Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 26 năm 2012

Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 26 năm 2012

I.MỤC TIÊU Giúp hs:

- Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa

- Chỉ và nói tên các bộ phận chính của hoa như nhị và nhuỵ trên tranh vẽ hoặc hoa thật.

II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- HS chuẩn bị hoa thật.

- Tranh ảnh về các loài hoa

- Phiếu báo cáo của các nhóm

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 19 trang Người đăng huong21 Lượt xem 740Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 26 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Thứ 2 ngày 05 tháng 3 năm 2012
Khoa học: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
I.Mục tiêu Giúp hs:
- Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa 
- Chỉ và nói tên các bộ phận chính của hoa như nhị và nhuỵ trên tranh vẽ hoặc hoa thật.
II/Đồ dùng dạy học: 
HS chuẩn bị hoa thật. 
Tranh ảnh về các loài hoa 
- Phiếu báo cáo của các nhóm 
III/ Các hoạt động dạy học 
GV
HS
A.Kiểm tra
- Nêu t/chất của thuỷ tinh ? 
- Dung dịch và hỗn hợp giống và khác nhau ở điểm nào ? 
- GV nhận xét và cho điểm 
B.Bài mới: * Giới thiệu bài 
HĐ1:Tìm hiểu nhị và nhuỵ. Hoa đực và hoa cái 
- Y/cầu hs q/sát hình 1,2 sgk và cho biết : Tên cây, cơ quan sinh sản của cây đó 
- Hai loại cây đó có đặc điểm gì chung?
- Gv kết luận chung 
- Trên cùng một loại cây, hoa được gọi tên bằng những loại nào ? 
- Làm thế nào để phân biệt được hoa đực và hoa cái, hoa lưỡng tính ? 
- Cho hs q/sát hai bông hoa mướp và cho biết đâu là hoa đực, hoa cái ? Tại sao em có thể phân biệt được hoa đực hoa cái ? 
HĐ2:Phân biệt hoa có nhị và nhuỵ với hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ 
- Y/cầu hs cùng q/sát từng bông hoa và chỉ xem đâu là nhị và nhuỵ và phân loại thành hai loại 
- Gv đi giúp đỡ các nhóm quan sát
- Gv kết luận đỳng sai
HĐ3: Tìm hiểu về hoa lưỡng tính 
- GV giới thiệu về hoa lưỡng tính 
- Gv nhận xét chung 
C.Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
2 hs lên bảng trả lời 
HS nhận xét 
- HS q/sát và trả lời 
+ H1: cây dong riềng. Cơ quan SS là hoa
+ H2: Cây phượng, Cơ quan SS là hoa
+ Cùng là thực vật có hoa. Cơ quan SS là hoa 
+ hoa đực và hoa cái 
+ HS cùng q/sát hình 3,4 sgk để biết đâu là nhị, đâu là nhuỵ 
+ HS đại diện lên bảng chỉ nhị và nhuỵ của từng loại hoa 
+ HS q/sát và chỉ rõ 
+ Vì ở hoa mướp cái có phần từ nách lá đến đài hoa có hình dạng giống quả mướp nhỏ 
- HS hoạt động nhóm 
- Các nhóm cùng quan sát và thảo luận ghi kết quả vào phiếu 
- Đại diện các nhóm lên báo cáo 
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung 
+ Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa Bông hoa gồm có các bộ phận: Cuống, đài, cánh, nhị và nhụ hoa 
+ Cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ, có một số cây có hoa đực và hoa cái riêng, nhưng đa số cây có trên cùng một loài hoa có cả nhị và nhuỵ 
- HS quan sát hình 6 sgk và vè sơ đồ nhị và nhuỵ ở hoa lưỡng tính vào vở 
- HS kể tên về một số hoa lưỡng tính 
-HS lắng nghe
- HS học bài và chuẩn bị bài sau 
Luyện tập đọc: Nghĩa thầy trò
I.Mục tiêu:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó: sáng sớm, sáng sủa, sưởi nắng, 
- Biết đọc lưu loát, diễn cảm cả bài; giọng nhẹ nhàng, trang trọng .
- Hiểu các từ ngữ, câu, đoạn trong bài, diễn biến của câu chuyện .
* Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
- Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các h/động dạy- học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Ôn lại bài cũ đã học
Gọi HS đọc bài Nghĩa thầy trò và nêu ND của bài.
- GV nhận xét. 
B. Luyện đọc.
- Gọi hs đọc bài văn.
- GV chia bài văn làm 3 đoạn.
- Gọi hs đọc nối tiếp theo đoạn (2-3 lượt). GV kết hợp uốn nắn hs về cách đọc, cách phát âm; giúp hs tìm hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài.
- Cho hs luyện đọc theo cặp.
- Gọi hs đọc phần chú giải 
- GV đọc diễn cảm toàn bài
-H/dẫn hs cách đọc toàn bài: 
- + Bài văn nói lên điều gì?
 HĐ3: Luyện đọc diễn cảm
- Gọi 3 hs nối tiếp nhau đọc diễn cảm bài văn. h/dẫn hs đọc thể hiện đúng nôị dung từng đoạn.
GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm
đoạn 1
+Treo bảng phụ có đoạn văn.
+ Đọc mẫu.
- Cho hs luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm.
- GV n/xét cho điểm hs 
C. Củng cố dặn dò.
Nhận xét tiết học.
2HS đọc bài
 HS khác nhận xét.
Cả lớp theo dõi
-1 hs đọc bài văn.
- Từng tốp 3 hs đọc nối tiếp đoạn văn.
+Đ1: Từ đầu . mang ơn rất nặng.
+Đ2:Tiếp ..đến tạ ơn thầy.
+Đ3: phần còn lại.
- 2 hs ngồi gần nhau luyện đọc.
- 1, 2 hs đọc cả bài
- 1 hs đọc phần chú giải 
 HS nêu (như mục I)
+3hs đọc nối tiếp theo đoạn.
+ Theo dõi, lắng nghe.
+ Luyện đọc theo cặp.
+ 2-3 hs thi đọc. Lớp bình chọn bạn đọc diễn cảm nhất.
- HS học bài và chuẩn bị bài sau.
Luyện toán: Nhân số đo thời gian với một số.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
Vận dụng và giải các bài toán thực tiễn.
II. Các hoạt động dạy học :
A.Ôn lại kiến thức đã học
Nêu cách thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
- Khi nhân số đo thời gian với một số ta làm thế nào?
- nx, nhắc lại.
B.Luyện tập
- GV giao bài tập 1,2,3 VBT
- Hd HS làm bài.
- Chấm , chữa bài.
Bài 1: Tính
Y/c HS trao đổi kết quả.
GV N/X.
Bài 2: 
- Gọi 1 HS chữa bài.
- GV lưu ý HS cách trình bày phép tính.
Bài 3: Thực hiện tương tự
C. Củng cố, dặn dò
GV nx tiết học. 
BTVN: SGK.
1 HS nêu –Lớp N/X.
- Ta thực hiện từng phép nhân từng số đo theo từng đơn vịđo với số đó. Nếu phần số đo với đơn vị phút, lớn hơn hoặc bằng 60 thì thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn liền kề.
- HS làm bài tập.
- HS đổi chéo vở soát bài.
- HS đọc kết quả trước lớp.
- 1 HS làm bài trên bảng-Lớp N/X.
Bài giải
Trong 2 tuần Mai học số tiết :
25 x 2 = 50 (tiết)
Thời gian học trong 2 tuần:
40 phút x 50 = 33 giờ 20 phút
Đáp số: 33 giờ 20 phút
- HS lắng nghe
 Thứ 3 ngày 06 tháng 3 năm 2012
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu:
Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
Hiểu nội dung chính của câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy- học.
- Sách, báo, truyện nói về truyền thống hiếu học, đoàn kết của dân tộc V.Nam.
III. Các hoạt động dạy học.
GV
HS
Bài cũ:
- Gọi hs nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Vì muôn dân và trả lời về ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
 *Giới thiệu bài. Nêu MĐYC tiết học
HĐ1: Tìm hiểu y/cầu của đề bài
- GV gạch chân những từ ngữ cần chú ý trong đề bài
+GV nhắc hs chú ý kể những câu chuyện các em đã được nghe, được đọc ở ngoài nhà trường. Một số truyện được nêu trong gợi ý 1 là những truyện được học trong SGK, chỉ là gợi ý để các em hiểu y/cầu của đề bài.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học .
HĐ2: Thực hành kể chuyện, trao đổi về nôị dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Cho hs thi kể chuyện trong nhóm.
- GV đến từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn thêm cho các em.
- Cho hs thi kể chuyện trước lớp và nói về ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét, tính điểm về nội dung ý nghĩa câu chuyện, khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
C. Củng cố- Dặn dò.
Nhận xét tiết học.
Dặn dò: Về kể lại cho người thân nghe.
- 2HS nối tiếp kể và trả lời về ý nghĩa câu chuyện.
- 1HS đọc đề bài.
- HS theo dõi.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1-2-3-4 trong SGK.
+ Một số hs nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mà các em sẽ kể.
- Từng cặp hs thi kể chuyện cho nhau nghe và trao đổi về n/dung ý nghĩa câu chuyện.
+ Đại diện mỗi nhóm thi kể trước lớp.
- Những học sinh khác có thể hỏi bạn về nội dung ý nghĩa của câu chuyện. 
- Nhận xét bình chọn bạn kể hay.
- HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Luyện toán: Chia số đo thời gian cho một số
I. Mục tiêu: Giúp HS:
Biết thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
Vận dụng vào giải các bài toán thực tế.
II.Chuẩn bị
 Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học :
A.Ôn lại kiến thức đã học
Nêu cách thực hiện phép chia số đo thời gian với một số.
- Khi chia số đo thời gian cho một số ta làm thế nào?
B: Luyện tập 
GV giao bài tập 1,2,3 VBT
- Hd HS làm bài.
- Chấm , chữa bài.
Bài 1: Tính
- Y/c HS trao đổi kết quả.
Bài 2: Tính
- Y/c 3 H S lên bảng thực hiện, lớp nx.
- GV nx bài của HS, củng cố cách chia còn dư.
Bài 3: 
- Y/c 1 HS chữa bài.
-GV nx bài.
C: Củng cố, dặn dò
- GV nx tiết học. 
– Dặn dò.
1 HS nêu
- Ta thực hiện phép chia từng số đo theo từng đơn vị cho số chia. Nếu phần dư khác 0 ta chuyển đổi sang đơn vị hàng nhỏ hơn liền kề rồi chia tiếp.
- HS làm bài tập.
- HS làm bài tập.
- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
- HS đọc kết quả trước lớp.
- HS làm bảng, lớp nx.
- HS chữa bài.
Bài giải
Người đó làm trong số thời gian là:
11 giờ – 8 giờ = 3 giờ
Trung bình người đó làm xong 1 sản phẩm hết số thời gian là:
3 giờ : 6 = 30 phút
Đáp số: 30 phút
-HS lắng nghe
Địa lí: Châu phi (tiếp theo)
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
Nêu được một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Phi.
 + Châu lục có dân cư chủ yếu là người da đen.
 + Trồng cây công nghiệp nhiệt đới, khai thác khoáng sản.
Nêu được một số đặc điểm nổi bật của Ai Cập: nền văn minh cổ đại nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ.
Chỉ và đọc tên trên bản đồ tên nước, tên thủ đô Ai Cập
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bản đồ các nước trên thế giới.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Bài cũ:
- Tìm và nêu vị trí của châu Phi trên bản đồ thế giới?
- Tìm và chỉ sa mạc Xa- ha- ra?
- GV nx, đánh giá.
B/ Bài mới:
- GTB: Nêu MĐYC tiết học.
HĐ1: Tìm hiểu dân cư châu Phi
- Nêu số dân châu Phi?
- So sánh số dân châu Phi với các châu lục khác?
- Mô tả đặc điểm bên ngoài của người châu Phi? Bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì về điều kiện sống của người dân châu Phi?
- Người dân châu Phi sinh sống chủ yếu ở những vùng nào?
- GVkết luận.
HĐ2: Tìm hiểu kinh tế châu Phi
- Châu Phi có nền kinh tế ntn? Dẫn chứng cụ thể?
- Chỉ trên bản đồ các nước ở châu Phi có nền kinh tế phát triển hơn?
-GV kết luận: Hầu hết các nước châu Phi có nền kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, thiếu thốn.
HĐ3: Tìm hiểu Ai Cập
- Y/c 4 nhóm thảo luận.
Nêu đặc điểm các yếu tố:
+ Vị trí địa lí
+Sông ngòi
+ Đất đai
+ Khí hậu
+ Kinh tế
+ Văn hoá- Kiến trúc
- GV theo dõi, giúp đỡ HS thảo luận.
- Y/c HS báo cáo kết quả.
- GV bổ sung, kết luận.
HĐ4: Củng cố , dặn dò
- GV tổng kết bài
.- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò
- 2 HS trả lời-Lớp N/X.
- HS đọc bảng số liệu trang 103.
- Năm 2004 số dân là 884 triệu người,
- Chưa bằng 1/5 số dân châu á.
- HS quan sát hình minh hoạ 3 trang 118.
- Nước da đencuộc sống khó khăn
- Sống vùng ven biển, các thung lũng sông.
- Nền kinh tế chậm phát triển: thiếu ăn, thiếu mặc
- Ai Cập, Cộng hoà Nam Phi, An- giê- ri.
- HS thảo luận
Đại diện các nhóm trả lời- lớp n/x
- Nằm ở Bắc Phi, có kênh đào Xuy-ê nổi tiếng, là cầu nối 3 châu lục á, Âu, Phi.
- Có sông Nin là sông lớn.
- Đồng bằng màu mỡ.
- Nhiệt đới, nhiều mưa.
- Kính tế tương đối phát triển
- Nổ ... hiếu học em chọn viết là ai.
- HS viết đoạn văn vào VBT.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn, nói rõ những từ ngữ thay thế các em sử dụng để liên kết câu. Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm điểm những đoạn văn viết tốt.
.Củng cố, dặn dò : GVnhận xét tiết học.Chuẩn bị bài tiết sau.
Luyện tập làm văn Ôn : tả đồ vật
I.Mục tiêu Giúp hs : 
	- Biết viết được bài viết văn tả đồ vật. 
	- Biết sửa lỗi cho bạn và lỗi của mình trong đoạn văn 
	- Có tinh thần học hỏi những cau văn hay, đoạn văn hay của bạn 
II. Chuẩn bị 
- Bảng ghi 5 đề bài của tiết Kiểm tra viết (Tả đồ vật) (tuần 25)
III. Các hoạt động dạy học 
HĐ3. Hướng dẫn HS chữa bài. 
a) Hướng dẫn HS chữa lỗi chung
- Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp.
- HS trao đổi về bài chữa trên bảng. GV chữa lại cho đúng (nếu sai).
b) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài.
- HS đọc lời nhận xét của thầy (cô) giáo, phát hiện thêm lỗi trong bài làm và sửa lỗi. Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát việc sửa lỗi.
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc. 
c) Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay
- GV đọc những đoạn văn bài văn hay của HS ( bài của .)
- HS trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay , cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
d) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn
- Mỗi HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn vừa viết (có so sánh với đoạn cũ). GV chấm điểm đoạn văn viết lại của một số em.
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS viết bài đạt điểm cao và những HS đã tham gia chữa bài tốt trên lớp.
-Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn để nhận điểm cao hơn. Cả lớp đọc trước nội dung của tiết TLV tuần 27 (Ôn tập về tả cây cối); chọn quan sát trước một bộ phận của cây để làm tốt BT2- Viết một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây (lá hoặc hoa quả)
Luyện toán: Vận tốc
I. Mục tiêu: Giúp HS:
Bước đầu có khái niệm về vận tốc, đơn vị đo vận tốc.
Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập in.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Ôn lại kiến thức đã học
+ Nêu cách tính vận tốc và công thức tính vận tốc:
Cho HS chữa bài tập 2.
GV K/L.
B.Thực hành:HD HSLuyện tập:
- GV giao BT 1, 2, 3, 4 VBT.
- HD HS làm bài.
- Chấm chữa bài.
Bài 1:Gọi 1 HS đọc đề bài
- Củng cố công thức tính vận tốc vừa học.
- GV nhận xét bài của HS.
Bài 2:
- Yêu cầu HS chữa bài trên bảng.
Bài 3:
- HS phải tính được thời gian xe máy đi và đổi ra giờ.
Bài 4:
- HS đổi thời gian ra giây rồi tính.
- HS nêu công thức tính vận tốc dựa vào quãng đường và thời gian.
- GV nhận xét.
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- Tổng kết nội dung bài học.
- GVnhận xét tiết học.
Dặn dò.
- HS nhắc lại cách tìm vận tốc và công thức tính vận tốc.
1 HS.
- HS làm bài tập.
1 HS đọc-Cả lớp làm bài.
1 HS lên bảng chữa –Lớp N/X.
- HS đổi chéo vở, soát lỗi.
Đáp số: 60 km/giờ
1 HS đọc-Cả lớp làm bài.
1 HS lên bảng chữa –Lớp N/X.
Đáp số: 4,2 km/giờ.
. 1 HS đọc-Cả lớp làm bài.
1 HS lên bảng chữa –Lớp N/X.
Bài giải
Vận tốc của xe máy đó đi là:
73,5 : (10 giờ – 8 giờ 15 phút)= 42km/giờ
1 HS lên bảng chữa –Lớp N/X.
Luyện toán: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Rèn luyện kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.
 - Vận dụng giải các bài toán thực tế.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Ôn lại kiến thứcđã học
Nêu cách thực hiện phép nhân chia số đo thời gian với một số. 
GV K/L
B. Luyện tập:
Bài 1,2:- GV viết bảng 4 đề bài cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian, gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét bài của HS.
Bài 3: 
- Củng cố tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật.
- Gọi 1 HS chữa bài trên bảng.
Bài 4:
- Yêu cầu HS nêu cách làm rồi nêu kết quả cần khoanh.
HĐ2: Củng cố, dặn dò.
- Tổng kết nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học.
- HS nêu-Lớp N/X..
- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
- HS nhận xét bài trên bảng.
- HS nêu miệng cách thực hiện cộng trừ, nhân, chia số đo thời gian
- HS nêu miệng cách làm- lớp làm vào vở.
- HS chữa bài: 
 Đáp số: 1 giờ 28 phút 30 giây 
- HS nêu miệng, lớp nhận xét:
5 giờ 30 phút chiều tức là 17 giờ 30 phút .
+ Thời gian ô tô đi hết quãng đường từ Hà Nội đến Vinh kể cả thời gian nghỉ là:
17 giờ 30 phút – 11 giờ = 6 giờ 30 phút
Không kể thời gian nghỉ ô tô đi hết thời gian là:
6 giờ 30 phút – (15 phút x 2) = 6 giờ
+ Khoanh chữ D.
Tiết 2: Địa lí
Châu Phi
I/ Mục tiêu: 
Học xong bài này, HS:
	-Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi.
	-Nêu được một số đặc điểm về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của châu Phi.
	-Thấy được mối quan hệ giữa vị trí địa lí với khí hậu, giữa khí hậu với thực vật, động vật của châu Phi.
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Bản đồ tự nhiên châu Phi, quả địa cầu.
	-Bản đồ các nước châu Âu.
	-Tranh ảnh: hoang mạc, rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa-van ở châu Phi.
 III/ Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 
a) Vị trí địa lí và giới hạn:
-Hoạt động 1: (Làm việc cá nhân)
-HS dựa vào bản đồ, lược đồ và kênh chữ trong SGK, trả lời câu hỏi:
+Châu Phi giáp với châu lục, biển và đại dương nào?
+Đường xích đạo đi qua phần lãnh thổ nào của châu Phi?
+Châu Phi đứng thứ mấy về diện tích trong các châu lục trên thế giới
-Mời một số HS trả lời và chỉ lãnh thổ châu Phi trên bản đồ.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-GV kết luận:
b) Đặc điểm tự nhiên: 
Hoạt động 2: (Làm việc nhóm 4)
-Cho HS dựa vào lược đồ và ND trong SGK, thực hiện các yêu cầu:
+Địa hình châu Phi có đặc điểm gì?
+Khí hậu châu Phi có đặc điểm gì khác các châu lục đã học? Vì sao?
+Đọc tên các cao nguyên và bồn địa ở chau Phi?
+Tìm và đọc tên các sông lớn của châu Phi?
-Mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-GV bổ sung và kết luận: (SGV – trang 135).
4. Củng cố:
- Nêu vị trí giới hạn của châu Phi?
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về học bài, chuẩn bị bài sau.
-Giáp ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, châu A, châu Âu.
-Đi ngang qua giữa châu lục.
-Diện tích châu Phi lớn thứ 3 trên thế giới, sau châu A và châu Mĩ.
-HS thảo luận nhóm 4.
+Châu Phi có địa hình tương đối cao, trên có các bồn địa lớn.
+Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới. Vì nằm trong vành đai nhiệt đới, diện tích rộng mà lại không có biển ăn sâu vào đất liền.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-HS nhận xét.
Bồi dưỡng- phụ đạo
Ôn: Bảng đơn vị đo thời gian
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS: Ôn lại các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. Quan hệ giữa thế kỉ và năm, năm và tháng, năm và ngày, số ngày trong các tháng, ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: a- phụ đạo
* Bài 1: Viết số La Mã thích hợp vào ô trống trong bảng thống kê một số sự kiện lịch sử (theo mẫu).
Sự kiện lịch sử
Năm
Thế kỉ
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
40
I
Khởi nghĩa Bà Triệu
248
III
Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng
938
X
Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long (Hà Nội)
1010
XI
Lý Thường Kiệt chiến thắng quân Tống
1077
XI
Chiến thắng giặc Nguyên lần thứ ba
1288
XIII
Cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh của Lê Lợi thắng lợi
1428
XV
Vua Quang Trung đại phá quân Thanh
1789
XVIII
Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập
1945
XX
Chiến thắng Điện Biên Phủ
1954
XX
Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng
1975
XX
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 4 giờ = 240 phút
2 giờ rưỡi = 150 phút
 giờ = 45 phút
1,4 giờ = 84 phút
 phút = 45 giây
180 phút = 3 giờ
366 phút = 6 giờ 6 phút
240 giây = 4 phút
450 giây = 7 phút 30 giây
3600 giây = 1 giờ
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
4 ngày = 96 giờ
2 ngày 5 giờ = 53 giờ
 ngày = 8 giờ
2 thế kỉ = 200 năm
 thế kỉ = 25 năm
 3 năm = 36 tháng
5 năm rưỡi = 66 tháng
 năm = 8 tháng
36 tháng = 3 năm
300 năm = 3 thế kỉ
b. Bồi dưỡng:
Bài tập1 
5 giờ 4 phút	4,3 giờ	3 phút 5 giây
 6	 4	 7	
 30 giờ 24 phút	 17,2 giờ	21 phút 35 giây
2 giờ 23 phút	 2,5 phút
 5	 6
	 11 giờ 115 phút= 11 giờ 45 phút	 15,0 phút
Bài tập 2
Bài làm: 
Thời gian Mai học một tuần lễ là:
40 x 25 = 1000 (phút) ; Đổi 1000 phút = 16 giờ 40 phút
Thời gian Mai học ở trường 2 tuần lễ là:
16 giờ 40 phút x 2 = 32 giờ 80 phút
Đổi 32 giờ 80 phút = 33 giờ 20 phút
Đáp số : 33 giờ 20 phút
Bài tập 3
Bài làm :
Đổi 5 phút = 300 giây
Thời gian máy đóng một hộp là
300 : 60 = 5 (giây)
Thời gian để máy đó đóng được 12000 hộp là 
12000 : 5 = 2400 (giây)
Đổi 2400 giây = 4 phút
Đáp số : 4 phút
 4. Củng cố:
- Nêu nội dung bài .
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về học bài, ôn bài chuẩn bị bài sau.
Luyện kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu:1. Rèn kĩ năng nói:
Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã được nghe, được đọc về truyền thốnghiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc V.Nam.
Hiểu câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
 2. Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy- học.
- Sách, báo, truyện nói về truyền thống hiếu học, đoàn kết của dân tộc V.Nam.
III. Các h/động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Ôn lại bài cũ đã học: Gọi hs nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Vì muôn dân và trả lời về ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
 *Giới thiệu bài. Nêu MĐYC tiết học
HĐ1: Tìm hiểu y/cầu của đề bài
- GV gạch chân những từ ngữ cần chú ý trong đề bài
+GV nhắc hs chú ý kể những câu chuyện 
HĐ2: Thực hành kể chuyện, trao đổi về nôịdung, ý nghĩa câu chuyện.
- Cho hs thi kể chuyện trong nhóm.
- GV đến từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn thêm cho các em.
- Cho hs thi kể chuyện trước lớp và nói về ý nghĩa câu chuyện.
GV nhận xét, tính điểm về nội dung ý nghĩa câu chuyện, 
C. Củng cố- Dặn dò.
Nhận xét tiết học- dặn dò.
- 2HS nối tiếp kể và trả lời về ý nghĩa câu chuyện.
- 1HS đọc đề bài.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1-2-3-4 trong SGK.
+ Một số hs nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mà các em sẽ kể.
- Từng cặp hs thi kể chuyện cho nhau nghe và trao đổi về n/dung ý nghĩa câu chuyện.
+ Đại diện mỗi nhóm thi kể trước lớp.
- Những hs sinh khác có thể hỏi bạn về nội dung ý nghĩa của câu chuyện. 
- Nhận xét bình chọn bạn kể hay.
- HS về nhà chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 26lop 5chieumoidoc.doc