I/ Mục tiêu
- Phát âm chính xác tên người dân tộc(Y Hoa, già Rok), Đọc với giọng phù hợp với nội dung từng đoạn.
- Hiểu nội dung bài: Người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, mong muốn con em được học hành. (Trả lời câu hỏi 1,2,3.)
II/ Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài đọc SGK để giới thiệu bài.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn 3 hướng dẫn luyện đọc.
III / Các hoạt động dạy – học
Tuần 15 Thứ ngày Môn học Tên bài dạy 2 11/ 12 S H T T Mĩ thuật Tập đọc Toán Đạo đức Bài 15 Buôn Ch Lênh đón cô giáo Luyện tập Tôn trọng phụ nữ (tiết 2) 3 12/ 12 Toán Khoa học Chính tả Địa lí L T V C Luyện tập chung Thủy tinh Nghe – viết : Buôn Ch Lênh đón cô giáo Thơng mại và du lịch Mở rộng vốn từ : Hạnh phúc 4 13/12 Thể dục Toán Kể chuyện Kĩ thuật Lịch sử Bài 29 Luyện tập chung Kể chuyện đã nghe, đã đọc Cắt, khâu, thêu túi xách tay đơn giản (tiết2) Chiến thắng biên giới thu - đông 1950 5 14/ 12 Thể dục Tập đọc Tập làm văn Toán Khoa học Bài 30 Về ngôi nhà đang xây Luyện tập tả ngời (tả hoạt động) Tỉ số phần trăm Cao su 6 15/ 12 Âm nhạc Toán L T V C Tập làm văn S H T T Ôn tập đọc nhạc số 3, số 4. Kể chuyện âm nhạc Giải toán về tỉ số phần trăm Tổng kết vốn từ Luyện tập tả ngời (tả hoạt động) Tuần15 Thứ 2 ngày 5 tháng 12 năm 2011 Tiết1:Tập đọc buôn chư lênh đón cô giáo I/ Mục tiêu - Phát âm chính xác tên người dân tộc(Y Hoa, già Rok), Đọc với giọng phù hợp với nội dung từng đoạn. - Hiểu nội dung bài: Người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, mong muốn con em được học hành. (Trả lời câu hỏi 1,2,3.) II/ Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa bài đọc SGK để giới thiệu bài. - Bảng phụ ghi sẵn đoạn 3 hướng dẫn luyện đọc. III / Các hoạt động dạy – học A / Bài cũ : B / Bài mới : 1/ Giới thiệu bài : quan sát tranh. 2/ Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài : * HĐ1: Luyện đọc : - Hướng dẫn giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng kể chuyện - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn (1 lượt). - Hướng dẫn đọc tiếng khó : Rok, Y Hoa, vừa trải, trang trọng nhất, ...; sửa lỗi giọng đọc. - Hướng dẫn HS ngắt câu dài: “Buôn Chư Lênh...dành cho quý khách” -1 HS đọc phần chú giải. - HS luyện đọc theo cặp . - Một HS khá đọc toàn bài. - GV đọc mẫu bài văn. * HĐ2: Tìm hiểu bài : - HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi1 SGK + Giảng từ : Nghi thức - 1 HS nêu ND đoạn 1. ý 1: Cô giáo đến buôn để mở trường dạy học - HS đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi 2 SGK + Giảng từ: buôn Đoạn văn này muốn nói lên điều gì? ý 2:Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo - HS đọc thầm đoạn 3, 4 trả lời câu hỏi 3 SGK + Giảng từ : im phăng phắc Yêu cầu HS khá giỏi đặt câu có từ im phăng phắc - HS tìm ND đoạn 3. ý 3:Dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ” + Nội dung chính của bài nói lên điều gì? HS khá giỏi rút nội dung chính, HS trung bình, yếu nhắc lại Nội dung :( Như mục I) * HĐ3: Hướng dẫn đọc: - Gọi 3 HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn và theo dõi để tìm cách đọc. - HS đọc đoạn tùy thích và nêu lí do thích - Treo bảng phụ hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 3. - Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp. 3/ Củng cố- Dặn dò: Cho HS nhắc lại nội dung bài và liên hệ thực tế. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Tiết2:Chính tả Nghe- viết: Buôn chư lênh đón cô giáo I/ Mục đích yêu cầu - Nghe- viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. - Làm được bài tập (2) a/b hoặc BT(3) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. II/ Đồ dùng dạy học GV:Bảng nhóm để HS làm bài tập 2a III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu A/ Bài cũ: B/ Bài mới : Giới thiệu bài(dùng lời). * HĐ1: Hướng dẫn HS nghe- viết. a, Tìm hiểu nội dung đoạn viết - Gọi 1-2 HS đọc đoạn văn, HS còn lại theo dõi. - GV hỏi, HS trả lời miệng câu hỏi sau: Đoạn văn cho em biết điều gì? b/ Hướng dẫn viết từ khó. - HS nêu các từ khó viết. - HS đọc và viết các từ đó trên bảng. c/ Viết chính tả: HS viết theo lời đọc của GV.Cho HS đổi vở soát lỗi cho nhau d/ Thu, chấm bài : 10 bài. * HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT chính tả. Bài tập 2: ( HS làm câu a hoặc b) - Một HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp theo dõi SGK. - Tổ chức cho HS làm bài tập theo 4 nhóm vào bảng nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét kết quả bài làm của các nhóm. Chốt lời giải đúng. - Gọi HS đọc thành tiếng các từ tìm được trên bảng. Bài tập 3: ( HS làm câu a hoặc b) - Một HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS suy nghĩ cá nhân để làm - 1HS trình bày, HS cùng GV nhận xét bổ sung - Yêu cầu HS đọc toàn bộ câu chuyện sau khi đã được tìm từ. * HĐ3: Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn học sinh ghi nhớ các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau. Tiết3Toán luyện tập I/ Mục tiêu: Biết: - Chia một số thập phân cho một số thập phân. - Vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn. II/ Đồ dùng dạy học: GV: Bảng nhóm III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Bài cũ.HS nêu cách chia một số thập phân cho 1 STP. B/ Bài mới: Giới thiệu bài * HĐ1: Thực hành: HD HS làm BT trong VBT Bài 1: - Yêu cầu một HS đọc đề. - HS làm bài tập cá nhân, 3 HS lên bảng làm - HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng.1 HS nhắc lại cách thực hiện KL: Rèn kĩ năng chia STP cho STP. Bài 2: - Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.( câu a) - HS làm bài tập cá nhân, 1 HS làm vào bảng nhóm. - HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng. KL: Rèn kĩ năng tìm thừa số chưa biết Bài 3: - Yêu cầu HS đọc đề bài. - HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng làm. - HS, GV nhận xét, chốt lời giải đúng. KL: Rèn kĩ năng giải toán có liên quan đến chia số thập phân cho STP. *HĐ2: Củng cố - dặn dò. GV hệ thống kiến thức toàn bài. Dặn HS về nhà làm bài tập ở vở bài tập. Tiết4:Đạo đức tôn trọng phụ nữ (tiết 2) I/ Mục tiêu - Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ. - Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày *KNS : KN tư duy phê phán ; ra quyết định phù hợp trong cá tình huống liên quan đến phụ nữ ; giao tiếp ứng sử với bà,mẹ, chị em gái, cô giáo, II / PP và KT DH Thảo luận nhóm, xử lí tình huống, đóng vai. III/ Đồ dùng dạy học: HS:Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam để xử dụng cho HĐ3 IV/ Các hoạt động dạy học chủ yếu A/ Bài cũ. B/ Bài mới: Giới thiệu bài(Dùng lời) * HĐ1: Xử lí tình huống(bài tập 3 SGK) Mục tiêu: Hình thành kĩ năng xử lí tình huống. Cách tiến hành: - HS thảo luận theo nhóm - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung ý kiến. - GVKL: * HĐ2: Làm bài tập 4 SGK Mục tiêu: HS biết những ngày và tổ chức xã hội dàng riêng cho phụ nữ ; biết đó là biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ và bình đẳng giới trong xã hội Các tiến hành: - HS thảo luận theo 4 nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung ý kiến. - GVKL: + Ngày 8 tháng 3 là ngày Quốc tế phụ nữ. + Ngày 20 tháng 10 là ngày Phụ nữ Việt Nam. + Hội Phụ nữ, câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức xã hôi dành riêng cho phụ nữ. * HĐ3: Ca ngợi phụ nữ Việt Nam (bài tập 5 SGK) Mục tiêu: HS củng cố bài học Các tiến hành:GV tổ chức cho HS hát, múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu mến, kính trọng dưới hình thức thi giữa các nhóm. Dặn dò: Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Thứ 3 ngày 6 tháng 12 năm 2011 Tiết1:Luyện từ và câu mở rộng vốn từ: hạnh phúc I/ Mục đích, yêu cầu: Hiểu nghĩa của từ hạnh phúc (BT1) ; tìm được từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc, nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc (BT2, BT3) ; xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc (BT4). II/ Đồ dùng dạy học GV: Bảng nhóm để HS làm bài tập 3. Phiếu BT ghi BT4. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu A/ Bài cũ B/ Bài mới: Giới thiệu bài:GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. * HĐ1: Thực hành Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS làm bài độc lập; phát biểu ý kiến. - HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng. ý đúng nhất là ý b. KL: Giúp HS hiểu nghĩa từ Hạnh phúc Bài tập 2: - Yêu cầu HS đọc đề bài - HS trao đổi theo cặp trả lời miệng : Nêu những từ đồng nghĩa ,trái nghĩa với từ hạnh phúc. - HS và GV nhận xét - 1HS đọc lại các từ vừa tìm được Bài tập 3: - Yêu cầu HS đọc đề bài. - GV nhắc HS chú ý : Chỉ tìm từ ngữ chứa tiếng phúc có nghĩa là diều may mắn tốt lành. - HS làm bài theo nhóm vào bảng nhóm, đại diện các nhóm trình bày kết quả - HS và GV nhận xét, chốt lại KQ đúng. - 1HS đọc lại các từ vừa tìm được Bài tập 4: - Yêu cầu HS đọc đề bài - HS làm bài theo 4 nhóm trên phiếu, đại diện các nhóm trình bày kết quả - HS và GV nhận xét - HS đọc lại ý đúng GVKL: Tất cả các yếu tố trên đều có thể dảm bảo cho gia đình có hạnh phúc nhưng mọi người sống hoà thuận là quan trọng nhất vì thiếu yếu tố hoà thuận thì gia đình không có hạnh phúc. HĐ2: Củng cố – Dặn dò: - GV hệ thống kiến thức toàn bài. - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Tiết2:Kể chuyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc I/ Mục đích yêu cầu Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân theo gợi ý của SGK ;biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện ; biết nghe và nhận xét đúng lời kể của bạn. II/ Đồ dùng dạy học GV : Một số sách, chuyện, bài báo viết về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu. III/ Các hoạt động dạy học A/ Bài cũ B/ Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học * HĐ1: Hướng dẫn HS kể chuyện. a/ Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài - 1HS đọc đề bài, GV gạch chân các từ trọng tâm - 1 số HS giới thiệu câu chuyện định kể b/ Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Kể chuyện theo nhóm (nhóm 4) và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Thi kể chuyện trước lớp - 1 HS kể xong đều nói về ý nghĩa câu chuyện - Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện . - GV nhận xét cho điểm. * HĐ2: Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học, cho HS liên hệ thực tế - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau Tiết3:Toán luyện tập chung I/ Mục tiêu: Biết: - Thực hiện các phép tính với số thập phân. - So sánh các số thập phân. - Vận dụng để tìm x. II/ Đồ dùng dạy học: III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Bài cũ : B/ Bài mới: Giới thiệu bài.(Dùng lời) *HĐ1: thực hành. HD HS làm BT trong VBT Bài 1: - Yêu cầu một HS đọc đề. - HS làm bài tập cá nhân, 3 HS lên bảng làm câu a, câu b, câu c. - HS nhắc lại cách thực hiện KL: Rèn kĩ chuyển các phân số STP thành STP và cộng STP. Bài 2: - Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.( cột 1) - HS làm bài tập cá nhân, 2 HS lên bảng làm. HS giải thích miệng cách làm. - HS khá giỏi và GV nhận xét chốt lời ... chỉ dẫn trang 63 SGK - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả - HS rút ra kết luận: Cao su có tính đàn hồi, ít bị biến đổi khi gặp nóng ,lạnh cách điện ,cách nhiệt. * HĐ 2: Thảo luận Mục tiêu: Giúp HS: - Kể tên các vật liệu dùng để chế tạo cao su. - Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su. Cách tiến hành: - HS đọc nội dung bạn cần biết trang 63 SGK để trả lời các câu hỏi trong SGK. - GV gọi lần lượt HS trả lời từng câu hỏi - HS và GV nhận xét, kết luận Củng cố – Dặn dò: HS nhắc laị nội dung bài. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Tiết3:Tập làm văn luyện tập tả người (tả hoạt động) I/ Mục tiêu - Nêu được nội dung chính của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động của nhân vật trong bài văn (BT1). - Viết được 1 đoạn văn tả hoạt động của một người (BT2). II/ Đồ dùng dạy học GV: Bảng phụ viết sẵn lời giải của bài tập 1b. HS : Ghi kết quả quan sát hoạt động của 1 người thân III/ Các hoạt động dạy học A/ Bài cũ B/ Bài mới: Giới thiệu bài * HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập Bài tập 1: - 1HS đọc yêu cầu bài tập - HS thảo luận theo 4 nhóm làm bài - Đại diện trình bày, HS cùng GV nhận xét bổ sung - GV kết luận ý đúng, treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc lại. Bài tập 2: - GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS - Một số HS giới thiệu người sẽ chọn tả hoạt động - HS viết và trình bày đoạn văn đã viết (4 – 5 HS) - GV cùng HS nhận xét, khen bài làm tốt * HĐ2: Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học, biểu dương HS. - Dặn về nhà chuẩn bị bài sau. Tiết4:Địa lí Thương mại và du lịch I/ Mục tiêu: - Nêu được 1 số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta. - Nhớ tên một số điểm du lịch Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, II/ Đồ dùng dạy học GV: Bản đồ hành chính Việt Nam. Tranh ảnh về các chợ lớn, trung tâm thương mại và về ngành du lịch III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu A/ Bài cũ B/ Bài mới: Giới thiệu bài(dùng lời) * HĐ1: Hoạt động thương mại - Yêu cầu HS làm việc cá nhân dựa vào SGK trả lời các câu hỏi sau: + Thương mại gồm những hoạt động nào? + Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước? + Nêu vai trò của ngành thương mại + Kể tên các mặt hàng xuất , nhập khẩu chủ yếu của nước ta. - HS chỉ trên bản đồ, lược đồ các trung tâm CN, thương mại lớn của nước ta. - HS trả lời, GV nhận xét bổ sung GV kết luận: Thương mại gồm các hoạt động mua bán hàng hoá ở trong nước và ngoài nước.Nước ta chủ yếu xuất khẩu các khoáng sản , hàng tiêu dùng,nông sản và thuỷ sản: nhập các máy móc ,thiết bị ,nguyên liệu. * HĐ2: Ngành du lịch - HS dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết để trả lời các câu hỏi mục 2 SGK. - Hỏi thêm : Cho biết vì sao những năm gần đây lượng khách du lịch đến nước ta đã tăng lên? Kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước ta. - Chỉ trên bản đồ các trung tâm du lịch của cả nước. Củng cố dặn dò: Gọi HS đọc phần bài học trong SGK. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. Tiết5:Thể dục Bài thể dục phát triển chung. Trò chơi “ thỏ nhảy” I/ Mục tiêu: - Thực hiện cơ bản đúng các động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. - Biết cách chơi và tham gia chơi được. II/ Chuẩn bị Sân TD, còi, cờ đuôi nheo, III/ Hoạt đọng dạy học 1. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. - Chạy nhẹ nhàng thành vòng tròn quanh sân tập. - HS khởi động các khớp 2. Phần cơ bản a/ Ôn bài TD phát triển chung Lần 1 : Tập từng động tác. Lần2-3 : Tập liên hoàn 8 động tác theo nhịp hô của GV. Lần sau cho HS tự làm, GV uốn nắn sửa chữa. GV cho HS ôn lại 8 động tác đã học : Hs thực hiện 2 lần. b/ HS chơi trò chơi. 3. Củng cố dặn dò. GV nhận xét tiết học. Thứ 6 ngày 9 tháng 12 năm 2011 Tiết1:Luyện từ và câu tổng kết vốn từ I/ Mục tiêu: - Nêu được 1 số từ ngữ ,tục ngữ ,thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò bè bạn theo yêu cầu BT1, BT2. Tìm được 1 số từ ngữ miêu tả hình dáng của người theo yêu cầu BT3 ( chọn 3 trong số 5 ý a, b, c, d,e ). - Viết được đoạn văn miêu tả hình dáng của người thân khoảng 5 câu theo yêu cầu BT4. II/ Đồ dùng dạy học GV: Bảng nhóm III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu A/ Bài cũ B/ Bài mới: Giới thiệu bài: * HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: - Yêu cầu HS đọc nội dung của bài tập. - HS làm bài theo 4 nhóm vào bảng nhóm, đại diện các nhóm phát biểu ý kiến, các nhóm khác bổ sung - HS nhắc lại các từ vừa tìm được. Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài tập . - HS làm bài cá theo nhóm đôi - Đại diện đọc câu thành ngữ ,tục ngữ , ca dao ,tìm được - HS và GV nhận xét Bài tập 3: - Yêu cầu HS đọc nội dung của bài tập. - HS làm bài theo nhóm 4, đại diện các nhóm phát biểu ý kiến, các nhóm khác bổ sung - HS nhắc lại các từ vừa tìm được. Bài tập 4: - Yêu cầu HS đọc đề bài - HS làm bài tập cá nhân viết đoạn văn vào VBT. - 1 vài HS đọc đoạn văn vừa viết. - HS và GV nhận xét. GV chấm điểm cho HS có bài làm tốt. GVKL: Củng cố kiến thức về vốn từ HĐ2: Củng cố – Dặn dò: - GV hệ thống kiến thức toàn bài. - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Tiết2:Tập làm văn Luyện tập tả người (tả hoạt động) I/Mục tiêu - Biết lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động của người (BT1). - Dựa vào dàn ý đã lập viết được đoạn văn tả hoạt động của người (BT2). II/Đồ dùng dạy học. GV: bảng phụ III/Các hoạt động dạy học. A.Kiểm tra bài cũ: B.Dạy bài mới: Giới thiệu bài. * HĐ1: Hướng dẵn HS làm bài tập Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài tập - HS tự lập dàn ý(GV quan tâm uốn nắn HS) - HS làm vào bảng phụ, trình bày dàn ý, GV cùng HS cả lớp nhận xét. - Gọi 1 số HS đọc dàn ý của mình, GV chú ý sửa chữa Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - HS tự làm bài. - Gọi HS lần lượt đọc đoạn văn của mình - GV nhận xét cho điểm * HĐ2: Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS chuẩn bị bài học sau. Tiết3: Toán Giải toán về tỉ số phần trăm I/ Mục tiêu: - Biết cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số. - Giải được các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của 2 số. II/ Đồ dùng dạy học: GV: Bảng nhóm III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: A/ Bài cũ : B/ Bài mới: Giới thiệu bài. * HĐ1: Hướng dẫn HS giải toán về tỉ số phần trăm. a/ Giới thiệu cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số : 315 và 600 - Hướng dẫn HS làm như SGK. - GV gọi 2 HS khá nêu quy tắc b/ áp dụng vào giải bài toán có nội dung tìm tỉ số phần trăm - GV đọc bài toán trong SGK và giải thích để HS hiểu đề: Khi 80 kg nước biển bốc hơi hết thì thu được2,8 kg muối.Tìm tỉ số phần trăm của của lượng muối trong nước biển - HD HS giải : tỉ số phần trăm của của lượng muối trong nước biển là: 2,8 : 80 = 0,035 0,035 = 3,5 % * HĐ1: Thực hành. Bài 1: VBT - HS đọc yêu cầu bài 1. - HS làm việc cá nhân, 3 HS lên bảng làm. - HS và GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng. KL: Rèn kĩ năng viết tỉ số phần trăm Bài 2: VBT. - HS đọc yêu cầu bài 2.(câu a,b) - HS làm việc cá nhân, 1 HS làm vào bảng nhóm. - HS và GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng. - Yêu cầu HS nêu lại cách tìm tỉ số phần trăm KL: Rèn kĩ năng tìm tỉ số phần trăm Bài 4: VBT - HS đọc yêu cầu bài . - HS làm việc cá nhân, 1 HS lên bảng làm. - HS và GV nhận xét, chốt cách làm đúng. KL: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn liên quan đến tìm tỉ số phần trăm * HĐ3: Củng cố dặn dò: - HS nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm - GV hệ thống kiến thức toàn bài. - Dặn HS về nhà làm BT ở SGK. Tiết4 : SHTT Nghe nói chuyện về ngày 22 - 12 I. Mục tiêu : - Giới thiệu cho HS về lịch sử ngày 22- 12 để hiểu rõ hơn về tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam . - Giáo dục lòng tự hào về truyền thống dân tộc , kính trọng anh bộ đội , có ý thức học tập tốt . II. Nội dung và hình thức hoạt động : 1. Nội dung : Lịch sử ngày 22 - 12. 2. Hình thức: Nghe giới thiệu, văn nghệ . III. Chuẩn bị hoạt động : 1. Phương tiện : - Lịch sử , tranh ảnh về quân đội - Những địa chỉ bộ đội nơi biên giới , hải đảo . 2. Tổ chức : - GVCN nói chuyện với HS - Giao cho các tổ chuẩn bị văn nghệ: Hát về anh bộ đội . IV. Tiến hành hoạt động: Người điều kiển Nội dung Thời gian Lớp trưởng Giáo viên chủ nhiệm Lớp phó học tập 1. Khởi động: - Hát tập thể " Vai chú mang súng ...” - Tuyên bố lí do , giới thiệu chương trình . 2. Nghe giới thiệu: - Giới thiệu về ngày lịch sử 22 - 12 : Ngày 22 - 12 tại một khu rừng ở Bình Nguyên (Cao Bằng) Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời .. Lúc đầu đội chỉ có 34 người với 34 khẩu súng các loại , dưới sự chỉ huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp. Hai ngày sau đội đã lập được chiến công vang dội , tiêu diệt dược 2 đồn : Nà Ngần và Phay Khắt . 15- 5 - 1945 Đội VNTTGPQ + Cứu quốc quân = Đội Việt Nam giải phóng quân . 16 - 8 - 1945 tiến đánh Thái Nguyên mở đầu khởi nghĩa toàn quốc . Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp , quân đội ta mang tên là Quân đội nhân dân Việt Nam . Từ đó dến nay, trên chặng đường giải phóng dân tộc bảo vệ đất nước quân đội ta đã lập những chiến công hiển hách , được tổ quốc và nhân dân tin yêu quý mến gọi bằng cái tên : Bộ đội cụ Hồ . c) Hát về anh bộ đội . - Từng cá nhân xung phong hát về chủ đề anh bộ đội. - Các nhóm thi hát về anh bộ đội. *Phát động viết thư cho các chiến sĩ ở biên giới, hải đảo : Mỗi HS một lá thư để kể về học tập , rèn luyện của bản thân và đổi mới ở quê hương, bày tỏ tình cảm, động viên anh bộ đội . 5 phút 15 phút 10 phút V. Kết thúc hoạt động : - GV nhận xét giờ sinh hoạt . - Chúc các em HS học tốt , rèn luyện theo gương anh bộ đội cụ Hồ . Tiết5:Hoạt động tập thể: Vẽ tranh chủ điểm thầy,cô giáo I. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS: - Kính trọng , biết ơn các thầy cô giáo và tôn vinh nhà giáo . - Có những hành động cụ thể thể hiện sự biết ơn các thầy giáo, cô giáo và thực hiện tốt yêu cầu giáo dục của nhà trường . II. Nội dung và hình thức hoạt động : - Thi vẽ tranh về thầy, cô giáo . III. Chuẩn bị : 1.Về phương tiện : - Mỗi HS chuẩn bị giấy A4, bút chì, màu,.. 2. Về tổ chức : Cá nhân HS tự vẽ, mỗi HS 1 bức tranh. IV. Tiến hành hoạt động: 1. HS cả lớp chuẩn bị giấy, bút chì, màu để chuẩn bị cho bài vẽ được tốt. 2. GV cho HS vẽ. Nhắc HS vẽ đúng yêu cầu của chủ điểm về thầy cô giáo. 3. GV thu và chấm bài. V. Kết thúc hoạt động : GV tuyên dương HS có bài vẽ tốt, phù hợp với chủ điểm về thầy, cô giáo. Chuẩn bị cho tiết sau Tìm hiểu về địa phương xã Cán Khê.
Tài liệu đính kèm: