Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 26 (chuẩn kiến thức)

Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 26 (chuẩn kiến thức)

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Hiểu các từ ngữ, câu, đoạn trong bài, diễn biến của câu truyện. Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

2. Kỹ năng: - Biết đọc lưu loát, diễn cảm cả bài; giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.

3. Thái độ: Giáo dục HS kính trọng thầy cô giáo.

B. Chuẩn bị:

I. Đồ dùng dạy - học:

 

doc 27 trang Người đăng huong21 Lượt xem 625Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 26 (chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26: 
Thứ hai ngày 27 tháng 2 năm 2012
Tiết 1: GDTT: 
CHÀO CỜ
-----------------------------------------------------
Tiết 2: TIN HỌC 
GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY
---------------------------------------------------
Tiết 3: TẬP ĐỌC(51): 
NGHĨA THẦY TRÒ
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Hiểu các từ ngữ, câu, đoạn trong bài, diễn biến của câu truyện. Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
2. Kỹ năng: - Biết đọc lưu loát, diễn cảm cả bài; giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.
3. Thái độ: Giáo dục HS kính trọng thầy cô giáo. 
B. Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
2. Học sinh: Sách, vở.
II. Phương pháp dạy học: Kết hợp với các PP khác.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Cửa sông, trả lời các câu hỏi về bài đọc.
- GV nhận xét cho điểm.
II. Bài mới: Giới thiệu bài.
* Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
1. Luyện đọc:
- Gọi 1HS khá, giỏi đọc bài văn. 
- Có thể chia bài làm mấyđoạn? 
- Kết hợp uốn nắn HS về cách đọc, cách phát âm; giúp HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài (môn sinh, sập, tạ,...)
- Luyện đọc theo cặp.
- Đọc lại cả bài.
- Đọc diễn cảm toàn bài - giọng nhẹ nhàng, trang trọng. Lời thầy giáoChu nói với học trò : ôn tồn, thân mật; nói với cụ đồ già: kính cẩn.
2.Tìm hiểu bài:
+ Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
+ Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu?
- Nêu ý 1?
- Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện điều đó.
- Những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
- Em biết thêm thành ngữ hoặc câu tục ngữ, câu ca dao hay câu khẩu hiệu nào có nội dung tương tự? 
- Chốt lại:
 - Truyền thống tôn sư trọng đạo không những được mọi thế hệ người Việt Nam giữ gìn, bảo vệ mà còn được phát huy, bồi đắp và nâng cao. Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được xã hội tôn vinh.
- Nêu ý 2?
- Nêu ý nghĩa?
3. Luyện đọc diễn cảm:
- GV treo bảng phụ đã chép sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
- Đọc diễn cảm bài văn.
- Yêu cầu HS nêu cách đọc diễn cảm.
- HD đọc diễn cảm đoạn văn.
- Đánh giá, cho điểm.
III. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt. 
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn và chuẩn bị trước bài:Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
- HS đọc thuộc lòng bài thơ Cửa sông, trả lời các câu hỏi về bài đọc.
-1HS khá, giỏi đọc bài văn. 
- Chia làm 3 đoạn: 
+ Đoạn 1: (từ đầu đến mang ơn rất nặng), 
+ Đoạn 2: (tiếp theo đến đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy).
+ Đoạn 3: (phần còn lại).
- Từng tốp 3 HS tiếp nối nhau luyện đọc từng đoạn văn (2-3 lượt).
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc lại cả bài.
- HS lắng nghe.
- Đọc đoạn 1 và trả lời câu 1.
- Các môn sinh đến nhà thầy giáo Chu để mừng thọ thầy; thể hiện lòng yêu quí, kính mến tôn trọng thầy- người đẵ dạy dỗ dìu dắt mình trưởng thành.
- Từ sáng sớm, ngày mừng thọ cụ giáo Chu, các môn sinh đã tề tựu đông đủ trước sân nhà thầy. Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quy. Khi nghe thầy mời cùng thầy “ tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng”, họ đều” đồng thanh dạ ran” và cùng theo sau thầy.
* Ý 1: Sự tôn kính thầy giáo Chu được học trò thể hiện trong lễ mừng thọ thầy.
- Mời học trò theo cụ “ tới thăm một người “ mà cụ “ mang ơn rất nặng ‘.
- Chắp tay cung kính vái ông thầy dạy cụ thuở cụ học vỡ lòng.
- Cung kính thưa với thầy giáo dạy vỡ lòng cho mình; “ Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy”.
- HS đọc đoạn còn lại.
- Uống nước nhớ nguồn; Tiên học lễ, hậu học văn.Tôn sư trọng đạo;Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.( Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy)
- Không thầy đố mày làm nên; Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy; Kính thầy yêu bạn; Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy, làm sao cho bõ những ngày ước ao.
- Ý 2:Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy từ thuở học vỡ lòng. 
*Ý nghĩa : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta đồng thời nhắc nhở mọi người cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc.
- Nêu cách đọc diễn cảm.
+2 HS đọc mẫu đoạn văn.
+ Nhiều HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn .
- Thi đọc diễn cảm từng đoạn và cả bài.
-Các môn sinh/ đều đồng thanh dạ ran.// Thế là/ cụ giáo Chu/ đi trước,/ học trò/ theo sau.// Các anh có tuổi đi ngay sau thầy,/ người ít tuổi hơn nhường bước,/ cuối cùng/ là mấy chú tóc để trái đào. 
- Chuẩn bị giờ sau: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
	---------------------------------------------------------------
Tiết 4: TOÁN (126): 
NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ 
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS : Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với 1 số. Vận dụng vào giải các bài toán dung thực tế.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính toán cho HS.
3. Thái độ: GD HS tích cực, tự giác học toán. 1. Kiến thức: 
B. Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Giáo viên: 
2. Học sinh: Sách, vở.
II. Phương pháp dạy học: Kết hợp với các PP khác.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ: 
- Chữa bài 3 SGK. 
- Nhận xét cho điểm.
II. Bài mới: Giới thiệu bài
1. Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số:
* Ví dụ 1: 
 - Nên đặt phép tính như thế nào cho dễ thực hiện. 
- GV cho HS thực hiện trên bảng, cả lớp quan sát rồi nhận xét, cuối cùng GV mới chốt lại cách trình bày
* Ví dụ 2 :
- Nêu ví dụ.
-Nhận xét về kết quả ? 
- Từ 2VD trên hãy rút ra nhận xét về phép nhân số đo thời gian? 
2. Thực hành
* Bài 1: Tính 
- Cho HS làm bài vào vở.
- Chữa bài.
* Bài 2: Giải toán. 
- Gọi HS đọc bài toán.
- Phân tích đầu bài
- HD cách T/H và YC HS làm vở
- Chấm chữa bài.
III.Củng cố - Dặn dò
- Tóm tắt ND bài.
- Chuẩn bị giờ sau: Chia số đo thời gian cho một số.
- 2 HS chữa bài. 
- 1 HS đọc bài toán. 
-1 HS nêu phép tính tương ứng. 
 1 giờ 10 phút 3 = ?
Đặt hàng dọc : 
 1 giờ 10 phút 
 3 
 3 giờ 30 phút 
Vậy: 1giờ10 phút 3 = 3giờ 30 phút. 
-1 HS đọc bài toán.
-1HS nêu phép tính tương ứng. 
-Tự đặt tính và tính. 
 3 giờ 15 phút 5 = ?
 3 giờ 15 phút 
 5 
 15 giờ 75 phút 
 = 16 giờ 15 phút 
Vậy: 3giờ15 phút 5 = 16giờ15 phút.
KL: Khi nhân số đo thời gian với một số ta thực hiện phép nhân số đó với từng số đo theo từng đơn vị đo. Nếu phần số đo nào lớn hơn 60 thì thực hiện chuyển đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề.
- HS tự làm, rồi chữa bài. 
- HS khác nhận xét. 
9 giờ 36 phút
17 giờ 92 phút
62 phút 5 giây
24,6 giờ
13,6 phút
28,5 giây
- 2 HS đọc bài.
- HS làm bài vào vở.
 Bài giải:
 Thời gian bé Lan ngồi trên đu quay là:
1phút 25giây3 = 4phút 15giây
 ĐS: 4 phút 15giây
- HS nêu cách nhân số đo thời gian.
 ---------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba tháng 28 tháng 2 năm 2012
Tiết 1: TOÁN (127): 
CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ 
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS thực hiện đúng phép chia số đo thời gian cho một số.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải các bài toán có nội dung thực tế.
3. Thái độ: GD HS tích cực, tự giác học tập. 
B. Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Giáo viên: Bảng đơn vị đo thời gian phóng to.
2. Học sinh: Sách, vở.
II. Phương pháp dạy học: Kết hợp với các PP khác.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS làm bài 1.
- Nhận xét, cho điểm.
II. Bài mới: + 
Giới thiệu bài
1.Thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
* Ví dụ 1:
- Nêu ví dụ. Phân tích:
+ Muốn biết trung bình Hải thi đấu mỗi ván cờ hết bao nhiêu thời gian ta phải làm thế nào?
- Hướng dẫn HS đặt tính rồi tính.
* Ví dụ 2:
- Nêu VD, hướng dẫn HS thực hiện.
- Cho HS thực hiện vào bảng con.
- Mời một HS lên bảng thực hiện. Lưu ý HS đổi 83 giây ra phút.
*Muốn chia số đo thời gian cho một số ta làm thế nào?
2. Thực hành
* Bài 1: Tính.
- Cho HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét.
* Bài 2: Giải toán. 
- Gọi HS đọc bài toán.
- Phân tích đầu bài
- YC HS giải bài tập 
-Chốt lại lời giải đúng. 
III. Củng cố- dặn dò: 
- Tóm tắt bài.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài: Luyện tập.
- 1HS.
+ Ta phải thực hiện phép chia:
 42 phút 30 giây : 3 = ?
-Thực hiện:
 42 phút 30 giây 3
 12 
30 giây 14 phút 10 giây
 00 
Vậy 42 phút 30giây: 3 = 14 phút 10 giây.
- Thực hiện:
 7 giờ 40 phút 4
 3 giờ =180 phút 1 giờ 55 phút
 220 phút
 20 phút
 0
 Vậy: 7 giờ 40 phút : 4 = 1 giờ 55 phút.
* Khi chia số đo thời gian cho một số, ta thực hiện phép chia từng số đo theo từng đơn vị cho số chia. Nếu phần dư khác không thì ta chuyển đổi sang đơn vị hàng nhỏ hơn liền kể rồi chia tiếp.
-1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm vào bảng con.
 a) 6 phút 3 giây
 b) 7 giờ 8 phút
1 giờ 12 phút
3,1 phút
- 2 HS đọc bài.
- HS làm bài vào vở.
 Bài giải:
Người thợ làm việc trong thời gian là:
 12 giờ -7 giờ 30 phút = 4 giờ 30 phút
Trung bình người đó làm 1 dụng cụ hết số thời gian là:
 4 giờ 30 phút : 3 = 1 giờ 30 phút
 Đáp số: 1 giờ 30 phút.
 ---------------------------------------------------
Tiết 2: LỊCH SỬ (26): 
CHIẾN THẮNG"ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG"
Những điều đã biết liên quan đến bài học.
Những KT cần hình thành cho HS.
- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân dân miền Nam vào dịp tết Mậu Thân (1968).
 - HS biết cuối năm 1972, đế quốc Mĩ đã điên cuồng dùng máy bay tối tân nhất ném bom hòng hủy diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta.
- Quân dân ta đã chiến đấu anh dũng, làm nên một "Điện Biên Phủ trên không".
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - HS nêu được cuối năm 1972, đế quốc Mĩ đã điên cuồng dùng máy bay tối tân nhất ném bom hòng hủy diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta.
- Quân dân ta đã chiến đấu anh dũng, làm nên một "Điện Biên Phủ trên không".
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh trả lới câu hỏi.
3. Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu nước, tự hào về truyền thống đấu tranh giữ nước của cha ông.
B. Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Giáo viên: +Ảnh tư liệu về 12 ngày đêm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ (ở Hà Nội hoặc ở địa phương).
+Bản đồ thành phố Hà Nội (để chỉ một số địa danh tiêu biểu liên quan tới sự kiện lịch sử "Điện Biên Phủ trên không").
2. Học sinh: Sách, ... = 5 (m/giây)
 Đáp số: 5m/giây.
-------------------------------------------------------
Tiết 3:TẬP LÀM VĂN(52): 
TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả đồ vật theo đề bài đã cho: bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
- Nhận thức được ưu, khuyết điểm của bạn và của mình khi được thầy cô chỉ rõ. Phát hiện và sửa lỗi trong bài làm của mình, của bạn, nhận biết ưu điểm của bài văn hay, viết lại một đoạn cho hay hơn.
2. Kỹ năng: Phát hiện được và sửa lỗi trong bài làm của mình. 
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi lỗi của HS.
2. Học sinh: Sách, vở.
II. Phương pháp dạy học: Kết hợp với các PP khác.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Bài cũ: 
1-2 HS đọc màn kịch Giữ nghiêm phép nước đã được viết lại.
-Nhận xét cho điểm.
II. Bài mới: Giới thiệu bài.
- Gọi HS đọc đề bài, XĐ yêu cầu đề bài.
- Treo bảng phụ ghi các lỗi của HS.
1) Nhận xét chung về bài làm của HS :
- Ưu điểm chính: Bố cục rõ ràng, tả theo đúng trình tự của bài văn tả đồ vật, nắm được cách tả đồ vật,.....
- Những thiếu sót, hạn chế: Một số em viết sai nhiều lỗi chính tả, từ dùng tối nghĩa, diễn đạt lủng củng,...
2)Thông báo điểm số cụ thể.
3) Hướng dẫn HS chữa bài:
a. Hướng dẫn HS chữa lỗi chung:
- Đưa lần lượt các lỗi sai theo trình tự trên bảng- gọi HS sửa lỗi
b. Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài:
- Biểu dương những bài văn hay-đọc trước cả lớp cùng nghe .
- HS đọc tiếp hướng dẫn SGK. 
- HS tìm lỗi sai của mình rồi sửa lại.
c. Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
- GV đọc những bài văn hay, đoạn văn hay.
- Trao đổi với bạn tìm cái hay, cái đáng học của bài văn.
d. HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn:
- Gọi 3- 4 HS đọc lại bài đã sửa.
- Biểu dương những bài chữa tốt.
*HĐ3: Củng cố, dặn dò.(3p)
- Về nhà sửa tiếp bài văn cho hay.
- Chuẩn bị tiết sau Viết 1 đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây(lá, hoa, quả, rễ, thân).
-1 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS có thể lên bảng hoặc chữa miệng bằng nhiều cách khác nhau.
- HS lên bảng chữa.
- HS tìm lỗi sai của mình rồi sửa lại.
- HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
- 3- 4 HS đọc lại bài đã sửa.
____________________________________
Tiết 4:THỂ DỤC: Đ/C HOÀNG DẠY
 ____________________________________
Tiết 5:GDTT: 
SINH HOẠT LỚP TUẦN 26
 I.Mục tiêu:
- Giúp HS nhận ra khuyết điểm của bản thân, từ đó có ý thức khắc phục và cú trỏch nhiệm với tập thể.
- Rốn tớnh tự giỏc, tớch cực,cẩm thận, vệ sinh thõn thể tốt.
- Chuẩn bị tốt cho việc học tập tuần sau.
- Giáo dục tinh thần đoàn kết, noi gương tốt của bạn.
- Nhắc nhở Hs yếu cố gắng học bài và làm bài tập ở nhà.
-Chấm điểm thi đua tổ hằng tuần để khen ngợi và nhắc nhở..
II.Chuẩn bị:
Bảng ghi những ưu khuyết điểm của học sinh trong tuần
 và kế hoạch tuần 26.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. ổn định tổ chức
- Yờu cầu cả lớp hỏt 1 bài.
2. Nhận xột tỡnh hỡnh hoạt động tuần 26 :
+ Các tổ lần lượt nhận xét :ghi tổng số điểm thi đua trong tuần.
+ Lớp trưởng nhận xét chung. Và xếp thứ hạng thi đua của các tổ trong tuần.để tuyên dương và phạt ( tổ có số điểm thấp nhất)
3. Giỏo viờn nhận xột
*Ưu điểm:
- Phần lớn các em đi học đúng giờ , đi học đều. Đảm bảo 100% sĩ số.
- Thực hiện các hoạt động tốt. Trang phục đúng quy định.Vệ sinh cá nhân khá sạch sẽ, gọn gàng, mang khăn quàng.
- Nhiều em cú ý thức tự học và làm bài trước khi đến lớp. Trong giờ học sôi nổi phát biểu xây dựng bài.
- Tham gia tốt các hoạt động ngoài giờ , tích cực, đảm bảo hợp vệ sinh có chất lượng.
- Có tinh thần giúp đỡ bạn bè, tôn trọng nhau.
- Chơi những trũ chơi an toàn không gây nguy hiểm cho cỏc bạn.
- Tuyên dương cá nhân: Hoa Mai, Trang, Quỳnh, Vũ Mai, Nhung, Ngọc.
- Tổ có điểm thi đua cao nhất: Tổ1, Tổ 3.
*Nhuợc điểm:
-Một số em như : Chiến, Bảo, Trung , Thịnh- ý thức tự giỏc chưa cao, cũn hay mất tt, chữ viết xấu.
3. Kế hoạch tuần 27 : 
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Giáo dục cho HS ý thức tự giác kỉ luật trong mọi hoạt động.
-Học bài và làm bài tập ở nhà đầy đủ
- Soạn tập trước khi đi học.
-Chăm sóc Vườn hoa, cây cảnh
-Vệ sinh trường lớp.
-ghi chép và tính điểm thi đua chính xỏc.
- Tham gia đầy đủ các buổi tập đồng diễn để chuẩn bị đón chuẩn.
* Hỏt tập thể. 
- Các tổ lần lượt báo cáo
- Ghi điểm thi đua của tổ.
- Lớp trưởng nhận xét hoạt động trong tuần của lớp.và xếp thứ hạng thi đua
- Cỏc tổ ý kiến
- Lắng nghe GV nhận xột và cú ý kiến bổ sung.
- Nghe GV phổ biến để thực hiện.
Tiết 3: KHOA HỌC (51):
CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
Những điều đã biết liên quan đến bài học.
Những KT cần hình thành cho HS.
- Các loại hoa có cả nhị và nhụy.
- Hoa chỉ có nhị hoặc nhụy.
- Nhận biết hoa là cơ quan của thực vật có hoa. Chỉ được nhị, nhụy. Nói tên các bộ phận của nhị và nhụy trên tranh vẽ hoặc hoa thật .
- Phân biệt hoa có cả nhị và nhụy và hoa chỉ có nhị hoặc nhụy.
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nhận biết được hoa là cơ quan của thực vật có hoa. Chỉ đâu là nhị, nhụy. Nói tên các bộ phận của nhị và nhụy trên tranh vẽ hoặc hoa thật .
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân biệt đúng hoa có cả nhị và nhụy và hoa chỉ có nhị hoặc nhụy.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích thiên nhiên.
B. Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Giáo viên: Một số loại hoa. Hình trang 104, 105 SGK.
2. Học sinh: Sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh về hoa.
II. Phương pháp dạy học: Kết hợp với các PP khác.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1(5'): Khởi động:
- Kể tên dụng cụ máy móc sử dụng điện?
-Nhận xét cho điểm.
Hoạt động 2 (20'): Thảo luận nhóm
1. Nhị và nhụy ; hoa đực và hoa cái.
nhị và nhụy ; hoa đực và hoa cái.
-Yêu cầu HS quan sát .
+ Làm việc theo cặp .
 -Yêu cầu HS thực hiện theo yêu cầu trang 104 SGK:
 - Hãy chỉ vào nhị (nhị đực) và nhụy (nhị cái) của hoa râm bụt và hoa sen trong hình 3, 4 hoặc hoa thật.
 - Hãy chỉ hoa nào là hoa mướp đực, hoa nào là hoa mướp cái trong hình 5a và 5b hoặc hoa thật.
- Yêu cầu một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp trước lớp.
2. Phân biệt được hoa có cả nhị và nhụy với hoa chỉ có nhị hoặc nhụy. 
- Thực hành với vật thật.
- Làm việc theo nhóm 5.
 + Quan sát các bộ phận của các bông hoa đã sưu tầm được và chỉ xem đâu là nhị (nhị đực), đâu là nhụy (nhị cái).
 + Phân biệt các bông hoa đã sưu tầm được, hoa nào có cả nhị và nhụy; hoa nào chỉ có nhị hoặc nhụy và hoàn thành bảng sau vào vở. 
-Bước 2: Làm việc cả lớp. 
- Yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày từng nhiệm vụ .
Þ Rút ra kết luận : SGK.
Hoạt động 3 (8'): Trò chơi.
3. Tìm hiểu về hoa lưỡng tính.
 + Yêu cầu HS quan sát sơ đồ nhị và nhụy trang 105 SGK và đọc ghi chú để tìm ra những ghi chú đó ứng ví bộ phận nào của nhị và nhụy trên sơ đồ.
+ Chia 2 đội mỗi đọi 6 em lên gắn thẻ có ghi tên các bộ phận của hoa nhị và nhụy. Đội nào gắn nhanh, gắn đúng sẽ thắng cuộc.
- GV nhận xét, tuyên dương. 
Hoạt động 4 (2'):
-Tóm tắt ND bài.
-Tiết sau các em sẽ học về chức năng của nhị và nhụy trong quá trình sinh sản.
- Về chuẩn bị bài: Sự sinh sản của thực vật có hoa.
- 2 HS thực hiện.
- Làm việc theo cặp.
- Chỉ ra và nêu.
- HS trình bày trước lớp.
- Nhóm trưởng đièu khiển nhóm mình thực hiện.
- Đại diện một số nhóm cầm bông hoa sưu tầm được của nhóm, giới thiệu với các bạn trong lớp từng bộ phận của bông hoa đó (cuống, đài, cánh, nhị, nhụy). Các nhóm khác nhận xét và bổ xung.
- 1-2em nêu .
- Quan sát và đọc ghi chú SGK trang 105.
- Lên chỉ và nêu.
- 2 đội mỗi đọi 6 em lên gắn thẻ có ghi tên các bộ phận của hoa nhị và nhụy.
Tiết 2: ĐỊA LÍ (26): 
CHÂU PHI (tiếp theo) 
Những điều đã biết liên quan đến bài học.
Những KT cần hình thành cho HS.
- Vị trí, giới hạn lãnh thổ của châu Á, châu Âu.
- Xác định trên bản đồ vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi. Nêu được một số đặc điểm về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên của châu Phi.
- Mối quan hệ giữa vị trí địa lý với khí hậu, giữa khí hậu với thực vật, động vật của châu Phi. 
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nêu được một số đặc điểm chính về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Phi, một số nét tiêu biểu về Ai Cập. Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí của Ai Cập.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ cho HS.
3. Thái độ: Giáo dục HS thích tìm hiểu về tự nhiên.
B. Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Giáo viên: Bản đồ Kinh tế châu Phi.
 - Một số tranh ảnh về dân cư, hoạt động sản xuất của người dân châu Phi.
2. Học sinh: Sách, vở.
II. Phương pháp dạy học: Kết hợp với các PP khác.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1(5'): Khởi động:
- Nêu đặc điểm địa hình và tự nhiên của
Châu Phi?
- GV nhận xét cho điểm.
Hoạt động 2 (10'): Làm việc cả lớp.
1. Dân cư châu Phi.
- Cho HS trả lời câu hỏi: Dựa vào bảng số liệu ở bài 17, cho biết châu Phi có dân số
đứng thứ mấy trong các châu lục trên thế giới?
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV kết luận: ( SGK)
*Hoạt động 3 (18'): Thảo luận nhóm
2. Hoạt động kinh tế. 
- Cho HS trao đổi nhóm 2 theo các yêu cầu:
+ KT châu Phi có đặc điểm gì khác so với các châu lục đã học?
+ Đời sống nhân dân châu Phi còn có những khó khăn gì? Vì sao?
+ Kể và chỉ trên bản đồ những nước có nền KT phát triển hơn cả ở châu Phi?
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV bổ sung và kết luận: (SGV/ trang 135).
3. Ai Cập 
- Làm việc nhóm 5.
- HS thảo luận nhóm 5 theo câu hỏi:
+ Quan sát bản đồ treo tường, cho biết vị trí của đất nước Ai Cập. Ai Cập có dòng sông nào chảy qua?
+ Dựa vào hình 5 và cho biết Ai Cập nổi tiến về công trình kiến trúc cổ nào?
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Kết luận: 
- Ai Cập nằm ở Bắc Phi, cầu nối giữa 3 châu lục Á, Âu, Phi
Hoạt động 4 (2'):
- GV tóm tắt bài.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị giờ sau: Châu Mĩ.
- 1 HS nêu.
- Dân cư châu Phi đứng thứ ba trên thế giới. Hơn 1/3 dân sốlà người da đen.
- Làm việc nhóm 2.
- Đại diện nhóm trình bày. 
+ Kinh tế chậm phát triển, chỉ tập chung vào trồng cây công nghiệp nhiệt đới.
+ Khó khăn: thiếu ăn, thiếu mặc, nhiều bệnh dịch nguy hiểm (bệnh AIDS, các
bệnh truyền nhiễm, ...). Nguyên nhân: kinh tế chậm phát triển, ít chú ý việc trồng cây lương thực.
- 2 HS chỉ bản đồ và nêu.
-HS thảo luận nhóm 5.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-HS nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26 CKTKN MT TC.doc