Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 22

Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 22

I / MỤC TIÊU

- Biết đọc toàn bài với giọng đọc thay đổi phù hợp với lời các nhân vật (bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ)

- Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1/ Bài cũ :3 HS nối nhau đọc bài Tiếng rao đêm .Nêu nội dung bài.

2/ Bài mới :

* Giới thiệu bài : Giới thiệu bằng lời kết hợp QS tranh SGK.

* HĐ1 :Luyện đọc :

+ GVHD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài với giọng kể lúc trầm lắng,lúc hào hứng sôi nổi;phân biệt lời các nhân vật (bố Nhụ, ông Nhụ,Nhụ )

+ Đọc đoạn: (Học sinh đọc nối tiếp theo đoạn ( hai lượt )

- GVHD đọc tiếng khó: Giữ biển , hổn hển , xuống võng , lưu cữu .; sửa lỗi giọng đọc.

- GV đặt câu hỏi, hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ.

 

doc 24 trang Người đăng huong21 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 22
 Thứ ngày
 Môn học
 Tên bài dạy
2
 29- 1
 S H T T 
 Đạo đức 
 Tập đọc
 Toán
 Khoa học
 ủy ban nhân dân xã, phờng em(tiết 2)
 Lập làng giữ biển
 Luyện tập 
 Sử dụng năng lợng chất đốt
3
30- 1
 Toán 
 Khoa học
Chính tả 
 Địa lí
 L T V C
 Sxq, Stp của hình lập phơng Sử dụng năng lợng gió và năng lợng nớcchảy Nghe - viết : Hà Nội
 Châu âu
 Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
4
31-1
 Thể dục
 Toán 
 Kể chuyện 
 Kĩ thuật
 Lịch sử
 Bài 43
 Luyện tập 
 Ông Nguyễn Khoa Đăng
 Thức ăn nuôi gà(tiết 2)
 Bến tre đồng khởi 
5
1- 2
 Thể dục
 Tập đọc
 Tập làm văn
 Toán 
 Mĩ thuật
 Bài 44
 Cao Bằng
 Ôn tập văn kể chuyện
 Luyện tập chung 
 Bài 22
6
2- 2
 Toán
 L T V C
 Tập làm văn
 Âm nhạc S H T T 
 Thể tích của một hình 
 Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ 
 Kể chuyện(kiểm tra viết)
 Bài 22 
Tuần 22
Thứ 2 ngày 6 tháng 2 năm 2012
Tập đọc
Lập làng giữ biển
I / Mục tiêu
- Biết đọc toàn bài với giọng đọc thay đổi phù hợp với lời các nhân vật (bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ)
- Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3). 
II/ Đồ dùng dạy – học 
III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Bài cũ :3 HS nối nhau đọc bài Tiếng rao đêm .Nêu nội dung bài.
2/ Bài mới : 
* Giới thiệu bài : Giới thiệu bằng lời kết hợp QS tranh SGK.
* HĐ1 :Luyện đọc :
+ GVHD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài với giọng kể lúc trầm lắng,lúc hào hứng sôi nổi;phân biệt lời các nhân vật (bố Nhụ, ông Nhụ,Nhụ )
+ Đọc đoạn: (Học sinh đọc nối tiếp theo đoạn ( hai lượt )
- GVHD đọc tiếng khó: Giữ biển , hổn hển , xuống võng , lưu cữu ...; sửa lỗi giọng đọc.
- GV đặt câu hỏi, hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ.
+ Đọc theo cặp:( HS lần lượt đọc theo cặp) hs nhận xét, GV nhận xét .
+ 1 HS đọc toàn bài , HS còn lại theo dõi .
+ GV đọc mẫu bài văn .
*HĐ2 : Tìm hiểu bài :
? Bài văn có những nhân vật nào ?
(HS: Có một bạn nhỏ tên là Nhụ, bố bạn, ông bạn- ba thế hệ trong một gia đình)
+ HS cả lớp đọc thầm đoạn 1(Từ đầu .... hơi muối) trả lời câu hỏi 1SGK 
(HS: Họp làng để di dân ra đảo, đã dần cả nhà Nhụ ra đảo.
ý1:Việc lập làng di dân ra đảo
+ HS đọc thầm đoạn 2 ( tiếp theo đến để cho ai?) trả lời câu hỏi 2 SGK
 Giảng từ: điềm tĩnh,vàng lưới.
? Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua những lời nói của bố Nhụ?
? Đoạn văn này muốn nói lên điều gì?
ý 2:Lập làng mới đem lại lợi ích cho nguời dân đảo.
+ HS đọc thầm đoạn 3 (tiếp theo đến nhường nào)trả lời câu hỏi 3SGK. 
 Giảng từ: lưới đáy.
ý 3:Hình ảnh làng chài mới.
? Câu chuyện ca ngợi ai, ca ngợi về điều gì? 
*HĐ 3: luyện đọc.
- 4HS đọc bài văn theo phân vai. HS cả lớp lắng nghe tìm giọng đọc hay.
- GV hướng dẫn học sinh đọc đoạn 1và đoạn 2.
3/ Củng cố,dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại ND chính của bài.
- Dặn HS về nhà đọc bài tiếp theo .
Chính tả nghe- viết
 hà nội 
I/ Mục tiêu:
 - Nghe- viết đúng bài chính tả trình bày đúng hình thức thơ 5 tiếng, rõ 3 khổ thơ.
 - Biết tìm và viết đúng danh từ riêng là tên người, tên địa lí Việt Nam (BT2) ; viết được 3 đến
5 tên người, tên địa lí theo yêu cầu BT3
II/ Đồ dùng dạy học: 
Giấy khổ to.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Bài cũ:
2/ Bài mới : Giới thiệu bài(dùng lời).
* HĐ1: Hướng dẫn HS nghe- viết.
a/ Tìm hiểu nội dung đoạn viết
 + Gọi 1-2 HS khá giỏi đọc bài : Hà Nội
? Đọc khổ thơ 1 và cho biết cái chong chóng trong đoạn thơ thực ra là cái gì?
? Nội dung đoạn thơ nói lên điều gì? 
b/ Hướng dẫn viết từ khó.
 + Yêu cầu nêu các từ khó viết: Nổi gió, chong chóng, Hồ Gơm, Tháp Bút, chùa Một Cột,...
 + Yêu cầu HS đọc và viết các từ đó.
c/ Viết chính tả: HS viết theo lời đọc của GV.(HS :đổi vở soát lỗi cho nhau)
d/ Thu, chấm bài .
* HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT chính tả.
Bài tập 1 VBT.
 - Một HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp theo dõi VBT.
 - HS phát biểu ý kiến.(HS TB- K: có một danh từ riêng là tên người(Nhụ), có 2 danh từ riêng là tên địa lí Việt Nam (Bạch Đằng Giang, Mõm Cá Sấu)
- 1HS nhắc lại quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
 - GV Gọi HS nêu các DT riêng theo YC của bài tập . 
Bài tập 2 VBT
 - Một HS đọc yêu cầu và nội dung của BT. Cả lớp theo dõi VBT.
 - HS làm bài tập theo nhóm vào giấy khổ to 
- Đại diện HS trình bày kết quả
- HS và GV nhận xét chốt kết quả đúng.
3/ Củng cố – Dặn dò:
 - HS nhắc lại cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
Toán
 luyện tập
I/ Mục tiêu: 
- Biết tính S xq và S tp của hình hộp chữ nhật.
- Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản.
II/ Đồ dùng dạy học.
Bảng con
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1/ Bài cũ. HS nêu quy tắc tính S xq và S tp.
2/ Bài mới: Giới thiệu bài 
* HĐ1: Thực hành
Bài 1:VBT
- Yêu cầu một HS đọc đề, cả lớp theo dõi. 
- HS làm bài tập cá nhân, 2 HS lên bảng làm bài.
 KL:Củng cố về tính S xq ,S tp của hình hộp chữ nhật.
Bài2:VBT
- Yêu cầu một HS đọc đề, cả lớp theo dõi. 
- HS làm bài tập cá nhân, 1 HS làm vào bảng con. GV cùng HS nhận xét bài làm.
 KL:Củng cố về tính S xq ,S tp của hình hộp chữ nhật.
3/ Củng cố - dặn dò:
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Dặn HS về nhà làm bài tập trong SGKvà chuẩn bị bài sau.
đạo đức
ủy ban nhân dân xã, phường em ( tiết 2 )
 I / Mục tiêu : 
- Bước đầu biết vai trò quan trọng của ủy ban nhân dân(UBND) xã (phường) với cộng đồng. 
- Kể được một số công việc của UBND xã(phường) đối với trẻ em địa phương.
- Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng UBND xã (phường ).
- Có ý thức tôn trọngUBND xã(phường).
II / Đồ dùng dạy học: 
GV : ảnh trong sách giáo khoa .
III / Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ:
2/ Bài mới :
* HĐ1 : Xử lý tình huống (BT3 ,SGK)
+ Mục tiêu: HS biết lựa chọn các hành vi phù hợp và tham gia các công tác xã hội do UBND xã (phường ) tổ chức.
+ Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm 
- Các nhóm thảo luận .
- Đại diện từng nhóm trình bày ,các nhóm khác bổ sung.
GVkết luận:
* HĐ 2: Bày tỏ ý kiến ( Làm bài tập 4 , SGK)
+ Mục tiêu :HS biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của mình với chính quyền .
+ Cách tiến hành:
- Giáo viên chia chia lớp thành nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Mỗi nhóm đóng vai chuẩn bị ý kiến về một vấn đề như: Xây dựng sân chơi cho trẻ em; Tổ chức ngày mùng 1/6, ngày rằm trung thu cho trẻ em ở địa phương,...
 Đại diện các nhóm trình bày kết quả , các nhóm khác thảo luận bổ sung .
 GVkết luận: 
* HĐ3: Củng cố dặn dò :
- Gọi 2 – 3 HS đọc lại ghi nhớ trong SGK .GV chốt lại kiến thức cơ bản cần nắm .
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau .
	Thứ 3 ngày 7 tháng 2 năm 2012
Luyện từ và câu
nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I/ Mục tiêu:
- HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ, điều kiện( ĐK)- kết quả(KQ), giả thiết(GT)- kết quả(KQ)
- Biết tìm các vế câu và quan hệ từ trong câu ghép (BT1) ; tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo câu ghép (BT2) ; biết thêm vế câu để tạo thành câu ghép (BT3). 
II/ Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ ghi sẵn 2 câu văn ở phần nhận xét.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Bài cũ: HS đặt câu ghép có sử dụng quan hệ từ, thể hiện quan hệ nguyên nhân kết quả. 
2/ Bài mới: Giới thiệu bài:GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
*HĐ1: Phần nhận xét.
Bài tập 1: 
- 1HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- GV nhắc HS trình tự làm bài.
- HS làm bài theo cặp và phát biểu ý kiến 
 a/ Hai vế câu được nối với nhau bằng cặp QHT nếu- thì, thể hiện quan hệ ĐK-KQ : Vế 1 chỉ ĐK, vế 2 chỉ KQ; 
b/ Hai vế được nối với nhau chỉ bằng 1 QHT nếu, thể hiện quan hệ ĐK-KQ: Vế 1 chỉ KQ, vế 2 chỉ ĐK) 
- HS và GV nhận xét kết luận.
Bài tập 2 : 
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài cá nhân và phát biểu ý kiến 
- HS và GV nhận xét kết luận.
- Gọi 2,3 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
* HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: VBT
- GV treo bảng phụ đã chuẩn bị.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi VBT.
- GV hướng dẫn HS làm bài cá nhân, 1 HS làm bài trên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét ,kết luận.
- HS yếu và TB đọc lại câu đã gạch chân đúng trên bảng.
 GVKL: Rèn kĩ năng nhận biết câu ghép thể hiện quan hệ ĐK(GT)-KQ. 
Bài tập 2: VBT
- HS đọc yêu cầu của bài tập. cả lớp theo dõi.
- HS làm bài theo nhóm 5 vào phiếu khổ to
- Các nhóm trình bày kết quả và nhận xét bổ sung lẫn nhau
- HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng .
 GVKL: Rèn kĩ năng sử dụng QHT. 
Bài tập 3: VBT
- HS đọc yêu cầu của bài tập. cả lớp theo dõi.
- HS làm bài theo nhóm 5 vào phiếu khổ to
- Các nhóm trình bày kết quả và nhận xét bổ sung lẫn nhau
- HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng 
 GVKL: Rèn kĩ năng thêm vế câu thích hộp vào chỗ chấm.
3/ Củng cố – Dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài sau.
Kể chuyện
ông nguyễn khoa đăng
I/ Mục tiêu
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, nhớ và kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Biết trao đổi về ND, ý nghĩa câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng thông minh, tài trí, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp, bảo vệ cuộc sống yên bình cho dân.
II/ Đồ dùng dạy học 
GV : Tranh minh họa câu chuyện trong SGK phóng to.
III/ Các hoạt động dạy học
1/ Bài cũ
2/ Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
*HĐ1: Giáo viên kể chuyện 
- GV kể lần 1(HS: lắng nghe)
- Giải nghĩa cho HS hiểu nghĩa các từ: truông, sào huyệt, phục binh.
- GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa(HS: lắng nghe và quan sát tranh)
- Đặt câu hỏi để HS nắm được nội dung chuyện:
? Ông Nguyễn Khoa Đăng là người như thế nào?
? Ông đã làm gì để tên trộm lộ nguyên hình?
? Ông đã làm gì để bắt được bọn cướp? 
? Ông còn làm gì để phát triển làng xóm?
* HĐ2: Hướng dẫn HS kể chuyện
a/ HS thực hành kể chuyện trong nhóm, tìm hiểu nội dung câu chuyện.
- HS kể chuyện theo cặp tiếp nối nhau kể từng đoạn theo tranh, sau đó kể toàn bộ câu chuyện. Kể xong HS trao đổi với nhau về những biện pháp mà ông Nguyễn Khoa Đăng đã làm 
b/ HS thi kể chuyện trước lớp
- Gọi vài HS kể tiếp nối từng đoạn chuyện
- 2 -3 HS kể toàn bộ câu chuyện.
- HS trao đổi về biện pháp mà ông Nguyễn Khoa Đăng dùng để tìm kẻ ăn cắp và trừng trị bọn cướp tài tình ở chỗ nào.
- HS nhận xét bạn kể chuyện .
- GV nhận xét cho điểm.
3/ Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, 1-2 HS nêu ý nghĩa câu chuyện và liên hệ thực tế
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn ... ng thống kê về đặc điểm địa hình và đặc điểm châu âu vào phiếu bài tập như mẫu sau:
Khu vực
Đồng bằng, núi ,sông lớn
Cảnh thiên nhiên tiêu biểu
Đông Âu
Trung Âu
Tây Âu 
Bán đảo Xcan-đi-na-vi
GV cho HS thảo luận theo cặp đôi để làm BT.
- GV theo dõi, HD HS làm bài tập.
- Yêu cầu một số HS trình bày
- Yêu cầu HS dựa vào bảng thống kê mô tả đặc điểm tiêu biểu về địa hình, thiên nhiên của từng khu vực.
? Vì sao mùa đông tuyết phủ trắng gần hết châu âu chỉ trừ dải đất phía Nam?
 GVKL: Châu âu chủ yếu có địa hình là đồng bằng, khí hậu ôn hòa.
*HĐ3: Dân cư và hoạt động kinh tế ở châu âu
- GV cho HS nhận xét số liệu ở bài 17 về dân số châu âu, quan sát hình 3 để nhận biết nét khác biệt của người dân châu âu với người dân châu á 
- Cho HS quan sát hình 4, kể tên những hoạt động sản xuất, kinh tế của người châu âu. 
 GVKL: Đa số dân châu âu là người da trắng, nhiều nước có nền kinh tế phát triển. 
3/Củng cố dặn dò:
 - GV hệ thống bài.1-2 HS đọc ND bài học trong SGK.
 - Dặn HS về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài sau.
Thể dục
Nhảy dây- di chuyển tung bắt bóng
I/ Mục tiêu:
- Thực hiện được động tác tung và bắt bóng theo nhóm 2- 3 người. 
- Thực hiện đực nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
- Thực hiện động tác bật cao tại chỗ.
- Thực hiện tập phối hợp chạy- mang vác.
II/ Chuẩn bị
Sân TD, còi, cờ đuôi nheo,
III/ Hoạt động dạy học
 1. Phần mở đầu:
 - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
 - Chạy nhẹ nhàng thành vòng tròn quanh sân tập.
 HS khởi động các khớp.
 2. Phần cơ bản
 a/ Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2- 3 người
Tập luyện theo tổ ở các khu vực được phân công. HS thay nhau điều khiển cho các bạn tập. GV đi từng tổ để sửa sai cho HS.
b/ Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau .
 c/ Làm quen nhảy bật cao : GV làm mẫu và giảng giải ngắn gọn, sau đó HS bật thử một số lần bằng cả 2 chân.
 d/ Thực hiện tập phối hợp chạy – mang vác.
3. Củng cố dặn dò.
 GV nhận xét tiết học. 
Thứ 6 ngày 10 tháng 2 năm 2012 
Luyện từ và câu
 nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I/ Mục tiêu:
- HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản.
- Biết phân tích cấu tạo của câu ghép (BT1, mục III) ; thêm được một vế câu ghép để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản ; biết xac địng chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế ghép trong mẫu chuyện (BT3). 
II/ Đồ dùng dạy học
 GV: Bảng phụ ghi sẵn bài 3 phần luyện tập. 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Bài cũ 
2/ Bài mới: Giới thiệu bài:(dùng lời)
* HĐ1: Phần nhận xét
Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập . Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm bài tập theo cặp và trả lời miệng trước lớp
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung chốt lời giải đúng: 
Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu của bài tập . Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV gợi ý, HD HS tự đặt câu ghép thể hiện tương phản.
- HS làm bài tập cá nhân , mỗi em đặt 1 câu lần lượt nêu miệng trước lớp.(3-4 em)
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận. 
- 3, 4 HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
* HĐ2: Luyện tập
Bài tập 1:VBT
- Yêu cầu HS đọc nội dung của bài tập.
- HS làm bài cá nhân , 2 HS làm trên bảng (GV quan tâm HS yếu).
- Cả lớp và GV nhận nhận xét kết luận lời giải đúng.
- HS yếu nhắc lại lời giải đúng. 
 GVKL: Rèn kĩ năng nhận biết chủ ngữ, vị ngữ trong các vế câu ghép .
Bài tập 2: VBT
- HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp theo dõi.
- HS làm bài cá nhân , 2 HS lên bảng làm (GV quan tâm HS yếu).
- HS và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng
 GVKL: Rèn kĩ năng thêm vế câu tích hợp vào chỗ trống đểt tạo thành câu ghép chỉ QH tơng phản.
Bài tập 3: VBT
- HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.Cả lớp theo dõi.
-HS trao đổi theo cặp đôi để làm bài vào VBT 1 HS lên bảng làm(GV quan tâm HS yếu).
- HS và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng
 GVKL: Rèn kĩ năng tìm chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu ghép.
3/ Củng cố – Dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức toàn bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
	Tập làm văn
kể chuyện ( kiểm tra viết)
 I/ Mục tiêu:
 Viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý trong SGK. Bài văn rõ cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa ; lời kể tự nhiên. 
II/ Đồ dùng dạy học.
GV: Bảng phụ ghi tên một số truyện đã học, một vài truyện cổ tích. 
III/ Các hoạt động dạy học.
1/Kiểm tra bài cũ:
2/Dạy bài mới: Giới thiệu bài.(dùng lời)
* HĐ1: Hớng dẵn HS làm bài. 
- Gọi 1 HS đọc 3 đề bài trong SGK. 1HS khá giỏi cấu trúc một bài văn kể chuyện .
- GV nhận xét và nhắc HS :
+ Phần mở đầu : Giới thiệu câu truyện sẽ kể theo lối trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Phần diễn biến: Mỗi sự việc nên viết thành một đoạn văn. Các câu trong đoạn phải 
lo-gic, khi kể nên xen kẽ tả ngoại hình, hoạt động, lời nói của nhân vật.
+ Phần kết thúc: Nêu ý nghĩa của câu truyện hoặc suy nghĩ của em về câu truyện.
- GV lu ý HS Đề 3 : Yêu cầu các em kể chuyện theo lời một nhân vật trong truyện cổ tích Các em cần nhớ yêu cầu của kiểu bài này để thực hiện cho đúng.
- Một số HS tiếp nối nhau nói tên đề bài các em sẽ chọn.
- GV giải đáp những thắc mắc của các em. ( nếu có)
* HĐ2: HS làm bài. 
3/ Củng cố dặn dò:
GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS chuẩn bị bài học sau.
 Toán
tHể tích của một hình
I/ Mục tiêu:
- Có biểu tượng về thể tích của một hình.
- Biết so sánh thể tích của 2 hình trong một số tình huống đơn giản.
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Các hình lập phơng kích thước 1cm x 1cm x 1cm; 1 hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương kích thước 1cm x 1cm x 1cm; Các hình minh họa trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ :
2/ Bài mới: Giới thiệu bài.
*HĐ1: Giới thiệu về thể tích của một hình.
a/ Ví dụ 1:
- GV đưa ra một hình hộp chữ nhật, sau đó thả hình lập phương 1cm x 1cm x 1cm vào bên trong hình hộp chữ nhật yêu cầu HS quan sát mô hình 
- GV nêu: trong hình bên hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật. Ta nói: Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật hay thể tích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương.
b/ Ví dụ 2:
- GV dùng các hình lập phương kích thước1cm x 1cm x 1cm để xếp thành các hình như hình c và d trong SGK 
GVnêu: Hình c gồm 4 hình lập phương như nhau ghép lại, Hình d gồm 4 hình lập phương như thế ghép lại, ta nói thể tích hình c bằng thể tích hình d.
c/ Ví dụ 3: 
- GV tiếp tục dùng các hình lập phương1cm x 1cm x 1cm xếp thành hình p 
? Hình p gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại?(HS: 6 hình)
GV: tách hình p thành 2 hình m và n(HS quan sát)
? Có nhận xét gì về số hình lập phương tạo thành hình p và số hình lập phương tạo thành của hình m, hình n?(HS: ta có 6 = 4 + 2)
GVnêu: Ta nói thể tích của hình p bằng tổng thể tích các hình m và n.
* HĐ2: Thực hành.
Bài 1:VBT 
- 1HS đọc yêu cầu bài 1, cả lớp theo dõi và quan sát hình a, b trong VBT
- HS lần lượt trả lời miệng các câu hỏi của bài tập
- HS và GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
 KL: Củng cố về biểu tượng về thể tích một hình.
Bài 2: VBT
- 1HS đọc yêu cầu bài 2, cả lớp theo dõi và quan sát hình trong bài toán.
- HS làm việc cá nhân ,trình bày miệng trước lớp 
- HS và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 KL: Rèn kĩ năng so sánh thể tích của 2 hình
3/ Củng cố dặn dò:- GV hệ thống kiến thức toàn bài.
- Dặn HS về nhà làm BT ở SGK .
- Dặn HS chuẩn bị bài sau	
Sinh hoạt tập thể
 Thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch 
học kì 2
I .Mục tiêu :
- Giúp HS hiểu nội dung, phương pháp, kế hoạch rèn luyện, phấn đấu của lớp để đạt kết quả tốt .
- Có thái độ nghiêm túc, ý chí quyết tâm phấn đấu .
- Tích cực rèn luyện theo kế hoạch của lớp .
II. Nội dung và hình thức hoạt động :
1. Nội dung :
- Bản chỉ tiêu phấn đấu của lớp về học tập và đạo đức học kì II.
- Các biện pháp cụ thể .
2. Hình thức :
Thảo luận để thống nhất kế hoạch .
III. Chuẩn bị :
1. Phương tiện :
	- Chỉ tiêu phấn đấu .
	- Một số tiết mục văn nghệ .
2. Tổ chức :
- GVCN thông báo cho cả lớp nội dung hoạt động, ra câu hỏi, yêu cầu HS tìm hiểu.
- Cử lớp trưởng điều kiển chương trình .
- Cử cán sự văn nghệ chuẩn bị 2 tiết mục văn nghệ .
IV. Tiến hành hoạt động :
Người điều khiển
Nội dung hoạt động
Thời lượng
Lớp phó văn nghệ
Lớp trưởng
Lớp trưởng 
Hoạt động 1: Khởi động 
 - Hát tập thể bài “Lớp chúng mình đoàn kết”
 - Tuyên bố lí do .
Hoạt động 2: Hoạt động chủ đề 
Thảo luận biện pháp hoạt động học kì II:
1. Chỉ tiêu học tập : Phấn đấu đạt
- HS Giỏi : 0 bạn
- HS tiên tiến: 3 bạn 
- Trung bình :28 bạn
- HS xếp loại học lực yếu : 0 bạn.
2. Hạnh kiểm :
 Thực hiện đầy đủ : 31 bạn 
 Không có HS vi phạm kỉ luật.
3. Biện pháp:
- Có biện pháp kỉ luật, khen thưởng công minh 
- Cử bạn kèm cặp “Đôi bạn cùng tiến”
- Thông báo cho phụ huynh , nếu phụ huynh không đến (hoặc có ý kiến) sẽ chưa cho vào lớp .
- Kiểm tra bài tập hằng ngày .
4. Thảo luận : 
- Người điều khiển cho các bạn thảo luận bổ sung về chỉ tiêu và biện pháp thực hiện .
- Biểu quyết, thông qua một lần nữa các chỉ tiêu và biện pháp thực hiện .
5 phút 
20 phút
10 phút
IV. Kết thúc hoạt động: 
- GVCN nhắc nhở thêm các chỉ tiêu đã đạt được .
- Nhận xét giờ sịnh hoạt .
- Căn dặn HS thực hiện theo chỉ tiêu để đạt kết quả cao .
- Tuyên bố kết thúc hoạt động .
Sinh hoạt tập thể
Chủ điểm: Mừng đảng - mừng xuân
I . Mục tiêu :
- Giúp HS hiểu những phong tục tập quán văn hoá tốt đẹp của quê hương ngày xuân.
- Biết gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước .
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung :Những câu tục ngữ , những bài ca dao , bài thơ ...về phong tục , tập quán ngày xuân.
2. Hình thức: Thi giữa 2 đội .
II. Chuẩn bị:
1. Phương tiện: - Các tư liệu sưu tầm 
 - Các tiết mục văn nghệ 
 - Phần thưởng :bút, thước .
2. Tổ chức:- Họp, phân công công việc .
 - Phân công người dẫn chương trình .
IV. Tiến hành hoạt động:
Người điều kiển
 Nội dung
Thời gian
Lớp trưởng 
Phạm Thị Thương
Lớp phó
 Trần Duy Đạt
Ban giám khảo
1. Khởi động:
- Hát tập thể bài : mùa xuân - tình bạn 
- Giới thiệu chương trình 
2. Chương trình:
 Ngày xuân và nét đẹp truyền thống quê hương .
- Hát tập thể bài hát : Đây một mùa xuân .
- Hai tổ lần lượt trình bày các bài thơ, tục ngữ, ca dao ...đã sưu tầm .
- GVCN và Tổng phụ trách đánh giá , cho điểm.
- Văn nghệ : Hát tập thể
- Công bố kết quả điểm qua 2 phần thi .
+ Giải nhất: 5 bút 
+ Giải nhì : 5 thước
7 phút
23 phút
5 phút
V. Kết thúc hoạt động:
- Người dẫn chương trình công bố kết thúc hoạt động.
- GVCN nhắc nhở một số công việc.

Tài liệu đính kèm:

  • docT 22.doc