Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 32

Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 32

I– Mục tiêu :

-Giúp HS củng cố lại kiến thức, kĩ năng thực hành phép chia, viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân, tìm tỉ số phần trăm của hai số.

-Giáo dục HS tính cẩn thận,tự tin,ham học toán.

 II-Chuẩn bị: Bảng phụ,bảng nhóm . SGK.Vở làm bài

IIICác hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 655Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 	Thứ hai ngày 15 tháng 4 năm 2013
Người thực hiện: Phạm Thị Tuấn
Tiết 1 +2: GV chuyên
Toán: 	Tiết 156: LUYỆN TẬP
I– Mục tiêu :
-Giúp HS củng cố lại kiến thức, kĩ năng thực hành phép chia, viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân, tìm tỉ số phần trăm của hai số.
-Giáo dục HS tính cẩn thận,tự tin,ham học toán.
 II-Chuẩn bị: Bảng phụ,bảng nhóm . SGK.Vở làm bài
IIICác hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I- Ổn định lớp:KT đồ dùng học tập của HS
II- Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS nêu các tính chất của phép chia.
- Gọi 2 HS làm lại bài tập 2.
 - Nhận xét, sửa chữa .
III - Bài mới : 
 1- Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học
2– Hướng dẫn ôn tập : 
Bài 1: Gọi 1 HS đọc đề bài. 
Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi HS nối tiếp đọc bài làm.
+ HS khác nhận xét.
+ GV xác nhận kết quả.
 Bài 2:
- Tổ chức trò chơi “Ai nhẩm giỏi”
- Chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm làm 2 cột ở phần a) và phần b).
- Đội nào xong sớm nhất và đúng thì được cả lớp khen.
- GV tổng kết khen thưởng.
Bài 3: HS đọc đề bài.
Giới thiệu mẫu:
GV viết: 3 : 4 chuyển phép chia sang phân số.
- Chuyển sang số thập phân.
Gọi 3 HS lên bảng, dưới lớp làm vào vở.
Chữa bài:
+ HS khác nhận xét.
- Nhận xét, chữa bài.
IV- Củng cố, dặn dò :
- Gọi HS nêu cách tính tỉ số phần trăm của hai số và cách chia nhẩm.
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà hoàn chỉnh bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập. 
*HD:Bài 4/SGKvề nhà.
- 1 HS nêu các tính chất.
- 1 HS làm bài.
- HS nhận xét .
- HS nghe .
HS đọc đề.
- HS làm bài.
- HS đọc kết quả.
- HS khác nhận xét.
- HS chữa bài.
Các nhóm nhận nhiệm vụ, tiến hành thảo luận.
Nhóm1: 3,5 : 0,1 = 35 ; 7,2 : 0,01 = 720
 12: 0,5 = 24 ; 11 : 0,25 = 44
Nhóm2: 8,4 : 0,01 = 840 ; 6,2 : 0,1 = 62
 20 : 0,25 = 80 ; 24 : 0,5 = 48
Nhóm 3: 9,4 : 0,1 = 94 ; 5,5 : 0,01 = 550
 ; 15 : 0,25= 60
- 3 : 4, ta viết 
Trong đó: Số bị chia là tử số; số chia là mẫu số; dấu chia thay bằng dấu gạch ngang.
Thực hiện phép chia 2 số tự nhiên.
 1 : 5 = 0,5
 7 : 4 = 1,75
- HS nhận xét.
-HS nêu.
HS hoàn chỉnh bài ở nhà
LỊCH SỬ (LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG)
Tiết 32: MỘT SỐ DANH NHÂN CỦA HUYỆN TUY PHƯỚC
 ĐẠI VĂN THẦN TRIỀU TÂY SƠN:THƯỢNG THƯ BỘ HÌNH LÊ CÔNG MIỄN
I- Mục tiêu:
 -Giúp HS hiểu được thân thế ,sự nghiệp của một danh nhân Bình Định (Phước Hiệp) Lê Công Miễn-một văn thần triều Tây Sơn.
-Những đóng góp to lớn của ông Lê Công Miễn trong triều Tây Sơn.
-Giáo dục HS biết chăm sóc và giữ gìn các di tích lịch sử và văn hoá của địa phương .
II-Chuẩn bị:
-GV:Tranh ảnh khu di tích lăng mộ ông Lê Công Miễn.Tài liệu cung cấp cho HS
-HS:Hỏi ông bà ,cha mẹ nguồn gốc ông Lê Công Miễn.
III-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : KT đồ dùng học tập của HS
II – Kiểm tra bài cũ :Gọi 2 HSTB,K trả lời
 Sau hiệp định Pa-ri, địch có thái độ như thé nào với nhân dân xã Phước Nghĩa?
 Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ngày 31 – 3 - 1975?
- Nhận xét ,ghi điểm. 
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học-ghi đề.
2 – Hướng dẫn : 
 a) Họat động 1 : Làm việc cả lớp 
-GV nêu đặc điểm của địa phương Phước Hiệp
-GV nêu nhiệm vụ bài học:
+ Tìm hiểu thân thế của ông Lê Công Miễn
+ Tìm hiểu về sự nghiệp của ông Lê Công Miễn
+ Tìm hiểu về những đóng góp của ông Lê Công Miễn
 b) Họat động2: Làm việc theo nhóm .
Nhóm 1+2:Tìm hiểu nguồn gốc ,xuất thân của ông Lê Công Miễn
Nhóm 3+4:Trong quá trình làm quan của ông Lê công Miễn. Kể tên những chức vụ mà ông đã được triều Tây Sơn phong cho?
Nhóm 5+6:Ông đã có những đóng góp gì cho đất nước?
Lê Công Miễn thuộc đời thứ sáu chi phái họ Lê ở Luật Chánh ,cha Lê Duy An,mẹ Đỗ Thị Chi bà sinh 6 con trai 2 con gái,ông là con út.Ông sinh 19/5/1740 tại làng An Khương và mất 24/12/1800.Trong khi giữ chức vụThượng thư bộ hình đời Cảnh thịnh Lê Công Miễn đã soạn một bộ luật triều Tây Sơn,ông còn có tập Bạt bản tắc nguyên,tập quần thư mục lục, ”
- Địch tăng cường 10 điều luật phát xít, cấm mọi người nói đến hòa bình, cấm tụ họp, khủng bố các gia đình cách mạng..
- Là trận đánh mang tầm lịch sử vĩ đại đánh tan chính quyền Mĩ ngụy ở địa phương, góp phần vào việc giải phóng hoàn toàn miền Nam
- HS nghe,nhận xét .
 -HS theo dõi
-Các nhóm thảo luận 
-Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thảo luận :
+Nhóm 1+2:Lê Công Miễn thuộc đời thứ 6 chi phái họ Lê ở luật Chánh. Cha là Lê Duy An,mẹ là Đỗ Thị Chi, bà sinh 6 con trai và 2 con gái,ông là con út,
Ông sinh ngày 19/5/1740 tại làng An Khương và mất ngày 24/12/1800.
+Nhóm 2+3:Trong quá trình làm quan ở triều Tây Sơn ,ông đã được phong những chức quan:Hàn lâm thị tộc;Thị lang bộ lễ;Tthượng thư bộ hình,
+Nhóm 5+6:Ông có những tác phẩm:
Tập Bạt bản tắc nguyên;Tập Quần thư mục lục,
-2 HS G lên giới thiệu qua tranh.
-3 HS lần lượt trả lời
-HS liên hệ thực tế và nêu.
-Lắng nghe.
Tập đọc Tiết 63: ÚT VỊNH
I.Mục tiêu :
	-Kĩ năng: -Đọc lưu loát , diễn cảm toàn bài.
 -Kiến thức: Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ .
-Thái độ: Giáo dục HS ý thức làm chủ tương lai.
II.Chuẩn bị:SGK.Tranh ảnh minh hoạ bài học,vở ghi
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I-Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 2HS đọc thuộc lòng bài trả lời câu hỏi .
+Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ đến mẹ?
+Nêu nội dung bài thơ?
-GV nhận xét, ghi điểm .
II- Dạy bài mới :
1.Giới thiệu bài-ghi đề :
2.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài :
a/ Luyện đọc :
- Cho Hs đọc bài theo quy trình
-GV đọc diễn cảm toàn bài
b/ Tìm hiểu bài :
- Cho HS đọc thầm,thảo luận và trả lời
-Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có sự cố gì ?
Giải nghĩa từ :chềnh ềnh .
-Út Vịnh đã làm gì để giữ gìn an toàn đường sắt?
Giải nghĩa từ : thuyết phục 
-Khi nghe tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, nhìn ra đường sắt Út Vịnh thấy gì ?
Giải nghĩa từ :giục giã 
-Út Vịnh đã làm gì để cứu hai em nhỏ ?
c/Đọc diễn cảm :
-GV Hướng dẫn HS thảo luận tìm cách đọc diễn cảm .
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và đọc mẫu đoạn: "Thấy lạ ,. gang tấc ."
-Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm .
III- Củng cố , dặn dò :
-GV hướng dẫn HSK nêu nội dung bài 
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị tiết sau :Những cánh buồm .Đọc bài nhiều lần +TLCH cuối bài .Đọc diễn cảm đoạn:" Sau trận mưa 
 ..chưa hề đi đến ."
-2HS đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi , trả lời câu hỏi .
-Lớp nhận xét .
 -HS lắng nghe .
 HS đọc bài theo quy trình, HS xem tranh.
- 4HS đọc nối tiếp đoạn của bài luyện đọc từ khó: chềnh ềnh, chuyến tàu, giục giã
-Theo dõi
- HS đọc thầm và trả lời 
-Lúc thì đá tảng nằm trên đường ray, lúc thì mất ốc, trẻ em ném đá lên tàu .
Ý 1: Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh có sự cố
-Tham gia phong trào "Em yêu đường sắt quê em", thuyết phục các bạn không thả diều trên đường sắt .
Ý 2:Út Vịnh tham gia bảo vệ đường sắt .
-Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường ray.
Ý 3:Hiểm hoạ trên đường tàu .
-Lao lên cứu các em bất chấp nguy hiểm 
Ý 4 : Sự dũng cảm của Út Vịnh
- HS thảo luận nêu cách đọc diễn cảm .
-HS đọc cho nhau nghe theo cặp .
-HS thi đọc diễn cảm .trước lớp .
- Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai
-HS lắng nghe .
Rút kinh nghiệm:
 KHOA HỌC Tiết 63: TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN- VSMT_VSCN
I – Mục tiêu (Tích hợp bộ phận)
 Sau bài học, HS biết :
_ Hình thành khái niệm ban đầu về tài nguyên thiên nhiên
- Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên của nước ta.HSKT kể được 2-3 tài nguyên thiên nhiên
 _ Nêu ích lợi của tài nguyên thiên nhiên. 
II–Chuẩn bị:Hình trang 130, 131 SGK _Phiếu học tập.
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I–Ổn định lớp:KT đồ dùng học tập của HS
II – Kiểm tra bài cũ : “Môi trường”. 
 -Môi trường là gì ?
 -Em làm gì để bảo vệ môi trường?
 - Nhận xét, ghi điểm
III – Bài mới : 
 1 -Giới thiệu bài :
 2 – Hướng dẫn : 
 a) Họat động 1 : Quan sát và thảo luận. 
 -GV cho cả nhóm cùng quan sát các hình Tr.130,131SGK để phát hiện các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và xác định công dụng của mỗi tài nguyên đó.
- Làm việc cả lớp.
 GVtheo dõi nhận xét.
*Kết luận:GV kết luận HĐ1
 b) Họat động 2 : Trò chơi “Thi kể tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng”.
 GV nói tên trò chơi và hướng dẫn cho HS cách chơi.
 Kết thúc trò chơi, GV tuyên dương đội thắng cuộc. 
*Kết luận:GV kết luận HĐ2
IV – Củng cố,dặn dò :
-Tài nguyên thiên nhiên là gì ?(TB)
 - Nhận xét tiết học .
 -Chuẩn bị bài:”Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người”.
- HS trả lời .
- HS cả lớp nhận xét.
- HS nghe .
“Tài nguyên thiên nhiên”.
-Trước hết, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận để làm rõ: Tài nguyên thiên nhiên là:Những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên.
-Cả nhóm cùng quan sát các hình Tr.130,131 SGK để phát hiện các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và xác định công dụng của mỗi tài nguyên đó.
-Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung
-HS theo dõi.
- HS chơi như hướng dẫn.
-Cả lớp chọn đội thắng cuộc
VSMT- VSCN
“Tài nguyên thiên nhiên”.
+Con người sẽ không sống nổi, chết vì khát, Nếu thiếu nước cây cối sẽ bị héo, chết, cây không lớn hay nảy mầm được. Nếu thiếu nước động vật sẽ chết khát , một số loài sống dưới nước như cua, cá, tôm sẽ tuyệt chủng. 
 * Tác hại : nguồn nước bị ô nhiễm gây ra một số bệnh như : tả, lỵ, bại liệt, viêm gan, mắt hột...
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS xem bài trước .
Rút kinh nghiệm:
 Chiều Thứ ba ngày 16 tháng 4 năm 2013
CHÍNH TẢ ( Nhớ - viết ): Tiết 32: BẦM ƠI 
I / Mục tiêu:
-Nhớ – viết đúng, trình bày đúng chính tả 14 dòng đầu của bài Bầm ơi .
-Tiếp tục luyện viết hoa đúng tên của cơ quan, đơn vị .
-Giáo dục HS tính cẩn thận, rèn chữ viết đẹp.
II /Chuẩn bị: -3 bảng nhóm kẻ bảng nội dung bài tập 2 .SGK, VBT
 -Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan , tổ chức , đơn vị .
 III / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I- Kiểm tra bài cũ :
 -Gọi 2 HS lên bảng viết: Huy chương vàng, Quả bóng vàng, Đôi giày vàng , Nghệ sĩ Nhân dân .
-GV cùng cả lớp nhận xét.
II- Dạy bài mới :
1 / Giới thiệu bài : 
2 / Hướng dẫn HS nhớ – viết :
-1 HS đọc thuộc lòng bài Bầm ơi .
-Cho HS đọc thầm 14 câu thơ đầu của bài thơ 
-GV cho HS gấp SGK , nhớ lại và tự viết bài .
-Chấm chữa bài :+GV chấm 8 ... ại dàn ý, chỉnh sửa(nếu cần), sau đó dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn. 
3 / Học sinh làm bài :
-GV nhắc cách trình bày 1 bài TLV , chú ý cách dùng dùng từ đặt câu, một số lỗi chính tả mà các em đã mắc trong lần trước .
-GV cho HS làm bài .
-GV thu bài làm HS .
III- Củng cố dặn dò : 
-GV nhận xét tiết kiểm tra .
-Về nhà xem trước nội dung tiết TLV tiếp theo: Ôn tập về văn tả người để chọn đề bài , quan sát trước đối tượng các em sẽ miêu tả .
-Bày DCHT lên bàn.
-HS lắng nghe
-HS đọc đề bài và gợi ý .
-HS lắng nghe.
-HS chú ý .
-HS làm việc cá nhân 
 Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những gây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai.
            Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ .Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây...Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hoà mình với những cuộc vui phía dưới. 
-HS nộp bài kiểm tra .
Thứ sáu ngày 18 tháng 4 năm 2013
Toán: Tiết 160: LUYỆN TẬP
I– Mục tiêu :
-Ôn tập, củng cố và rèn luyện kĩ năng tính chu vi, diện tích một số hình, vận dụng để giải toán.
-Rèn kĩ năng giải toán về chu vi,diện tích các hình.
-Giáo dục HS tính kiên trì,tự tin.
 II-Chuẩn bị:
 1 - GV : Bảng phụ ,bảng nhóm
 2 - HS : Vở làm bài
IIICác hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I- Ổn định lớp:KT đồ dùng học tập của HS
II- Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS nêu cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật và hình vuông. 
 - Nhận xét, sửa chữa .
III - Bài mới : 
 1- Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học
2– Hướng dẫn ôn tập : 
Bài 1:Gọi 1 HS đọc đề bài. 
-HS dưới lớp làm bài vào vở.
-Gọi 1 HS lên bảng làm bài
- GV xác nhận kết quả.
 Bài 2: HS đọc đề bài và tóm tắt.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét.
- GV đánh giá, chữa bài. 
Bài 4:
- HS đọc đề bài.
-Gọi 1 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.
-GV nhận xét
IV- Củng cố, dặn dò :
- Gọi HSTB nêu cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi.
 - Nhận xét tiết học .
 - HDVề nhà hoàn chỉnh bài tập3/SGK. .
 - Chuẩn bị bài sau : Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình 
- 1 HS nêu. 
- 1 HS làm bài.
- HS nghe .
- HS nghe .
-HS đọc đề. -HS làm bài.
Bài giải:
a) Chiều dài sân bóng là:
11 x 1000 = 11000 (cm) = 110 (m)
 Chiều rộng sân bóng là:
9 x 1000 = 9000 (cm) = 90 (m)
Chu vi sân bóng là:
( 110 + 90 ) x 2 = 400 (m)
b) Diện tích sân bóng là:
 110 x 90 = 9900 (m2)
 Đáp số: a) 400m
9900 m2
- HS nhận xét.
Bài giải:
Số đo một cạnh sân gạch là:
 48 : 4 = 12 (m) 
Diện tích sân gạch là:
 12 x 12 = 144 (m2)
 Đáp số: 144m2
-HS làm bài,nêu kết quả.
-Cả lớp nhận xét
-HS nêu.
-Lắng nghe
-HS hoàn chỉnh bài tập
Rút kinh nghiệm:
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Tiết 32: SINH HOẠT CUỐI TUẦN
A/ Mục tiêu:
Giúp HS biết được ưu khuyết điểm của mình trong tuần; phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm.
Rèn kĩ năng phê bình và tự phê bình, có ý thức xây dựng tập thể.
Biết được công tác của tuần đến.
Giáo dục HS ý thức chấp hành nội quy nhà trường, tính tự giác, lòng tự trọng
B/ Hoạt động trên lớp:
NỘI DUNG SINH HOẠT
 I/ Khởi động : Hát tập thể một bài hát
II/ Kiểm điểm công tác tuần 32:
1.Các tổ họp kiểm điểm các hoạt động trong tuần.
2. Lớp trưởng điều khiển :
- Điều khiển các tổ báo cáo những ưu, khuyết điểm của các thành viên trong tổ.
- Tổng hợp những việc làm tốt, những HS đạt nhiều điểm 9,10, và những trường hợp vi phạm cụ thể.
- Bình chọn 5 HS để đề nghị tuyên dương các mặt.
................................................................................
................................................................................
................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
- Nhận xét chung về các hoạt động của lớp trong tuần.
3.GV nêu ưu, khuyết điểm chính:
+ Ưu điểm :
 - Đa số các em thực hiện tốt nội quy nhà trường và những quy định của lớp đề ra.
 - Thực hiện trực nhật sạch sẽ trước giờ vào lớp.
 - Truy bài 15’ đầu buổi tương đối tốt 
 - Nhiều em cố gắng học tập, học thuộc bài, làm bài tập đầy đủ: Uyên, Nhung, Giang, Hoàng, Hằng
- Nhiều em phát biểu sôi nổi,chuẩn bị tốt bài ở nhà. 
 + Tồn tại :
- Một số em còn làm việc riêng trong lớp: Thịnh, Đình, Thắng..
- Một số em chưa thuộc bài, làm bài ở nhà, quên vở.
III/ Kế hoạch công tác tuần 33:
 - Thực hiện tốt an toàn giao thông và đi hàng một
 -Duy trì đôi bạn cùng tiến .
 -Truy bài đầy đủ, có chất lượng.
 - Ôn tập tăng cường chuẩn bị kiểm tra cuối HKII
 - Phụ đạo HS yếu
 -Tiếp tục chăm sóc cây hoa vườn trường.
 - Tập luyện nghi thức đội và các bài hát múa.
IV/ Sinh hoạt văn nghệ tập thể :
 - Hát tập thể một số bài hát của Đội 
- Tổ chức cho HS chơi các trò chơi dân gian do HS sưu tầm hoặc hát các bài đồng dao, V/ Nhận xét - Dặn chuẩn bị nội dung tuần sau
Mỗi tổ sưu tầm một trò chơi dân gian hoặc một bài đồng dao, hò,vè,... phù hợp với lứa tuổi các em để phổ biến trước lớp và hướng dẫn các bạn cùng chơi.
Khoa học: Tiết 64: VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 
 ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỦA CON NGƯỜI
 I – Mục tiêu :
 Sau bài học, HS biết :
 - Nêu ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.
 Trình bày tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường. 
	 _ Giáo dục HS biết bảo vệ môi trường. 
II –Chuẩn bị:Hình trang 132 SGK.Phiếu học tập.
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I – Ổn định lớp : KT sĩ số HS
II – Kiểm tra bài cũ: 
-Tài nguyên thiên nhiên là gì 
-Kể một số tài nguyên thiên nhiên mà em biết?
 - Nhận xét, ghi điểm.
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài –ghi đề: 
2 –Hướng dẫn: 
 a) Hoạt động 1 : Quan sát. 
 *Mục tiêu: Giúp HS:
 _ Biết nêu ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.
 Trình bày được tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường. 
*Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm.
+ Môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì 
+ Môi trường tự nhiên nhận từ các hoạt của con người những gì ?
 * Kết luận: HĐ1
 b) Hoạt động 2 : “Trò chơi nhóm nào nhanh hơn 
 *Mục tiêu: Củng cố cho HS những kiến thức về vai trò của môi trường đối với đời sống con người đã học ở hoạt đông trên.
*Cách tiến hành: GV yêu cầu các nhóm thi đua liệt kê vào giấy những gì môi trường cung cấp hoặc nhận từ các hoạt động sống và sản xuất của con người.
 GV tuyên dương những nhóm viết được nhiều.
 Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại.
*Kết luận:GV kết luận HĐ2
IV – Củng cố,dặn dò :- Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài“Tác động của con người đối với môi trường rừng”
-HS trả lời.
-HS nghe.
- HS nghe .
_ Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 132 SGK để phát hiện :
 Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người: chất đốt, đất đai để xây dựng nhà ở, khu vui chơi giải trí bãi cỏ để chăn nuôi gia súc, nước uống, thức ăn.
 _ Môi trường còn là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người. 
_HS chơi theo hướng dẫn của GV.
_Tài nguyên sẽ bị cạn kiệt, môi trường sẽ bị ô nhiễm
_HS trả lời.
_ HS lắng nghe.
_ Xem bài trước.
Rút kinh nghiệm:
Kĩ thuật: Tiết 32:LẮP RÔ-BỐT (tt)
I.- Mục tiêu: HS cần phải :
 -Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô-bốt.
 - Lắp được rô-bốt đúng kĩ thuật,đúng quy trình.
 - Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.
II.-Chuẩn bị:
 -GV: Mẫu rô-bốt đã lắp sẵn.
 -HS: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III.- Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I)Kiểm tra bài cũ:
- Cho HSTB nhắc lại ghi nhớ bài học trước
- GV nhận xét và đánh giá
II) Bài mới:
1) Giới thiệu bài-ghi đề: 
 2) Giảng bài:
Hoạt động 3: HS thực hành lắp rô-bốt
a-Hướng dẫn HS chọn đúng,đủ các chi tiết xếp vào nắp.
b-Lắp từng bộ phận.
GV cho HS đọc ghi nhớ, quan sát kĩ các hình trong SGK và nội dung từng bước lắp.
Trong quá trình thực hành lưu ý các điểm sau:
+Lắp chân rô-bốt là chi tiết khó,cần chú ý vị trí trên dưới của thanh chữ U dài
+Lắp tay rô-bốt phải quan sát kĩ H 5a-SGK và chú ý lắp 2 tay đối nhau.
+Lắp đầu rô-bốt cần chú ý vị trí thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ phải vuông góc với nhau.
GV theo dõi và uốn nắn kịp thời những HS còn lúng túng.
c-Lắp ráp rô-bốt (hình 1 SGK)
+HS lắp ráp rô-bốt theo các bước trong SGK.
+Nhắc HS chú ý khi lắp thân rô-bốt vào giá đỡ thân cần phải lắp cùng với tấm tam giác.
+Nhắc HS kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của tay rô-bốt
 Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm
-GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm
-GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III
-GV nhận xét,đánh giá chung.
-GV nhắc HS tháo rời các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
III) Củng cố, dặn dò:
 - Cho HS nêu ghi nhớ bài học.(TB)
- GV nhận xét tiết học.
 - Tiết sau:Lắp mô hình tự chọn
 -HS nêu
-Lắng nghe
HS chọn các chi tiết
 -HS quan sát và lắp từng bộ phận
-HS lắp ráp rô-bốt
-HS trưng bày sản phẩm và đánh giá sản phẩm
-HS tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp.
 HS nêu
 HS chuẩn bị bộ lắp ghép

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L5 T32 TUAN DAK LAK.doc