Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2012

Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2012

I. MỤC TIÊU:

 - Đọc rành mạch, lưu loát. Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

 - Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn

 - Học thuộc đoạn: Sau 80 năm . công học tập của các em.

II. ĐỒ DÙNG:

 Bảng phụ viết câu, từ luyện đọc, nội dung bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

doc 17 trang Người đăng huong21 Lượt xem 663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2012.
Tập đọc:
Tiết 1: Thư gửi các học sinh (Trang 4).
I. Mục tiêu:
 - Đọc rành mạch, lưu loát. Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
 - Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn 
 - Học thuộc đoạn: Sau 80 năm .... công học tập của các em.
II. Đồ dùng: 
 Bảng phụ viết câu, từ luyện đọc, nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy – học:
 Hoạt động của thầy
1. ổn định tổ chức: 
- GVgiới thiệu chương trình môn TVlớp 5.
2. Kiểm tra bài cũ: không.
3. Bài mới: 
*HĐ1: Giới thiệu chủ điểm.
- Hãy nói những điều em thấy trong bức tranh? 
*HĐ2: Luyện đọc.
- GV chia đoạn: 2 đoạn 
- Hướng dẫn đọc từ, câu khó.
- Tìm hiểu từ khó. 
GV đọc diễn cảm toàn bài đọc.
*HĐ3: Tìm hiểu bài.
- Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
- HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
 - Nêu nội dung chính của bức thư?
GV KL chốt ND ý nghĩa của bài đọc.
*HĐ4: Đọc diễn cảm - HTL.
- GV chọn và HD HS đọc đoạn 2.
- GV đọc mẫu.
- GV nhận xét cho điểm.
4. Củng cố: 
 - HS nêu nội dung chính của bài.
 - Nhận xét cách đọc, ý thức học của HS.
* Liên hệ: Nhiệm vụ của bản thân mỗi học sinh hiện nay.
5. Dặn dò: 
Hoạt động của trò
HS chuẩn bị đồ dùng.
- HS quan sát tranh SGKvà nêu.
- 1 HS đọc toàn bài 
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- HS đọc nối lần 2,
- HS luyện đọc cặp.
- 1, 2 nhóm đọc báo cáo.
- HS đọc đoạn 1và trả lời câu hỏi:
- HS đọc đoạn 2 và thảo luận nhóm câu hỏi:
- 1- 2 HS đọc và nêu nội dung chính của bức thư.
- Vài HS nhắc lại nội dung.
- HS đọc nối tiếp 2 đoạn.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 vài HS thi đọc.
- NX cách đọc diễn cảm của bạn.
- Bình chọn bạn đọc diễn cảm hay nhất. 
- HS nhẩm TL
- học bài và chuẩn bị bài học sau.
Chính tả: (nghe - viết)
Tiết 1: VIệT NAM THÂN YÊU (Trang 6).
I. Mục tiêu:
 - Nghe - viết đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
 - Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của (BT2); thực hiện đúng BT3.
 - Rèn viết chữ đẹp, tính cẩn thận, khả năng ghi nhớ.
II. Đồ dùng: 
 - VBT, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
1. ổn định tổ chức: 
- GVgiới thiệu nội dung bài học.
2. Kiểm tra bài cũ: không.
3. Bài mới: 
*HĐ1: HD HS nghe viết:
- GV đọc bài chính tả: Việt Nam thân yêu.
Hỏi: Hãy nhắc lại cách trình bày bài thơ thể lục bát?
- HD viết đúng: mênh mông, biển lúa, dập dờn
GV nhắc HS tư thế ngồi viết, cách trình bày bài. 
- GVđọc theo từng câu thơ.
- GVđọc lại toàn bài.
- GVchấm bài (8-10 bài).
- GV nhận xét - sửa lỗi cho HS.
*HĐ2: Luyện tập:
Bài 2:
- Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 ý.
- GV nhận xét thống nhất kết quả đúng.
Bài 3:
GV hỏi: Bài yêu cầu làm gì?
- GV quan sát HD HS làm bài.
- Hỏi: Nêu quy tắc viết chính tả với ng/ngh, g/gh, c/k?
- GV nhận xét và kết luận chung
4. Củng cố: 
 - GV nhận xét giờ học, tuyên dương HS học tập tốt.
 5. Dặn dò: 
 - sửa lại những lỗi chính tả còn viết sai, những bạn sai từ 5 lỗi trở lên chép lại bài.
 - ghi nhớ quy tắc viết chính tả với c/k, ng/ngh, g/gh.
Hoạt động của trò
HS chuẩn bị đồ dùng.
- HS nghe-theo dõi trong SGK 
- HS đọc thầm bài viết.
- HS luyện viết BC, 1HS viết BL.
- HS chỉnh sửa tư thế ngồi viết. 
- HS viết bài vào vở.
- HS soát bài.
- HS khác mở SGK tự soát lỗi.
- HS đọc nội dung bài 2.
- 1HS đọc - cả lớp nghe.
- Thảo luận nhóm.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- HS đọc thầm yêu cầu .
- HS làm vào vở bài tập.
- HS trả lời - nhận xét.
- Vài HS nhắc lại.
- học bài và chuẩn bị bài học sau.
Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2012.
Luyện từ và câu:
Tiết1: Từ đồng nghĩa (Trang 7).
I- Mục tiêu:
 - Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau; hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn (ND ghi nhớ).
 - Tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1; BT2 (2 trong số 3 từ): đặt câu được với một cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu BT3.
 - Vận dụng về từ đồng nghĩa trong viết văn cho sinh động.
II- Đồ dùng: - Bảng phụ ghi ND phần II ghi nhớ.
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới: 
*HĐ1: Phần nhận xét.
- GV treo bảng phụ ghi ND bài 1 lên bảng.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Em hiểu thế nào là tràng hạt bồ đề?
- Cho thảo luận cặp theo câu hỏi sau: Hãy so sánh các cặp từ in đậm trong 2 đoạn văn trên?
- GV nhận xét ý kiến của HS 
 Kết luận: Những từ có nhĩa giống nhau như vậy là các từ đồng nghĩa. 
- Những từ đồng nghĩa trên có thể thay thế cho nhau không?
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
*HĐ2: Ghi nhớ.
- Thế nào là từ đồng nghĩa?
- Thế nào là đồng nghĩa hoàn toàn, không hoàn toàn?
*HĐ3: Luyện tập.
Bài 1: Hỏi: Bài yêu cầu làm gì?
- Hãy tìm các từ in đậm trong đoạn văn trên?
GVghi bảng theo nhóm:
Nước nhà - Non sông. Hoàn cầu - Năm châu.
Bài 2: Tìm từ đồng nghĩa với các từ: Đẹp, to lớn, học tập.
- Quan sát - HD HS làm bài.
- Nhận xét thống nhất kết quả.
Bài 3: GV yêu cầu HS đặt câu.
- GV nhận xét cho điểm. 
4. Củng cố: - Nhận xét giờ học, tuyên dương.
 5. Dặn dò: 
Hoạt động của trò
HS chuẩn bị đồ dùng.
- HS đọc ND
- 1-2 HS trả lời-nhận xét.
- 2 HS đọc nối tiếp ý a b của bài1
- HS thảo luận.
Trình bày kết quả - nhận xét.
- HS nhắc lại.
- HS trả lời.
- HS trả lời câu hỏi dựa vào ND ghi nhớ trong SGK.
- HS đọc ghi nhớ (SGK-8). 
- HS đọc ND bài1
- HS trả lời.
- HS tìm, lớp nhận xét.
- HS làm bài .
- Chữa bài.
- Mỗi em đặt 1câu. HS đọc nối tiếp câu của mình.
Nhận xét sửa câu. 
- HS đọc lại ghi nhớ.
- học bài và chuẩn bị bài học sau.
Kể chuyện:
Tiết 1: Lý Tự Trọng (Trang 9).
I- Mục tiêu:
 1. Rèn luyện kỹ năng nói:
 - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể được toàn bộ câu chuyện.
 - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
 2. Rèn kỹ năng nghe:
 - Tập trung nghe thầy (cô) kể chuyện, nhớ chuyện.
 - Chú ý theo dõi bạn kể; nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.
II- Đồ dùng:
 - Tranh minh hoạ.
 - Bảng phụ ghi lời thuyết minh cho từng tranh.
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới: 
*HĐ1: GV kể chuyện.
 - GVkể 1- 2lần.
+ Lần1: GV kể - ghi tên các nhân vật trong chuyện lên bảng (Lý Tự Trọng, tên đội Tây, mật thám lơ - grăng, luật sư) giúp HS giải nghĩa một số từ khó.
+ Lần 2: GV kể kết hợp tranh.
 - GV treo tranh và kể.
 *HĐ2: HD HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện:
+ Dựa vào tranh minh hoạ và trí nhớ tìm cho mỗi tranh 1-2 câu thuyết minh.
+ GV nhận xét kết luận, treo bảng phụ có ghi lời thuyết minh lên bảng.
- GVquan sát HD các nhóm kể.
- GV tổ chức cho HS thi kể theo hình thức: kể đoạn, kể toàn bộ chuyện.
- Trao đổi về ý nghĩa chuyện theo câu hỏi gợi ý: Vì sao những người coi ngục gọi anh Trọng là ”Ông nhỏ”? (hoặc Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì?)
4. Củng cố: 
 - Nhận xét giờ học, tuyên dương HS học tốt.
 5. Dặn dò: kể lại câu chuyện cho người thân nghe, tìm và mang đến lớp câu chuyện nói về những anh hùng, danh nhân của nước ta.
Hoạt động của trò
HS chuẩn bị đồ dùng.
- HS nghe.
- HS quan sát - nghe kể.
- HS nối tiếp đọc 3 gợi ý 1, 2, 3 trong SGK.
- Trao đổi nhóm 6.
- Trình bày trước lớp.
- HS kể chuyện theo nhóm 3. Trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
HS thi kể chuyện trước lớp
- Cả lớp nhận xét bình chọn bạn kể hay nhất.	
- học bài và chuẩn bị bài học sau.
Thứ tư ngày 7 tháng 9 năm 2011.
Tập đọc:
Tiết 2: Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
 (Trang 10)
i- Mục tiêu:
 1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài, nhấn
giọng ở những từ ngữ tả màu vàng của cảnh vật.
 2. Hiểu nội dung: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp. 
II - Đồ dùng: 
 - Tranh quang cảnh ngày mùa .
III-Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của thầy
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Bác Hồ mong muốn ở các em điều gì?
 - GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
*HĐ1: Luyện đọc.
- GV chia đoạn: (4 đoạn)
- HD đọc từ, câu khó.
- Tìm hiểu từ mới 
- Hỏi: Em hiểu thế nào là lụi? Kéo đá là gì?
- Quan sát các nhóm đọc.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
*HĐ2: Tìm hiểu bài.
 +) Kể tên các sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng?
 +) Chọn một từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì?
 +) Những chi tiết nào về thời tiết làm cho bức tranh làng quê thêm đep và sinh động? 
 +) Những chi tiết nào về con người làm cho bức tranh quê thêm đẹp và sinh động?
 +) Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
 - GVnhận xét chốt ND chính của bài.
*HĐ3: Luyện đọc diễn cảm 
- GV chọn và HD HS đọc đoạn 2.
- GV đọc mẫu.
- GV nhận xét cho điểm.
4. Củng cố: 
 - HS nêu nội dung chính của bài.
 - Nhận xét cách đọc, ý thức học của HS.
 5. Dặn dò: 
 - đọc bài và trả lời các câu hỏi trong SGK
Hoạt động của trò
HS chuẩn bị đồ dùng.
- HS đọc thuộc đoạn: Sau 80 năm .... công học tập của các em.
- 1 HS đọc toàn bài 
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- HS đọc nối lần 2,
- HS luyện đọc cặp.
- 1, 2 nhóm đọc báo cáo.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi – lớp nhận xét câu trả lời của bạn.
- Vài HS nhắc lại nội dung.
- HS đọc nối tiếp 2 đoạn.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 vài HS thi đọc.
- NX cách đọc diễn cảm của bạn.
- Bình chọn bạn đọc diễn cảm hay nhất. 
- học bài và chuẩn bị bài học sau.
Tập làm văn:
Tiết 1: Cấu tạo của Bài văn tả cảnh (Trang 11).
I- Mục tiêu:
 - Nắm được cấu tạo ba phần ( mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả cảnh.
 - Chỉ rõ được cấu tạo ba phần của bài Nắng trưa.
 - Biết vận dụng vào viết văn.
II- Đồ dùng:
 - Bảng phụ ghi ND ghi nhớ, cấu tạo bài văn Nắng trưa.
III- Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: không. 
3. Bài mới:
- GV nêu sơ lược chương trình phân môn TLV ở lớp 5. - Giới thiệu nội dung bài học. 
*HĐ1: Phần nhận xét:
Bài 1: - GV giải nghĩa 1số từ ngữ.
 - Trao đổi cặp theo gợi ý sau: xác định các phần mở bài, thân bài, kết bài trong bài văn trên?
- GVchốt lời giải đúng: Bài văn có 3 phần.
Treo bảng phụ gọi HS đọc.
 *Bài 2: 
- Thứ tự miêu tả trong bài văn trên có gì khác với bài quang cảnh làng mạc ngày mùa mà em đã học?
- Hãy rút ra nhận xét về cấu tạo bài văn tả cảnh?
- GVquan sát hướng dẫn ... t kết quả đúng.
 VD: Trạng (vần ang) Nguyên (vần uyên), ...
Bài tập 3:
GV treo bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần, hỏi: Hãy nêu cấu tạo của vần?
- Chữa bài.
GVchốt ND.
4. Củng cố: - GV nhận xét giờ học, tuyên dương HS học tập tốt.
 5. Dặn dò: 
- sửa lại những lỗi chính tả còn viết sai, những bạn sai từ 5 lỗi trở lên chép lại bài. 
- ghi nhớ cấu tạo của vần
Hoạt động của trò
HS chuẩn bị đồ dùng.
- HS viết từ ghê gớm, bát ngát, nghe ngóng, kiên quyết, cống hiến.
- HS nghe-theo dõi trong SGK 
- HS đọc thầm bài viết.
- HS luyện viết BC, 1HS viết BL.
- HS chỉnh sửa tư thế ngồi viết. 
- HS viết bài vào vở.
- HS soát bài.
- HS khác mở SGK tự soát lỗi.
- HS đọc nội dung bài 2.
- 1HS đọc - cả lớp nghe.
- Thảo luận nhóm.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- HS đọc thầm yêu cầu .
- HS làm vào vở bài tập.
- HS trả lời - nhận xét.
- Vài HS nhắc lại.
- học bài và chuẩn bị bài học sau.
Thứ ba ngày 18 tháng 9 năm 2012.
Luyện từ và câu:
Tiết 3: Mở rộng vốn từ: Tổ quốc (Trang 18).
I - Mục tiêu:
 - Tìm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài TĐ hoặc CT đã học (BT1); tìm thêm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc (BT2); tìm được một số từ chứa riêng chữ quốc.
 - Biết đặt câu với được một trong những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương.
 - Tự hào về Tổ quốc mình.
II- Đồ dùng: VBT, bút dạ, giấy .
III- Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
*HĐ: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: - Bài yêu cầu làm gì?
- HS đọc lại bài Thư gửi các học sinh và Việt Nam thân yêu.
- GV phát bút, giấy cho các nhóm để thảo luận.
- GV quan sát HD các nhóm làm bài.
- Trình bày kết quả theo yêu cầu của bài.
 GV nhận xét tuyên dương nhóm tìm được đúng nhất.
Bài tập 2: 
Tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
 - GV tổ chức thi tìm từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc. Nhóm nào tìm được nhiều và đúng sẽ chiến thắng. GV nhận xét .
Bài tập 3: 
Thảo luận nhóm 2 theo câu hỏi: Tìm thêm các từ có chứa tiếng quốc (quốc có nghĩa là nước)?
Cho HS trình bày kết quả dưới dạng trò chơi.
 Bài tập 4: Đặt câu.
- GV giải nghĩa các thành ngữ, tục ngữ:
 Quê cha đất tổ.
 Nơi chôn rau cắt rốn.
- Chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm đặt câu với 1 từ tương ứng với 4 ý.
- Các nhóm treo kết quả lên bảng cử 1 đại diện nhóm trình bày. GV nhận xét chữa câu
4. Củng cố: 
 - 1 HS đọc lại các từ ngữ vừa tìm được.
 - Nhận xét chung giờ học, tuyên dương.
 5. Dặn dò: - ghi lại các từ ngữ đó vào sổ tay.
Hoạt động của trò
HS chuẩn bị đồ dùng.
- HS đặt câu với từ: xanh mượt, đỏ thắm, trắng toát, đen kịt.
- HS đọc nội dung bài 1.
- 2 HS đọc - cả lớp nghe.
- Thảo luận nhóm 4.
- Trình bày kết quả - nhận xét bổ sung.
- HS làm việc nhóm 6.
 - Các nhóm cử 4 bạn lên tham gia chơi.
- Cả lớp nhận xét bổ xung.
-1HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm bài 3.
- Các nhóm làm việc.
- chia lớp 3 nhóm tham gia chơi các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS nghe.
- Làm việc nhóm ghi kết quả ra giấy.
- Trình bày kết quả - nhận xét .
- học bài và chuẩn bị bài học sau.
Luyện từ và câu:
Tiết 4: Luyện tập về từ đồng nghĩa 
(Trang 22).
I – Mục tiêu:
 - Tìm được các từ đồng nghĩa trong đoạn văn (BT1); xếp được các từ vào các nhóm tù đồng nghĩa (BT2).
 - Biết viết một đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu có sử dụng 1số từ đồng nghĩa (BT3). 
 - Rèn kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa khi đặt câu, viết 1 đoạn văn theo yêu cầu.
II- Đồ dùng: 
 - VBT, bút dạ, giấy, bảng phụ ghi bài tập 2 .
III- Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: 
*HĐ: Hướng HS dẫn làm bài tập.
Bài tập 1: 
- Bài yêu cầu làm gì?
- Nhắc lại thế nào là từ đồng nghĩa?
- GV quan sát HD các cặp làm bài.
- Trình bày kết quả theo yêu cầu của bài.
GVkết luận: Từ đồng nghĩa trong bài là từ: mẹ, má, u, bu, mạ.
Bài tập 2: Xếp các từ thành nhóm các từ đồng nghĩa.
- GV tổ chức thảo luận nhóm ghi kết quả vào bảng phụ.
 - GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập 3:
 Viết một đoạn văn tả cảnh có sử dụng từ đồng nghĩa .
- Em hiểu yêu cầu của bài thế nào?
GVHD: Suy nghĩ và viết 1 đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu có sử dụng từ ngữ ở bài 2. 
 GV quan sát, giúp đỡ học sinh làm bài.
 Gọi HS đọc đoạn văn mình viết. 
GV nhận xét cách đặt câu của HS . 
4. Củng cố: 
 - Nhận xét chung giờ học, khen ngợi HS viết hay.
 5. Dặn dò: 
 - học bài và hoàn chỉnh đoạn văn và viết lại vào vở trên.
Hoạt động của trò
HS chuẩn bị đồ dùng.
- HS đặt câu với từ : quê cha đất tổ, quê hương.
- HS đọc nội dung bài 1.
- Trao đổi cặp.
- Trình bày kết quả - nhận xét bổ sung.
- HS nhắc lại.
- HS đọc yêu cầu.
- HS đọc các từ đã cho.
- Làm việc nhóm 6 treo kết quả lên bảng. Trình bày kết quả.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Lớp đọc thầm bài 3. 
. 
- HS làm bài vào nháp.
- HS đọc - cả lớp nghe nhận xét.
- học bài và chuẩn bị bài học sau.
Tập làm văn:
Tiết 3: Luyện tập tả cảnh (Trang 21).
I- Mục tiêu:
 - Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong 2 bài văn tả cảnh (Rừng trưa, Chiều tối)
 - Dựa vào dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày đã lập trong tiết học trước, viết được một đoạn văn có các chi tiết và hình ảnh hợp lí (BT2).
 - Rèn óc quan sát, ngôn ngữ nói.
II- Đồ dùng:
 - Tranh, ảnh rừng tràm
 - Những ghi chép và dàn ý HS đã lập sau khi quan sát một buổi trong ngày.
III- Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị dàn ý của HS.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
*HĐ: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: Tìm những hình ảnh em thích trong bài văn rừng trưa và bài chiều tối.
- GV cho HS quan sát tranh rừng tràm.
- Bức tranh tả cảnh gì?
- Gọi HS đọc 2 đoạn văn. 
- Thảo luận cặp theo gợi ý: Em thích những hình ảnh nào trong 2 bài văn trên?
- Vì sao em thích hình ảnh đó?
GV khen ngợi HS tìm đươc những hình ảnh đẹp và giải thích được lý do vì sao chọn hình ảnh đó.
Bài tập 2: Viết đoạn văn tả cảnh một buổi sáng (trưa, chiều) trong vườn cây.
 - GV nhắc nhở HS: Mở bài, kết bài cũng là một phần của dàn ý, song nên chọn viết đoạn trong phần thân bài.
- Em chọn ý nào để viết thành đoạn văn?
- GV quan sát HD HS làm bài.
- Trình bày đoạn văn.
GV nhận xét chấm 1 số bài.
4. Củng cố: 
 - GV nhận xét giờ học, tuyên dương HS tích cực học.
 5. Dặn dò: 
- quan sát một cơn mưa để chuẩn bị cho bài sau.
Hoạt động của trò
HS chuẩn bị đồ dùng.
- HS mở Sgk - đọc thầm.
- HS quan sát.
- Nêu ý kiến cảm nhận của mình về bức tranh
- 2 HS đọc nối tiếp 2 bài văn.
- 2 HS nói với nhau về những hình ảnh mà mình thích.
- HS nối tiếp nhau trình bày ý kiến.
- HS đọc yêu cầu bài 2. 
- HS nối tiếp nhau nêu .
- HS viết vào VBT.
- 1/3 HS đọc bài - nhận xét.
- HS bình chọn bạn viết được đoạn văn hay nhất.
- học bài và chuẩn bị bài học sau.
Tập làm văn:
Tiết 4: Luyện tập làm báo cáo thống kê 
(Trang 22).
I- Mục tiêu:
 - Nhận biết được bảng số liệu thống kê, hiểu cách trình bày số liệu thống kê dưới hai hình thức: nêu số liệu và trình bày bảng (BT1).
 - Thống kê được số HS trong lớp theo mẫu.
 - Nêu được tác dụng của bảng thống kê.
II- Đồ dùng: bảng phụ.
iII- Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
*HĐ: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: Bài tập1: 
Cho HS mở Sgk bài Nghìn năm văn hiến và đọc thầm lại bài .
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+) Nhắc lại các số liệu thống kê trong bài:
Số khoa thi.
Số tiến sĩ.
Số trạng nguyên.
Số bia.
+) Các số liệu thống kê trên được trình bày dưới những hình thức nào?
+) Các số liệu thống kê nói trên có tác dụng gì? 
- GV rút ra kết luận tác dụng của bảng số liệu: giúp cho người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh. Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta.
Bài tập 2: HS đọc thầm yêu cầu của bài.
- Bài yêu cầu thống kê về vấn đề gì? 
Cho thảo luận nhóm (4 nhóm).
GV quan sát HD các nhóm làm bài.
- Hãy nêu lại tác dụng của bảng thống kê?
 Cho HS viết lại bảng thống kê vào VBT.
4. Củng cố: 
 - GV nhận xét giờ học, tuyên dương HS tích cực học.
 5. Dặn dò: 
- quan sát một cơn mưa, ghi lại kết quả quan sát chuẩn bị cho bài TLV sau.
Hoạt động của trò
HS chuẩn bị đồ dùng.
- HS đọc bài văn tả cảnh một buổi sáng trong ngày.
- HS nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 
- HS trình bày kết quả thảo luận.
- HS đọc yêu cầu bài 2. 
- HS thảo luận nhóm làm bài ghi kết quả vào bảng phụ.
- Các nhóm treo kết quả và trình bày kết quả.
- HS viết lại bảng thống kê vào VBT.
- học bài và chuẩn bị bài học sau.
Kể chuyện:
Tiết 2: Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Trang 18).
I- Mục tiêu:
 1. Rèn kĩ năng nói:
 - Chọn được một câu chuyện viết về các anh hùng, danh nhân của đất nước ta và kể lại được rõ ràng, đủ ý.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện; biết đặt câu hỏi cho bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn về ý nghĩa câu chuyện.
 2. Rèn kĩ năng nghe: chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS kể lại câu chuyện Lý Tự Trọng và nêu ý nghĩa câu chuyện.
2. Bài mới:
* HĐ1: HD HS kể chuyện.
* HĐ2: HS kể chuyện.
- HD HS hiểu yêu cầu của đề.
GV ghi đề bài lên bảng.
Gọi HS đọc lại đề bài.
Hỏi: đề yêu cầu kể về nội dung gì?
GV gạch chân các từ ngữ trọng tâm của đề và giải nghĩa từ danh nhân.
- Gọi HS đọc tiếp nối 4 gợi ý của bài trong SGK.
GV nhắc nhở HS trước khi kể chuyện
+ Nhớ được chuyện em đã đọc , đã nghe ở đâu.
+ Kể chuyện ngoài sách giáo khoa điểm cao hơn.
+ Câu chuyện dài chỉ cần kể lại những nội dung , diễn biến chính.
GV cho HS nối tiếp nhau nói trước lớp câu chuyện mà em sẽ kể và nói rõ là truyện về anh hùng hay danh nhân.
** Kể chuyện theo nhóm.
GV cho HS kể chuyện theo nhóm 2. Vừa kể cho nhau nghe vừa trao đổi với nhau về ý nghĩa của câu chuyện
GV quan sát các nhóm kể chuyện.
** Kể chuyện trước lớp.
GV cho HS lên kể chuyện.
Sau mỗi 1 HS kể GV cho cả lớp trao đổi, về ý nghĩa của câu chuyện theo gợi ý sau:
+ Câu chuyện bạn được đọc hay được nghe ai kể?
+ Trong câu chuyện bạn vừa kể bạn thích nhất hành động nào?
+ Bạn thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện?
+ Qua câu chuyện , bạn hiểu được điều gì?...
Bình chọn HS có chuyện hay, giọng kể hấp dẫn nhất.
GV nhận xét cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét chung giờ học. 
Dặn: về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docT.viet5-I.doc