Thiết kế bài giảng lớp 5 (buổi chiều) - Tuần 28 - Trường PTDTBT TH Lũng Thầu

Thiết kế bài giảng lớp 5 (buổi chiều) - Tuần 28 - Trường PTDTBT TH Lũng Thầu

I/ Mục tiêu:

1/Kiến thức:

- Đọc trôi chẩy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng / phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ ( đoạn thơ, đoạn văn rễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

 - Nắn được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết( BT2).

2/Kỹ năng:

- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì 2 của lớp 5(phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 115 tiếng / phút; Biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).

3.Thái độ

- Gd hs ý thức tự giác trong học tập .

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 5 (buổi chiều) - Tuần 28 - Trường PTDTBT TH Lũng Thầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28:
 Ngày soạn : 22 / 3/2013
 Ngày giảng :25/ 3/2013 
Tiết 1: Chào cờ.
Tiết 2: Tập đọc. 
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II 
(tiết 1)
I/ Mục tiêu:
1/Kiến thức: 
- Đọc trôi chẩy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng / phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ ( đoạn thơ, đoạn văn rễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
	- Nắn được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết( BT2).
2/Kỹ năng: 
- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì 2 của lớp 5(phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 115 tiếng / phút; Biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
3.Thái độ
- Gd hs ý thức tự giác trong học tập .
II/ Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong các bài tập đọc từ tuần 19 đến
tuần 27 sách Tiếng Việt 5 tập 2 (18 phiếu) để HS bốc thăm.
III/ Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
A/KT bài cũ : (3)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Nhận xét biểu dương.
B/ Bài mới:
1- Giới thiệu bài ( 1’ )
2- HS ôn tập đọc và học thuộc lòng ( 15’ )
- Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết 1.
- HS ôn lại các bài TĐ và HTL đã học
-GV theo dõi nhắc nhở HS ôn tập
3-Bài tập 2 ( 18’ )
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV dán lên bảng lớp tờ giấy đã viết bảng tổng kết. Hướng dẫn: BT yêu cầu các em phải tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu:
+ Câu đơn: 1 ví dụ
+ Câu ghép: Câu ghép không dùng từ nối (1 VD) ; Câu ghép dùng từ nối: câu ghép dùng QHT (1 VD), câu ghép dùng cặp từ hô ứng (1 VD).
- Cho HS làm bài vào vở, Một số em làm vào bảng nhóm.
- HS nối tiếp nhau trình bày.
- Những HS làm vào bảng nhóm treo bảng và trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
4-Củng cố, dặn dò: ( 3’)
GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về ôn tập.
- Hs nghe ghi nhớ
- Hs ôn
- HS đọc yêu cầu.
- HS nghe.
- HS làm bài theo hướng dẫn của GV.
- HS làm bài sau đó trình bày.
- Nhận xét.
- Nghe
Tiết 3: Toán
 LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu: 
1/ Kiến thức : 
Giúp HS:
- Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đườn.
- Biết đổi đơn vị đo thời gian.
2/Kỹ năng:
- Giải các bài toán về chuyển động thành thạo chính xác 
3/Thái độ
- Gd hs ý thức tự giác trong học tập , tính cẩn thạn kiên trì trong tính toán .
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ của GV
HĐ của HS
A/KT bài cũ :(3’)
- Cho HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới:
1-Giới thiệu bài: ( 1’) 
- Ghi đầu bài lên bảng.
2-Luyện tập: (33’)
*Bài tập 1 (144): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (144): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bằng bút chì vào nháp. Sau đó đổi nháp chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (144): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài. 
- Cho HS làm bài vào nháp.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét
*Bài tập 4(144):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS làm trên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: ( 3’) 
- GV nhận xét giờ học, nhắc 
HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
- 1 hs nêu trước lớp .
- Lắng nghe.
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- Lắng nghe, tự làm bài.
*Bài giải:
4 giờ 30 phút = 4,5 giờ
Mỗi giờ ô tô đi được là:
135 : 3 = 45 (km)
Mỗi giờ xe máy đi được là:
135 : 4,5 = 30 (km)
Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy là:
45 – 30 = 15 (km)
Đáp số: 15 km.
-1 HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
*Bài giải:
Vận tốc của xe máy với đơn vị đo m/phút là:
1250 : 2 = 625 (m/phút) ;
1 giờ = 60 phút.
Một giờ xe máy đi được:
625 x 60 = 37500 (m)
37500 = 37,5 km/giờ.
Đáp số: 37,5 km/ giờ.
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- 1HS làm bảng, lớp làm vở.
 *Bài giải:
15,75 km = 15750 m
1giờ 45 phút = 105 phút
Vận tốc của xe máy với đơn vị đo m/phút là:
15750 : 105 = 150 (m/phút)
Đáp số: 150 m/phút.
- 1HS đọc thành tiếng.
- HS nêu.
- HS làm vở, 1hs làn bảng lớp.
*Bài giải:
72 km/giờ = 72000 m/giờ
Thời gian để cá heo bơi 2400 m là:
2400 : 72000 = 1/30 (giờ)
1/30 giờ = 60 phút x 1/30 = 2 phút.
Đáp số: 2 phút.
- Ghi nhớ.
Tiết 4: Luyện tiếng việt
LUYỆN VIẾT
I/ Mục tiêu
- HS biết tha thế một số từ ngữ trong đoạn văn phù hợp với nội dung
- Rèn cho HS kỹ năng làm bài tập về thay thế từ ngữ trong câu văn, đoạn văn.
- HS tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
III/ Hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Ôn luyện
1. Thay thế từ môn sinh bằng các từ đồng nghĩa sao cho hợp lí trong đoạn văn sau và viết lại đoạn văn đó. (15’)
- Cho HS đọc lại đoạn văn trong SGK
- Yêu cầu cả lớp theo dõi
- Cho hS trao đổi theo cặp tìm từ đông nghĩa để thay thế từ môn sinh
- GV cho hs viết bài vào vở
- Theo dõi gợi ý
- Gọi hs đọc đoạn viết lại
- Nhận xét, biểu dương
+ Đoạn văn được viết lại
Các môn sinh đồng thanh dạ ran. Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau. Các anh có tuổi đi ngay sau thầy, người ít tuổi hơn nhương bước, cuối cùng là mấy môn sinh tóc để trái đào. Cụ giáo Chu dẫn các môn sinh đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa ấm cúng.
2. Viết lại một số lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch theo yêu cầu: (15’)
- Gọi hs đọc nội dung
- Yêu cầu hs viết bài
- GV theo dõi giúp đỡ
- Gọi một số hs đọc đoạn viết
- Nhận xét, bình chọn
- Tuyên dương
B. Củng cố - Dặn dò: (5’)
- Hệ thống bài học
- Nhận xét tiết học
- HS đọc đoạn viết
- Cả lớp nghe theo dõi
- HS trao đổi theo cặp
- HS viết lại vào vở
- Chú ý
- HS đọc
- Theo dõi
- HS nhắc lại
- HS viết bài theo hd
- Chú ý
- HS đọc đoạn viết
- Nhận xét, bình chọn
- Lắng nghe
- Nghe
Ngày soạn :22 / 3/2013 
 Ngày giảng :26 / 3/2013 
Tiết 1: Toán
 LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu: 
1/ Kiến thức: 
- Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian .
- Biết giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
2/ Kỹ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
3/Thái độ
- Gd hs tính cẩn thận kiên trì trong thực hành tính toán .
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ của GV
HĐ của HS
A/KT bài cũ :(3’)
- Cho HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới:
1-Giới thiệu bài: (1’ )
- Ghi đầu bài lên bảng.
2-Luyện tập:(33)
*Bài tập 1 (144):
- Mời 1 HS đọc BT 1a:
+ Có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán?
+ Chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau?
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (145): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời một HS nêu cách làm.
- Cho HS làm nháp. Một HS làm vào bảng nhóm.
- HS treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (145): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài. 
- Cho HS làm bài vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét
*Bài tập 4 (145): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS làm vào bảng nhóm, sau đó treo bảng nhóm. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
3/ Củng cố dặn dò: ( 3’ )
- Nhận xét tiết học 
- Dặn hs về xem lại các baìo tập .
- 2 hs nêu trước lớp 
- Lắng nghe.
- 1HS đọc thành tiếng.
- HS trả lời.
- Lắng nghe, tự làm bài.
*Bài giải:
Sau mỗi giờ cả hai ô tô đi được quãng đường là:
42 + 50 = 92 (km)
Thời gian đi để hai ô tô gặp nhau là:
276 : 92 = 3 (giờ)
Đáp số: 3 giờ
- 1HS đọc thành tiếng.
- HS nêu cách làm, tự làm bài.
 *Bài giải:
 Thời gian đi của ca nô là:
 11 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút = 3 giờ 45 phút
 3 giờ 45 phút = 3,75 giờ.
 Quãng đường đi được của ca nô là:
 12 x 3,75 = 45 (km)
 Đáp số: 45 km.
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- 2HS làm bảng, cả lớp làm vở.
 *Bài giải:
 C1: 15 km = 15 000 m
 Vận tốc chạy của ngựa là:
 15 000 : 20 = 750 (m/phút).
 Đáp số: 750 m/phút.
 C2: Vận tốc chạy của ngựa là:
 15 : 20 = 0,75 (km/phút) 
 0,75 km/phút = 750 m/phút.
 Đáp số: 750 m/phút.
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- 2HS làm bảng, cả lớp làm vở.
 *Bài giải:
 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Quãng đường xe máy đi trong 2,5 giờ là:
 42 x 2,5 = 105 (km)
Sau khi khởi hành 2,5 giờ xe máy còn cách B số km là: 
 135 – 105 =30 (km).
 Đáp số: 30 km. 
- Ghi nhớ. 
Tiết 3: Tập đọc
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II 
(tiết 2)
I/ Mục tiêu:
1/Kiến thức : 
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 1).
2/Kỹ năng: 
- Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu học kì II (BT2).
3/Thái độ
- Gd hs ý thức tự giác trong học tập .
II/ Đồ dùng dạy học:
 -Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
 -Bút dạ, bảng nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học:
:
HĐ của GV
HĐ của HS
A/KT bài cũ :( 3’ )
B/ Bài mới:
1-Giới thiệu bài (1’)
2- Ôn tập tập đọc và học thuộc lòng (15’)
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Cho HS ôn tập TĐ và HTL
- Theo dõi nhắc nhở HS ôn tập
3-Bài tập 2:(10’) 
- Mời HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân, sau đó phát biểu.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
4-Bài tập 3:(10’) 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Mời một số HS tiếp nối nhau cho biết các em chọn viết dàn ý cho bài văn miêu tả nào.
- HS viết dàn ý vào vở. Một số HS làm vào bảng nhóm.
- Một số HS đọc dàn ý bài văn ; nêu chi tiết hoặc câu văn mình thích, giải thích lí do.
- Mời 3 HS làm vào bảng nhóm, treo bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung ; bình chọn bạn làm bài tốt nhất.
5-Củng cố, dặn dò: (1’)
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về nhà viết lại hoàn chỉnh dàn ý của bài văn miêu tả đã chọn.
- Lắng nghe
- Nghe
- Ôn tập
- 1HS nêu yêu cầu
- Làm bìa
- Trả lời
- 1HS nêu
- 1HS đọc
- Viết bài
- 3HS đọc
*Lời giải:
Có ba bài: Phong cảnh đền Hùng ; Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân ; Tranh làng Hồ.
*VD về dàn ý bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
- Mở bài: Nguồn gốc hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (MB trực tiếp).
- Thân bài:
+Hoạt động lấy lửa và chuẩn bị nấu cơm.
+Hoạt động nấu cơm.
- Kết bài: Chấm thi. Niềm tự hào của những người đoạt giải (KB không mở rộng).
- Ghi nhớ
- Nghe
Tiết 4: Kể chuyện
 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II 
(tiết 3)
I/ Mục tiêu:
1/Kiến thức: 
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 1).
2/Kỹ năng:
 - Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu: làm đúng bài tập điền vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.
3/Thái độ
- GD hs ý thức tự giác trong học tập .
II/ Đồ dùng dạy học:
 -Phiếu viết tên từn ... .
* Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-GV hỏi:
+Đoạn văn các em vừa viết tả ngoại hình hay tính cách của bà cụ bán hàng nước?
+Tác giả tả đặc điểm nào về ngoại hình?
+Tác giả tả bà cụ rất nhiều tuổi bằng cách nào?
-GV nhắc HS:
+Miêu tả ngoại hình nhân vật không nhất thiết phải tả tất cả các đặc điểm mà chỉ tả những đặc điểm tiêu biểu.
+Trong bài văn miêu tả, có thể có 1, 2, 3 đoạn văn tả tả ngoại hình nhân vật.
-HS viết đoạn văn vào vở. 
-Một số HS đọc đoạn văn.
-Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung ; bình chọn bạn làm bài tốt nhất.
4-Củng cố, dặn dò: (3’)
-GV nhận xét giờ học. 
-Nhắc HS về nhà viết lại hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả đã chọn.
-Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL tiếp tục luyện đọc.
- lắng nghe.
-HS theo dõi SGK.
-Bài chính tả nói về bà cụ bán hàng nước chè.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
+Tả ngoại hình.
+Tả tuổi của bà.
+Bằng cách so sánh với cây bằng lăng già.
- HS viết đoạn văn vào vở
- HS đọc.
- Nghe
Tiết 4: Chính tả:
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
( Tiết 5)
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. 
- Củng cố kiến thức về biện pháp liên kết câu. Biết dùng các từ ngữ thích hợp để liên kết câu theo yêu cầu của BT2.
2/ Kỹ năng:
- Đọc lưu loát bài đã chọn, làm đúng các bài tập điền từ .
3/Thái độ
- Gd hs ý thức tự giác trong học tập .
II/ Các hoạt động dạy học :
HĐ của GV
HĐ của HS
A/KT bài cũ : (3’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
- Nhận xét .
B/ Bài mới:
1- Giới thiệu bài: (1’)
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2/ Ôn tập tập đọc và học thuộc lòng (20’)
- Cho HS ôn bài TĐ và HTL tiếp theo
- Theo dõi HS và nhắc nhở HS ôn bài
3-HD làm bài tập 2: (13’)
* Mời 3 HS đọc yêu cầu của bài.
-GV nhắc hs chú ý cách làm bài 
- Yc cả lớp đọc thầm từng đoạn văn và làm bài vào vở . 1 số hs làm bài trên bảng 
- Cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng 
4-Củng cố, dặn dò: (3’)
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về nhà viết lại hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả đã chọn.
- Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL tiếp tục luyện đọc.
- Lắng nghe.
- Ôn bài theo yêu cầu GV
- 3 hs đọc yc bài tập 
- cả lớp đọc thầm và làm bài vào vở 
- 3 hs lên bảng làm bài .
- Lắng nghe.
- Ghi nhớ.
CHIỀU:
Tiết 1: 
LUYỆN TOÁN
I/ mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về đọc viết só tự nhiên.
- Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
- Củng cố kiến thức về quy đồng và rút gọn phân số.
II/ Hoạt động dạy – học
HĐ của GV
HĐ của HS
A/ Ôn luyện
Bài 1: Nêu yêu cầu của bài. ( 7’)
- Cho HS làm bài
- Nhận xét bài HS
Bài 2: Nêu yêu cầu bài. (6’)
- Hướng dẫn HS làm bài
- Nhận xét
Bài 3: Nêu yều cầu bài. (9’)
- Hướng dẫn hS làm bài, cho HS làm bài
- Nhận xét
Bài 4: Nêu yêu cầu bài .9’)
- Hướng dẫn HS làm bài
- Nhận xét 
B/ Củng cố dặn, dò: (3’)
- Hệ thống bài học
- Nhận xét tiết học
- Nghe
- Làm bài
Viết số
Đọc số
54 698
Năm mươi tư nghìn sáu trăm chín mươi tám
4 504 375
Bốn triệu năm trăm linh tư nghìn ba trăm bảy mươi lăm
207 312
Hai trăm linh bảy nghìn ba trăm mười hai
32 191 600
Ba mươi hai triệu mọt trăm chín mươi mốt nghìn sáu trăm
2 502 000
Hai triệu năm trăm linh hai nghìn
- Nhận xét bài bạn
- Nghe
- Nghe, làm bài
+) 75 789; 434 560; 2 896 925; 3 780 231
- Nhận xét bạn
- Nghe
- Nghe, làm bài
a) x = 1; số đó là: 32 013
b) x = 2; 5. Số đó là: 5 226: 5 526
c) x = o. Số đó là: 41 850
- Nhận xét bạn
- Nghe
- Nghe, làm bài
a) Quy đồng mẫu số các phân số:
+) ; 
+) ; ; 
b) Rút gọn cá phân số;
- Nhận xét bạn
- Nghe
Tiết 2: Luyện từ và câu 
	ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
(tiết 6)
I/ Mục tiêu:
1/Kiến thức: 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc (yêu cầu như tiết 1).
2/Kiến thức: 
- Tìm được câu ghép, các từ ngữ được lập lại, được thay thế trong đoạn văn( BT2).
3/Thái độ
- Gd hs thêm yêu quê hương đất nước, dùng đúng từ khi nói viết .
II/ Đồ dùng dạy học:
 -Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
 -Ba tờ phiếu viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh của BT2.
III/ Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
A/KT bài cũ :(3’)
B/ Bài mới:
1-Giới thiệu bài:(2’)
2- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (6 HS):(15’)
- Cho HS ôn tập các bài TĐ và HTL tiếp theo
- Theo dõi nhắc HS ôn
3-Bài tập 2: ( 12’)
- Mời 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu.
- HS đọc thầm đọc thầm lại đoạn văn, trao đổi với bạn bên cạnh
- GV giúp HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu của BT:
+Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương. 
+Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương? 
+Tìm các câu ghép trong bài văn. 
-Sau khi HS trả lời, GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết 5 câu ghép của bài. Cùng HS phân tích các vế của câu ghép VD:
+Tìm những từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn?
+) Những từ ngữ được lặp lại có tác dụng liên kết câu: tôi, mảnh đất.
+) Những từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu: mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho làng quê tôi (câu 1), mảnh đất quê hương (câu 3) thay cho mảnh đất cọc cằn (câu 2) mảnh đất ấy (câu 4,5) thay cho mảnh đất quê hương (câu 3).
4/Củng cố, dặn dò:(3’)
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về đọc trước để chuẩn bị ôn tập tiết 4, dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc
- Lắng nghe.
- Ôn
- 2 hs đọc yc của bài 
- Lớp đọc thầm sgk 
Đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt
Những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó TG với QH
Có 5 câu. Tất cả 5 câu trong bài đều là câu ghép
1)Làng quê tôi / đã khuất hẳn // nhưng tôi / vẫn đăm đắm nhìn theo.
2) Tôi / đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, // nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương / vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
3) Làng mạc / bị tàn phá // nhưng mảnh đất quê hương / vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa nếu tôi / có ngày trở về.
- Nghe
 Ngày soạn : 23 / 3/2013
 Ngày giảng : 28/ 3/2013
Tiết 1: Toán
	 ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN
I/ Mục tiêu: 
1/ Kiến thức: 
- Biết đọc đọc, viết, so sánh các só tự nhiên và về dấu hiệu chia hết cho: 2, 3, 5, 9
2/ Kỹ năng: 
- Thực hành thành thạo các dạng toán về số tự nhiên , đọc viết thành thạo các số tự nhiên.
3/Thái độ
- Gd hs tính cẩn thận kiên trì khi làm tính và giải toán .
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ của GV
HĐ của HS
A/ KTBC: (5’)
- Cho HS nêu dấu hiệu chia hết cho: 2, 3, 5, 9.
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới :
1-Giới thiệu bài: (1’) 
- GV nêu mục tiêu của tiết học, ghi đầu bài.
2-Luyện tập: (31’)
*Bài tập 1 
 Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 1 số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào SGK.
- Mời 1 số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vở. 
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 5 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3-Củng cố, dặn dò: (3’) 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
- 2HS lên bảng làm.
- Lắng nghe.
-HS làm bài theo hướng dẫn của GV.
* Kết quả:
Các số cần điền lần lượt là:
a) 1000 ; 799 ; 66 666
b) 100 ; 998 ; 1000 ; 2998
c) 81 ; 301 ; 1999
* Kết quả:
 1000 > 997 53796 < 53800
 6987 217689
 7500 : 10 = 750 68400 = 684 x 100
* Kết quả:
3999 < 4856 < 5468 < 5486
3762 > 3726 > 2763 > 2736
-HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9 ; nêu đặc điểm của số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5;
- HS làm bài.
- Nghe
Tiết 2: Tập làm văn
 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ ĐỌC : (tiết 7)
(Trường ra đề và đáp án)
Tiết 3: Luyện từ và câu:
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ VIẾT : (tiết 8)
(Trường ra đề và đáp án)
CHIỀU:
Tiết 2: Luyện tiếng việt 
LUYỆN VIẾT
I/ Mục tiêu:
- HS biết thêm từ ngữ cho đoạn văn cho trước chưa hoàn chỉnh, thành đoạn văn hoàn chỉnh.
- HS luyện viết mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng.
II/ Đồ dùng dạy học
- Phiếu bài tập
III/ Hoạt động dạy - học
HĐ của GV
HĐ của HS
A/ Ôn luyện
1. Điền từ ngữ có tác dụng nối để hoàn chỉnh đoạn văn: (12’)
- Hướng dẫn HS làm bài
- Cho HS làm bài vào phiếu theo cặp
- Gọi đại diện cặp báo cáo kết quả làm bài
- Nhận xét, bổ sung
2. Viết đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng: (20’)
- Nêu yêu cầu 
- Cho HS làm bài cá nhân
- Gọi HS đọc bài viết
- Nhận xét, bổ sung
B/ Củng cố - dặn dò: (3’)
- Hệ thống bài học
- Nhận xét tiết học
- Nghe
- Cặp làm bài
- Đại diện báo cáo kết quả làm bài
- Nhận xét bạn
+) Nhưng; tậm chí; cuối cùng.
- Nghe
- Làm bài
- 4 HS đọc bài làm, HS khác nhận xét
- Nghe
 Ngày soạn : 24/ 3/2013
 Ngày giảng :29/ 3/2013
Tiết 3: Toán
 ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ 
I/ Mục tiêu:
 1/ Kiến thức: 
- Biết xác định phân số, biết so sánh, xắp xếp các phân số theo thứ tự .
2/ Kỹ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng thực hành thành thạo các bài toán về phân số .
3/Thái độ
- GD hs tính cẩn thận kiên trì khi làm tính và giải toán .
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
A/ KTBC(5’)
- Gọi 2 hs làm bài tập của tiết trước .
- Nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới :
1/ GT bài (2’)
- Ghi đầu bài lên bảng.
2/ Hd luyện tập
Bài 1 (10’)- Yc hs tự làm bài rồi chữa bài 
- Yc hs đọc các phân số mới viết được 
- Yc hs tự làm bài rồi chữa bài
Bài 2(10’)
- Lưu ý cho hs , khi rút gọn phân số phải nhận được phân số tối giản 
Ví dụ: phân số ta thấy 
18 chia hết cho 2,3,6,9,18
24 chia hết cho 2,3,4,6,8,12,24
18 và 24 cùng chia hết cho 2,3,6 trong đó 6 là số lớn nhất 
- Yc hs tự làm bài rồi chữa bài 
Bài 3(10’)
- Giúp hs tìm mẫu số chung bé nhất 
- Yc hs tự làm bài 
Bài 4(10’)
- Khi chữa bài cho hs nêu cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số hoặc không cùng mẫu số , hai phân số có tử số bằng nhau
Bài 5(10’)
- Cho hs tự làm bài rồi chữa bài 
- Khi chữa bài cho hs cách khác nhau để tìm phân số thích hợp.
3/ Củng cố dặn dò(3’)
- Tổng kết tiết học 
- Dặn hs về làm các bài tập phần luyện tập thêm
- 2 hs lên bảng làm bài 
- Lắng nghe.
- Hs làm bài và chữa bài 
- Hs làm bài và đổi vở kiểm tra chéo 
- 1 hs lên bảng giải 
- Lớp làm vào vở 
- Hs tự làm bài rồi chữa bài 
- Hs tự làm bài rồi chữa bài 
- Nghe
Tiết 4: Sinh hoạt

Tài liệu đính kèm:

  • docGA CHUYÊN LỚP 5 ( T 28) (2011-2012) - Sao.doc