Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 17

Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 17

I/Mục tiêu:

- Biết đọc đúng bài văn.

- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II/Đồ dùng dạy học:

 Bảng phụ ghi sẵn đoạn 1 hướng dẫn luyện đọc.

III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 1/Bài cũ:

 2/Bài mới: Giới thiệu bài ( quan sát tranh.)

 * HĐ1: Luyện đọc.

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 622Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Thứ ngày
Môn học
Tên bài dạy
2
 25/ 12
 S H T T
 Đạo đức
 Tập đọc
 Toán
 Mĩ thuật 
 Hợp tác với những ngời xung quanh(tiết2)
 Ngu Công xã Trịnh Tường
 Luyện tập chung
 Bài 17
3
26/ 12
 Toán 
 Khoa học
 Chính tả
 Địa lí
 L T V C
 Luyện tập chung
 Ôn tập học kì 1
 Nghe – viết : Ngời mẹ của 51 đứa con
 Ôn tập học kì 1
 Ôn tập về từ và cấu tạo từ
4
27/12
 Thể dục
 Toán 
 Kể chuyện
 Kĩ thuật
 Lịch sử 
 Bài 33
 Giới thiệu máy tính bỏ túi 
 Kể chuyện đã nghe, đã đọc
 Lợi ích của việc nuôi gà
 Ôn tập học kì 1 
5
28/ 12
 Thể dục
 Tập đọc
 Tập làm văn
 Toán 
 Khoa học
 Bài 34
 Ca dao về lao động sản xuất
 Ôn luyện về viết đơn
 Sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ 
 số phần trăm 
 Kiểm tra học kì 1
6
29/ 12
 Toán
 Âm nhạc
 L T V C
 Tập làm văn
 S H T T 
 Hình tam giác 
 Bài 17
 Ôn tập về câu 
 Trả bài văn tả ngời
	Tuần17	
Thứ 2 ngày 19 tháng 12 năm 2011
Tiết1:Tập đọc
ngu công xã trịnh tường
I/Mục tiêu:
- Biết đọc đúng bài văn. 
- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II/Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ ghi sẵn đoạn 1 hướng dẫn luyện đọc.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
 1/Bài cũ:
 2/Bài mới: Giới thiệu bài ( quan sát tranh.)
 * HĐ1: Luyện đọc.
 - 1 HS đọc bài văn
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn (2 lượt) 
- GV hướng dẫn tìm và đọc tiếng khó : ngoằn ngòeo, dẫn nước, rừng, nghèo,...1,2 HS đọc, GV sửa lỗi giọng đọc .
- Giúp HS hiểu nghĩa từ mới ( HS đọc phần chú giải)
+ Đọc theo cặp :
( HS lần lượt đọc theo cặp ) - HS , GV nhận xét .
+Đọc toàn bài : 1 HS đọc toàn bài, HS còn lại theo dõi 
+ GV đọc mẫu bài toàn bài.
 * HĐ2: Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi1 SGK.
+ Giảng từ : Tập quán.
- HS rút ra ND đoạn 1.
 ý 1: Việc làm của ông Lìn để đưa nước về thôn.
- HS đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi 2 SGK.
 + Giảng từ : Canh tác, cao sản
- Đoạn văn này muốn nói lên điều gì?
 ý2: Sự thay đổi ở thôn Phìn Ngan
HS khá giỏi rút ý chính, HS trung bình, yếu nhắc lại
 - HS đọc thầm đoạn 3 trả lời câu hỏi 3 SGK
 + Giảng từ : lặn lội
 - HS rút ra ý chính của đoạn.
 ý3: Ông Lìn đã nghĩ ra cách giữ rừng, bảo vệ dòng nước
 + HS nêu nội dung chính của bài ( Như mục 1)
 * HĐ3: Hướng dẫn đọc đúng.
 - Gọi 3 HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn và theo dõi để tìm cách đọc đúng.
 - Treo bảng phụ hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 1.
 - Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp .
 3/Củng cố, dặn dò:
 - 1 HS nhắc lại nội dung bài và liên hệ thực tế.
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
	Tiết2:Chính tả nghe- viết
người mẹ của 51 đứa con
I/ Mục tiêu
- Nghe- viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi ( BT1).
- Làm được BT2.
II/ Đồ dùng dạy học:
 Bảng nhóm
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
A/ Bài cũ:
B/ Bài mới : Giới thiệu bài.
* HĐ1: Hướng dẫn HS nghe- viết.
a/ Tìm hiểu nội dung đoạn văn
 + Gọi HS đọc 2 đoạn văn.
 + HS trả lời miệng câu hỏi sau: Đoạn văn nói về ai?
b/ Hướng dẫn viết từ khó.
c/ Viết chính tả: HS viết theo lời đọc của GV.Cho HS đổi vở soát lỗi cho nhau
d/ Thu, chấm bài : 10 bài.
* HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT chính tả.
Bài tập 2a: 
 - Một HS đọc yêu cầu và mẫu của BT. Cả lớp theo dõi SGK.
 - Yêu cầu HS tự làm bài tập, 2 HS làm vào bảng nhóm.
- HS trình bày KQ.
 - GV nhận xét kết luận lời giải đúng.
 - Gọi HS đọc thành tiếng mô hình cấu tạo vần tìm được trên bảng.
Bài tập 2b: 
 - Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
 - HS suy nghĩ cá nhân để làm bài tập
 - HS trình bày KQ.
 - HS và GV nhận xét. Kết luận: Tiếng xôi bắt vần với tiếng đôi.
GV nói thêm: Trong thơ lục bát, tiếng thứ 6 của dòng 6 bắt vần với tiếng thứ 6 của dòng 8.
* HĐ3: Củng cố – Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học 
 - Dặn học chuẩn bị bài sau.
Tiết3:Toán
luyện tập chung
I/Mục tiêu: 
 Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
II/Đồ dùng dạy học:
 Bảmg con.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/Bài cũ:
 2/Bài mới: 
* HĐ1: Thực hành.
 Bài tập1: VBT 
 - 1HS nêu yêu cầu BT.
 - HS làm bài tập cá nhân, HS lên bảng làm
 - HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng. 
 KL: Củng cố kĩ năng thực hiện phép tính chia với số thập phân.
Bài 2: VBT.(câu a)
 - Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
 - HS làm bài tập cá nhân vào VBT, 1HS làm vào bảng con. 
 - HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng. 1 Hs nhắc lại cách tính giá trị biểu thức
 KL: Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân
Bài3: .
 - Yêu cầu HS đọc đề bài.
 - HS làm bài cá nhân, GV theo dõi HD HS tìm cách giải, 2 HS lên bảng làm.
 - HS - GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
KL: Rèn kĩ năng giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm .
*HĐ2: Củng cố - dặn dò.
 GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 Dặn HS về nhà làm bài tập 1,2,3 SGK.
Tiết4:Đạo đức
Hợp tác với những người xung quanh(tiết 2)
I/ Mục tiêu
- Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi.
 - Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người.
 - Có thái độ mong muốn sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, cộng đồng. 
*KNS : - Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường. KN đảm nhận trách nhiệm. KN tư duy phê phán. KN ra quyết định 
II/ PP và KTDH
 Thảo luận nhóm, động não, dự án.
III/ Đồ dùng dạy học:
HS: Phiếu học tập dùng cho HĐ3
IV/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
A/ Bài cũ: 
B/ Bài mới: Giới thiệu bài.
* HĐ1: Làm bài tập 3 SGK
Mục tiêu: HS biết nhận xét một số hành vi, việc làm có liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh. 
Các tiến hành:
 - HS thảo luận theo 4 nhóm. 
 - Một số em trình bày kết quả trước lớp. GV kết luận
* HĐ2: Xử lí tình huống (bài tập 4 SGK)
Mục tiêu: HS biết xử lí một số tình huống liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
Các tiến hành:
- HS thảo luận nhóm 4 để làm bài tập .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả; cả lớp nhận xét, bổ sung.
 - GV mời 1 vài HS giải thích lí do
*HĐ3: Làm bài tập 5 SGK
Mục tiêu: HS biết xây dựng kế hoạch hợp tác với những người xung quanh trong các công việc hằng ngày.
Cách tiến hành: 
 - HS tự làm bài; sau đó, trao đổi với bạn ngồi bên cạnh.
 - Một số em trình bày dự kiến sẽ hợp tác với những người xung quanh trong một số việc; các bạn khác có thể góp ý cho bạn.
 - GV nhận xét về những dự kiến của HS.
Hoạt động nối tiếp: Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
	Thứ 3 ngày 20 tháng 12 năm 2011
Tiết1:Luyện từ và câu
ôn tập về từ và cấu tạo từ
I/ Mục tiêu:
Tìm và phân loại được từ đơn, từ phức ; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa ; từ đồng âm, từ nhiều nghĩa theo y/c BT trong SGK.
 II/ Đồ dùng dạy học
 GV: Bảng phụ ghi sẵn các nội dung như mục II SGV để phục vụ cho bài tập 1
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
A/ Bài cũ 
B/ Bài mới: Giới thiệu bài:
* HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập trong VBT
Bài tập 1:
 - HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
 - 1HS nhắc lại khái niệm từ đơn,từ ghép, từ láy
 - GV gợi ý hướng dẫn để HS tự làm bài cá nhân, 2 HS làm trên bảng.
 - HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng
 - 1HS đọc lại các từ đúng
KL: Củng cố kiến thức về từ đơn, từ ghép, từ láy
Bài tập 2: 
 - Yêu cầu HS đọc đề bài
 - HS trao đổi theo cặp trả lời miệng
 - HS và GV nhận xét. 
KL: Củng cố kiến thức về nghĩa của từ.
Bài tập 3: 
 - Yêu cầu HS đọc đề bài
 - HS tự làm bài cá nhân trả lời miệng trước lớp.
 - HS và GV nhận xét 
 - HS nêu khái niệm về từ đồng nghĩa
KL: Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa .
Bài tập 4: 
 - Yêu cầu HS đọc đề bài
 - HS tự làm bài cá nhân trả lời miệng trước lớp.
 - GV nhận xét chốt lại ý đúng: Có mới nới cũ/xấu gõ, tốt nước sơn/mạnh dùng sức, yếu dùng mưu
 - HS đọc lại các câu tục ngữ .
KL: Củng cố kiến thức về từ trái nghĩa .
HĐ2: Củng cố – Dặn dò:
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết2:Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I/ Mục tiêu
 Chọn được một truyện nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác và kể lại được rõ ràng, đủ ý, biết trao đổi với các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
II/ Đồ dùng dạy học
 GV và HS : Một số sách, truyện, bài báo có liên quan
III/ Các hoạt động dạy học
A/ Bài cũ
B/ Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
* HĐ1: Hớng dẫn HS kể chuyện.
a/ Hớng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
 - 1 HS đọc đề bài, GV gạch chân các từ trọng tâm
 - Yêu cầu HS đọc phần gợi ý
 - 1 số HS giới thiệu câu chuyện định kể
b/ Thực hành kể chuyện trong nhóm 
 - Kể chuyện theo 4 nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa của truyện
 - GV đi giúp đỡ các nhóm
c/ Thi kể chuyện trước lớp.
 - 5 đến 7 HS tham gia kể câu chuyện của mình trên lớp
(HS yếu có thể chỉ kể 1 đoạn chuyện)
 - Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện .
 - GV nhận xét cho điểm.
* HĐ2: Củng cố dặn dò
 - GV nhận xét tiết học, cho HS liên hệ thực tế
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau 
Tiết3:Toán
luyện tập chung
I/ Mục tiêu
 Biết thực hiện phép tính với số thập phân và giải các bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
II/ Đồ dùng dạy học:
 Bảng con
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A/ Bài cũ :
B/ Bài mới: Giới thiệu bài.
*HĐ1: thực hành
Bài 1: VBT.
 - Yêu cầu một HS đọc đề.
 - HS làm bài tập cá nhân, 4 HS lên bảng làm
 - HS nêu cách thực hiện chuyển hỗn số thành số thập phân.
KL: Củng cố viết hỗn số thành số thập phân.
Bài 2:VBT.
 - Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
 - HS làm bài tập cá nhân, 1HS làm vào bảng con.
(Yêu cầu HS nêu cách tìm thừa số chưa biết)
- HS, GV nhận xét chốt lời giải đúng.
KL: Củng cố tìm thành phần chưa biết
Bài3:VBT.
 - Yêu cầu HS đọc đề bài.
 - HS làm bài cá nhân, 1HS giải trên bảng.GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 KL: Giải toán có lời văn liên quan đến tỉ số phần trăm
*HĐ2: Củng cố - dặn dò.
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Dặn HS về nhà làm bài tập ở vở bài tập.
Tiết4: Khoa học
	ôn tập học kì 1
I/ Mục tiêu:
 Ôn tập các kiến thức về:
 - Đặc điểm giới tính.
 - Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
 - Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.
II/ Đồ dùng dạy học
 Phiếu học tập. 
III/ Các  ... c
 GV: Các bản đồ : Phân bố dân cư, Kinh tế Việt Nam.
 Bản đồ trống Việt Nam
 Phiếu học tập, các thẻ ghi tên các tỉnh là đáp án của trò chơi, 2 lá cờ.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
A/ Bài cũ :
B/ Bài mới: Giới thiệu bài(dùng lời)
* HĐ1: Bài tập tổng hợp
 - HS thảo luận 4 nhóm đọc câu hỏi 1, 2 trong SGK trả lời các câu hỏi đó vào phiếu. 
 - HS trả lời, GV kết luận 
* HĐ2: Trò chơi: Những ô chữ kì diệu
 - Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 5 HS, phát cho mỗi đội 1 lá cờ
 - GV lần lượt đọc từng câu hỏi về một tỉnh , HS 2 đội giành quyền trả lời bằng phất cờ.
 - Đội trả lời đúng được nhận ô chữ ghi tên tỉnh đó và gắn lên lược đồ trống của mình(gắn đúng vị trí)
 - Trò chơi kết thúc khi GV nêu hết các câu hỏi
 - Đội thắng cuộc là đội có nhiều bảng ghi tên các tỉnh trên lược đồ.
Các câu hỏi: 
1/ Đây là tỉnh trồng nhiều cà phê ở nước ta
2/ Đây là tỉnh có sản phẩm nổi tiếng là chè Mộc Châu.
3/ Tỉnh này có khai thác than nhiều nhất nước ta.
4/ Đây là tỉnh có nhà máy Thuỷ điện Sông Đà.
5/Tỉnh này có ngành khai thác a- pa- tít phát triển nhất nước ta.
6/Sân bay quốc tế Nội Bài ở thành phố này.
7/ Thành phố này là trung tâm kinh tế lớn nhất nước ta.
8/ Tỉnh này có khu du lịch Sầm Sơn.
9/ Tỉnh này nổi tiếng với nghề thủ công làm tranh thêu.
10/ Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng ở tỉnh này.
 - GV tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc
Củng cố dặn dò:
 - GV hỏi: Sau những bài đã học em thấy đất nước ta như  thế nào?
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Hoạt động nối tiếp: Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Tiết5:Thể dục
đi đều vòng phải, vòng trái
Trò chơi “ chạy tiếp sức theo vòng tròn”
I/ Mục tiêu:
- Thực hiện được động tác đi đều vòng phải, vòng trái.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II/ Chuẩn bị
Sân TD, còi,
III/ Hoạt động dạy học
 1. Phần mở đầu:
 - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
 - Chạy nhẹ nhàng thành vòng tròn quanh sân tập.
 - HS khởi động các khớp.
 2. Phần cơ bản
 a/ Ôn đi đều vòng phải, vòng trái
Tập luyện theo tổ ở các khu vực được phân công. HS thay nhau điều khiển cho các bạn tập. GV đi từng tổ để sửa sai cho HS.
* Thi giữa các tổ dưới sự điều khiển của GV
b/ HS chơi trò chơi.
3. Củng cố dặn dò. 
GV nhận xét tiết học
	Thứ 6 ngày 22 tháng 12 năm 2011
Tiết1:Luyện từ và câu
ôn tập về câu
I/ Mục tiêu:
- Tìm được một câu hỏi, 1câu kể, 1câu cảm, 1câu cầu khiến và nêu được dấu hiệu của kiểu câu đó (BT1).
- Phân loại được các kiểu câu kể( Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?); xác định đúng các thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu BT2.
II/ Đồ dùng dạy học	
 GV: Bảng phụ ghi sẵn như mục II SGK 
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
A/ Bài cũ: HS tìm 3 từ đơn,3 từ ghép,3 từ láy.
B/ Bài mới: Giới thiệu bài:
* HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1:
 - Yêu cầu HS đọc nội dung của bài tập. HS tìm câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến.
 - HS trả lời miệng các câu hỏi 
? Câu hỏi dùng để làm gì?có thể nhận ra câu hỏi bằng dấu hiệu gì?
? Câu kể dùng để làm gì? có thể nhận ra câu kể bằng dấu hiệu gì?
? Câu khiến dùng để làm gì? có thể nhận ra câu khiến bằng dấu hiệu gì?
? Câu cảm dùng để làm gì? có thể nhận ra câu cảm bằng dấu hiệu gì?
- Nhận xét câu trả lời của HS. 
- HS yếu đọc lại nội dung (các kiểu câu ) đã ghi sẵn ở bảng phụ. 
Bài tập 2: 
- HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.HS đọc mẩu chuyện Quyết định độc đáo làm bài vào VBT.Tìm kiểu câu Ai làm gì/Ai thế nào?/Ai là gì?
- HS trả lời miệng các câu hỏi trong SGK
- HS và GV nhận xét
- HS yếu đọc lại nội dung(các kiểu câu kể) đã ghi sẵn ở bảng phụ. 
GVKL: Củng cố kiến thức về câu.
HĐ2: Củng cố – Dặn dò:
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
	Tiết2:Tập làm văn
trả bài văn tả người
I/Mục tiêu
- Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người( bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày).
- Nhận biết được lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn văn cho đúng. 
II/Đồ dùng dạy học.
 GV: Bảng ghi sẵn một số lỗi về: chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp,... cần chữa chung cho cả lớp.
III/Các hoạt động dạy học.
A.Kiểm tra bài cũ:
B.Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
* HĐ1: Nhận xét chung bài làm của HS
 - Gọi HS đọc lại đề tập làm văn
 - Nhận xét chung.
Ưu điểm:
 + HS hiểu bài. viết đúng yêu cầu của đề
 + Bố cục đầy đủ, diễn đạt rõ ràng
 + Dùng từ phù hợp, có sáng tạo
 +Trình bày sạch đẹp
Nhược điểm:
 +Một số HS dùng từ chưa chính xác, sai lỗi chính tả nhiều
 + Câu còn rờm rà,sử dụng dấu câu chưa phù hợp.
*HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập
 - HS tự chữa lỗi của mình.
 - GV đi giúp đỡ HS .
*HĐ3: Học tập những đoạn văn hay, những bài văn tốt
Gọi một số HS có bài văn hay điểm cao đọc cho các bạn nghe
*HĐ4: Hướng dẫn viết lại một đoạn văn.
 - Gợi ý HS viết lại một đoạn văn có nhiều lỗi.
 - Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại.
Nhận xét.
* HĐ2: Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS chuẩn bị bài học sau. 
	Tiết3:Toán
Hình tam giác
I/ Mục tiêu:Biết:
 - Đặc điểm của hình tam giác có: 3 cạnh, 3 đỉnh, 3 góc.
 - Phân biệt 3 dạng hình tam giác(phân loại theo góc).
 - Nhận biết đáy và đường cao(tương ứng) của hình tam giác.
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Các dạng hình tam giác như trong SGK; Êke
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A/ Bài cũ :
B/ Bài mới: Giới thiệu bài.
* HĐ1: Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác
 - Cho HS quan sát hình tam giác
 - HS chỉ ra 3 cạnh,3 đỉnh, 3 góc của mỗi hình tam giác
 - HS viết tên 3 góc,3 cạnh, của mỗi hình tam giác
* HĐ2: Giới thiệu ba dạng hình tam giác(theo góc)
 - GV cho HS quan sát hình và giới thiệu đặc điểm :
 + Hình tam giác có 3 góc nhọn
 + Hình tam giác có 1 góc tù và 2 góc nhọn
	+ Hình tam giác có 1 góc vuông và 2 góc nhọn( tam giac vuông)
 - HS nhận dạng, tìm ra những hình tam giác theo từng dạng(góc) trong tập hợp nhiều hình học (theo các hình tam giác do GV vẽ lên bảng).
*HĐ3: Giới thiệu đáy và đường cao(tương ứng)
 - GV giới thiệuH.tam giác ABC nêu tên đáy và đường cao
* Độ dài đoạn thẳng từ đỉnh vuông góc với đáy tương ứng gọi là chiều cao của tam giác
 - HS tập nhận biết đường cao của hình tam giác(dùng êke)
GV quan tâm HS yếu
* HĐ4: Thực hành.
Bài 1:VBT
 - HS đọc yêu cầu bài 1.
 - HS làm việc cá nhân, 3 HS lên bảng làm (GV quan tâm HS yếu)
 - HS khá giỏi và GV nhận xét.
KL: Rèn kĩ năng HS nhận dạng, tìm ra những hình tam giác theo từng dạng(góc) 
Bài 2: VBT.
 - HS đọc yêu cầu bài 2.
 - HS làm việc cá nhân , 3 HS lên bảng vẽ đường cao của mỗi tam giác. (GV quan tâm HS yếu)
 - HS và GV nhận xét.
KL: Rèn kĩ năng nhận biết đường cao của hình tam giác
* HĐ3: Củng cố dặn dò:
 - HS nhắc lại đặc điểm của hình tam giác
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. 
Tiết4:Hoạt động tập thể: 
Vui văn nghệ chào mừng ngày 22/12
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết và thêm hiểu các bài hát về anh bộ đội, về truyền thống cách mạng của quê hương đất nước. Qua đó động viên và phát huy phong trò văn nghệ của lớp.
- Giáo dục lòng tự hào và yêu mến anh bộ đội , truyền thống cách mạng .
- Bỗi dưỡng kĩ năng, phong cách biểu diễn các tiết mục văn nghệ .
II. Nội dung và hình thức hoạt động :
1. Nội dung: Những bài hát, bài thơ về anh bộ đội .
2. Hình thức: Biểu diễn văn nghệ .
III. Chuẩn bị hoạt động:
1. Phương tiện : - Các tiết mục văn nghệ , kẻ bảng .
 - Giới thiệu chương trình .
2. Tổ chức : - Giao cho đội văn nghệ chuẩn bị 2 , 3 tiết mục .
- Các tổ sưu tầm , tập bài hát .
- Cử dẫn chương trình, xây dựng chương trình .
IV. Tiến hành hoạt động: 
Người điều kiển
 Nội dung
 Thời gian 
Lớp trưởng
Lớp phó văn nghệ
1. Khởi động :
- Hát tập thể bài hát “:Màu áo chú bộ đội”
- Giới thiệu chương trình .
2. Chương trình vui văn nghệ :
- Đội văn nghệ biểu diễn 2 tiết mục.
- Đại diện 3 tổ hát đại diện mỗi tổ một bài về chủ đề anh bộ đội .
- Sau từng tiết mục, tặng hoa, vỗ tay chúc mừng .
- Tổ chức cho hai tổ thi hát :
 Các tổ lần lượt hát các bài hát về anh bộ đội. Tổ nào hát được nhiều hơn tổ đó thắng .
 Phần thưởng : mỗi em một cái thước. 
Mỗi đội cử ra 4 người .Đại diện tổ nào hát lại sau cùng tổ đó chiến thắng .
Phần thưởng : 1 quyển vở .
5 phút
 30 phút
V. Kết thúc hoạt động:
- Nhận xét sự chuẩn bị của các tổ .
- Đánh giá chung các tiết mục văn nghệ .
Tiết5:Hoạt động tập thể: 
Hoạt động chủ điểm về ngày 22 - 12
I. Mục tiêu :
 - Giới thiệu cho HS về lịch sử ngày 22- 12 để hiểu rõ hơn về tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam .
- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống dân tộc , kính trọng anh bộ đội , có ý thức học tập tốt .
II. Nội dung và hình thức hoạt động :
1. Nội dung : Lịch sử ngày 22 - 12.
2. Hình thức: Nghe giới thiệu , văn nghệ .
III. Chuẩn bị hoạt động :
1. Phương tiện : 
- Lịch sử , tranh ảnh về quân đội 
- Những địa chỉ bộ đội nơi biên giới , hải đảo .
2. Tổ chức : 
- GVCN nói chuyện với HS 
- Giao cho các tổ chuẩn bị văn nghệ: Hát về anh bộ đội .
IV. Tiến hành hoạt động:
Người điều kiển
 Nội dung
Thời gian
Lớp trưởng
Giáo viên chủ nhiệm
Lớp phó học tập
1. Khởi động: 
- Hát tập thể " Vai chú mang súng ...”
- Tuyên bố lí do , giới thiệu chương trình .
2. Nghe giới thiệu:
- Giới thiệu về ngày lịch sử 22 - 12 :
 Ngày 22 - 12 tại một khu rừng ở Bình Nguyên (Cao Bằng) Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời .. Lúc đầu đội chỉ có 34 người với 34 khẩu súng các loại , dưới sự chỉ huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp. Hai ngày sau đội đã lập được chiến công vang dội , tiêu diệt dược 2 đồn : Nà Ngần và Phay Khắt .
 15- 5 - 1945 Đội VNTTGPQ + Cứu quốc quân = Đội Việt Nam giải phóng quân .
16 - 8 - 1945 tiến đánh Thái Nguyên mở đầu khởi nghĩa toàn quốc .
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp , quân đội ta mang tên là Quân đội nhân dân Việt Nam . Từ đó dến nay, trên chặng đường giải phóng dân tộc bảo vệ đất nước quân đội ta đã lập những chiến công hiển hách , được tổ quốc và nhân dân tin yêu quý mến gọi bằng cái tên : Bộ đội cụ Hồ .
c) Hát về anh bộ đội .
- Từng cá nhân xung phong hát về chủ đề anh bộ đội.
- Các nhóm thi hát về anh bộ đội.
*Phát động viết thư cho các chiến sĩ ở biên giới, hải đảo : Mỗi HS một lá thư để kể về học tập , rèn luyện của bản thân và đổi mới ở quê hương, bày tỏ tình cảm, động viên anh bộ đội .
5 phút
15 phút
10 phút
V. Kết thúc hoạt động :
- GV nhận xét giờ sinh hoạt .
- Chúc các em HS học tốt , rèn luyện theo gương anh bộ đội cụ Hồ .

Tài liệu đính kèm:

  • docT 17.doc