Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 26

Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 26

I. Mục tiêu:

- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài ; giọng đọc nhẹ nhàng, trang trọng.

- Hiểu các từ ngữ cụ giáo Chu, môn sinh, áo dài thâm, sập, vái, cụ đồ, vỡ lòng.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh SGK.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức: Hát, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

- 3 HS đọc thuộc lòng bài Cửa sông và trả lời các câu hỏi về bài .

- Nhận xét, đánh giá.

 

doc 31 trang Người đăng huong21 Lượt xem 776Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Ngày soạn: 24 /2 /2012 
Ngày giảng: Thứ hai ngày 27 tháng 2 năm 2012
Chào cờ
Tập trung toàn trường
Tập đọc
Tiết 51:	 nghĩa thầy trò
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài ; giọng đọc nhẹ nhàng, trang trọng.
- Hiểu các từ ngữ cụ giáo Chu, môn sinh, áo dài thâm, sập, vái, cụ đồ, vỡ lòng.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: Hát, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 HS đọc thuộc lòng bài Cửa sông và trả lời các câu hỏi về bài .
- Nhận xét, đánh giá.
3. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm và nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b) Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
? Bài chia mấy đoạn
+ Đọc lần 1:
? Trong bài có những từ nào khó đọc.
+ Sửa cho HS.
+ Đọc lần 2:
? Trong bài có những từ nào các em chưa hiểu nghĩa?
* Đọc nhóm.
? Bài này đọc với giọng như thế nào?
+ GV nhận xét
+ GV đọc diễn cảm toàn bài.
c) Tìm hiểu bài:
? Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
? Việc làm đó thể hiện điều gì?
? Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu?
? Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó?
? Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
? Em hiểu nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ trên như thế nào?
? Em biết thêm thành ngữ, tục ngữ, ca dao khẩu hiệu nào có nội dung tương tự?
? Qua phần tìm hiểu bài, em hãy cho biết bài văn nói lên điều gì?
+ Ghi bảng ND.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
+ HD HS luyện đọc DC đoạn 1 
? Đoạn này cần đọc với giọng như thế nào
+ Đọc trong nhóm
+ Thi đọc diễn cảm.
+ Nhận xét, đánh giá.
- 3 đoạn.
- Đoạn 1: Từ đầu mang ơn rất nặng.
- Đoạn 2: Tiếp  đến tạ ơn thầy.
- Đoạn 3: Đoạn còn lại.
- 3 đoạn 6 HS đọc.
- Sáng sớm, dạ ran, dẫn, sáng sủa, nghĩa thầy trò
- 3 HS phát âm .
- 6 HS nối nhau đọc.
- Cụ giáo Chu, môn sinh, áo dài thâm, sập, vái, tạ, cụ đồ
- 1 HS nêu chú giải SGK
- HSTL.
- Đọc nhóm 2.
- Từng nhóm đọc, nhóm khác nhận xét.
- Theo dõi SGK.
- Để mừng thọ thầy; thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy.
- Việc làm đó thể hiện lòng yêu quí, kính trọng thầy.
- Từ sáng sớm các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà thầy giáo Chu để mừng
- Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng. Thầy mời học trò cùng tới thăm một người thầy
- Tiên học lễ, hậu học văn ; Uống nước nhớ nguồn ; Tôn sư trọng đạo ; Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
- Nối tiếp trình bày.
- Không thầy đố mày làm nên. Muốn sang thì bắc cầu kiều ; Kính thầy
- Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
- 2 HS đọc lại.
- 3 HS nối nhau đọc nêu cách đọc từng đoạn. 
- HS trả lời.
- N2
- 3 nhóm đọc
- Nhận xét
4. Củng cố, dặn dò: 
 ? Bài nghĩa thầy trò nói lên điều gì?
 - GV nhận xét giờ học. 
 - Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
Toán
Tiết 126: Nhân số đo thời gian với một số
I. Mục tiêu: 
Giúp HS: 
- Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
- Vận dụng vào giải các bài toán thực tiễn.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
- 1 HS lên bảng làm bài tập 2, chấm 3 vở.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
b) Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số:
* Ví dụ 1:
+ GV nêu ví dụ và viết bảng.
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì
? Trung bình người thợ làm xong một sản phẩm thì hết bao lâu?
? Muốn biết người đó làm 3 sản phẩm hết bao nhiêu thời gian ta phải làm thế nào?
+ GV hướng dẫn HS đặt tính rồi tính như sách giáo khoa.
* Ví dụ 2:
+ GV nêu VD và ghi bảng.
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
? Để biết một tuần lễ Hạnh học ở trường bao nhiêu thời gian chúng ta phải thực hiện phép tính gì? 
+ YC HS đặt tính rồi tính
? 75 phút = ? giờ ? phút
? Muốn nhân số đo thời gian với một số ta làm thế nào? 
 4. Luyện tập:
- 2 HS nêu lại.
- HS trả lời.
- Trung bình người thợ làm xong một sản phẩm thì hết 1 giờ 10 phút.
- Ta phải thực hiện phép nhân:
 1 giờ 10 phút x 3 = ?
- HS thực hiện: 1 giờ 10 phút
 x 3 
 3 giờ 30 phút 
Vậy: 1 giờ 10 phút x 3 = 3 giờ 30 phút
- HS thực hiện: 3 giờ 15 phút 
 x 5
 15 giờ 75 phút 
 75 phút = 1 giờ 15 phút
 Vậy: 3 giờ 15 phút x 5 = 16 giờ 15 phút.
- 2 HS nêu lại.
- HS trả lời.
- 3 giờ 15 phút x 5
- 1 HS lên bảng, lớp làm nháp.
X 
 3 giờ 15 phút
 5 
 15 giờ75 phút 
- 1 giờ 15 phút
- Vậy: 3 giờ 15 phút x 5 = 16 giờ 15 phút
- HS trả lời.
*Bài tập 1 (135): 
? Bài tập yêu cầu gì?
+ YC HS làm và chữa bài.
- GV nhận xét, đánh giá.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS trả lời.
- 2 HS lên bảng, lớp làm vở.
 *Kết quả:
9 giờ 36 phút
17 giờ 92 phút
62 phút 5 giây
24,6 giờ
13,6 phút
28,5 giây
- Nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò: 
 ? Khi nhân số đo thời gian với một số ta làm thế nào?
 - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học, làm bài tập 2.
 - Chuẩn bị bài sau: Chia số đo thời gian cho một số.
Khoa học
Tiết 51: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
I/ Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết:
-Đâu là nhị, nhuỵ. Nói tên các bộ phận chính của nhị và nhuỵ.
-Phân biệt hoa có cả nhị và nhuỵ với hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ. Biết chăm súc và bảo vệ các loài thực vật có ích, góp phần bảo vệ môi trường.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Hình trang 104, 105 SGK.
-Sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh về hoa.
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 
	2-Hoạt động 1: Quan sát
*Mục tiêu: HS phân biệt được nhị và nhuỵ ; hoa đực và hoa cái..
*Cách tiến hành:
-Bước 1: Làm việc theo cặp.
-GV yêu cầu HS làm việc theo yêu cầu:
+Hãy chỉ vào nhị hay nhuỵ của hoa râm bụt và hoa sen.
+Hãy chỉ hoa nào là hoa mướp đực, hoa nào là hoa mướp cái trong hình 5a, 5b.
-Bước 2:Làm việc cả lớp
+Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
-HS trao đổi theo hướng dẫn của GV.
-HS trình bày.
3-Hoạt động 2: Thực hành với vật thật
*Mục tiêu: HS phân biệt được hoa có cả nhị và nhuỵ với hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ.
 *Cách tiến hành:
-Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hiện những nhiệm vụ sau:
+Quan sát các bộ phận của các bông hoa mà nhóm mình đã sưu tầm được và chỉ xem đâu là nhị (nhị đực), đâu là nhuỵ (nhị cái).
+Phân laọi các bông hoa đã sưu tầm được, hoa nào có cả nhị và nhuỵ ; hoa nào chỉ có nhị hoặc nhuỵ và hoàn thành bảng trong phiếu học tập. 
-Bước 2: Làm việc cả lớp
+Đại diện một số nhóm cầm bông hia sưu tầm được của nhóm giới thiệu từng bộ phận của hoa (cuống, đài, cánh, nhị, nhuỵ).
+Mời 1 số nhóm trình bày kết quả bảng phân loại.
+GV nhận xét, kết luận: SGV – trang 167.
4-Hoạt động 3: Thực hành với sơ đồ nhị và nhuỵ ở hoa lưỡng tính..
*Mục tiêu: HS nói được tên các bộ phận chính của nhị và nhuỵ.
*Cách tiến hành: 
	-Bước 1: Làm việc cá nhân
	GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ nhị và nhuỵ trang 105 SGK và đọc ghi chú để tìm ra những ghi chú đó ứng với bộ phận nào của nhị và nhuỵ trên sơ đồ.
	-Bước 2: Làm việc cả lớp
	+Một số HS lên chỉ vào sơ đồ câm và nói tên một số bộ phận chính của nhị và nhuỵ.
	+Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
	3-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học. Nhắc HS học bài và chuẩn bị bài sau.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
CÁCH ẫP CÂY LÁ HOA KHễ
I.Mục tiờu
-Giỳp học sinh tỡm hiểu về cỏch ộp hoa lỏ khụ
-Học sinh yờu quý cỏi đẹp, biết trõn trọng và giữ gỡn cỏi đẹp.
II.Chuẩn bị: 
Gv: dụng cụ dựng để ộp hoa lỏ khụ: Hai tấm gỗ dày khoảng 3 cm, kộo
HS: một số hoa, lỏ 
III. Cỏc hoạt động dạy học
Hoạt động 1: GV giới thiệu về hoa lỏ ộp khụ và tỏc dụng của việc ộp hoa: giới thiệu cho HS một số loài hoa hay ộp ở lứa tuổi học trũ.
Hoạt động 2: Gv hướng dẫn HS cỏch làm để ộp hoa lỏ khụ
Buớc 1: Chọn hoa dựng để ộp
Bước 2: cho bụng hoa vào trong quyển vở gập lại giấy thấm (giấy ăn ) bọc bụng hoa vào , kốm theo bờn trong vài viờn hỳt ẩm (nếu cú thỡ cũng được nhưng hoa sẽ cú khả năng phao màu) rồi ộp bằng 2 tấm gỗ.... đặt ở chỗ nào khụ rỏo thoỏng mỏt và tốt nhất là cú ỏnh sỏng MT (nhớ phải trỏnh mưa !)
Hoạt động 3: Cho học sinh thực hành
Hoạt động 4: Gv nhận xột, cho cả lớp hỏt 
 Ngày soạn: 24 / 2 /2012 
Ngày giảng: Thứ ba ngày 28 tháng 2 năm 2012
Toán
Tiết 127: 	chia số đo thời gian cho một số
I. Mục tiêu: 
Giúp HS: 
- Biết thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
- Vận dụng vào giải các bài toán thực tiễn.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức: Hát. 
2. Kiểm tra bài cũ: 3HS
 ? Khi nhân số đo thời gian với một số ta làm thế nào? 
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
b) Thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
* Ví dụ 1:
+ GV nêu ví dụ và viết bảng
? Muốn biết trung bình Hải thi đấu mỗi ván cờ hết bao nhiêu thời gian ta phải làm thế nào?
+ GV hướng dẫn HS chia như sách giáo khoa.
42 phút 30 giây : 3 = ?
 42 phút 30 giây 3
 12 14 phút 10 giây
 0 30 giây	
 00 
Vậy: 42 phút 30 giây : 3 = 14 phút 10 giây.
* Ví dụ 2:
+ GV nêu VD và ghi bảng.
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
? Muốn biết vệ tinh đó quay quanh trái đất một vòng hết bao lâu ta phải làm thế nào?
 7 giờ 40 phút : 4 = ?
+ YC HS thực hiện phép chia.
*Muốn chia số đo thời gian cho một số ta làm thế nào?
- 2 HS nêu lại bài toán.
- Ta phải thực hiện phép chia:
 42 phút 30 giây : 3 = ?
 42 phút 30 giây 3
 12 14 phút 10 giây
 0 30 giây	
 00 
Vậy: 42 phút 30 giây : 3 = 14 phút 10 giây.
- HS theo dõi
- 2 HS nêu lại.
- HS trả lời.
- Thực hiện phép chia. 7 giờ 40 phút : 4 
- 1 HS lên bảng, lớp đặt tính ra nháp
 7 giờ 40 phút 4
 3 giờ = 180 phút 1 giờ 55 phút
 220 phút
 20
 0
 Vậy: 7 giờ 40 phút : 4 = 1 giờ 55 phút.
- HSTL.
 4. Luyện tập:
*Bài tập 1 (136): 
? Bài tập yêu cầu gì? 
+ YC HS làm và chữa bài.
+ GV nhận xét, đánh giá.
*Bài tập 2 (136): 
? Bài tập cho biết gì? Hỏi gì?
+ YC HS làm và chữa bài.
+ GV chấm một số vở, nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS trả lời.
- 2 HS lên bảng, lớp làm vở.
 *Kết quả:
 a) 6 phút 3 giây
 b) 7 giờ 8 phút
- Nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS trả lời. 
- 1 HS lên bảng, lớp làm vở.
 *Bài giải:
 Người thợ làm việc trong thời gian là:
 12 giờ – 7 giờ 30 phút = 4 giờ 30 ... ng học sinh còn lúng túng.
3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học. 
-Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị để giờ sau tiếp tục thực hành.
Ngày soạn: 26 / 2 /2012
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 2 tháng 3 năm 2012
Toán
Tiết 130: 	 Vận tốc
I. Mục tiêu: 
Giúp HS: 
- Bước đầu có khái niệm về vận tốc, đơn vị đo vận tốc.
- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
- 1 HS lên bảng chữa bài 2b. 
- Chấm vở 3- 5 học sinh.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
b) Bài toán 1:
+ GV nêu bài toán.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
? Muốn biết trung bình mỗi giờ ô tô đó đi được bao nhiêu km phải làm như thế nào?
+ YC HS trình bày lời giải.
? Em hiểu vận tốc ôtô là 42,5km/giờ ntn?
? Trong bài toán trên để tìm vận tốc của ôtô chúng ta đã làm như thế nào?
+ Nếu quãng đường là s, thời gian là t, vận tốc là v, thì v được tính như thế nào?
c) bài toán 2:
+ GV nêu VD, và tóm tắt lên bảng 
 s = 60m; t =10 giây
 v =?
? Để tính vận tốc của người đó chúng ta phải làm ntn?
? Đơn vị vận tốc của người đó là gì?
? Em hiểu vận tốc của người đó là 6m/giây như thế nào?
? Muốn tính vận tốc ta làm thế nào?
- 2 HS nêu lại
- HS trả lời.
- Ta phải thực hiện phép chia 170 : 4
 *Bài giải 
 Trung bình mỗi giờ ô tô đi được là:
 170 : 4 = 42,5 (km)
 Đáp số: 42,5 km
- Nghĩa là mỗi giờ ô tô đi được 42,5km.
- Lấy quãng đường ô tô đi được chia cho thời gian ô tô đi hết quãng đường đó.
- v được tính như sau: v = s : t
- 2 HS nêu lại.
- HS thực hiện:
 Vận tốc chạy của người đó là:
 60 : 10 = 6 (m/giây)
- Đơn vị vận tốc của người đó là: m/giây
- Nghĩa là cứ mỗi giây người đó chạy được quãng đường là 6m. 
- 2 HS trả lời.
 4. Luyện tập:
*Bài tập 1 (139): 
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
? Muốn tính vận tốc người đi xe máy đó ta làm ntn?
+ YC HS làm và chữa bài.
+ GV nhận xét, đánh giá.
*Bài tập 2 (139): 
+ HD HS tương tự bài số 1.
+ GV nhận xét, đánh giá
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- 1 HS lên bảng, lớp vở.
 *Bài giải:
 Vận tốc của xe máy là:
 105 : 3 = 35 (km/giờ)
 Đáp số: 35 km/giờ.
- Nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu.
 *Bài giải:
 Vận tốc của máy bay là:
 1800 : 2,5 = 720 (km/giờ)
 Đáp số: 720 km/giờ.
- Nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò: 
 ? Muốn tìm vận tốc của một chuyển động (đều) ta làm ntn?
 - Dặn HS về nhà học bài và làm bài 3
 - Chuẩn bị tiết sau: Luyện tập.
Âm nhạc
Tiết 26: Học bài: Em vẫn nhớ trường xưa.
I/ Mục tiêu:
 -HS hát đúng nhạc và lời bài “Em vẫn nhớ trường xưa” thể hiện đúng trường độ móc đơn chấm dôi và móc kép, trường độ bốn nốt móc kép .
 -Giáo dục tình cảm gắn bó với mái trường quê hương.
 II/ Chuẩn bị : 
 1/ GV:
 -Nhạc cụ : Song loan, thanh phách.
 2/ HS:
 -SGK Âm nhạc 5.
 - Nhạc cụ : Song loan, thanh phách.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ KT bài cũ:
 - KT sự chuẩn bị của HS.
2/ Bài mới:
2.1 HĐ 1: Học hát bài “Em vẫn nhớ trường xưa” .
- Giới thiệu bài .
-GV hát mẫu 1,2 lần.
-GV hướng dẫn đọc lời ca.
-Dạy hát từng câu: 
+Dạy theo phương pháp móc xích.
+Hướng dẫn HS hát gọn tiếng, thể hiệntình cảm thiết tha trìu mến.
2.2- Hoat động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
-GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
-HS lắng nghe :
- Lần 1: Đọc thường 
-Lần 2: Đọc theo tiết tấu
-HS học hát từng câu 
Trường làng em có hàng cây xanh.yên lành
Nhịp cầu tre nối liền êm đềm
- HS hát cả bài
-HS hát và gõ đệm theo nhịp
-Lớp chia thanh 2 nửa, một nửa hát một nửa gõ đệm theo nhịp, theo phách 
Trường làng em có hàng cây xanh.yên lành
 x x x x x x x x x
Nhịp cầu tre nối liền êm đềm
 x x x x x x x
.3-Phần kết thúc:
-GVhát lại cho HS nghe1 lần nữa.
- Em hãy kể tên một số bài hát nói về trường học ..?
-GV nhận xét chung tiết học 
-Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.
-HS hát lại cả bài hát.
Em yêu trường em
Trên con đường đến trường
Đi tới trường
Lịch sử
Tiết 26: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
I/ Mục tiêu: 
-Từ ngày 18 đến ngày 30-12-1972, đế quốc Mĩ đã điên cuồng dùng máy bay tối tân nhất ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội.
-Quân ta đã chiến đấu anh dũng, làm nên một “Điện Biên Phủ trên không”. Giáo dục cho HS tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc , sự hy sinh, chiến đấu anh dũng của ông cha ta để bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ Quốc
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Tranh, ảnh tư liệu về 12 ngày đêm chiến đấu chống CT phá hoại của không quân Mĩ.
-Bản đồ Thành phố Hà Nội.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: 
	+Sự tấn công của quân và dân ta vào dịp Tết Mậu Thân bất ngờ và đồng loạt NTN?
	+Sự kiện Tết Mậu Thân 1968 có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước của nhân dân ta?
2-Bài mới:
2.1-Hoạt động 1( làm việc cả lớp )
-GV giới thiệu tình hình chiến trường miền Nam và cuộc đàm phán ở hội nghị Pa-ri về Việt Nam
-Nêu nhiệm vụ học tập.
2.2-Hoạt động 2 (làm việc cá nhân)
-GV phát phiếu học tập và cho HS đọc SGK và quan
sát hình trong SGK để trả lời câu hỏi:
+Mĩ dùng máy bay B52 đánh phá Hà Nội nhằm âm
mưu gì?
+Máy bay B52 của Mĩ tàn phá Hà Nội như thế nào?
-Mời một số HS trình bày.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
2.3-Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm)
-Cho HS dựa vào SGK, kể lại trận chiến đấu đêm 26-12-1972 trên bầu trời Hà Nội thảo luận trong nhóm 4 và cử đại diện lên trình bày theo yêu cầu: 
2.4-Hoạt động 4 (làm việc cả lớp)
-Tại sao gọi là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên
không”?
-GV cho HS đọc SGK và thảo luận:
+Ôn lại chiến thắng Điện Biên Phủ và ý nghĩa của nó.
+Trong 12 ngày đêm chiến đấu chống chiến tranh phá
hoại bằng không quân của Mĩ, quân ta đã thu được
những kết quả gì?
+Y nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”?
2.5-Hoạt động 5 (làm việc cả lớp)
GV nêu rõ nội dung cần nắm. Nhấn mạnh ý nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
*Mục đích: Mĩ ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội, hạn chế những thắng lợi của ta, buộc ta phải chấp nhận những điều kiện của Mĩ trong việc đàm phán kết thúc chiến tranh theo hướng có lợi cho Mĩ.
*Diễn biến:
-Ngày 18-12-1972, Mĩ huy động máy bay tối tân bắn phá Hà Nội.
-Rạng sáng 21-12 ta bắn rơi 7 máy bay
-26-12 ta bắn rơi 18 máy bay.
-Ngày 30-12-1972, Ních-Xơn tuyên bố ngừng ném bom.
*Y nghĩa:
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên
không” là một chiến dịch phòng không oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc, đã làm thay đổi cục diện chiến trường ở miền Nam. Buộc Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri, chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.
3-Củng cố, dặn dò:
-Cho HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ.
-GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài.
Tập làm văn
Tiết 52:	 Trả bài văn tả đồ vật
I. Mục tiêu:
	- HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả đồ vật theo đề bài đã cho: bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
- Nhận thức được ưu khuyết điểm của mình và của bạn khi được thầy cô chỉ rõ. Biết tham gia sửa lỗi chung ; biết tự sửa lỗi ; viết lại được một đoạn cho hay hơn.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng lớp chép đề bài.
- Một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung trước lớp.
III. Các hoạt động dạy-học:
1. ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc màn kịch: Giữ nghiêm phép nước đã được viết lại
- Nhận xét, đánh giá.
3. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b) Nhận xét về kết quả làm bài của HS.
* GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để:
* Nêu nhận xét chung về kết quả làm bài của HS.
* Thông báo điểm.
c) Hướng dẫn HS chữa bài:
GV trả bài cho từng học sinh.
* Hướng dẫn chữa lỗi chung:
+ GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng
+ YC HS lên chữa bảng lớp
+ GV nhận xét.
* Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài:
+ GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
d) Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
+ GV đọc một số đoạn văn hay, bài văn hay.
+ Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
+ Yêu cầu mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm của mình để viết lại.
+ YC HS trình bày đoạn văn đã viết lại 
+ GV nhận xét, đánh giá.
- HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân.
- 1 HS lên bảng, lớp tự chữa trên nháp.
- Hai bạn cùng bàn trao đổi để cùng chữa bài.
- HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi.
- HS đổi bài soát lỗi.
- HS nghe.
- HS trao đổi, thảo luận.
- HS viết lại đoạn văn vào vở.
- 5 HS trình bày.
- Nhận xét.
4. Củng cố dặn dò:
 ? Nêu cấu tạo của bài văn tả đồ vật?
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết bài tốt. Dặn HS chuẩn bị bài sau: Ôn tập về tả cây cối
Sinh hoạt lớp tuần 26
I/ Mục Tiêu 
- Qua buổi sinh hoạt HS thấy được ưu khuyết diểm của bản thân ở các mặt hoạt động để từ đó có hướng phát huy và khắc phục, tổ chức hoạt động văn nghệ cho học sinh.
	- Kích thích học sinh hứng thú học tập.
Thấy được ý nghĩa của buổi sinh hoạt lớp.
II/ Chuẩn bị : Các tổ trưởng chuẩn bị ý kiến nhận xét hoạt động của tổ mình 
III/Hoạt động dạy học 
1/ Tổ chức lớp:
 2/ Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của các tổ trưởng.
3/ Dạy bài mới: 
-Giới thiệu nội dung SH
-Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt lớp:
+ Cho cả lớp hát 
+ Cho lần lượt từng tổ trưởng báo cáo tình hình hoạt động của tổ trong tuần .
+Lớp trưởng tập hợp ý kiến và báo cáo với giáo viên chủ nhiệm lớp tình hình lớp.
Hát 
-Lớp trưởng báo cáo tình hình chuẩn bị của các tổ trưởng .
HS lắng nghe 
Từng tổ trưởng báo cáo tình hỡnh Truy bài đầu giờ , vệ sinh lớp học ,sân trường khu được phân côngchịu trách nhiệm giữ vệ sinh.
+GV nhận xét hoạt động từng mặt :
Về đạo đức : .....................................
.....................................................
Về học tập : ........................................
...............................................................
...................................................................
.................................................................
-Nhắc HS ôn tập tốt để chuẩn bị cho học tuần tiếp theo được tốt.
Vệ sinh ......................................................
...................................................................
Hoạt động nối tiếp : Tổ chức cho HS vui văn nghệ .
Nhận xét giờ sinh hoạt lớp. Đề ra hướng phát huy và khắc phục nhược điểm để học tập và rèn luyện tốt .
HS nghe và thực hiện tốt theo nội quy người học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 26 chuan lop 5 ne.doc