Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 4 - Trường TH Xuân Hương 2

Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 4 - Trường TH Xuân Hương 2

I. Mục tiêu:

- Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài ( Xa - da - cô Xa - xa - ki;

 Hi - rô - si - ma; Na - ga - da – ki). Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn với giọng trầm, buồn.

- Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới. Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.

+Những KNSCB được giáo dục :

- Xác định giá trị (nhận biết giá trị của hòa bình, sự an lành đối với cuộc sống con người).

- Thể hiện sự cảm thông ( biết bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông với những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại)

+Các phương pháp dạy học:

- Thảo luận nhóm nhỏ.

 

doc 37 trang Người đăng huong21 Lượt xem 940Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 4 - Trường TH Xuân Hương 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 16 tháng 09 năm 2013
TUẦN 4 
Tập đọc
 Tiết 7: NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY( 36 )
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài ( Xa - da - cô Xa - xa - ki;
 Hi - rô - si - ma; Na - ga - da – ki). Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn với giọng trầm, buồn.
- Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới. Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.
+Những KNSCB được giáo dục :
- Xác định giá trị (nhận biết giá trị của hòa bình, sự an lành đối với cuộc sống con người).
- Thể hiện sự cảm thông ( biết bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông với những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại)
+Các phương pháp dạy học:
- Thảo luận nhóm nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Hình minh hoạ SGK, 1 lọ hoa tượng trưng cho đài tưởng niệm. Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Gv gọi 2 em đọc vở kịch “Lòng dân”.
- Nêu nội dung ý nghĩa của vở kịch?
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
-Gv giới thiệu chủ điểm: Cánh chim hòa bình.
- Gv giới thiệu bài tập đọc : Những con sếu bằng giấy.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc và Tìm hiểu bài:
* Luyện đọc: 
-Gv đọc mẫu.
-GV chia đoạn luyện đọc và HDHS luyện đọc đúng số liệu và các tên nước ngoài:
+ Đoạn 1: Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
+ Đoạn 2: Hậu quả mà hai quả bom đã gây ra.
+ Đoạn 3 : Khát vọng sống của Xa - da - cô.
+ Đoạn 4 : Ước vọng hoà bình của HS thành phố Hi - rô - si - ma.
- Gv yêu cầu hs luyện đọc cá nhân.
- Gv gọi 3,4 nhóm đọc bài( mỗi em 1 đoạn) -Gv sửa lỗi phát âm. Kết hợp giải nghĩa từ trong SGK.
-Gọi 1,2 hs đọc lại toàn bài.
- GV cùng lớp nhận xét.
* Tìm hiểu bài
- Gv yêu cầu hs đọc thầm lại toàn bài và trả lời các câu hỏi trong sgk.
- Xa - da - cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào?
- Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
- Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa - da - cô?
- Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình?
c) Thực hành: 
* Thể hiện sự cảm thông:
- Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa - da - cô?
*Xác định giá trị:
- Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
* Luyện đọc diễn cảm:
- GV treo bảng phụ viết đoạn 3. Đọc mẫu và Hướng dẫn đọc diễn cảm..
- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi và ghi điểm.
Củng cố ,dặn dò:
- Bài học giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét giờ học
- Yêu cầu vn luyện đọc diễn cảm và TLCH.
- Chuẩn bị bài sau. 
- Hát, báo cáo sĩ số.
- HS đọc 
- 1, 2 em trả lời.
- Hs lắng nghe
-Lớp quan sát tranh minh hoạ.
- Hs theo dõi bài.
- Cá nhân luyện đọc tiếp nối đoạn.
-1, 2 em đọc toàn bài.
+ Các nhóm trao đổi trả lời câu hỏi( 2 bàn 1 nhóm).
- Từ khi Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
- Ngày ngày gấp sếu, vì em tim vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ 1000 con sếu giấy treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh.
- Gấp những con sếu bằng giấy gửi tới cho Xa - da - cô.
- Khi Xa - da - cô chết, các bạn đã quyên góp tiền xây dựng tượng đài...
- HS thực hành nói lời cảm thông.
- Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
- Lắng nghe.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Cá nhân thi đọc diễn cảm trước lớp. Lớp nhận xét.
Thứ hai, ngày 16 tháng 9 năm 2013
Toán
Tiết 16: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN
I. Mục tiêu:
- Biết một dạng quan hệ tỷ lệ ( đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).
- Biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỷ lệ này bằng một trong hai cách “ Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
- Rèn kĩ năng giải toán.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ ghi nội dung bài, Phiếu học tập bài tập 3.
III. Hoạt động dạy học	
Thời gian đi
1 giờ
2 giờ
 3 giờ
Quãng đường đi được
4 km
8 km
12 km
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nhắc lại cách giải bài tập tìm 2 số biết tổng (hiệu) và tỷ số của 2 số đó.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b Tìm hiểu bài:
Ví dụ: Một người đi bộ trung bình 1 
giờ đi được 4 km. Tính quãng đường đi được trong 2 giờ; 3 giờ?
\
- GV: Nhận xét, ghi kết quả đúng.
- GV chốt: khi thời gian lên gấp bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
Bài toán
	2 giờ đi được : 90 km
	4 giờ đi được :  km?
- Gợi ý cách “rút về đơn vị”:
Trong 1 giờ ôtô đi được bao nhiêu km?
- Trong 4 giờ ôtô đi được bao nhiêu km?
- GV: Gợi ý để dẫn ra cách 2 tìm tỉ số
+ 4 giờ gấp mấy lần 2 giờ? (4 : 2 = 2)
+ Quãng đường đi được gấp lên mấy lần? 
Þ Quãng đường đi được trong 4 giờ là:
c. Thực hành: 
Bài 1 (19)
- GV: Gợi ý giải bằng cách “rút về đơn vị”
	5 m : 80 000 đồng
	7 m : ........... đồng?
- Mời HS chữa bài và nêu cách giải BT.
Bài 2( 19 )
- GV: Gợi ý 2 cách giải rút về đơn vị, tìm tỷ số.
	3 ngày : 1200 cây
	12 ngày: ........ cây?
- HS chữa bài, GV cùng lớp nhận xét
Bài 3: ( 19 )
- GV: Hỏi phân tích bài tập, hướng dẫn tính toán:
a. 	1 000 người: tăng 21 người
	4 000 người: tăng ... người?
b.	1 000 người: tăng 15 người
	4 000 người: tăng ... người?
- YC HS thảo luận nhóm, giải bài tập vào phiếu theo phương pháp: “tìm tỉ số” 
Củng cố ,dặn dò:
- Gv chốt lại 2 cách giải bài tập.
Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
- Hát
- Học sinh nêu
- 1 em đọc đầu bài.
- HS nêu miệng kết quả, quãng đường đi được trong 2 giờ, 3 giờ.
- HS quan sát trên bảng, nêu nhận xét.
- HS đọc đề toán. Suy nghĩ làm bài vào nháp.
 Bài giải
Cách 1:
Trong 1 giờ ô tô đi được là:
	90 : 2 = 45 (km)
Trong 4 giờ ôtô đi được là:
	45 ´ 4 = 180 (km)
	Đáp số: 180 km
Cách 2: 4 giờ gấp 2 giờ số lần là:
	 4: 2 = 2 (lần)
 Trong 4 giờ ôtô đi được là:
	 90 ´ 2 = 180 (km)
	 Đáp số: 180 km
- HS đọc bài tập
- Lớp tự giải vào vở và chữa bài.
Bài giải
Mua 1 m vải hết số tiền là:
	80 000 : 5 = 16 000 (đồng)
Mua 7 m vải hết số tiền là:
	16 000 ´ 7 = 112 000 (đồng)
	Đáp số: 112 000 đồng.
- HS đọc đầu bài, tìm hiểu đầu bài và làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng chữa.
Bài giải
Cách 1:
 Trong 1 ngày đội trồng cây trồng được số cây là: 
	1200 : 3 = 400 (cây)
Trong 12 ngày đội trồng rừng trồng được số cây là: 400 ´ 12 = 4800 (cây)
	 Đáp số: 4800 cây.
Cách 2:
 12 ngày gấp 3 ngày số lần là:
	12 : 3 = 4 (lần)
Trong 12 ngày đội trồng rừng trồng được số cây là: 1200 ´ 4 = 4800 (cây)
- Bài 3:HS đọc bài tập, phân tích đầu bài và làm 
a. 4 000 người gấp 1 000 người số lần là:	4 000 : 1 000 = 4 (lần)
Sau 1 năm số dân xã đó tăng thêm:
	21 ´ 4 = 84 (người)
	Đáp số: 84 người.
b. 4 000 người gấp 1 000 người số lần là:	4 000 : 1 000 = 4 (lần)
Sau 1 năm số dân xã đó tăng thêm:
	15 ´ 4 = 60 (người)	
 Đáp số: 60 người.
 Thứ ba, ngày 17 tháng 9 năm 2013 
Toán
 Tiết 17: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ bằng một trong hai cách “ Rút về đơn
 vị” hoặc “Tìm tỉ số”. HS làm được BT 1, 3,4. HS khá, giỏi làm được tất các BT.
- Rèn luyện kỹ năng giải toán.
- HS tự giác học tốt bộ môn .
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra và chấm BT trong vở bài tập.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài.
b. Luyện tập: 
Bài 1 ( 19)
- GV hỏi phận tích đề toán.
- Yêu cầu lớp tóm tắt, giải bằng cách “rút về đơn vị”
- Mời HS chữa bài trên bảng. Mời HS khác nhận xét.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 2( 19 )
- 2 tá bút chì là bao nhiêu chiếc?
- YC Lớp tự tóm tắt rồi giải vào nháp sau đó đổi nháp chấm chéo.
- GV nhận xét bài chữa
Bài 3: ( 20 )
- Lớp tự tóm tắt rồi giải vào vở.
- GV nhận xét bài, phân thắng thua, chữa bài.
 Bài 4 ( 20 )
- Mời HS đọc yêu cầu và làm bài sau đó chữa bài trên bảng.
Tóm tắt:
	2 ngày : 72 000 đồng
	5 ngày : ........... đồng?
- GV chấm, chữa bài và nhận xét
- Hát + sĩ số.
- HS đọc bài tập, tìm hiểu đầu bài và làm bài vào vở.
- Tóm tắt:
	12 quyển : 24 000 đồng
	30 quyển : ........... đồng?
Bài giải
Giá tiền 1 quyển vở là:
	24 000 : 12 = 2 000 (đồng)
Số tiền mua 30 quyển vở là:
	2 000 ´ 30 = 60 000 (đồng)
	Đáp số: 60 000 đồng
- HS đọc đề toán, tìm hiểu đầu bài và làm bài vào vở nháp.
- 24 chiếc bút chì.
Tóm tắt:
	24 bút chì : 30 000 đồng
	8 bút chỉ : ........... đồng?
Bài giải
24 bút chì gấp 8 bút chì số lần là:
	24 : 8 = 3 (lần)
Số tiền mua 8 bút chì là:
	30 000 : 3 = 10 000 (đồng)
	 Đáp số: 10 000 đồng.
- HS đọc đề bài, tóm tắt và làm bài sau đó 2 em lên thi chữa bài nhanh.
Tóm tắt
	3 xe : 120 học sinh
	? xe : 160 học sinh
Bài giải
Một ôtô chở được số HS là:
	120 : 3 = 40 (học sinh)
Số ôtô cần để chở 160 học sinh là:
	160 : 40 = 4 (ôtô)
	 Đáp số: 4 ôtô
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở.
Bài giải:
Số tiền trả cho 1 ngày công là:
	72 000 : 2 = 36 000 (đồng)
Số tiền trả cho 5 ngày công là:
	36 000 ´ 5 = 180 000 (đồng)
	Đáp số: 180 000 (đồng)
4. Củng cố, dặn dò :
 - Nhận xét giờ học. Nhắc lại cách giải toán.
- Yêu cầu chuẩn bị bài: Ôn tập và bổ xung về giải toán (tiếp).
Thứ hai, ngày 16 tháng 9 năm 2013
Chính tả (Nghe - viết)
 Tiết 4: ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng chính tả bài: Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ. Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và qui tắc ghi dấu thanh trong tiếng có ia, iê (BT2).
- Giáo dục tính kiên trì , cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bút dạ, giấy khổ to viết mô hình cấu tạo vần.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Cá nhân lên bảng viết vần của các tiếng: chúng - tôi - mong - thế - giới - này - mãi - mãi - hoà - bình vào mô hình cấu tạo vần,.
- Nêu cách đánh dấu thanh trong tiếng?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài.
b. Hướng dẫn HS nghe viết chính tả :
- GV đọc bài chính tả.
- Hướng dẫn HS viết tên người nước ngoài.
- GV nhận xét HS viết từ khó.
- GV đọc cho HS viết.
- Đọc cho HS soát.
- Chấm 1 số bài và nhận xét bài viết.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : 
Bài tập 2: ( 38 )
Yêu cầu HS điền tiếng “ nghĩa, chiến” vào mô hình cấu tạo vần.
- Nhận xét, chữa.
- Nêu sự giống và khác nhau giữa 2 tiếng?
Bài tập 3( 38 )
 Nêu qui tắc ghi dấu thanh ở các tiếng trên.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
- Hát 
- HS viết bảng con
- HS nêu.
- Theo dõi SGK.
- Lớp đọc thầm chú ý tên người nước ngoài.
- HS luyện viết từ khó vào bảng con.
- HS nghe – viết chính tả vào vở.
- Soát bài.
- HS đọc nội dung bài tập 2.
Lớp làm vào vở .
- 2 HS lên điền trên bảng.
- Giống: 2 tiếng đều có âm chính gồm 2 chữ cái (đó là các nguyên â ... Bên cạnh đó còn 1số ít em chưa thực sự ngoan,chưa vâng lời cô giáo 
*Học tập: 
 Các em đi học đều , không có em nào nghỉ học tự do, trong giờ học đó chú ý nghe giảng và tích cực xây dựng bài, nhiều em đạt điểm cao trong học tập.
 - Các nhóm đã tích cực hơn trong mọi hoạt động.
 - Song bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa tự giác trong học tập, trong giờ học còn nói chuyện và làm việc riêng, ý thức học tập chưa cao .
* Thể dục - vệ sinh: 
 Tham gia tốt các hoạt động như thể dục giữa giờ và sinh hoạt tập thể. Tham gia đầy đủ các hoạt động ngoại khóa.
+ Vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 
+ Vệ sinh chung các em đó tự giác vệ sinh sạch sẽ khu vực được giao.
c.Tuần tới: 
+ Tham gia tốt hoạt động của trường của lớp
 + Tự giác, tích cực trong học tập, chấp hành tốt luật an toàn giao thông. 
 + Các nhóm học cần cố gắng và tự giác giúp đỡ nhau trong học tập để nâng cao kết quả.
 + Vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung sạch sẽ gọn gàng hơn.
 + Phát huy những ưu điểm, khắc phục tồn tại.
Thứ tư, ngày 18 tháng 9 năm 2013
Ôn toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ bằng một trong hai cách “ Rút về đơn
 vị” hoặc “Tìm tỉ số”. HS làm được BT
. - Rèn luyện kỹ năng giải toán.
- HS tự giác học tốt bộ môn .
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài.
b. Luyện tập: 
Bài 1 :
Bài toán: Mua15 quyển vở hết 30 000 đồng. Hỏi mua 20 quyển như thế hết bao nhiêu tiền?
- GV hỏi phận tích đề toán.
- Yêu cầu lớp tóm tắt, giải bằng cách “rút về đơn vị”
- Mời HS chữa bài trên bảng. Mời HS khác nhận xét.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 2: 
- Để trở 180 HS cần 3 xe ô tô. Vậy trở 240 HS cần bao nhiêu xe ô tô ?
- Lớp tự tóm tắt rồi giải vào vở.
- GV nhận xét bài, phân thắng thua, chữa bài.
Bài 3 :
- Bác thợ mộc làm trong 3 ngày thì được 270 000 đồng. Nếu bác làm trong 6 ngày thì được bao nhiêu tiền ?
- Mời HS đọc yêu cầu và làm bài sau đó chữa bài trên bảng.
Tóm tắt:
	3 ngày : 270 000 đồng
	6 ngày : ........... đồng?
- GV chấm, chữa bài và nhận xét
- Hát + sĩ số.
- HS đọc bài tập, tìm hiểu đầu bài và làm bài vào vở.
- Tóm tắt:
	15 quyển : 30 000 đồng
	20 quyển : ........... đồng?
Bài giải
Giá tiền 1 quyển vở là:
	30 000 : 15 = 2 000 (đồng)
Số tiền mua 20 quyển vở là:
	2 000 ´ 20 = 40 000 (đồng)
	Đáp số: 40 000 đồng
- HS đọc đề bài, tóm tắt và làm bài sau đó 2 em lên thi chữa bài nhanh.
Tóm tắt
	3 xe : 180 học sinh
	? xe : 240 học sinh
Bài giải
Một ôtô chở được số HS là:
	180 : 3 = 60 (học sinh)
Số ôtô cần để chở 240 học sinh là:
	2400 : 40 = 6 (ôtô)
	 Đáp số: 6 ôtô
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở.
Bài giải:
Số tiền trả cho 1 ngày công là:
	270 000 : 3 = 90 000 (đồng)
Số tiền trả cho 6 ngày công là:
	90 000 ´ 6 = 540 000 (đồng)
	Đáp số: 540 000 (đồng)
4. Củng cố, dặn dò :
 - Nhận xét giờ học. Nhắc lại cách giải toán.
- Yêu cầu chuẩn bị bài: Ôn tập và bổ sung về giải toán (tiếp).
Thứ ba,ngày 17 tháng 9 năm 2013
Ôn Tiếng Việt 
 	LUYỆN TẬP TẢ CẢNH 
I. Mục tiêu. Giúp HS:
- Củng cố, ôn tập về văn tả cảnh, chuẩn bị tốt cho giờ kiểm tra viết. HS lập được dàn ý cho bài văn tả ngôi trường đủ 3 phần: MB, TB, KB. Biết lựa chọn những nét nổi bật để tả ngôi trường.
- Rèn kĩ năng thực hành : quan sát, lập dàn ý, lựa chọn, sắp xếp, diễn đạt, hoàn thành bìa văn miêu tả cảnh trường em.
- Giáo dục HS yêu quý, gắn bó với ngôi trường.
II. Đồ dùng dạy học: Bài văn minh hoạ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Định hướng nội dung ôn luyện:
- Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- Hoàn thành tiếp nội dung tiết học buổi sáng.
- Vận dụng thực hành tả cảnh : Em hóy tả cảnh nhộn nhịp của sõn trường em trong giờ ra chơi.                                   
2. Thực hành : Luyện viết văn tả cảnh.
GV theo dõi, giúp đỡ học sinh hoàn thành bải buổi sáng; đặt câu hỏi gợi ý tả cảnh trường vào giờ ra chơi.
- Cảnh trường trong giờ ra chơi như thế nào?
- Có những hoạt động gì?
- Các bạn học sinh vui chơi ra sao?
- Nắng, gió và chim chóc vui đùa thế nào?
- Cảm xúc của em trong mỗi giờ ra chơi?....
-...sôi nổi, nhộn nhịp.
-...các bạn nam đá cầu, các bạn nữ nhảy dây, chỗ tụm năm, tụm ba trò chuyện...
- ...ai cũng hào hứng, phấn khởi, quên đi những lo âu, căng thẳng của giờ học.
-...ánh nắng chan hòa. Chim nhảy nhót hót ca. Gió mang hương thơm từ hoa của vườn trường ngan ngát....
-..giờ chơi luôn mang lại cho chúng em những giây phút thoải mái, thư giãn tuyệt vời.
Bài làm minh hoạ
Đối với mỗi học sinh, giờ ra chơi như một người bạn giúp chúng ta thư giãn sau những tiết học căng thẳng.
Tiếng trống giờ ra chơi đó vang lên bên tai mỗi học sinh. Từ các lớp, học sinh ùa ra như những chú chim non, tò mò muốn bước ra ngoài không gian. Nắng đuổi bắt chùm lộc non xanh mơn mởn, rồi đứng lại bên những cành phượng vĩ đỏ rực đang khoe sắc.
Dưới gốc cây phượng già, các bạn gái rủ nhau chơi nhảy dây. Những đôi chân xinh xắn ấy, cùng bạn nhảy dây từng bước uyển chuyển. Bạn nào bạn nấy cũng cố gắng nhảy thật nhịp nhàng, để đáp lại sự cổ vũ nhiệt tình của các bạn xung quanh.  Gần đó là trò chơi đá cầu cũng lí thú không kém. Quả cầu nhiều màu sắc như bảy màu tinh tú của cầu vồng. Nó được đôi chân khoẻ khoắn, nhanh nhẹn của các bạn nam làm cho có sức sống. Chẳng có thể nhìn thấy quả cầu xinh xinh đâu nữa, mà chỉ thấy đôi chân nhanh nhẹn thoắt lên, thoắt xuống của các bạn. Mấy bạn đứng xem, người thì chăm chú nhìn quả cầu tung lên hạ xuống, người thì trổ tài dự đoán xem bàn chân nào khéo nhất. Cuối cùng, bạn Tuấn lớp tôi cũng giành chiến thắng bởi những cú đá hiểm hóc. Có bạn muốn tìm cho mình một sự thư giãn nhẹ nhàng, lại đến bên gốc bàng xanh mướt kia ngồi đọc sách. Vẻ chăm chú ấy làm cho ai cũng tin rằng đó là những cô gái, chàng trai sẽ là những tinh hoa cho xã hội, làm nên một cuộc sống tươi đẹp cho chính mình và cả đất nước. Ngược lại, các bạn trai hiếu động lại tìm thấy niềm vui riêng trong trò chơi đuổi bắt. Mồ hôi nhễ nhại toát ra như tắm, nhưng dường như nó chẳng là gì đối với các bạn, bởi lẽ ai cũng thấy lòng rộn lên niềm vui của trẻ thơ. Chị gió tốt bụng dùng chiếc quạt của mình xua tan cái nắng nóng cho cả sân trường. Những bạn gái nhút nhát, dịu dàng lại luôn quây quần bên gốc cây xà cừ tâm sự. Sân trường vui thật đấy ! Làm cho các chú chim sâu cũng phải ngó xuống nhìn. Trên không trung, ông mặt trời cháy bỏng, ngó xuống nhìn nở nụ cười thiên thần. Bỗng ba hồi trống vang lên, các bạn học sinh lần lượt vào lớp, ai cũng tươi tắn như những đoá hoa ban mai. Bởi các bạn sắp bước vào những tiết học sôi nổi hào hứng.
Giờ ra chơi ở trường em là vậy đó, nó mang lại cho chúng em biết bao kỉ niệm thân thương, dưới mái trường mến yêu.
Toán
Tiết 3	Luyện tập về giải toán
I. Mục tiêu:	
- Củng cố kĩ năng giải bài toán có liên quan đến tỉ số đã học ở lớp 4 và bài toán có liên quan đến tỉ lệ vừa học bổ sung.
- HS vận dụng vào làm các bài tập chính xác, nhanh.
- Giáo dục ý thức học tập cho HS.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài.
2. GV hướng dẫn HS làm một số bài tập sau :
Bài 1 : Tổng của hai số là 90. Số thứ nhất bằng 7/8 số thứ hai. Tìm hai số đó.
-GV yêu cầu HS xác định dạng toán.
- GV giúp HS yếu khi làm bài.
- GV, HS khác nhận xét, chữa bài.
- GV chốt cách giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
HS xác định dạng toán và tự làm. Cụ thể
Tổng số phần bằng nhau là : 8+7 = 15(phần) 
Số thứ nhất là :90 : 15 7 = 42
Số thứ hai là :90 – 42 = 48
Đáp số: 48 và 42
Bài 2 : Tỉ số giữa cân nặng của bố và của con là 5 : 3. Con nhẹ hơn bố 26 kg. Hỏi bố cân nặng bao nhiêu kg?
- Cách tổ chức tương tự bài tập 1
- GV chốt các cách giải bài toán về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
HS tự làm rồi chữa bài.
Đáp số : 65 kg
Bài 3 : Mẹ mua 1 tá khăn mặt hết 96000 đồng. Hỏi cô Lan muốn mua 6 cái khăn mặt như thế thì phải trả người bán hàng bao nhiêu tiền ?
 - GV yêu cầu HS tự tóm tắt ; 2 HS lên bảng giải theo 2 cách.
- GV, HS khác nhận xét, chữa bài.
- GV chốt cách giải.
HS tóm tắt, lập kế hoạch giải.
2 HS lên bảng làm, HS khá giải bằng 2 cách.
Đáp số : 48000 đồng.
Bài 4 : 12 người làm xong một công việc trong 4 ngày. Hỏi 16 người làm xong công việc đó trong bao nhiêu ngày? (Mức làm của mỗi người là như nhau)
 Yêu cầu HS tự suy nghĩ.
HS khá giỏi trình bày cách làm.
GV nhận xét, chốt cách giải.
 HS chữa bài. HS khác nhận xét
1 người làm xong công việc đó trong thời gian là: 4 12 = 48 (ngày)
16 người làm xong công việc đó trong thời gian là: 48 : 16 = 3 (ngày)
Đáp số: 3 ngày
3. Củng cố: Nội dung ôn tập - Nhận xét tiết học.
Thứ hai, ngày 16 tháng 9 năm 2013
ĐẠO ĐỨC
 CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH. (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình.
- Tự liên hệ về hành động, trách nhiệm trong công việc của bản thân.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
.Ổn định tổ chức:
2.. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu bài học của giờ trước?
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
*Hoạt động 1: Xử lí tình huống (BT 3 
* Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống.
- GV chia nhóm nhỏ. Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm xử lí một tình huống trong BT 3 (có thể đóng vai).
- GV nhận xét, kết luận: Mỗi tình huống đều có nhiều cách giải quyết. Người có trách nhiệm cần phải chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh.
*Hoạt động 2: Liên hệ. 
* Mục tiêu: Mỗi HS có thể tự liên hệ, kể một việc làm của mình (dù rất nhỏ) và tự rút ra bài học.
- GV gợi ý để HS nhớ lại một việc làm của mình chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm.
- Chuyện xảy ra như thế nào và lúc đó em đã làm gì?
- Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào?
- GV nhận xét, kết luận: Khi giải quyết công việc hay xử lí tình huống một cách có trách nhiệm, chúng ta thấy vui và thanh thản,...
- Hát 
- 1, 2 em trả lời.
- HS thảo luận nhóm 
- Các nhóm lên trình bày kết quả (Hoặc đóng vai). Lớp nhận xét, bổ xung.
- HS trao đổi theo cặp về câu chuyện của mình.
VD :Em mượn bạn 1 quyển truyện nhưng về nhà em không giữ cẩn thận mà vứt bừa bãi để truyện bị rách.
- em thấy mình thiếu trách nhiệm về việc làm của mình.
- Cá nhân trình bày trước lớp. Tự rút ra bài học.
- 1, 2 em đọc ghi nhớ trong SGK.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét giờ học
- xem trước bài sau

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan4-2013.doc