tra lấy điểm đọc và HTL.
Bài 1:
- Gọi hs lên bảng bốc thăm.
- Chấm điểm.
GV nhận xét.
v Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 2:
+ Cho hs làm bài cá nhân vào VBT.
+ Cho 2 hs làm trên bảng phụ.
+ Phát bảng phụ cho 2 hs làm.
+ Gọi hs đọc bài làm của mình.
+ Nhận xét.
+ Mời 2 hs đính bài lên bảng, trình bày:
GV nhận xét, sửa chữa cho HS.
3. Củng cố - dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị: “ôn tập: Tiết 3”.
- Nhận xét tiết học
- HS lắng nghe nhắc lại tựa bài.
- HS nghe nắm yêu cầu kiểm tra đọc.
- 7 Hs bốc thăm, xem lại bài.
- Hs đọc bài, trả lời 1 câu hỏi trong bài.
- 1hs đọc yêu cầu bài 2.
+Hs làm bài:
Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm 
khuất bên trong nhưng chúng điều khiển kim đồng hồ chạy.
 b) Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ muốn làm theo ý thích của riêng mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng.
 c) Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là: “Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người.”
+Nhận xét sửa bài.
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
.................................................................****.....................................................................
BUỔI CHIỀU
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ÔN TẬP GIỮA KÌ II (Tiết 3 )
I. Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu kĩ năng đọc như ở tiết 1.
-Tìm được các câu ghép, các từ ngữ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn.
- Yêu thích văn học, từ đó tiếp nhận những hình ảnh đẹp của cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu viết tên các bài tập đọc. Viết rời 5 câu ghép của bài Tình quê hương.
III. Các hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Bài cũ: 
Yêu cầu 1 nhóm HS (3 HS) đóng vai.
GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Dạy bài mới:
*Hoạt động 1: Kiểm tra lấy điểm đọc và HTL.
Bài 1
-Gọi hs lên bảng bốc thăm.
-Chấm điểm.
*Hoạt động 2: Đọc bài văn “Tình quê hương”.
Bài 2
Gọi HS đọc bài văn.
Yêu cầu HS đọc phần chú giải
Làm bài tập.
GV yêu cầu HS đọc và giải thích yêu cầu bài tập 2.
- Hướng dẫn HS làm bài tập.
a/ Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiệ ... m trồng cách đây mấy năm. Bây giờ đã cao, có tới bốn tầng tán lá. Những tán lá bàng xòe rộng như chiếc ô khổng lồ tỏa mát cả góc sân trường. Những chiếc lá bàng to, khẽ đưa trong gió như bàn tay vẫy vẫy.
- HS lắng nghe và chuẩn bị bài sau.
.................................................................****.....................................................................
Thứ năm, ngày 21 tháng 03 năm 2013
BUỔI SÁNG
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II
A.KIỂM TRA ĐỌC (ĐỌC THẦM)
BÀI ĐỌC THẦM CÂY RƠM
 Cây rơm đã cao và tròn nóc. Trên cọc trụ, người ta úp một chiếc nồi đất hoặc ống bơ để nước không theo cọc làm ướt từ ruột cây ướt ra.
 Cây rơm giống như một chiếc lều không cửa, nhưng với tuổi thơ có thể mở cửa bất cứ nơi nào. Lúc chơi trò chạy đuổi, những chú bé tinh ranh có thể chui vào đống rơm, lấy rơm che cho mình như đóng cánh cửa lại.
 Cây rơm giống như một cây nấm khổng lồ không chân. Cây rơm đứng từ mùa gặt này đến mùa gặt tiếp sau. Cây rơm dâng dần thịt mình cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bửa ăn rét mướt của trâu bò. Vậy mà nó vẫn nồng nàn hương vị và đầy đủ sự ấm áp của quê nhà.
 Mệt mỏi trong công việc ngày mùa, hay vì đùa chơi, bạn sẽ sung sướng biết bao khi tựa mình vào cây rơm. Và chắc chắn bạn sẽ ngủ thiếp ngay, vì sự êm đềm của cây rơm, vì hương đồng cỏ nội đã sẵn đợi vỗ về giấc ngủ của bạn. Phạm Đức
	II/ ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP : 5 ĐIỂM (30 PHÚT)
Dựa vào bài đọc : “ Cây rơm ?”
( Đánh dấu x vào trước ý đúng nhất từ câu 1 đến câu 6 )
1. Em hiểu thế nào về Cây rơm?
 a/ là túp lều b/ là cây nấm khổng lồ
 c/ là cây dù	 d/ là đóng rơm to, xếp rơm cao xung quanh một chiếc cọc.
2. Người ta làm thế nào để cây rơm không bị ướt từ trong ruột ra?
 a/ Che trên nóc ( ngọn) của cây rơm.
 b/ Úp một chiếc nồi đất hoặc ống bỏ trên cọc trụ để nước không chảy xuống.
 c/ Bỏ cọc để nước mưa không có chỗ chảy xuống.
	 d/ Càng chất cao rơm càng không bị ướt.
3. Ý chính của đoạn 2 là gì?
	 a/ Cây rơm là túp lều không cửa.
	 b/ Cây rơm là túp lều có thể mở cửa.
 c/ Cây rơm gần gũi với tuổi thơ, với trò chơi chạy đuổi.
 d/ Cả 3 ý trên.
4. Những chi tiết: “Bọn trẻ chơi trò chạy đuổi nấp vào đống rơm; cây rơm cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bữa ăn rét mướt của trâu bò” cho thấy điều gì ?
 a/ Cây rơm to, đẹp, dùng làm thức ăn cho trâu , bò.
 b/ Cây rơm gần gũi thân thiết với bọn trẻ, có ích cho cuộc sống của người, vật ở thôn quê.
 c/ Cây rơm rất đẹp, dùng làm chất đốt.
 d/ Câu a, c đúng.
5. Trong bài văn, cây rơm được nhân hóa bằng cách nào?	
	 a/ Dùng đặc điểm của con người để miêu tả cây rơm.
 b/ Dùng đặc điểm của con vật để miểu tả cây rơm. 
 c/ Dùng hành động của con vật để miêu tả cây rơm.
 d/ Dùng hành động của người để miêu tả, kể về cây rơm.
6. Nêu ý nghĩa của bài văn?
	 a/ Miêu tả trẻ con.
	 b/ Nói về cây rơm và tác dụng của nó đối với trâu bò. 
 c/ Miêu tả cây rơm và sự cần thiết, tình cảm gắn bó giữa cây rơm với con người.
	 d/ Cả 3 ý trên
7. Hãy tìm từ đồng nghĩa với từ “công dân”?
8. Gạch chân cặp từ hô ứng trong câu sau:
Cô giáo giảng bài đến đâu em hiểu ngay đến đó.
9. Điền thêm một quan hệ từ và vế câu để câu văn được hoàn chỉnh.
 Bọn bất lương không chỉ ăn cắp tay lái . .
10. Đặt một câu có cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ tương phản?
............................................................................
TOÁN: ÔN TẬP PHÂN SỐ
I. Mục tiêu:
Biết xác định phân số bằng trực giác; biết rút gọn, quy đồng; so sánh các phân số không cùng mẫu số.
 * Bài tập cần làm: Bài1,2 3(a,b) 4.
II. Đồ dùng dạy học:+ GV:
 + HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Bài cũ: 
GV nhận xét – cho điểm
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ôn tập phân số.
b.Thực hành:
 Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu
- Cho HS làm bài rồi nhận xét chấm chữa bài.
GV chốt.
Yêu cầu HS nêu phân số dấu gạch ngang còn biểu thị phép tính gì?
Khi nào viết ra hỗn số.
 Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu
Yêu cầu HS nêu lại cách rút gọn.
Chia cả tử số và mẫu số cho cùng 1 số lớn hơn 1.
- Cho HS làm bài rồi nhận xét chấm chữa bài.
	Bài 3: HSKG làm thêm BTc
GV yêu cầu HS đọc đề.
GV yêu cầu HS nêu cách quy đồng mẫu số 2 phân số?
- Cho HS làm bài rồi nhận xét chấm chữa bài.
	Bài 4: GV yêu cầu HS đọc đề
GV chốt.
Yêu cầu HS nêu phân số lớn hơn 1 hoặc bé hơn hay bằng 1.
So sánh 2 phân số cùng tử số.
So sánh 2 phân số khác mẫu số.
 Bài 5: HSKG
+Cho hs làm vào SGK:
+Đính bảng phụ lên. Gọi hs thi đua điền.
3. Củng cố - dặn dò: 
Chuẩn bị: ôn tập phân số (tt).
Nhận xét tiết học.
Lần lượt sửa bài 3 – 4.
Cả lớp nhận xét.
- HS lắng nghe nhắc lại tựa bài.
1/HS đọc đề yêu cầu.
Làm bài rồi nhận xét sửa bài.
a
b
- Hình 1: 
- Hình 2: 
- Hình 3: 
- Hình 4: 
- Hình 1: 
- Hình 2: 
- Hình 3: 
- Hình 4: 
Khi phân số tối giản mà tử số lớn hơn mẫu số thì phân số thành hỗn số.
2/HS yêu cầu.
- HS làm bài rồi nhận xét sửa bài.
; 
 ; 
3/HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài rồi nhận xét sửa bài.
 và 
 giữ nguyên 
; ; 
4/HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài rồi nhận xét sửa bài.
; ; 
* Có thể HS rút gọn phân số để được phân số đồng mẫu.
5/HS đọc yêu cầu.
HS thi đua điền: hoặc 
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
............................................................................
LUYỆN TIẾNG VIỆT: LUYỆN TẬP VỀ CÂU.
I.Mục tiêu :
- Củng cố cho HS những kiến thức về phân môn luyện từ và câu giữa học kì hai.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: 
2.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: 
 Đặt 3 câu ghép không có từ nối?
Bài tập2:
 Đặt 3 câu ghép dùng quan hệ từ.
Bài tập 3 : 
Đặt 3 câu ghép dùng cặp từ hô ứng.
Bài tập 4 : Thêm vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép trong các ví dụ sau :
 a/ Tuy trời mưa to nhưng ...
 b/ Nếu bạn không chép bài thì ...
 c/ ...nên bố em rất buồn.
 4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn 
bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Ví dụ:
Câu 1 : Gió thổi, mây bay
Câu 2 : Mặt trời lên, những tia nắng ấm áp chiếu xuống xóm làng.
Câu 3: Lòng sông rộng, nước trong xanh.
Ví dụ:
Câu 1 : Trời mưa to nhưng đường không ngập nước.
Câu 2 : Nếu bạn không cố gắng thì bạn sẽ không đạt học sinh giỏi.
Câu 3 : Vì nhà nghèo quá nên em phải đi bán rau phụ giúp mẹ.
 Ví dụ:
Câu 1 : Trời vừa hửng sáng, bố em đã đi làm.
Câu 2 : Mặt trời chưa lặn, gà đã lên chuồng.
Câu 3 : Tiếng trống vừa vang lên, các bạn đã có mặt đầy đủ.
Ví dụ:
a/ Tuy trời mưa to nhưng Lan đi học vẫn đúng giờ.
b/ Nếu bạn không chép bài thì cô giáo sẽ phê bình đấy.
c/ Vì em lười học nên bố em rất buồn.
- HS chuẩn bị bài sau.
.................................................................****.....................................................................
Thứ sáu, ngày 22 tháng 03 năm 2013
BUỔI CHIỀU
TẬP LÀM VĂN: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II
(Theo đề chung của chuyên môn )
.....................................................................
LUYỆN TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu.
- Tiếp tục củng cố cho HS về cách vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Củng cố cho HS về phân số và số tự nhiên.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: 
2.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:
a) 72 km/giờ = ...m/phút
A. 1200 B. 120
C. 200 D. 250.
b) 18 km/giờ = ...m/giây
A. 5 B. 50
C. 3 D. 30
c) 20 m/giây = ... m/phút
A. 12 B. 120
C. 1200 D. 200
Bài tập 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
...34 chia hết cho 3?
4...6 chia hết cho 9?
37... chia hết cho cả 2 và 5?
28... chia hết cho cả 3 và 5?
Bài tập3:
 Một ô tô di từ A đến B với vận tốc 48 km/giờ. Cùng lúc đó một ô tô khác đi từ B
 về A với vận tốc 54 m/giờ, sau 2 giờ hai xe gặp nhau. Tính quãng đường AB?
Bài tập4: (HSKG)
 Một xe máy đi từ B đến C với vận tốc 36 km/giờ. Cùng lúc đó một ô tô đi từ A cách B 45 km đuổi theo xe máy với vận tốc 51 km/giờ. Hỏi sau bao lâu ô tô đuổi kịp xe máy?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải : 
a) Khoanh vào A
b) Khoanh vào A
c) Khoanh vào C
Đáp án:
a) 2; 5 hoặc 8
b) 8
c) 0
d) 5
Lời giải: 
Tổng vận của hai xe là:
 48 + 54 = 102 (km/giờ) 
Quãng đường AB dài là:
 102 2 = 204 (km)
 Đáp số: 204 km
Lời giải: 
Hiệu vận tốc của hai xe là:
 51 – 36 = 15 (km/giờ)
 Thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy là:
 45 : 15 = 3 (giờ)
 Đáp số: 3 giờ. 
- HS chuẩn bị bài sau.
.............................................................................
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP: TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
 Tuần 29
 1. Yêu cầu giáo dục:
 Giúp học sinh: 
- Hiểu biết về truyền thống của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
- Tổ chức các hoạt động : trò chơi dân gian,,,,,,
- Rèn kĩ năng : Tinh thần học tập và rèn luyện để xứng đáng là cháu ngoan của Bác
 2.Chuẩn bị hoạt động
 a. Về phương tiện hoạt động
- Văn bản truyền thống của Đoàn TNCSHCM
- Các dụng cụ tổ chức trò chơi: Dây kéo co, chai , chậu.
 b. Về tổ chức
- Phổ biến luật chơi.
- Cử người điều khiển hoạt động.
- Cử người ghi biên bản.
 4. Tiến hành hoạt động
 a) Khởi động
- Bắt bài hát tập thể.
- Người điều khiển công bố lí do, hình thức hoạt động.
 b) Thực hiện:
 - Học sinh thực hiện các trò chơi
 5. Kết thúc hoạt động
	- Nhận xét hoạt động.
	- Dặn dò : 
.................................................................****.....................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 28.doc