Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 9 năm 2009

Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 9 năm 2009

I. Mục tiêu:

- HS biết ai cũng có bạn bè và trẻ em có quyền giao lưu bạn bè.

- Thực hiện tốt việc đối xử với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.

- Thân ái đoàn kết với bạn bè.

II. Đồ dùng dạy- học:

- Bảng phụ ghi phần ghi nhớ của bài ở SGK.

III. Hoạt động dạy- học:

 

doc 36 trang Người đăng huong21 Lượt xem 582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 9 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 	 Thứ hai
Ngày soạn: 11/10/2009.
Ngày giảng: 18/10/2009.
Chào cờ
(Tập trung dưới cờ)
Đạo đức:
Tình bạn (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- HS biết ai cũng có bạn bè và trẻ em có quyền giao lưu bạn bè.
- Thực hiện tốt việc đối xử với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.
- Thân ái đoàn kết với bạn bè.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ ghi phần ghi nhớ của bài ở SGK.
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Cần làm gì để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên?
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn tìm hiểu:
Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp.
* Mục tiêu: HS biết ý nghĩa của tình bạn và quyền được kết giao bạn bè của trẻ em.
* Cách tiến hành:
- Cả lớp hát bài lớp chúng mình đoàn kết. Lớp thảo luận:
-? Bài hát nói lên điều gì?
-? Lớp chúng ta có vui như vậy không?
-? Điều gì sẽ xẩy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè? 
-? Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không? Em biết điều đó từ dâu?
* GV kết luận: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung truyện: Đôi bạn.
* Mục tiêu: HS hiểu đợc bạn bè cần phảiđoàn kết, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn hoạn nạn.
* Cách tiến hành:
- GV đọc câu chuyện.
- Tổ chức học sinh đóng vai theo nội dung câu chuyện. 
-? Em có nhận xét gì về hành động bỏ bạn để chạy thoát thân của nhân vật trong truyện?
-? Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra điều gì về cách đối xử với bạn bè?
* Gv kết luận: Bạn bè phải biết thương yêu giúp đỡ nhau nhất là trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn.
Hoạt động 3: Làm bài tập 2 SGK
* Mục tiêu: HS biết cáh ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan đến bạn bè.
* Cách tiến hành: 
- Một hs đọc yêu cầu bài 2
- HS làm bài cá nhân
- Học sinh trình bày cách ứng xử.
- Nhận xét chốt cách ứng xử tích cực:
Hoạt động 4: Củng cố.
* Mục tiêu: Giúp được hs hiểu các biểu hiện của trình bạn đẹp.
* Cách tiến hành:
-? Hãy nêu một biểu hiện cảu tình bạn đẹp?
- GV ghi bảng.
* GV kết luận: Các biểu hiện của tình bạn đẹp là: Tôn trọng, chân thành, biết quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, biết chia sẻ vui buồn cùng nhau.
? Trong lớp mình có tình bạn nào đẹp như vậy không?
- HS liên hệ tự nêu.
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
C. Củng cố - Dặn dò:
- Trưng bảng phụ, gọi HS đọc ghi nhớ.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS sưu tầm truyện, ca dao, tục ngữ, về chủ đề tình bạn. Chuẩn bị bài cho tiết 2.
- 2 HS trả lời.
- Lớp lắng nghe rồi nhận xét.
- Hoạt động cả lớp.
- Tình cảm bạn bè vui vẻ, thân thiết.
- HS tự phát biểu.
- Sẽ rất buồn
- Trẻ em có quyền được tự do kết bạn.
- Học sinh nghe
- Học sinh đóng vai.
- Đó là hành động hèn nhát, không biết giúp đỡ bạn bè lúc gặp khó khăn.
- Bạn bè phải biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn hoạn nạn.
+ Tình huống a: Chúc mừng bạn
+ Tình huống b: An ủi, động viên, giúp đỡ bạn.
+ Tình huống c: Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn bênh vực bạn.
+ Tình huống d: Khuyên ngăn bạn không nên sa vào những việc làm không tốt.
+ Tình huống đ: Hiêut ý tốt của bạn không tự ái, nhận khuyết điểm và sửa chữa khuyết điểm.
+ Tình huống e: Nhờ bạn bè thầy cô giáo hoặc người lớn khuyên ngăn bạn.
- HS nối tiếp nêu.
- Học sinh trả lời
- 3 Học sinh đọc nghi nhớ 
- Lắng nghe nhiệm vụ về nhà và chuẩn bị bài tiết sau.
Toán:
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- HS nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản.
- Luyện kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ ghi BT 4 (45).
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài tập :
 6m 24 cm =... m; 9m5dm =...m; 306m = ...km.
*BĐ: Làm đúng mỗi phần 3đ, trình bày 1 đ.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
*Bài 1(45):
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- Tổ chức làm lần lượt.
- Chữa bài.
- Chuyển từ hỗn số sang STP ta làm như thế nào?
*Bài 2(45):
- Gọi học sinh đọc đề bài
- GV viết bảng: 315cm=.m và yêu cầu học sinh thảo luận để tìm cách viết 315cm thành đơn vị đo là mét.
- ? 315cm Bằng bao nhiêu m và bao nhiêu cm? Giải thích?
-? 3m15cm viết thành hỗn số nào?
-? Hỗn số viết thành số thập phân nào?
-? Em nào có cách làm nhanh hơn?
- Gọi học sinh lên bảng làm.
- Nhận xét bài của bạn
* Gv chốt: Cách đổi đơn vị đo độ dài từ bé sang lớn theo hai cách:
- C1: Chuyển ra hỗn số rồi chuyển thành số thập phân.
- C2: Đếm từ phải qua trái dựa vào đặc điểm của số đo độ dài.
*Bài 3(45):
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài 3.
- GV nhắc học sinh cách làm bài tập 3 tương tự cách làm bài tập 1, sau đó yêu cầu học sinh làm bài.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung. GV kết hợp cho điểm.
*Bài 4(45): HS khá, giỏi.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 4.
- Trưng bảng phụ, hướng dẫn và tổ chức làm bài. 
- Quan sát HS làm bài, hướng dẫn HS yếu.
- Nhận xét, chữa bài.
* Gv chốt: Cách đổi các số đo độ dài ra số thập phân
- Cách đổi các đơn vị lớn là số thập phân ra đơn vị bé: Dịch dấu phẩy từ trái qua phải mỗi số ứng với một đơn vị đến đơn vị cần đổi thì đánh dấu phẩy.
C. Củng cố - Dặn dò:
- ?Để đổi số đo dưới dạng số thập phân ta phải đổi ra số gì trước?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm các BT ở VBT. Chuẩn bị bài mới: “Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân”.	
- 3 HS giải bảng.
6m 24 cm =... m; 9m5dm =...m; 306m = ...km.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Lắng nghe GV giới thiệu bài.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của BT 1.
- Làm vào vở.
- 3 HS làm bảng lớp
- HS chữa bài.
 a) 35m 23cm = 35m = 35,23m.
 b) 51dm 3cm =51 dm = 51,3 dm.
 c) 14m7cm = 14 m = 14,07m 
- HS TL: Phần nguyên của hỗn số là phần nguyên của STP, phần phân số của hỗn số là PTP của STP.
- 1, 2 HS đọc. 
- HS: 315cm = 3m 15cm 
- Vì: 315cm = 300cm + 15cm = 3m 115cm
- HS: 3m 15cm = 
- HS: = 3,15m
- Dựa vào mẫu hs tự làm bài, 3 hs làm bảng.
- Nhận xét chữa bài
- Đếm từ phải qua trái mỗi số ứng với một đơn vị. Ta có 315cm thì: 5 là cm, 1 là dm còn 3 là m vì vậy ta đặt dấu phẩy sau số 3 nên ta được: 315cm = 3,15m
- 3HS lên bảng làm: 234m=2,34m 506m = 5,06m 
 34dm = 3,4m
- 2 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở. 3 HS lên bảng làm.
 a) 3km 245m =3 km = 3,245km.
 b) 5km 34m =5 km = 5,034km.
 c) 307m = km = 0,307 km.
- 1, 2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập 4. 
- Làm vào nháp và nêu miệng kết quả. 
 a) 12,44m = 12m = 12m 44cm.
 b)7,4dm = 7 dm = 7dm 4cm.
 c)3,45km=3km=3km 450m= 3450m.
 d) 34,3 km = 34km = 34km 300m = 34 300m
- Nhận xét và bổ sung.
- HS: đổi ra hỗn số trước.
- Lắng nghe nhiệm vụ và chuẩn bị bài hôm sau.
Âm nhạc
(Giáo viên chuyên soạn và giảng dạy)
Tập đọc:
Cái gì quý nhất?
I. Mục tiêu: 
- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: lúa gạo, có lí tranh luận, sôi nổi, lấy lại...Đọc trôi chảy và diễn cảm toàn bài, Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Tranh luận, phân giải. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi người lao động qua sự khẳng định: “Người lao động là quý nhất”.
- Kính trọng người lao động.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Tranh minh hoạ trang 85SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc thuộc một khổ thơ trong bài: Trước cổng trời. TLCH sau bài.
*BĐ: Đọc to, lưu loát, đúng chính âm (8đ); TLCH (2đ).
- GV nhận xét chung, ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài (tranh ở SGK).
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Gọi HS khá đọc toàn bài.
- Chia đoạn:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp lần 1. (Sửa lỗi phát âm và ghi bảng nếu cần.)
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2 và nhận xét.
- Gọi HS đọc chú giải.
- YC HS đọc theo cặp.
- Gọi 1 HS khá đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài:
- YC HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Theo Hùng, Nam, Quý cái gì quý nhất trên đời?
+ Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?
+ Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
+ Chốt ý và giảng: Thầy giáo đã giảng để ba bạn hiểu ra. Đầu tiên thầy khẳng định lí lẽ và dẫn chứng ba bạn đưa ra đều đúng: Lúa gạo, vàng bạc, thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Chỉ có người lao động là quý nhất.
+ Em có thể chọn tên khác cho bài văn? Vì sao em lại chọn tên đó?
+ GV gợi ý nội dung chính của bài: 
c) Luyện đọc diễn cảm:
+ Chúng ta nên đọc bài này như thế nào?
- Gọi HS nêu các từ cần nhấn giọng, cách ngắt nghỉ.
- Trao đổi cả lớp thống nhất về giọng đọc của từng nhân vật.
- Trưng bảng phụ luyện đọc diễn cảm đoạn 2.
- Yêu cầu HS đọc phân vai và hỏi lại nội dung bài.
- Tổ chức thi đọc cho HS bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay nhất.
- GV nhận xét tuyên dương, cho điểm.
 C. Củng cố - Dặn dò:
- Em hãy mô tả lại bức tranh minh hoạ bài?
- Bài văn muốn khẳng định điều gì?
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn HS ghi nhớ cách thuyết trình, tranh luận trong bài để vận dụng vào tiết tập làm văn sau. Về nhà học bài và chuẩn bị bài: “Đất Cà Mau” 
- 1, 2 HS đọc, và TLCH.
- HS dưới lớp lắng nghe và nhận xét.
- HS khá đọc toàn bài.
- HS đọc theo từng đoạn.
- Đoạn 1: từ đầu - sống được không?
- Đoạn 2: Tiếp - thầy giáo phân giải.
- Đoạn 3: Tiếp - hết bài.
- Đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- 1 HS đọc thành tiếng chú giải.
- Đọc theo cặp. (đọc theo cặp)
- 1 HS khá đọc toàn bài.
- HS nghe.
- Đọc thầm và thảo luận nhóm.
+ Hùng: lúa gạo quý nhất.
+ Nam: thì giờ là quý nhất.
+ Quý: vàng bạc là quý nhất.
- Hùng cho rằng lúa gạo quý nhất vì con người sống được là phải ăn.Quý cho rằng vàng là tiền, tiền sẽ mua được lúa gạo.- Nam cho rằng thì giờ quý nhất vì có thì giờ mới làm ra vàng bạc, lúa gạo.
- Vì không có người lao động thì không có lúa gạo thì không có thì giờ, vàng bạc, thì giờ cũng trôi qua một cách vô ích.
- Nghe.
- HS nối tiếp nhau đặt tên.
+Cuộc tranh luận thú vị: Vì đây là cuộc tranh luận giữa ba bạn vấn đề mà nhiều HS tranh cãi.
+ Ai có lí? Vì bài văn đưa ra các lí lẽ nhưng có một lí lẽ đúng nhất: người lao động là quý nhất.
+ Người lao động là quý nhất: đây là kết luận có sức thuyết phục nhất của cuộc tranh luận.
- HS nêu và nhắc lại: Ca ngợi người lao động qua sự khẳng định: “Người lao động là quý nhất”.
- HS nêu ý kiến, HS khác bổ sung.
- HS theo dõi GV đọc và dùng bút gạch chân những từ cần nhấn giọng: ...
+ Gạch chéo chỗ cần ngắt giọng ở những câu dài: ...
- Luyện đ ... n xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm BT:
* Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - cả lớp đọc thầm.
- YC 5 HS đọc phân vai truyện.
- YC HS làm bài tập.
- YC HS báo cáo kết quả bài làm.
+ Các nhân vật trong truyện tranh luận về vấn đề gì?
+ ý kiến của từng nhân vật như thế nào?
- GV ghi nhanh ý kiến.
Đất: Có chất màu để nuôi cây lớn.
Nước: Vận chuyển chất màu để nuôi cây.
Không khí: Cây cần khí trời để sống.
ánh sáng: làm cho cây cối có màu xanh.
- GV kết luận lời giải đúng: Cả bốn điều kiện trên đều rất quan trọng đối với cây xanh. Nếu thiếu một trong các điều kiện trên cây xanh không thể phát triển được.
- YC HS trao đổi trong nhóm để mở rộng lí lẽ và dẫn chứng, mỗi HS đóng vai một nhân vất, khi trình bày cần xưng tôi.
- Gọi 1 nhóm lên đóng vai các nhân vật.
- GV Kết luận: Cây muốn phát triển tốt cần có đủ 4 yếu tố như trên, vì thế không có yếu tố nào cần thiết hơn yếu tố nào.
* Bài tập 2:
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - cả lớp đọc thầm.
+ Bài tập yêu cầu thuyết minh về vấn đề gì?
 - YC HS làm bài tập ( GV giúp đỡ HS yếu)
- YC HS báo cáo kết quả bài làm.
- YC HS trình bày ý kiến của mình.
- Cùng HS nhận xét, sửa chữa coi như một bài mẫu.
C. Củng cố - Dặn dò:
- Cho HS nêu lại các yếu tố cần thiế của cuộc thuyết trình, tranh luận. 
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn HS hoàn thành BT 2 ở VBT. 
- 2, 3 HS nêu.
- Lớp chú ý nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - cả lớp đọc thầm.
- HS đọc phân vai: Người dẫn chuyện. Đất, nước, không khí và ánh sáng.
- HS làm bài tập theo nhóm.
- Các nhóm HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả
- Tranh luận về vấn đề: Cái cần nhất đối với cây xanh.
- Ai cũng tự cho mình là người cần nhất đối với cây xanh.
+ Đất nói: Tôi có chất màu để nuôi cây lớn.
+ Nước nói : Nếu chất màu không có đất vận chuyển thì cây có lớn lên được không ?
+ Không khí nói : Nếu không có không khí thì cây cố đều chết rũ.
+ ánh sáng: Thiếu ánh sáng cây không thể có màu xanh.
- Thảo luận nhóm 4. Viết ý kiến vào phiếu.
- 1 nhóm lên bảng đóng vai.
- HS nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - cả lớp đọc thầm.
- Thuyết trình về sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao.
-2 HS làm bài tập vào giấy khổ to. HS dưới lớp làm vào vở.
+ Hs dựa vào các câu hỏi gợi ý để làm bài tập.
- HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả (trên bảng và đứng tại chỗ).
- HS nghe và nêu ý kiến về bài làm của bạn.
- 2, 3HS phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe nhiệm vụ về nhà.
Kể chuyện:
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục tiêu:
- Chọn được câu chuyện có nội dung kể về một chuyến đi thăm cảnh đẹp ở địa phương mình hoặc nơi khác. Biết cách sắp xếp câu chuyện thành một trình tự hợp lý, làm rõ được các sự kiện, bộc lộ được suy nghĩ, cảm xúc của mình.
- Lời kể phải rành mạch rõ ý, tự nhiên, sinh động, hấp dẫn, sáng tạo.
- Biết nhận xét, đánh giá nội dung chuyện và lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng lớp ghi sẵn đề bài, bảng phụ viết vắn tắt phần gợi ý 2 trong SGK, tranh ảnh HS sưu tầm.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- YC HS kể lại câu chuyện em được nghe và được đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.-TLCH nội dung câu chuyện.
*BĐ : Kể đúng nội dung, đủ chi tiết, to, rõ, lưu loát (8-9đ) ; TLCH phụ (1đ).
- Nhận xét, nghi điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn kể chuyện:
a/ Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài
+ Đề bài yêu cầu gì?
- GV dùng phấn gạch chân dưới các từ ngữ: Đi thăm cảnh đẹp.
- Đặt câu hỏi giúp HS phân tích đề:
+ Kể về một chuyến đi tham quan em cần kể những gì?
+ Giảng: Cảnh đẹp em đến thăm cũng có thể là cảnh đẹp nổi tiếng nhiều người biết đến: Sa Pa, Hạ Long, bãi Cháy...hoặc một lần về quê...
- Hướng dẫn HS lấy ví dụ phù hợp với yêu cầu của đề bài.
b/ Thực hành kể( tập kể chuyện).
* YC HS đọc lại gợi ý trong SGK
- GV hướng dẫn HS dựa vào gợi ý ở mục a tập kể phần đầu.
- GV hướng dẫn HS dựa vào câu hỏi gợi ý ở mục 2.b tập kể lại nội dung của câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. Sau đó gọi 1HS khá giỏi kể lại kết hợp giới thiệu tranh ( nếu có).
* Đưa bảng phụ ghi sẵn dàn ý sơ lược.
- YC HS đọc dàn ý sơ lược.
* Kể trong nhóm:
- YC HS kể cho nhau nghe theo nhóm 2-3 em về nội dung câu chuyện của mình, cùng trao đổi thảo luận về ý nghĩa việc làm của nhân vật trong câu chuyện. 
+ Bạn thấy cảnh đẹp ở đây như thế nào?
+ Sự vật nào làm bạn thích thú nhất? Nếu có dịp được đi tham quan bạn có quay trở lại đây không? 
+ Kỉ niệm nào làm chuyến đi của bạn làm bạn nhớ nhất?
+ Bạn mong ước điều gì sau chuyến đi?
* Thi kể trước lớp:
- GV tổ chức cho HS thi kể.
- GV ghi nhanh tên nhân vật của chuyện, việc làm, hành động của nhân vật, ý nghĩa của hành động đó.
* Tổ chức cho HS trao đổi trước lớp về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện HS vừa kể.
- Gọi HS nhận xét bạn kể, bình chọn bạn kể chuyện hay.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
C. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS về nhà kể lại chuyện em đã nghe các bạn kể cho người thân nghe và đọc trước yêu cầu của tiết kể chuyện sau: “Người đi săn và con nai”.
-1, 2 HS kể. Và trả lời về nội dung câu chuyện.
- Lớp lắng nghe bạn kể và nhận xét.
- 2 HS đọc thành tiếng đề bài trước lớp.
- Đề yêu cầu kể lại một chuyến đi tham quan cảnh đẹp.
- Em sẽ kể về một chuyến đi tham quan ở ... vào thời gian nào...Em đi thăm cảnh đẹp với ... chuyến đi đó diễn ra như thế nào...Cảm nghĩ của em sau chuyến đi đó.
- Lấy ví dụ: Hè vừa rồi em và gia đình đi tham quan ở Sa Pa.... (lấy ví dụ).
- HS đọc gợi ý trong SGK.
-HS tập kể phần đầu theo gợi ý.
- 1- 2 HS khá giỏi kể lại nội dung câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
- 2 HS đọc thành tiếng - cả lớp đọc thầm.
- Hoạt động theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.
- HS dựa vào câu hỏi gợi ý để kể chuyện.
- 5-7 HS tham gia kể chuyện.
- Trao đổi trước lớp về:
+ Nhân vật chính.
+ ý nghĩa của câu chuyện.
- Nhận xét và bổ sung cho bạn về nội dung truyện và cách kể chuyện của bạn.
- Lắng nghe nhận xét.
- Về tập kể lại chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài mới.
Địa lí:
Các dân tộc, sự phân bố dân cư
I. Mục tiêu:
- Biết dựa vào bảng số liệu lược đồ đặc điểm của mật độ dân số và sự phân bố dân cư ở nước ta.
- Nêu được một số đặc điểm về các dân tộc ở nước ta.
- Có ý thức tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.
 *ở đồng bằng đất chật, người đông, ở miền núi dân cư thưa thớt.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh ảnh về một số dân tộc, làng bản ở đồng bằng miền núi và đô thị của VN.
- Bản đồ về mật độ dân số Việt Nam.
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu ghi nhớ của bài 8: Dân số nước ta.
*BĐ: Thuộc bài lưu loát, trả lời to, rõ ràng (9-10đ); Thuộc bài còn hạn chế 1số từ (6-8đ).
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn tìm hiểu:
a) Các dân tộc.
* Hoạt động 1: Làm việc theo cặp.
- Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK và đọc thông tin.
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
+ Dân tộc nào có số dân đông nhất? Sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
+ Em hãy kể tên một số dân tộc ít người ở nước ta?
- Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV giảng và kết luận: Nước ta có 54 dân tộc trong đó dân tộc Kinh là đông nhất, dân tộc Kinh sống chủ yếu ở đồng bằng, dân tộc ít người chủ yếu sống ở vùng núi cao và cao nguyên. Các dân tộc trên đất nước VN đều là anh em trong đại gia đình VN.
b) Mật độ dân số.
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
-Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
+ Mật độ dân số là gì?
- Yêu cầu HS quan sát bảng mật độ dân số và yêu cầu trả lời câu hỏi mục 2 trong SGK.
+ Mật độ dân số nước ta như thế nào?
- GV giảng và kết luận: Nước ta có mật độ dân số cao, cao hơn cả mật độ dân số của TQ nước đông dân nhất thế giới, cao hơn nhiều so với mật độ dân số của Lào và Căm- pu- chia và mật độ trung bình của thế giới.
c) Phân bố dân cư.
*Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ mật độ dân số, tranh ảnh ở làng bản đồng bằng và miền núi:
+ Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng nào? và thưa thớt ở vùng nào ?
 - GV giảng và kết luận: ở đồng bằng thì đất chật người đông thừa sức lao động còn miền núi thiếu sức lao động dân cư thưa thớt. Dẫn đến sự chênh lệch về kinh tế giữa các vùng.
C. Củng cố - Dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS làm BT trong VBT. Chuẩn bị bài mới: “Nông nghiệp”.
- 1, 2 HS nêu.
- HS nêu nhận xét.
- Quan sát tranh và đọc thông tin trong SGK. HS thảo luận theo cặp các câu hỏi GV giao.
- Nước ta có 54 dân tộc anh em.
- Dân tộc Kinh có dân số đông nhất. Họ sống chủ yếu ở đồng bằng, còn dân tộc ít người sinh sống chủ yếu trên núi cao và cao nguyên.
- Dân tộc Chăm, H Mông, Dao, Tày, Nùng,...
- Các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- HS nghe.
- Đọc SGK và trả lời câu hỏi.
- Tổng dân số tại một thời điểm của một vùng hay một quốc gia chia cho diện tích đất tự nhiên của vùng hay Quốc gia đó.
- Quan sát mật độ dân số và trả lời câu hỏi trong mục 2.
- Mật độ dân số nước ta cao, phân bố không đồng đều, dân sống chủ yếu tập trung ở đồng bằng và các thành phố, thị xã.
- HS nghe.
- Quan sát lược đồ mật độ dân số, tranh ảnh ở làng bản đồng bằng miền núi.
- Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và các thành phố lớn, thị xã, thưa thớt ở vùng núi cao và cao nguyên.
- HS chỉ trên bản đồ những vùng đông dân và thưa dân.
- HS nghe.
- 1, 2 HS nhắc lại.
- Lắng nghe nhiệm vụ về nhà.
Giáo dục tập thể
Sinh hoạt tuần 9
I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục trong tuần.
- Có ý thức vươn lên trong học tập, ý thức giúp đỡ bạn cùng tiến bộ.
II. Chuẩn bị:
- Tổ trưởng tổng điểm thi đua của từng cá nhân trong tổ.
III. Các hoạt động dạy- học:
HĐ của thầy
HĐ của trò
Tổ chức:
Kiểm tra: Sự chuẩn bị của các tổ trưởng.
Tiến hành:
a. Nêu mục đích yêu cầu giờ học.
- Yêu cầu các tổ trưởng đọc nội dung theo dõi thi đua.
- Giáo viên chốt lại phần kiểm điểm nổi bật, những vấn đề quan tâm.
b. Đề ra phương hướng biện pháp.
- Duy trì tốt nề nếp.
- Giúp đỡ bạn yếu.
- Tích cực hoạt động trong các gìơ học.
- Thực hiện tốt ATGT.
c.Vui văn nghệ.
- Hát.
- Lấy sổ theo dõi thi đua của tổ mình.
- Lắng nghe.
- Từng tổ đọc.
- Cả lớp lắng nghe.
- Nhận xét, bổ xung ý kiến.
- Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Thực hiện tốt nề nếp.
- Học sinh phát biểu.
- Vui văn nghệ.
- Chơi trò chơi.
o0o

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 9.doc