Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 35

Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 35

A. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ đọc khoảng 120 tiếng/ phút; đọc diễn cảm được đoạn thơ, bài văn đã học; thuộc 5-7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu ND, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ theo y/c BT2, 3.

- HS khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng ND văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.

B. Chuẩn bị:

- Phiếu ghi tên từng bài TĐ-HTL (như các lần KT).

- Một tờ giấy khổ to ghi vắn tắt các nội dung về CN-VN trong các kiểu câu; 1 tờ giấy khổ to chép lại nội dung tổng kết các kiểu câu.

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 747Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 35
NGÀY
MÔN
TIẾT
BÀI
Thứ 2
18.03
Đạo đức
Tập đọc
Toán
Lịch sử
35
69
171
35
Kiểm tra cuối học kì II
Ôn tập cuối học kì II Tiết 1
Luyện tập chung
Kiểm tra cuối học kì II
Thứ 3
19.03
Toán
Chính tả 
Luyện từ & câu
Khoa học
172
35
69
69
Luyện tập chung
Ôn tập cuối học kì II Tiết 2
Ôn tập cuối học kì II Tiết 3
Ôn tập: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Thứ 4
20.03
Toán
Địa lí
Kể chuyện
Tập đọc
173
35
35
70
Luyện tập chung
Kiểm tra cuối học kì II
Ôn tập cuối học kì II Tiết 4
Ôn tập cuối học kì II Tiết 5
Thứ 5
21.03
Tập làm văn
Toán
Luyện từ & câu
69
174
70
Ôn tập cuối học kì II Tiết 6
Luyện tập chung
Kiểm tra cuối học kì II (Kiểm tra đọc)
Thứ 6
22.03
Toán
Tập làm văn
Khoa học
Kỹ Thuật
175
70
70
35
Kiểm tra cuối học kì II
Kiểm tra cuối học kì II (Kiểm tra viết)
Kiểm tra cuối học kì II
Lắp ghép mô hình tự chọn
Thứ hai ngày  tháng  năm 20
ĐẠO ĐỨC
Tiết 35: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
TẬP ĐỌC
Tiết 69: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (Tiết 1)
Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ đọc khoảng 120 tiếng/ phút; đọc diễn cảm được đoạn thơ, bài văn đã học; thuộc 5-7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu ND, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ theo y/c BT2, 3.
- HS khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng ND văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
Chuẩn bị:
- Phiếu ghi tên từng bài TĐ-HTL (như các lần KT).
- Một tờ giấy khổ to ghi vắn tắt các nội dung về CN-VN trong các kiểu câu; 1 tờ giấy khổ to chép lại nội dung tổng kết các kiểu câu.
- 4 tờ phiếu khổ to để hs lập bảng tổng kết các kiểu câu Ai thế nào? Ai là gì?
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
_ Tiết học hôm nay, chúng ta cùng nhau ôn tập cuối học kì II.
- HS nghe.
b) Kiểm tra đọc và học thuộc lòng:
- Yêu cầu HS bốc thăm chọn bài đọc.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Thầy cho điểm trực tiếp từng HS.
- Lần lượt từng HS bốc thăm chọn bài đọc.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
c) Hướng dẫn làm bài tập:
- Thầy dán bảng tờ phiếu tổng kết CN- VN, giải thích và nhấn mạnh yêu cầu.
- Thầy kiểm tra HS đã xem lại kiến thức về các kiểu câu kể ở lớp 4.
- Thầy dán bảng tờ phiếu đã viết những nội dung cần ghi nhớ.
­Câu kể Ai thế nào? gồm 2 bộ phận:
-VN trả lời câu hỏi: Thế nào? VN chỉ đặc 
- 1 HS đọc yêu cầu của BT 2.
- 1 HS đọc bảng tổng kết kiểu câi Ai làm gì? Cả lớp đọc thầm lại yêu cầu BT.
- HS chú ý nghe hd để nắm yêu cầu của BT.
- HS nêu yêu cầu: Lập bảng tổng kết về VN và VN của 3 kiểu câu kể sau đó nêu ví dụ minh hoạ cho mỗi kiểu câu.
- Hs lần lượt về đặc điểm của:
+ VN và CN trong câu kể: Ai thế nào?
+ VN cà CN trong câu kể: Ai là gì?
- 1, 2 HS đọc lại.
điểm, tính chất, trạng thái của sự vật được nói đến ở CN, VN thường do tính từ, động từ (hoặc cụm từ tính từ, cụm động từ) tạo thành.
- CN trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? CN chỉ những sự vật có đặc điểm, tính chất, trạng thái được nêu ở VN, CN thường do danh từ (cụm danh từ) tạo thành.
­ Câu kể Ai là gì? Gồm 2 bộ phận:
- VN trả lời câu hỏi: Là gì (là ai, là con gì)? VN được nối với CN bằng từ là, VN thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành.
- CN trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? CN thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành.
- Phát phiếu cho 4 HS.
- HS làm vào vở BT.
- 2 HS làm phiếu cho kiểu câu Ai thế nào? 2 em làm phiếu cho kiểu câu Ai là gì?
- HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Kiểu câu Ai thế nào?
 Thành phần câu
Đặc điểm
Chủ ngữ
Vị ngữ
Câu hỏi
- Ai (con gì, cái gì)?
- Thế nào
Cấu tạo
- Danh từ (cụm danh từ)
- Đại từ.
- Tính từ (cụm tính từ)
- Động từ (cụm động từ)
Kiểu câu Ai là gì?
 Thành phần câu
Đặc điểm
Chủ ngữ
Vị ngữ
Câu hỏi
- Ai (con gì, cái gì)?
- Là gì (là ai, là con gì)
Cấu tạo
- Danh từ (cụm danh từ)
-Danh từ (cụm danh từ)
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: Về nhà coi lại bài; Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học.
NHẬN XÉT – BỔ SUNG
TOÁN
Tiết 171: LUYỆN TẬP CHUNG
Mục tiêu:
- Biết thực hành tính và giải toán có lời văn.
Chuẩn bị:
- SGK, bảng phụ, bảng nhóm
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- 3 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
_ Hôm nay, chúng ta cùng nhau làm các bài ở phần luyện tập chung.
- HS nghe.
b) Hướng dẫn luyện tập:
­ Bài 1 (a, b, c): 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm vào nháp, HS lên bảng làm.
- Cả lớp và thầy nhận xét.
- HS đọc đề nêu yêu cầu.
- HS làm vào nháp, 1 HS lên bảng làm.
­ Bài 2a: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm vào nháp, HS lên bảng làm.
- Cả lớp và thầy nhận xét.
- HS đọc đề nêu yêu cầu.
- HS làm vào nháp, 1 HS lên bảng làm.
­ Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm vào nháp, HS lên bảng làm.
- Cả lớp và thầy nhận xét.
- HS đọc đề nêu yêu cầu.
- HS làm vào nháp, 1 HS lên bảng làm.
Giải
Diện tích đáy bể bơi :
 22,5 x 19,2 = 432 (m2)
Chiều cao mực nước:
 414,72 : 432 = 0,96 (m)
Chiều cao bể bơi là:
 0,96 x 5 : 4 = 1,2 (m)
 Đáp số: 1,2 m
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS về nhà coi lại bài; Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học.
NHẬN XÉT – BỔ SUNG
 LỊCH SỬ
Tiết 27: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
Thứ ba ngày  tháng  năm 20
 TOÁN
Tiết 172: LUYỆN TẬP CHUNG
Mục tiêu:
- Biết tính giá trị của biểu thức; tìm số trung bình cộng; giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
Chuẩn bị:
- SGK, bút dạ, bảng phụ
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- 3 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
_ Hôm nay, chúng ta cùng nhau làm các bài ở phần luyện tập chung.
- HS nghe.
b) Hướng dẫn luyện tập:
­ Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Cho HS làm vào nháp, HS lên bảng làm.
- Thầy nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS làm vào nháp, 3 HS lên bảng làm.
a.	6,78 – (8,951 + 4,784) : 2, 05
	=	6,78 – 13,741: 2,05 =	6,78 – 6,7 = 0,08
b.	7,56 : 3,15 + 24,192 + 4,32
	= 2,4 + 24,192 + 4,32
	= 26,592 + 4,32 = 30,912	
c.	6 giờ 45 phút + 14 giờ 30 phút : 5
	=	6 giờ 45 phút + 2 giờ 54 phút
	=	8 giờ 99 phút = 9 giờ 39 phút
­ Bài 2a:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Cho HS làm vào nháp, HS lên bảng làm.
- Thầy nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS làm vào nháp, 1 HS lên bảng làm.
a) (19 + 34 + 46 ) : 3 = 33.
­ Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Cho HS làm vào nháp, HS lên bảng làm.
- Thầy nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS làm vào nháp, 1 HS lên bảng làm.
Giải
Số học sinh gái của lớp đó là:
 19 + 2 = 21 (hs)
Tỉ số phần trăm số học sinh trai so với số học sinh cả lớp là:
 19 : ( 19 + 21) x 100% = 47,5 %.
Tỉ số phần tẳm số học sinh gái so với số học sinh cả lớp là:
 100% - 47,5 % = 52,5 %.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS về nhà coi lại bài; Chuẩn bị bài tiếp theo. 
- Nhận xét tiết học.
NHẬN XÉT – BỔ SUNG
CHÍNH TẢ
Tiết 35: ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II (Tiết 2)
Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1
- Hoàn chỉnh được bảng tổng kết về trạng ngữ theo yêu cầu BT2	
Chuẩn bị:
- Phiếu ghi tên các bài TĐ-HTL (như tiết 1)
- Một tờ giấy khổ to ghi vắn tắt nội dung cần ghi nhớ về TN, đặc điểm mỗi loại TN.
- Một tờ giấy khổ to chép lại bảng tổng kết chưa hoàn thành ở BT 1 SGK.
- 3, 4 tờ phiếu viết bảng tổng kết theo mẫu trong SGK để hs làm bài.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
_ Tiết chính tả hôm nay, các em sẽ ôn tập cuối học kì II.
- HS nghe.
b) Kiểm tra đọc và học thuộc lòng:
- Yêu cầu HS bốc thăm chọn bài đọc.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Thầy cho điểm trực tiếp từng HS.
- Lần lượt từng HS bốc thăm chọn bài đọc.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
c) Hướng dẫn làm bài tập:
- Cho HS đọc yêu cầu của BT
- Thầy nhắc lại yêu cầu
- Cho HS làm bài. Thầy dán lên bảng tờ phiếu đã viết nội dung cần ghi nhớ về các loại trang ngữ.
­ Trạng ngữ: là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, của sự việc nêu trong câu. Trang ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hoặc chen giữa CN-VN.
­ Các loại trang ngữ:
1. Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời câu hỏi Ở đâu?
2. Trạng ngữ chỉ thời gian tar lời câu hỏi Bao giờ?, Khi nào?, Mấy giờ?.
3. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân tar lời các câu hỏi: Vì sao?, Nhờ đâu? Tại đâu?...
4. Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời các câu hỏi: để làm gì?, Nhằm mục đích gì? Vì cái gì?...
5. Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời các câu hỏi Bằng cái gì? Với cái gì?...
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe 
- HS lắng nghe
- HS đọc lại nội dung ghi trên phiếu
- Thầy chấm điểm HS làm tốt.
- HS tự làm vào vở BT, trình bày kết quả.
- HS làm trên phiếu dán kết quả lên bảng lớp, cả lớp cùng nhận xét.
Các loại trạng ngữ
Câu hỏi
Ví dụ
Trang ngữ chỉ nơi chốn
- Ở đâu?
- Nơi nào?
- Ngoài đường, xe cộ đi lại như mắc cửi.
- Ở góc trái sân trương, các bạn nữ ngồi đọc sách
Trạng ngữ chỉ thời gian
- Khi nào?
- Mấy giờ?
- Sáng sớm, các bác nông dân đã ra đồng.
- Đúng 7 giờ, xe lăn bánh.
Trang ngữ chỉ nguyên nhân
- Vì sao?
- Nhờ đâu?
- Tại sao?
- Vì lười học, Hải đã bị điểm 4 môn Tiếng Việt.
- Nhờ chăm chỉ, chữ viết cảu Tâm ngày càng đẹp.
- Tại Hoa nói chuyện mà tổ bị hạ điểm thi đua.
Trang ngữ chỉ mục đích
- Để làm gì?
- Vì cái gì?
- Để đỡ mỏi mệt, các em cần thư giản sau 2 giời học.
- Vì Tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng.
Trạng ngữ chỉ phương tiện
-Bằng cái gì?
-Với cái gì?
- Bằng cử chỉ ân cần, dịu dàng, hà đã chăm sóc chú chim đến khi khoẻ lại và bay đi.
- Với đôi bàn tay khéo léo, chị đan chiếc áo thật đẹp
3. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: Về nhà coi lại bài; Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
NHẬN XÉT – BỔ SUNG
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 69: ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II (Tiết 3)
Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1
- Biết lập bảng thống kê và n ...  viên tham dự: Chủ toạ, thư kí (các thành viên khác).
3. Nội dung cuộc họp:
 - Nêu mục đích:
 - Nêu tình hình hiện nay:
 - Phân tích nguyên nhân:
 - Nêu cách giải quyết:
 - Phân công việc cho mọi người:
 - Cuộc họp kết thúc vào lúc..
 Người lập biên bản kí Chủ toạ kí
- Phát cho 2, 3 HS tờ phiếu khổ to.
- HS viết biên bản vào vở BT.
- HS làm xong lần lượt nêu kết quả bài làm.
- HS làm trên phiếu trình bày bài làm.
- Cả lớp bình chọn thư kí viết biên bản giỏi nhất.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: Về nhà xem lại bài; Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học.
NHẬN XÉT – BỔ SUNG
TẬP ĐỌC
Tiết 70: ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II (Tiết 5)
Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1
- Đọc bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, tìm được những hình ảnh sống động trong bài thơ.
- HS khá, giỏi cảm nhận được vẻ đẹp của một số hình ảnh trong bài thơ; miêu tả được một trong những hình ảnh vừa tìm được.
Chuẩn bị:
- Phiếu viết tên các bài TĐ-HTL (như tiết 1).
- Bút dạ; 2, 3 tờ khổ to cho 2, 3 hs làm BT 2.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
_ Hôm nay, các em sẽ được tiếp tục ôn tập cuối học kì II.
- HS nghe.
b) Kiểm tra đọc và học thuộc lòng:
- Yêu cầu HS bốc thăm chọn bài đọc.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Thầy cho điểm trực tiếp từng HS.
- Lần lượt từng HS bốc thăm chọn bài đọc.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
c) Hướng dẫn làm bài tập:
+ Bài thơ gợi ra những hình ảnh rất sống động về trẻ em. Đó là những hình ảnh nào?
_ Thầy chốt: 
* Sóng biển vỗ bờ ồn ào, bỗng nhiên có những phút giây nín bặt.
* Trẻ em ở biển nước da cháy nắng, tót bết đầy nước mặn vì suốt ngày bơi lội trong nước biển. Bãi biển rộng mênh mong, các bạn ùa chạy thoải mái mà chẳng cần tới đích.
+ Buổi chiều tối ở vùng quê ven biển được 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc lại bài thơ. Cả lớp đọc thầm.
+ Sóng ồn ào phút giây nín bặt, biển thèm hoá được trở thành trẻ thơ.
+ Những đứa trẻ tóc bết đầy nước mặn, tay cầm cành củi khô ùa chạy không cần tới đích trên bãi biển.
+ Bọn trẻ vớt từ biển những vỏ ốc âm thanh.
+ Ánh nắng mặt trời chảy trên bàn tay nhỏ xíu.
+ Gió thổi à à u u như ngàn cối xay xay lúa, trong cối xay ấy, những đứa trẻ đang chạy chơi trên cát giống như những hạt gạo của trời.
- HS nghe.
+ Hoa xương rồng đỏ chói./ Những đứa bé da 
tả như thế nào?
+ Ban đêm ở vùng quê ven biển được tả như thế nào?
_ Thầy chốt: Tác giả tả buổi chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển bằng cảm nhận của nhiều giác quan:
* Của mắt để thấy hoa xương rồng chói đỏi; những đứa bé da nâu, tóc khét nắng màu râu bắp, thả bò, ăn cơm khoai với cá chuồn; thấy chim bay phía vần mây như đám cháy; võng dừa đưa sóng; những ngọn đèn tắt vội dưới màn sao; những con bò nhai cỏ.
* Của tai để nghe thấy tiếng hát của những đứa bé thả bò, nghe thấy lời ru, tiếng đập đuôi của những con bò đang nhai lại cỏ.
* Của mũi: để ngửi thấy mùi rơm nồng len lỏi giữa cơn mơ.
- Thầy nhận xét, chẩm điểm kết quả bài làm của một số em.
+ Một hình ảnh hoặc chi tiết mà em thích trong bức tranh phong cảnh ấy?
nâu tóc khét nắng màu râu bắp, thả bò trên những ngọn đồi vòng quanh tiếng hát, nắm cơm khoai ăn với cá chuồn./ Chim bay phía vầng mây như đám cháy./ Bầu trời tím lại phía lời ru./ Võng dừa đưa sóng thở.
+ Những ngọn đèn dầu tắc vội dưới màn sao./ Đêm trong trẻo rộ lên hàng tràng tiếng chó sủa./ Những con bò đập đuôi nhai lại cỏ./ Mùi rơm nồng len lỏi giữa cơn mơ.
- HS nghe.
- HS phát biểu ý kiến, các em trả lời lần lượt từng câu hỏi.
+ Các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong bài thơ.
* Hình ảnh so sánh: Gió à à u u như ngàn cối xay xay lúa và Trẻ con là hạt gạo của trời.
+ Hình ảnh nhân hoá: Biển thàm hoá được trẻ thơ; sóng thở.
+ Các hình ảnh so sánh trong hai câu thơ Gió à à u u như ngàn cối xay xay lúa và Trẻ con là hạt gạo của trời liên quan với nhau: gió trời thổi à à ù ù trên bãi biển có những đứa trẻ đang nô đùa chẳng khác gì chiếc cối xay khổng lồ đang xay lúa mà những hạt gạo quý đang chạy vòng quanh là trẻ em.
3. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS về nhà học bài; chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
NHẬN XÉT – BỔ SUNG
Thứ năm ngày  tháng  năm 20
TẬP LÀM VĂN
Tiết 53: ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II (Tiết 6)
Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng Chính tả đoạn thơ trong bài Trẻ con ở Sơn Mỹ, tốc độ viết khoảng 100 chữ/ 15 phút, trình bày đúng thể thơ tự do.
-Viết đoạn văn khoảng 5 câu (dựa vào ND, hình ảnh gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ.)
Chuẩn bị:
- Bảng lớp viết 2 đề bài.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
_ Tiết học hôm nay, chúng ta tiếp tục ôn tập giữa kì II.
- HS nghe.
b) Chính tả nghe - viết:
- Thầy đọc 11 dòng thơ sẽ viết.
- Thầy đọc từng dòng thơ cho HS viết.
- Thầy chấm bài, nêu nhận xét.
- HS theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại đoạn thơ, chú ý cách trình bày bài thơ thể tự do, và chú ý những chữ các em cho là khó (Sơn Mỹ, bết, chân trời,..)
- HS gấp SGK.
- HS viết bài.
c) Hướng dẫn làm bài tập:
- Thầy cùng HS phân tích đề, gạch chân các từ quan trọng
- HS đọc yêu cầu Bt.
- Xác định đúng yêu cầu cảu đề bài.
+ Dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ viết đoạn văn khoảng 5 câu theo 1 trong 2 đề bài.
- HS suy nghĩ chọn đề bài gần giũ thích hợp với mình.
- Nhiều HS nói nhanh đề tài em chọn.
- HS viết văn, tiếp nối nhau đọc.
- Cả lớp nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS về nhà xem lại bài; chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học
NHẬN XÉT – BỔ SUNG
TOÁN
Tiết 174: LUYỆN TẬP CHUNG
Mục tiêu:
- Biết giải bài toán về chuyển động cùng chiều, tỉ số phần trăm, thể tích hình hộp chữ nhật.
Chuẩn bị:
- SGK, bảng phụ.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thầy giáo cho bài.
- Nhận xét – chữa bài và cho điểm.
- 2 HS làm bài trên bảng.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
_ Trong giờ học toán hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau làm bài luyện tập chung.
- HS nghe.
- Thầy giáo ghi tựa bài.
b) Hướng dẫn luyện tập:
­ Bài 1: (Phần 1)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Cho 1HS lên bảng. 
- Gọi HS nhận xét và chữa bài.
- Thầy nhận xét.
- HS đọc.
- HS làm bài.
+ Khoanh vào C (vì đoạn đường thứ nhất ôtô đi 1 giờ và đoạn đường thứ hai ôtô đi 2 giờ, tổng thời gian là 3 giờ)
­ Bài 2: (Phần 1)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Cho 1HS lên bảng. 
- Gọi HS nhận xét và chữa bài.
- Thầy nhận xét.
- HS đọc.
- HS làm bài.
+ Khoanh vào A (vì V = 60 x 40 x 40 = 96 000cm3 = 96 dm3 và thể tích nủa bể cá là: 96 : 2 = 48 dm3)
­ Bài 3: (Phần 1)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Cho 1HS lên bảng. 
- Gọi HS nhận xét và chữa bài.
- Thầy nhận xét.
- HS đọc.
- HS làm bài.
+ Khoanh vào B (vì 8 km : (11- 5) = 1 giờ 20 phút= 80 phút)
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS về nhà luyện tập thêm; Chuẩn bị tiếp theo.
- Nhận xét tiết học
NHẬN XÉT – BỔ SUNG
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 70: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
Mục tiêu:
- Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng HKII (nêu ở tiết 1, ôn tập )
Đề thi:
- Phòng ra đề.
Thứ sáu ngày  tháng  năm 20
TOÁN
Tiết 175: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
Mục tiêu:
- Tập trung vào kiểm tra:
- Kiến thức ban đầu về số thập phân, kĩ năng thực hành tính với số thập phân, tỉ số phần trăm.
- Tính diện tích, thể tích một số hình đã học.
- Giải bài toán về chuyển động đều
Đề thi:
- Phòng ra đề.
TẬP LÀM VĂN
Tiết 70: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
Mục tiêu:
- Kiểm tra (Viết ) theo .mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng HKII:
+ Nghe-viết đúng bài CT ( tốc độ viết khoảng 100 chữ / 15 phút ), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ (văn xuôi.)
+ Viết được bài văn tả người theo y/c của đề bài.
Đề thi:
- Phòng ra đề.
 KHOA HỌC
Tiết 70: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
Mục tiêu:
- Ôn tập về: 
- Sự sinh sản của động vật, bảo vệ môi trường đất, môi trường rừng.
- Sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Vận dụng một số kiến thức về sự sinh sản của động vật đẻ trứng trong việc tiêu diệt những con vật có hại cho sức khỏe con người.
- Nêu được một số nguồn năng lượng sạch.
Chuẩn bị:
- Nhà trường ra đề.
KỸ THUẬT
Tiết 35: LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN (tiết 3)
Mục tiêu:
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp được một mô hình tự chọn.
- Với HS khéo tay:
+ Lắp được ít nhất một mô hình tự chọn.
+ Có thể lắp được mô hình mới ngoài mô hình gợi ý trong SGK.
Chuẩn bị:
- Lắp sẵn một, hai mô hình đã gợi ý trong sgk.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS trả bài.
- 2 HS lên trả bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
_ Tiết học hôm nay, chúng ta tiếp tục lắp ghép mô hình tự chọn. 
- HS nghe.
b) Hoạt động 1: HS chọn mô hình lắp ghép.
- Cho các nhóm tự chọn mô hình lắp ghép theo gợi ý trong sgk hoặc tự sưu tầm.
- Yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ trong sgk hoặc hình vẽ tự sưu tầm
- HS chọn mô hình lắp ghép.
- Các nhóm tự chọn mô hình lắp ghép theo gợi ý trong sgk hoặc tự sưu tầm.
- HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ trong sgk hoặc hình vẽ tự sưu tầm
c) Hoạt động 2: Các bước thao tác kĩ thuật.
- Gọi đại diện các nhóm nêu các bước lắp của mô hình tự chọn.
+ Nêu các chi tiết cần chọn để lắp.
+ Nêu thứ tự các bước lắp.
- Cho HS quan sát mẫu lắp sẵn.
- Cho các nhóm lắp thử.
- Quan sát, hướng dẫn thêm.
- Ví dụ: Lắp máy bừa.
a) Lắp từng bộ phận.
b) Lắp ráp mô hình.
* Lắp răng bừa:
- Lấy 1 thanh thẳng 11 lỗ lắp vào 3 thanh thẳng 3 lỗ và 6 thanh chữ L dài ta được răng bừa.
* Lắp trục bánh xe.
- Chọn 3 thanh thẳng 6 lỗ lắp vào trục dài gắn với hai bánh xe (như hình sgk)
* Lắp thùng (móc máy bừa)
* Lắp hoàn chỉnh máy bừa.
- Quan sát, lắp thử.
4. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nêu các bước lắp mô hình tự chọn.
- HS nêu.
- Dặn dò: HS về nhà coi lại bài; Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 35 CKTKN BVMT KNS TTHCM.doc