I/ Mục tiêu:
- Nhận xét, đánh hoạt động của Chi đội trong tháng 2.
- Đề ra phương hướng hoạt động của chi đội tháng 3.
- Giáo dục HS ý thức tập thể, tính kỉ kuật.
II. Phương tiện:
- Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt
- Tổ chức: Lớp trưởng điều hành.
III/ Tiến hành:
1/ Nhận xét, đánh giá hoạt động của chi đội trong tháng 2:
+ Ưu điểm: Đa số các đội viên tham gia tốt mọi phong phong trào của đội giao cho. Hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao như: Nuôi heo đất, thu gom giấy vụn làm kế hoạch nhỏ, ôn thi học sinh giỏi toán, tiếng Anh trên Internet, duy trì tốt phong trào vở sạch chữ đẹp và dự thi vở sạch chữ đẹp cấp huyện 3 bạn, vệ sinh trường lớp sạch sẽ, chăm sóc, nhổ cỏ các bồn hoa của nhà trường, giúp sao nhi lớp 3A xếp hàng tập thể dục và sinh hoạt vào sáng thứ hai, đăng kí giờ học tốt chào mừng ngày 8/3, 26/3 đạt hiệu quả . Giúp các bạn học yếu tiến bộ. Điển hình như các bạn: Hân, Thư, Hoàng, Oanh, Châu, Lê Vy, Nga, Quỳnh, Huệ, . Một số bạn đã có nhiều tiến bộ trong học tập như: Hiểu, Phước, Nữ.
+ Tồn tai: Một số đội viên chưa nhiệt tình trong các phong trào, còn nhút nhát, rụt rè, trình bày vở chưa đẹp, chưa tích cực trong việc nuôi heo đất.
TUẦN 25 Thứ hai ngày 27 tháng 2 năm 2012 SINH HOẠT TẬP THỂ 49: SINH HOẠT ĐỘI I/ Mục tiêu: - Nhận xét, đánh hoạt động của Chi đội trong tháng 2. - Đề ra phương hướng hoạt động của chi đội tháng 3. - Giáo dục HS ý thức tập thể, tính kỉ kuật. II. Phương tiện: - Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt - Tổ chức: Lớp trưởng điều hành. III/ Tiến hành: 1/ Nhận xét, đánh giá hoạt động của chi đội trong tháng 2: + Ưu điểm: Đa số các đội viên tham gia tốt mọi phong phong trào của đội giao cho. Hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao như: Nuôi heo đất, thu gom giấy vụn làm kế hoạch nhỏ, ôn thi học sinh giỏi toán, tiếng Anh trên Internet, duy trì tốt phong trào vở sạch chữ đẹp và dự thi vở sạch chữ đẹp cấp huyện 3 bạn, vệ sinh trường lớp sạch sẽ, chăm sóc, nhổ cỏ các bồn hoa của nhà trường, giúp sao nhi lớp 3A xếp hàng tập thể dục và sinh hoạt vào sáng thứ hai, đăng kí giờ học tốt chào mừng ngày 8/3, 26/3 đạt hiệu quả. Giúp các bạn học yếu tiến bộ. Điển hình như các bạn: Hân, Thư, Hoàng, Oanh, Châu, Lê Vy, Nga, Quỳnh, Huệ, . Một số bạn đã có nhiều tiến bộ trong học tập như: Hiểu, Phước, Nữ. + Tồn tai: Một số đội viên chưa nhiệt tình trong các phong trào, còn nhút nhát, rụt rè, trình bày vở chưa đẹp, chưa tích cực trong việc nuôi heo đất. 2/ Phương hướng hoạt động của tháng 3: - Tiếp tục tham gia ôn toán trên Interets để dự thi cấp huyện. - Tiếp tục nuôi heo đất, thu gom giấy vụn làm kế hoạch nhỏ. - Vệ sinh lớp học sạch sẽ, chăm sóc các hoa nhà trường. - Giúp đỡ sao nhi lớp 3A sinh hoạt Sao, xếp hàng ra vào lớp, tập thể dục. - Thi đua học tập tốt để chao mừng ngày 8/3, 26/3. - Tiến hành ôn tập và kiểm tra giữa kì 2 theo chương trình thời khóa biểu - Sinh hoạt chủ điểm 26/3. Tham gia viết thư UPU lần thứ 41và gửi bài dự thi. - Tăng cường luyện viết chữ đẹp để gửi bài viết dự cuộc thi “Nét chữ, nét người” do PGD phát động. IV/ Tổng kết: - Mời GVCN lên nhận xét, nhắc nhở, tuyên dương đội viên. - GVCN gợi ý, hướng dẫn hoạt động của tháng sau. --------------------------------------------------------------------------------------------- TẬP ĐỌC (tiết 49) PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG I. Mục tiêu: - Luyện đọc đúng các từ khó: chót vót, dập dờn, sừng sững, cuồn cuộn, bức hoành phi, múa quạt xoè hoa và các danh từ riêng: Nghĩa Lĩnh, Ba Vì, Dãy Tam Đảo, Ngã Ba Hạc ..Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; giọng đọc trang trọng, thiết tha. - Hiểu nghĩa các từ: Đền Hùng, Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, ngọc phả, đất Tổ, chi. Hiểu ý nghĩa chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người con đối với tổ tiên. - Giáo dục HS nhớ ơn các vua Hùng, luôn nhớ về cội nguồn dân tộc. II. Đồ dùng dạy học: SGK, nội dung bài.. III. Các hoạt động dạy học ( thời gian 40 -45 phút) Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS 1. Bài cũ : KT tiết 48 2. Bài mới : a.GTB b.Hoạt động: Hoạt động 1 : Luyện đọc - Gọi 1 HS khá đọc bài - GV chia đoạn: 3 đoạn. - Cho HS đọc đoạn nối tiếp. - Luyện đọc các từ ngữ ở mục I - Nối tiếp đọc lần 2, đọc chú giải. - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm - GV đọc mẫu lần 1 Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 H: Bài văn viết về cảnh vật gì ? Ở đâu? H: Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng ? - GV giảng thêm về truyền thuyết con rồng cháu tiên cho HS nghe. H: Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng. Chốt: cảnh thiên nhiên nơi đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ. - Yêu cầu HS đọc đoạn 2 H: Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó. - GV chốt lại : Mỗi ngọn núi, con suối, dòng sông, mái đình ở vùng đất tổ, đều gợi nhớ về những ngày xa xưa, về cội nguồn dân tộc. - Yêu cầu HS đọc đoạn 3. H: Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? Dù ai di ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba. - GV bổ sung: Theo truyền thuyết, Hùng Vương thứ sáu đã " hoá thân” bên gốc cây kim giao trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh vào ngày 10-3 âm lịch. Từ đấy người Việt lấy ngày 10-3 làm ngày giỗ Tổ. - GV nêu câu hỏi rút đại ý Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm - Gọi HS tiếp nối đọc 3 đoạn - GV đưa bảng phụ đã chép đoạn 2 cần luyện đọc lên và hướng dẫn HS đọc. - Cho HS đọc diễn cảm đoạn văn. - Cho HS thi đọc. - GV nhận xét và khen những HS đọc hay. 3. Củng cố – Dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà đọc lại bài, đi thăm đền Hùng nếu có điều kiện. - nghe lời giới thiệu. -1 HS khá đọc. - HS dùng bút đánh dấu các đoạn trong SGK. - HS nối tiếp nhau đọc đoạn. - HS thực hiện - HS đọc theo nhóm. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc thành tiếng đoạn 1. - Trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, bổ sung. - HS kể. - theo dõi. - HS nêu, lớp bổ sung, nhận xét. - nghe, nhớ - 1 HS đọc thành tiếng, - lớp thực hiện theo yêu cầu của GV. - nghe, nhớ - HS thực hiện theo yêu cầu. - HS nghe - HS nêu, lớp nhận xét, bổ sung. - HS thực hiện, nêu cách đọc. - HS nêu cách đọc, đọc thể hiện. - 3 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm - Một vài HS thi đọc. - Lớp nhận xét. - nghe, nhớ. ---------------------------------------------------------------------------------- TOÁN( tiết 121) KIỂM TRA GIỮA KÌ II ( Đề của trường) -------------------------------------------------------------------------------- LUYỆN TOÁN ( tiết 49) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Ôn tập về cách tính tỉ số phần trăm, tính diện tích hình thang, hình bình hành, thể tích của hình lập phương . - Vận dụng các kiến thức đã học làm được các bài tập đúng, chính xác. II. Đồ dùng dạy học: Vở thực hành toán và tiếng Việt lớp 5 tập 2, trang 42. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: ( thời gian 40 -45 phút) Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS 1.Kiểm tra: 2.Luyện tập Bài 1: - yêu cầu hs đọc đề bài - Y/c hs làm bài - Gọi hs chữa bài trên bảng lớp của bạn - Y/c hs giải thích cách làm - Chốt kết quả đúng: a/ .24 ;b/ 59,4 c/ 0,21 ; d/ 46,8 Bài 2 : - yêu cầu hs đọc đề bài toán - Y/c hs tự làm bài và đi giúp đỡ những hs còn lúng túng - Chốt kết quả đúng: 8 lần Bài 3:Gọi đọc đề bài. - Y/c làm bài cá nhân, 1 em làm bảng.. - Lưu ý: nhớ công thức tính diện tích hình bình hành. - Thu chấm, nhận xét. - Chốt kết quả đúng: 259 m2 3.Củng cố,dặn dò: - Gv nhận xét đánh giá giờ học - đọc đề bài rồi nêu - cả lớp làm bài, 1 em làm bảng - Hs nhận xét bài bạn làm đúng/sai. - Hs lần lượt giải thích cách làm - Theo dõi, sửa sai. - 1 hs đọc đề bài trước lớp - làm bài nêu kết quả, giải thích cách làm. - đọc đề, nêu y/c - thực hiện - Hs nhận xét bài bạn làm đúng/sai.Nếu sai thì sửa lại cho đúng - theo dõi, sửa sai - nghe, nhớ. ----------------------------------------------------------------------------------------- LUYỆN TIẾNG VIỆT( tiết 49) LUYỆN VIẾT: NÚI NON HÙNG VĨ I. Mục tiêu: - Luyện viết đúng, đẹp, trình bày sạch sẽ bài viết. - Viết đúng, đẹp, trình bày sạch sẽ bài viết. - Giáo dục HS tính cẩn thận, thẩm mỉ. II. Chuẩn bị: - Vở luyện viết III. Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Ổn định: 2. Bài mới: 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS luyện viết: - GV gắn bảng phụ lên bảng - GV đọc bài viết - Gọi 2 HS đọc lại bài viết - YC HS nêu độ cao, độ rộng, khoảng cách các con chữ. - HD HS viết một số con chữ mà HS viết chưa đúng. - HD HS cách trình bày, tư thế ngồi viết - HS viết vào vở - GV theo dõi, uốn nắn - Thu bài chấm điểm 4. Củng cố: Chữa các lỗi sai cho HS 5. Dặn dò, nhận xét tiết học - YC HS về nhà luyện viết thêm - Nhận xét tiết học - HS lắng nghe - 2 HS đọc lại bài - HS lần lượt nêu. - HS viét bảng con - HS chú ý theo dõi - Cả lớp viết vào vở - HS sửa sai - Về nhà thực hiện ----------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 28 tháng 2 năm 2012 CHÍNH TẢ ( tiết 25) : Nghe –viết AI LÀ THUỶ TỔ LOÀI NGƯỜI ? I. Mục tiêu: - Nghe-viết chính tả bài: Ai là thuỷ tổ loài người? Ôn lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài; làm đúng các bài tập. - Rèn HS viết đủ, đúng chính tả, viết hoa đúng. Trình bày sạch đẹp - Giáo dục tính cẩn thận, thẩm mĩ. II. Đồ dung dạy học.SGK, VBT III. Các hoạt động dạy học.:( thời gian 40 -45 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ : KT tiết 48 2. Bài mới : a.GTB b.Hoạt động: HĐ 1: Hướng dẫn HS nghe - viết. - GV đọc bài chính tả. H :Bài chính tả nói về điều gì ? -Y/c HS tìm các tên riêng trong bài . -Y/ c HS viết từ khó, luyện viết các tên riêng có trong bài : Chúa trời, A- đam, Ê- va, trung Quốc, Nữ Oa, Ấn Độ, Bra-hma, Sác-lơ Đác – uyn, XIX. - GV đọc các tên riêng trong bài. GV đọc từng câu cho HS viết. GV đọc lại toàn bài. - GV chấm 5-7 em. - HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người tên địa lí nước ngoài. HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu và đọc truyện vui dân chơi đồ cổ. - GV giảng từ : Cửu Phủ (tên 1 loại tiền cổ ở Trung Quốc thời xưa) - Tìm tên riêng trong truyện vui vừa đọc. - Nêu được cách viết các tên riêng đó. - Cho HS làm bài:Các em dùng bút chì gạch dưới các tên riêng trong truyện. - Cho HS trình bày kết quả. - Gv nhận xét và chốt lại. + Tên riêng trong bài: Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế + Cách viết các tên riêng đó: Viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng vì tên riêng nước ngoài nhưng được đọc theo âm Hán Việt. H: Theo em, anh chàng mê đồ cổ là người như thế nào? - Nhận xét, chốt. 3. Củng cố – Dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. - HS nghe - 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK. - HS trả lời. - HS nêu - 2 HS lên bảng viết – Lớp viết nháp - HS nghe - HS viết chính tả. - HS tự soát lỗi. - HS đổi vở cho nhau sửa lỗi. - HS nhắc lại. - 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. - 1 HS đọc phần chú giải SGK - HS nghe. - HS tìm và nêu - HS dùng bút chì gạch dưới những tên riêng tìm được. - Một số HS phát biểu ý kiến. - Lớp nhận xét. - nghe, nhớ. - tự trả lời, nhận xét. - theo dõi. - nghe, nhớ. ------------------------------------------------------------------------------------ TOÁN ( tiết 122) BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN I. Mục tiêu : - Ôn lại các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. Quan hệ giữa thế kỉ và năm, năm và tháng, năm và ngày, số ngày trong các tháng, ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây. - Rèn HS nắm vững bảng đơn vị đo thời gian, nhớ và hiểu được cách tính về thời gian. - Giá ... ặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung tiết sau : Tập viết đoạn đối thoại. - Nghe. - 1 HS đọc 5 đề cả lớp lắng nghe. - Mỗi HS đọc lại dàn ý đã viết của mình. - nghe, nhớ. - HS làm bài - nghe, nhớ. ----------------------------------------------------------------------------------------- LUYỆN TOÁN ( tiết 36) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Củng cố về thực hiện phép cộng, phép trừ số đo thời gian.Giải các bài toán đơn giản. - Vận dụng các kiến thức đã học làm được các bài tập đúng, chính xác. II. Đồ dùng dạy học: Vở thực hành toán và tiếng Việt lớp 5 tập 2, trang 49. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: ( thời gian 40 -45 phút) Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS 1.Kiểm tra nội dung bài học trước. 2.Luyện tập Bài 1: - yêu cầu hs đọc đề bài - Y/c hs làm bài - Lưu ý: Cộng các số đo theo từng loại đơn vị. - Gọi hs chữa bài trên bảng lớp của bạn - Y/c hs giải thích cách làm - Chốt kết quả đúng Bài 3:Gọi đọc đề bài. - Y/c làm bài cá nhân, 1 em làm bảng.. - Thu chấm, nhận xét. - Chốt kết quả đúng:1 giờ 3 phút Bài 4: Gọi đọc đề bài - Làm bài cá nhân, nêu kết quả - Chốt kết quả đúng: 22 phút 3.Củng cố,dặn dò: - Gv nhận xét đánh giá giờ học - Vài em nêu. - đọc đề bài rồi nêu - cả lớp làm bài, 1 em làm bảng - Hs nhận xét - Hs lần lượt giải thích cách làm - Theo dõi, sửa sai. - đọc đề, nêu y/c - thực hiện - Hs nhận xét - 1 em đọc, lớp đọc thầm. - Thực hiện, lớp nhận xét sửa sai - nghe, nhớ. ---------------------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 2 tháng 3 năm 2012 LUYỆN TỪ VÀ CÂU( tiết 50) LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ * I. Mục tiêu: - Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ . - Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu. - Giáo dục HS ý thức sử dụng cách thay thế để liên kết câu. II. Chuẩn bị: Nội dung bài, SGK III. Các hoạt động dạy và học: (thời gan 40 -45 phút) : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: KT tiết 49 2. Bài mới: a.Giới thiệu bài, ghi đề. b.Hoạt động HĐ1 : Nhận xét. Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm bàn. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - Nhận xét, chốt lời giải đúng: Các câu trong đoạn văn đều nói về Trần Quốc Tuấn. Những từ ngữ cùng chỉ Trần Quốc Tuấn trong đoạn văn là: Hưng Đạo Vương, vị Quốc công Tiết chế, vị Chủ tướng tài ba, Hưng Đạo Vương, Ông, Người. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. - Gọi HS phát biểu. Kết luận: Việc thay thế những từ ngữ đã dùng ở câu trước bằng những từ ngữ cùng nghĩa để liên kết câu như ở hai đoạn văn trên gọi là phép thay thế từ ngữ . - Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. - Yêu cầu HS lấy ví dụ về phép thay thế từ ngữ. - Nhận xét, khen ngợi. Hoạt động 2: Luyện tập. Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV phát giấy đã viết sẵn đoạn văn cho 4 HS làm bài. - GV chốt lại lời giải đúng. 3. Củng cố - dặn dò: - Gọi HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK. - Về nhà học bài, lấy 3 ví dụ về liên kết câu có sử dụng phép thay thế từ ngữ và chuẩn bị bài : Mở rộng vốn từ : Truyền thống - - Nhận xét tiết học. - theo dõi - 1HS đọc, cả lớp đọc thầm trong SGK. - HS thực hiện yêu cầu, 1HS làm bảng lớp. - Nhận xét bài - 1HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm. - HS thực hiện yêu cầu của GV. - HS nối tiếp nhau phát biểu - Lắng nghe. - 3HS nối tiếp nhau đọc, cả lớp đọc thầm. - Lấy ví dụ minh hoạ về phép thay thế. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. - HS đọc thầm đoạn văn làm việc cá nhân, - 4 HS làm bài trên giấy xong rồi dán bài lên bảng lớp và trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét, bổ sung. Theo dõi, sửa sai - Vài em đọc lại - Nghe, thực hiện ---------------------------------------------------------------------- TOÁN( tiết 125) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Rèn cho HS kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ số đo thời gian. - Vận dụng phép cộng, phép trừ các số đo thời gian để giải các bài toán có liên quan. II. Chuẩn bị: Nội dung bài, SGK. III. Các hoạt động dạy và học :( thời gian 40 -45 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: KT tiết 124 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài, ghi đề bài. b,Hoạt động: Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài 1, 2. - Gọi HS đọc đề bài, nêu yêu cầu. - GV yêu cầu HS tự làm bài, nhắc các em đặt tính để tính. - GV chốt bài làm đúng. Bài 2: - GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 tương tự như cách làm bài tập 1. Bài 3: Gọi HS đọc đề toán trong SGK. Yêu cầu HS nêu cách thực hiện. GV chốt lại cách làm : Khi trừ các số đo thời gian có nhiều đơn vị đơn vị đo thì ta cần trừ các số đo theo từng loại đơn vị. + Trong trường hợp số đo theo đơn vị nào đó của số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì ta chuyển đổi một đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ bình thường. Bài 4: ( HS khá, giỏi) - GV yêu cầu HS đọc đề bài. GV yêu cầu HS làm bài. GV gọi 1 HS đọc bài chữa trước lớp, yêu cầu HS cả lớp theo dõi bài chữa của bạn và đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau. - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố –dặn dò: - GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép cộng, phép trừ số đo thời gian. Nhận xét tiết học. Về học bài, chuẩn bị bài “Nhân số đo thời gian”. - Thực hiện theo yêu cầu của bài. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở; nhận xét, sửa bài. - HS đọc yêu cầu – làm bài. - Sửa bài. - Nêu cách thực hiện phép cộng số đo thời gian. - HS đọc đề và nêu yêu cầu của bài. - 3HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 phép tính, trình bày cách thực hiện đối với từng trường hợp. - HS nhận xét. - nghe, nhớ. - 1HS đọc đề. - HS cả lớp làm bài vào vở. - HS thực hiện yêu cầu của GV. - HS nêu - nghe, nhớ. ------------------------------------------------------------------------------------- TẬP LÀM VĂN ( tiết 50) TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI * I. Mục tiêu: - Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ, các em biết viết tiếp các lời đối thoại gợi ý để hoàn chỉnh đoạn đối thoại trong SGK. - Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch. - Có thái độ mạnh dạn, tự tin. II Đồ dùng:- SGK, Một số giấy khổ lớn. - Một số vật dụng để HS diễn kịch. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu( thời gian 45 -50 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: KT tiết 49 2. Bài mới: Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài 1 và 2. - Gọi HS đọc lại đoạn văn ở bài 1. - Yêu cầu HS dựa theo nội dung của bài 1, viết tiếp một số lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch ở bài 2. - Cho HS làm bài. GV phát phiếu bút dạ HS làm việc theo nhóm. - Cho HS trình bày kết quả bài làm. - GV nhận xét, cùng lớp bình chọn nhóm viết đoạn đối thoại hay, đúng. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài 3. - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV giao việc: Các em có thể chọn đọc phân vai hoặc diễn kịch. - Nếu đọc phân vai 4 em sắm 4 vai (người dẫn chuyện, lính, Trần Thủ Độ và phú nông). - Nếu diễn kịch người dẫn chuyện làm nhiệm vụ nhắc lời cho các bạn và giới thiệu. - Cho HS làm việc. - GV nhận xét và bình chọn nhóm đọc tốt nhất hoặc diễn đạt hay nhất. - Khen nhóm HS viết đoạn đối thoại hay hoặc diễn kịch hay nhất. 3. Củng cố dặn dò : - Dặn HS về nhà viết lại đoạn đối thoại vào vở; đọc trước tiết TLV tuần 26. - 1 HS đọc bài 1. - HS làm việc theo nhóm 4. - Đại diện nhóm lên dán phiếu của nhóm mình lên bảng. - Lớp nhận xét. - 1 HS đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm. - Từng nhóm HS đọc phân vai hoặc diễn kịch. - HS theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm đọc tốt nhất hoặc diễn đạt hay nhất. - nghe, nhớ. ---------------------------------------------------------------------------------------------- LUYỆN TIẾNG VIỆT( tiết 50) LUYỆN VIẾT VĂN TẢ ĐỒ VẬT I. Mục tiêu: - HS viết được một bài văn tả đồ vật, có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. - Rèn kĩ năng viết văn về tả đồ vật. - Giáo dục HS tự giác làm bài. II. Đồ dùng dạy học: Vở thực hành toán và tiếng Việt lớp 5 tập 2, trang 36 III. Các hoạt động dạy – học: ( thời gian 40 -45 phút) Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS 1.Bài cũ: 2. Bài mới : a.GTB b.Hoạt động: Hoạt động 1 : Nắm yêu cầu của đề. - Cho HS đọc đề bài tronng VTH. - Yêu cầu HS nêu yêu cầu trọng tâm của từng đề và gạch chân. - Cho HS đọc dàn ý đã làm. Hoạt động 2 : Thực hành viết. - GV nhắc HS cách trình bày bài, chú ý cách viết tên riêng, cách dùng từ, đặt câu. - Nhắc HS : Các em đã quan sát kĩ hình dáng của đồ vật, biết công dụng của đồ vật qua việc lập dàn ý chi tiết, viết đoạn mở bài, kết bài, đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của đồ vật gần gũi với em. Từ các kĩ năng đó, em hãy viết thành bài văn tả đồ vật hoàn chỉnh. - Y/c HS viết bài - Thu bài, chấm, nhận xét 3. Củng cố – Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết tiếp bài chưa hoàn chỉnh. - Nghe. - 1 HS đọc 2 đề cả lớp lắng nghe. - Mỗi HS đọc lại dàn ý đã viết của mình. - nghe, nhớ. - HS làm bài. - theo dõi nghe, sửa sai - nghe, nhớ. ------------------------------------------------------------------------------------ SINH HOẠT 50: SINH HOẠT LỚP TUẦN 25 I. Mục tiêu: - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới. - HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể. II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt III. Tiến trình sinh hoạt: 1 .Nhận xét tình hình lớp trongtuần 25: - Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt. - Các tổ tự thảo luận đánh giá tình hình học tập, sinh hoạt các thành viên. - Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên. - Ý kiến các thành viên trong tổ - Lớp trưởng nhận xét chung. - GV tổng kết chung, nhận xét, đánh giá, nhắc nhở, tuyên dương HS. 2 .Kế hoạch tuần 26: - Học chương trình tuần 26. Đi học chuyên cần, đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp. Ổn định và duy trì tốt nề nếp sẵn có. - Nhắc nhở cha mẹ đóng góp các khoản tiền quy định. - Nuôi heo đất, thu gom giấy vụn làm kế hoạch nhỏ. - Tổ chức học nhóm tổ với hình thức “Đôi bạn cùng tiến”. - Tham gia bồi dưỡng và dự thi HS giỏi toán trên Interet cấp huyện. Ôn thi giao lưu HS giỏi toán, tiếng Việt, tiếng Anh để dự thi cấp huyện. IV. Kết luận: - GV nhận xét, đánh giá, gợi ý hướng dẫn hoạt động tuần tới. ****************************************************************
Tài liệu đính kèm: