Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 8 năm 2012

Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 8 năm 2012

I, Mục tiêu : Giúp học sinh biết cách phòng tránh bệnh viêm gan A.

KNS: KN phân tích đối chiếu các thông tin về bệnh viêm gan A ( Hỏi đáp với chuyên gia)

II, Chuẩn bị :Tranh minh hoạ H32, 33SGK.

III/ Hoạt động dạy và học :

A, Kiểm tra : ( 4 phút) Nêu nguyên nhân gây bệnh viêm não?

Nêu cách phòng tránh bệnh này?

B, Bài mới : ( 29 phút)

1.GTB : GVnêu mục đích yêu cầu .

2, HDbài :

 

doc 77 trang Người đăng huong21 Lượt xem 806Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 8 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ 3 ngày 23 tháng 10 năm 2012
Buổi chiều:
 Khoa học
Phòng bệnh viêm gan A
I, Mục tiêu : Giúp học sinh biết cách phòng tránh bệnh viêm gan A.
KNS: KN phân tích đối chiếu các thông tin về bệnh viêm gan A ( Hỏi đáp với chuyên gia)
II, Chuẩn bị :Tranh minh hoạ H32, 33SGK.
III/ Hoạt động dạy và học :
A, Kiểm tra : ( 4 phút) Nêu nguyên nhân gây bệnh viêm não?
Nêu cách phòng tránh bệnh này?
B, Bài mới : ( 29 phút) 
1.GTB : GVnêu mục đích yêu cầu .
2, HDbài :
 a,HĐ1: HS thảo luận nhóm nêu những điều mình biết về bệnh viêm gan A.
Thi đua giữa các nhóm nêu những hiểu biết về bệnh viêm gan A.
Rất nguy hiểm 
Lây qua đường tiêu hoá .
Dấu hiệu : Gây yếu ,sốt nhẹ,đau bụng , chán ăn , mệt mỏi .
GVkết luận -HS nhắc lại 
b, HĐ2: Tác nhân gây bệnh và con đường lây truyền bệnh viêm gan A.
 Hs đọc SGK. đóng vai nhân vật .
HS1 dìu 1 hs xuống ghế .
HS2:Thưa bác sĩ .
HS: Cháu bị làm sao vậy chị HS1 trả lời .
HS3: Chị cho cháu .
HS2: Thưa bác sĩ .
HS3: Bệnh này lây ..
GV hỏi về tác nhân gây bệnh và bệnh viêm gan A lây qua đường nào ? 
HSTL : ( phần cần biết ).
c,HĐ3:Cách đề phòng bệnh viêm gan A. chưa có thuốc đặc trị .
Hỏi : Bệnh viêm gan A nguy hiểm như thế nào ? (  làm cho cơ thể mệt mỏi , chán ăn gầy yếu )
Hs rút ra nhận xét trong các hình minh hoạ .
Rút ra kết luận : Cách phòng vêm gan A như thế nào ?(Phần 2 của phần cần biết )
3, Củng cố dặn dò : ( 2 phút)
Gọi hs nhắc lại ghi nhớ .
 Nhận xét giờ học .Tuyên dương những HS hăng say phát biểu xây dựng bài
------------------------------------------------------ 
Luyện Toán:
Ôn Luyện So sánh hai số thập phân .
I/ Mục tiêuCũng cố cho học sinh:
- So sánh hai số thập phân
- Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
II/ Hoạt động dạy học
A/ Kiểm tra: (3p) 
 Nêu cách so sánh hai số thập phân? Cho VD
B/ Bài mới: 
1/Hoạt động 1: (2p) Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp vào bài
2/ Hoạt động 2: ( 28p)GV HD HS hoàn thành bài tập toán (Vở thực hành T Việt và Toán 5, trang 59, 60) 
Bài 1:Nối mỗi số thập phân ở cột bên trái với các số thập phân bằng nó ở cột bên phải.
2,12
13,70
467,100
46,710
21,2
13,700
467,10
2,120
130,7
4,671
2,1200
467,1
13,7
 - ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Hướng dẫn HS 1 bài sau đó HS làm bài cá nhân rồi thi tiếp sức nối nhanh
Bài 2.Viết (theo mẫu)
Phần thập phân có một chữ số
Phần thập phân có hai chữ số
Phần thập phân có ba chữ số
Phần thập phân có bốn chữ số
7,5
7,50
7,500
7,5000
3,1
0,6
0,2
- HS tự làm bài rồi 4HS tiếp nối đọc các số ở từng cột
>
<
=
Bài 3. 	a) 3,4 .3,041
	? b) 12,56 ..10,97
	c) 84,029..84,030
 	d) 7,010 .. 7,0100
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Điền , = vào ô trống
2 HS nhắc lại cách so sánh STP để HS nhớ cách so sánh 
GV gợi ý mẫu 1 bài . Sau đó HS làm việc các nhân, đổi vở kiểm tra chéo
3 HS lên bảng chữa bài
Bài 4. Sắp xếp các số: 45,21; 45,27; 19.86; 19,18 theo thứ tự từ bé đến lớn
GV gợi ý HS so sánh phần nguyên sau đó so sánh phần thập phân
 - HS làm vào vở GV chấm chữa bài
3,Hoạt động 3: (2p)Củng cố, dặn dò 
 GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS tiến bộ
-------------------------------------------------------------- 
Luyện Tiếng việt: 
Luyện tập mở rộng vốn từ : Thiên nhiên
I/ Mục tiêu
 Hiểu nghĩa từ thiên nhiên; Chọn được một số câu tục ngữ cho trước nói về thiên nhiên; Tìm được từ thích hợp điền vào chỗ trống.
II/ Hoạt động dạy học 
1/ Hoạt động 1: (2p)GV giới thiệu bài:- GV nêu mục tiêu bài học.
2/ Hoạt động 2: (30p)HDHS làm bài tập:
Bài tập 1: 	- HS đọc trước lớp yêu cầu của BT 1.
Tìm lời giải nghĩa cho các từ sau: thiên nhiên , thiên hà , thiên tai
a,Tập hợp rất nhiều sao , trong đó hề mặt trời chỉ là một bộ phận rất nhỏ
b,Tai họa do thiên nhiên gây ra(hạn hán , lũ lụt )
c,Những gì tồn tại xung quanh con người mà không phải do con người tạo ra.
	 - HS trao đổi theo cặp .
	 - Đại diện một số cặp trình bày kết quả. GV và HS nhận xét.
	 - HS chữa bài vào vở. 
Lời giải: thiên nhiên: c ; thiên hà: a ; thiên tai: b
Bài tập 2: Những câu tục ngữ nào sau đây nói về thiên nhiên?
- Uống nước nhớ nguồn.
- Tháng bảy heo may, sếu bay trời rét.
- Nhiều sao thì nắng , vắng sao thì mưa.
- Trăng quầng thì hạn , trăng tán thì mưa.
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Gọi HS đọc các câu tục ngữ. HS thảo luận N4 dưới sự gợi ý của GV yêu cầu HS tìm được các câu tục ngữ nói về thiên nhiên. KQ: Câu 2,3,4
	- HS thi đọc các câu thành ngữ, tục ngữ.
 Bài tập 3: GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
	- HS trình bày trước lớp.
Gợi ý: Tìm từ ngữ:
	- Chỉ tiếng nước chảy: róc rách, ầm ầm, ào ào, ồ ồ, rào rào
	- Chỉ tiếng gió thổi: rì rào, vi vu , vi vút, xào xạc, ào ào
HS lần lượt nêu từ tìm được – GV nhận xét bổ sung
3/ Hoạt động 3:Cũng cố, dặn dò: (3') GV nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 4 ngày 24 tháng 10 năm 2012
Thể dục : Cô Minh dạy
------------------------------------------------------
Toán
 Luyện tập.
I/ Mục tiêu:
Biết :- So sánh hai số thập .
 - Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn (BT cần làm:1,2,3,4 (a))
II/ Hoạt động dạy học:
A/Kiểm tra: (3 p)
Nêu cách so sánh số thập phân? 
So sánh các số thập phân sau: 3.56 và 3.560; 2.01 và 5.49; 1.205 và 1.250
GV nhận xét ghi điểm
B/ Bài mới: 
1/ Hoạt động 1: (2p) Giới thiệu bài:
2/ Hoạt động 2: (27p)Nội dung luyện tập:
GV lần lượt hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập sau:
Bài 1: Gọi HS đọc nội dung bài tập :
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? BT yêu cầu : điền dấu ,= vào ô trống
HS tự làm rồi nêu kq bài làm gv kết hợp hỏi học sinh cách so sánh.
GV gọi một số HS nêu miệng: 
 84,42..84,19 47,5..47,500
 6,843..6,85 90,6..89,6
Bài 2:Học sinh đọc yêu cầu bài tập. Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn
 Cho HS viết và nêu.Xác định được số thập phân bé nhất trong dãy
Muốn sắp xếp đc số theo thứ tự tờ bé đến lơn chúng ta cần chú ý điều gì?
HS thảo luận theo cặp sau đó làm vào vở. 1 HS lên bảng chữa bài.
- Kết quả: 4,23; 4,32; 5,3; 5,7; 6,02.
Bài 3:? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Tìm chữ số x , biết: 9,7x8 < 9,718
Yêu cầu học sinh xác định só cần tìm là số nào?sau đó dễ dàng điền được số cần tìm. HS làm bài rồi chữa.
- Kết quả: 9,708; < 9,718.
Bài 4: HS làm và nêu:
a) x = 1 vì 0,9 < 1 < 1,2.
3/ Hoạt động 3:Củng cố, dặn dò: (2 phút) 
 Nêu cách so sánh số thập phân.
Nhận xét giờ học
------------------------------------------------------- 
 Địa lí
Dân số nước ta
I, Mục tiêu : Biết sơ lược về dân số , sự gia tăng dân số của Việt Nam :
 + Việt Nam thuộc hàng các nước đông dân trên thế giới .
 + Dân số nước ta tăng nhanh .
 -Biết tác động của dân số đông và tăng nhanh : gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu học hành , chăm sóc y tế của người dân về ăn và mặc , ở, học hành, chăm sóc y tế .
-Sử dụng bảng số liệu , biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân số và sự gia tăng dân số .
( HS khá giỏi : nêu được một số ví dụ cụ thể về hậu qủ của sự gia tăng dân số .)
II/ Chuẩn bị đồ dùng : Bảng số liệu về dân số các nước ĐNá năm 2004
Biểu đồ gia tăng dân số VN .
III/ Hoạt động dạy và học :
A, Kiểm tra : (3p)Y/C HS chỉ và nêu vị trí nước ta trên bản đồ .
 Nêu vai trò của đât rừng đối với đời sống sản xuất?
B/ Bài mới : 
1, GTB : (2p) GVnêu mục đích yêu cầu .
2, HD bài mới :
 Hoạt động1: ( 9p)Dân số , so sánh dân số VN với ds các nước ĐNA .
GV hướng dẫn hs qs bảng số liệu số dân các nước ĐNA .
Hỏi hs : Năm 2004 ds nước ta bao nhiêu người ? ( 82triệu người )
-DS nước ta đứng thứ mấy trong các nước ĐNA ?(thứ 3 sau In-đô-nê -Xi-a và Phi -líp -pin)
-Đặc điểm ds VN?	
(nước ta có số dân đông )
Hoạt động2: (9p)GV kết luận : Năm 2004 , nước ta có 
: Gia tăng dân số ở nước VN
GV hd hsqs biểu đồ ds Vn trong SGK .
-Y/C hs thảo luận N2 TLCH (Hoàn thành bài tập 3 VBT)
GV kết luận : DS nước ta tăng nhanh , bình quân mỗi năm tăng 1 triệu người .
Hoạt động3: (9p) Hậu quả của dân số tăng nhanh .
HD hs hoàn thành bài tập 4 VBT 
 DS tăng nhanh 
Việc nâng cao đời sống gặp nhiều khó khăn 
Tài nguyên thiên nhiên Cạn kiệt vì bị sử dụng nhiều 
Trật tự xã hội có nguy cơ bị vi phạm 
4/ Củng cố dặn dò : (3p)Y/C liên hệ thực tế
ơ địa phương em những gia đình đông con đời sống của họ như thế nào?
----------------------------------------------------------------
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I/ Mục tiêu:
 - Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
 - Biết trao đổi về trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên ; biết nghe và nhận xét lời 
kể của bạn .
II/ Đồ dùng dạy học:- Một số truyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên: truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện thiếu nhi, sách truyện đọc lớp 5.
III/ Hoạt động dạy học:A/ Kiểm tra : (5 p)
- HS kể lại 1 - 2 đoạn của câu chuyện "Cây cỏ nước Nam", nêu ý nghĩa của câu chuyện?
B/ Bài mới: 
1/ Hoạt động 1:(2p) GV giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu tiết học.
2/ Hoạt động 2 : (26p)GVHDHS kể chuyện:
a) HDHS tìm hiểu yêu cầu của đề bài:
- Một HS đọc đề bài, GV gạch chân những từ ngữ cần chú ý giúp HS xác định đúng yêu cầu đề, tránh lạc đề tài. "Quan hệ giữa con người với thiên nhiên"
- Một HS đọc gợi ý 1, 2, 3 trong SGK.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS ở nhà bằng cách gọi một số HS nói tên câu chuyện các em sẽ kể.
VD: Tôi muốn kể câu chuyện về một chú chó tài giỏi, rất yêu quý chủ, đã nhiều lần cứu chủ thoát chết. Tôi đọc truyện này trong cuốn Tiếng gọi nơi hoang dã của nhà văn Giắc Lơn-đơn...
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung câu chuyện, trả lời câu hỏi: Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi tươi đẹp?.
- Kể chuyện trong nhóm:
- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp.
- HS xung phong hoặc cử đại diện kể. GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. Viết tên HS kể chuyện và ứng với mẫu chuyện kể của HS đó.
- Mỗi HS kể chuyện xong đều nêu ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc đặt câu hỏi cho các bạn trả lời.
VD: Vì sao chú chó trong câu chuyện của bạn rất yêu thương ông chủ, sẵn sàng xả thân cứu chủ? Chi tiết nào trong câu chuyện khiến bạn cảm động nhất? Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì?
- Cả lớp và GV nhận xét, chọn người kể hay nhất, tự nhiên, hấp dẫn nhất, đặt câu hỏi thú vị nhất.
3/ Hoạt động 3: Cũng cố,dặn dò: (3  ... 31 và 34 - 35)
II/ Địa điểm, phương tiện:
	- Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
	- Chuẩn bị 1 còi, 4 tín gậy, kẻ sân chơi trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
1/ Phần mở đầu: 6 - 10 phút.
	- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. Chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1 - 2 phút.
	- Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối, hông, vai: 1 - 2 phút.
	- Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát: 1 - 2 phút.
	- Kiểm tra bài cũ: 1 - 2 phút.
2/ Phần cơ bản: 18 - 22 phút.
a) Đội hình đội ngũ: 10 - 12 phút.
	- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái - đứng lại, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
	- GV điều khiển lớp tập: 1 - 2 phút. Chia tổ tập luyện, do tổ trưởng điều khiển: 3 - 4 phút. GV quan sát, nhận xét sửa chữa sai sót cho HS. Tập hợp lớp cho các tổ thi đua trình diễn, GV cùng HS nhận xét, biểu dương thi đua: 3 - 4 phút.
- Cả lớp tập dưới sự điều khiển của GV để cũng cố 1 - 2 phút.
b) Trò chơi vận động: 8 - 10 phút.
	- Chơi trò chơi: “Trao tín gậy”
	- Tập hợp HS theo đội hình chơi, GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và luật chơi.
- Cho cả lớp thi đua chơi, GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ hoặc HS tích cực trong khi chơi và chơi đúng luật.
3/ Phần kết thúc: 4 - 6 phút.
	- Thực hiện một số động tác thả lỏng: 1 - 2 phút.
	- Hát 1 bài vỗ tay theo nhịp. 1 - 2 phút.
- GV cùng HS hệ thống bài: 1 phút.
GV nhận xét kết quả giờ học và công bố nội dung kiểm tra để HS về nhà tự ôn tập: 2 - 3 phút.
Hoạt động tập thể
Thực hành vệ sinh răng miệng
I/ Mục tiêu:
HS biết đánh răng vào thời gian nhất dịnh- Gioá dục học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng.
II/ Chuẩn bị: Kem đánh răng, bàn chải, mô hình răng
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài: 
2/ Hướng dẫn học sinh thực hành:
Vì sao hằng ngày chúng ta phải đánh răng?
Chúng ta nên đánh răng vào những buổi nào trong ngày?
GV hướng dẫn học sinh đánh răng trên mô hình:
HS lần lượt thực hành – GV bao quát hd thêm
Liên hệ : ở nhà các em đã đánh răng hàng ngày chưa?
	Đã đánh đúng theo cách hd chưa?
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà các em cần thực hành tốt vệ sinh răng miệng đảm bảo tránh bị sâu răng.
Nhận xét giờ học
Địa lí 
Tiết 7:Ôn tập
I/ Mục đích :
-Xác định và mô tả được vị trí nước ta trên bản đồ .
Nêu một số đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình , khí hậu , sông ngòi , đất, rừng .
-Nêu được tên và chỉ được vị trí một số dãy núi , đồng bằng , sông lớn,các đảo , quần đảo của nước ta trên bản đồ .
II/ Chuẩn bị đồ dùng : BĐ địa lí Việt Nam .
III/ Hướng dẫn bài :
Hoạt động1: Thực hành .
T/C hs làm việc theo nhóm đôi.
1,QS lược đồ VN trong khu vực ĐNá chỉ lược đồ và mô tả .
+/ Vị trí, giới hạn của nước ta .
+ / Vùng biển nước ta.
+/ Một số đảo , quần đảo của nước ta.
2, QS lược đồ địa hình VN .
Nêu tên , chỉ vị trí các dảy núi : Hoàng Liên Sơn , Trường Sơn , các dãy núi hình cánh cung .
-Nêu tên , chỉ vị trí các đồng bằng lớn nước ta .
-Chỉ vị trí của sông Đà, sông Thái Bình , sông Mã .
Hoạt động2: Ôn tập về đặc điểm của các yếu tố địa lí tự nhiên VN.
Gv yêu cầu học sinh nêu đc cá yếu tố tự nhiên
Địa hình:1/4 diện tích là đồng bằng;3/4 diện tích là đồi núi
Khí hậu:Nhiệt đới gió mùa ,nắng và mưa thay đổi theo mùa..
Sông ngòi:Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc ,ít có sông lớn..
Đất:Phe ra lít chủ yếu ở vùng đồi núi,đất phù sa do các sông bồi đắp nên chủ yếu ở đồng bằng..
Rừng:Nước ta có rừng rậm nhiệt đới
Từ đó GV cho học sinh tập vẽ sơ đồ tư duy về các yếu tố tự nhiên
HDhs thảo luận N5: Hoàn thành bài tập4 VBT.
3, Củng cố - dặn dò : GV tổng kết tiết học dặn chuẩn bị bài sau .
–––––––––––––––––––––––––––
Chiều:
Chính tả:
Tiết 7:Nghe viết: Dòng Kinh quê hương
I/ Mục tiêu: 
- Viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức văn xuôi .
 - Tìm được vần thích hợp để điền vào cả 3 chỗ trống trong đoạn thơ (BT2); thực hiện được 2 trong 3 ý (a,b,c) của BT3.
II/Đồ dùng
Bảng con 
III/Hoạt động dạy học:
A/ Bài cũ: HS viết vào vở nháp : lưa thưa; thửa ruộng; con mương..
B/ Bài mới: 
1/ Giới thiệu bài:
2/ HD nghe viết chính tả:
a/ Tìm hiểu nội dung bài:
HS đọc bài đọc chú giải 
Hỏi: Những hình ảnh nào cho thấy dòng kinh rất thân thuộc với tác giả?(Trên dong kinh có giọng hò ngân vang,có mùi quả chín,có tiếng trẻ em nô đùa)
b. HD viết từ khó: Hs tìm từ khó viết viết vào bảng hoặc giấy nháp.(dòng kinh,quen thuộc ,mái ruồng,giã bàng,giấc ngủ..)
c.Viết chính tả: GV đọc bài thong thả HS viết vào vở
GV thu vở chấm
3/ HD làm bài tập chính tả:
Bài2: HD HS tìm vần điền vào chổ trống
HS lần lượt điền – GV KL: Nhiều; diều; chiều.
Bài 3: GV cho HS đọc yêu cầu bài tập
HS tự làm bài vào vở 
KQ: 	 Đông như kiến
Gan như cóc tía
Ngọt như mía lùi
HS đọc thuộc các câu thành ngữ
4/ Củng cố, dặn dò: 
Ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh
Nhận xét giờ học
––––––––––––––––––––
Hoạt động tập thể
Thi rung chuông vàng
I.Mục tiêu
Nhằm phát huy tính tích cực học tập và nắm bài của học sinh
Qua đó gv biêt đc tình hình của lớp mình qua cuộc thi để bổ sung,có biện pháp khắc phục
II.Hoạt động dạy học
1.Gv nêu yêu cầu và nội dung cuộc thi
2.Kiểm tra đồ dùng học sinh
3.Gv nêu câu hỏi học sinh cả lớp giơ bảng
Gv kiểm tra nhận xét
HS thi
Câu hỏi
1,Tác nhân gây ra bện sốt rét?(Kí sinh trùng)
2,Con vật trung gian truyền bệnh?(Muỗi a-nô-phen)
3,Muỗi a-nô -phen sống ở đâu?(ngoài bụi rậm)
4,Bác Hồ sinh ngaỳ tháng,năm nào?(19-5-1890)
5,Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào?(5-6-1911)
6, 1m2 = cm2
 4km212dam2 = km2
7,Nêu 2 loại đất chính của nước ta?(Phù sa và phe ra lit)
8,Thực dân Pháp nổ sung xâm lược nước ta nào thời gian nào?(1-9-1858)
9,Bình Tây đại nguyên soái chỉ ai?(Trương Định)
10,Ai là người đưa ra những đề nghị canh tân đất nước?(Nguyễn Trường Tộ)
11,Phong trào giúp vua cứu nước vào cuối thế kỉ XI X đầu thế kỉ XX có tên gọi là gì?(Cần vương)
12,Dãy núi nào được xem là ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam(Bạch Mã)
13,Con trai dậy thì vào khoảng thời gian nào?(13-17T)
14, Con gái dậy thì vào khoảng thời gian nào?(10-15T)
15,Trong bài sắc màu em yêu bạn nhỏ yêu mấy màu sắc?(7)
16,Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi có tên gọi là gì?(a-pac-thai)
17,Nêu ví dụ về cặp từ đồng nghĩa,trái nghĩa?
18,Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam?(3-2-1930)
19,Tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết?(Vi rút)
20,Con vật trung gian truyền bệnh?(Muỗi vằn)
21,Muỗi vằn thường sống ở đâu?(Trong nhà )
 Qua cuộc thi gv chọn hs chiến thắng để nêu gương 
 Tuyên dương các bạn xuất sắc
Luyện toán:
Luyện tập: hàng của số thập phân- đọc viết số thập phân
I/ Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết tên các hàng của số thập phân; quan hệ giữa các đơn vị của hai hàng liền nhau.
Nắm được cách đọc, viết số thập phân.
II/ Hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài:
2/ HD HS làm bài tập ở vở bài tập:
Bài 1: HD HS đọc và viết các hàng vào chổ chấm cho hoàn chỉnh bài tập 1.
Bài 2: HS viết số thập phân-
KQ: 3.9 ; 72.54; 280,975; 102.416.
Bài 3: Chuyển số thập phân sau thành hỗn số có chứa phân số thập phân (theo mẫu)
a. 3.5 = 	
b. 8.06 = 
3/ Củng cố, dặn dò:
Yêu cầu HS nhắc các hàng của số thập phân
Nhận xét giờ học
Đạo đức: Đã soạn GA viết tay
------------------------------------------------------- 
Hoạt động tập thể:
VSCN: Bài 1 : Rửa tay
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Giải thích vì sao cần phải rửa tay.
2. Kĩ năng: - Làm mẫu cho các em nhỏ hơn trong nhà hay các em lớp dưới để các em biết rửa tay.
3. Thái độ: - Có ý thức trách nhiệm trong việc giữ tay sạch cho bản thân và các em nhỏ.
4. GD KNS: HS biết rửa tay đúng cách; và có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. (HĐ 1, 2)
 II. Đồ dùng dạy học:
- Bột mì, bánh quy hoặc hoa quả, một vài đồ chơi
- Bộ tranh vệ sinh cá nhân số 2
- Thùng có vòi hoặc xô chậu đựng nước sạch, cốc để múc nước
- Chậu, xà phòng
- Khăn hoặc giấy sạch
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài :(2p)
2. Hoạt động 1: (12p) Trò chơi : Tại sao phải rửa tay thường xuyên.
- GV sử dụng bộ tranh số 2, cho HS quan sát lần lượt từng tranh và hướng dẫn HS cách chơi:
 + Tranh 2a, giả sử bạn Kiên không rửa tay sau khi đi vệ sinh nên tay bạn ấy mang mầm bệnh. GV hướng dẫn HS dùng bột mì làm mầm bệnh.
 + Tranh 2b, Sau đó bạn Kiên ăn bánh quy và mời các bạn khác cùng ăn
 + Tranh 2c, Kiên mời Huy và Linh ăn bánh
 + Tranh 2d, Sau khi ăn bánh cả ba bạn rủ thêm bạn Tùng cùng chơi đồ chơi
- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm đóng vai chơi như hướng dẫn trên
- GV đưa ra các câu hỏi cho HS cả lớp thảo luận:
 + Mầm bệnh từ tay bạn Kiên đã truyền qua bạn Huy, Linh và Tùng bằng cách nào?
 + Trên thực tế chúng ta có thể nhìn thấy mầm bệnh bằng mắt thường được không?
 + Điều gì xẩy ra nếu mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể?
 + Vậy chúng ta phải làm gì để mầm bệnh không xâm nhập vào cơ thể?
 + Chúng ta nên rửa tay khi nào?
- Đại diện các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi
- GV kết luận: Bàn tay thường tiếp xúc với các chất bẩn như phân, đất cát. Các vi khuẩn gây bệnh và các chất bẩn bám vào bàn tay, móng tay. Khi chúng ta ăn uống bàn tay lại đưa vi khuẩn và chất bẩn vào miệng. Đó chính là lí do khiến chúng ta cần phải rửa tay sạch sẽ thường xuyên.
3. Hoạt động 2: (10p) Thực hành hướng dẫn các em nhỏ rửa tay sạch sẽ
- GV chia lớp thành 3 nhóm
- GV yêu cầu các nhóm đưa ra các dụng cụ để thực hành
- GV nêu nhiệm vụ cho các nhóm
 + Các nhóm thực hành với nhau, chọn hai bạn lên đóng vai, một bạn làm người hướng dẫn rửa tay đúng cách, bạn kia đóng vai em nhỏ rửa tay theo hướng dẫn.
 + Lần lượt hai bạn lên thực hành, các bạn khác quan sát, nhận xét
- GV yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp
- Cả lớp và GV nhận xét các bạn đại diện các nhóm lên thực hành.
4. Hoạt động 3: (9p) Đóng vai
- GV đưa ra tình huống :
 + Sau khi Tâm và em của Tâm vừa cùng dắt nhau đi bắt sâu cho rau ở ngoài vườn (hoặc cho gà ăn), em của Tâm định cầm thức ăn để ăn luôn. Nếu là Tâm, bạn sẽ ứng xử như thế nào?
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và đóng vai cách ứng xử đó.
- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày
- HS cả lớp cùng GV nhận xét, chọn nhóm có cách ứng xử hay nhất, đóng vai tốt nhất
- GV kết luận: Các em không chỉ có trách nhiệm tự giữ cho tay mình sạch sẽ mà còn giúp các em nhỏ giữ tay sạch sẽ.
5. Củng cố, dặn dò: (2p)
- GV nhận xét tiết học.
- GV nhắc nhỏ HS về nhà hướng dẫn các em nhỏ của mình rửa tay đúng cách và thường xuyên rửa tay.
-------------------------------------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 78 da sua.doc