Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 4 - Tuần 4

Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 4 - Tuần 4

I. Mục tiêu: + Giúp HS : Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về: Cách so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.

 -. BT cần làm 1(cột 1).2(a,c).3(a)

II. ĐDDH: - Bảng phụ

III. HĐ DH:

 

doc 29 trang Người đăng huong21 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 4 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lÞch b¸o gi¶ng tuÇn 4
Thø (ngµy)
M«n
TiÕt
PPCT
Tªn bµi d¹y
Thø Hai
Kü thuËt
1
4
Khâu thường (T1)
¢m nh¹c
2
4
Học hát:Bài Bạn ơi hãy lắng nghe
To¸n
3
16
So sánh và xếp thứ tự số tự nhiên
TËp ®äc
4
7
Một người chính trực
§¹o ®øc
5
4
Vượt khó trong học tập (tt)
Thø Ba
Mü thuËt
1
4
Vẽ trang trí.Hoạ tiết trang trí dân tộc
To¸n
2
17
Luyện tập
LT & C
3
7
Từ ghép và từ láy
KĨ chuyƯn
4
4
Một nhà thơ chân chính
ThĨ dơc
5
7
Đi đều ,vòng phải,vòng trái,đứng lại.TC.
Thø T­
TËp ®äc
1
8
Tre Việt Nam .(GD BVMT)
To¸n
2
18
Yến, tạ,tấn
TËp lµm v¨n
3
7
Cốt truyện
§Þa lý
4
8
Hoạt động SX của người dân ở Hoàng Liên Sơn
Khoa häc
5
8
Tại sao cần ăn phối hợp ĐĐV &ø đạm TV
Thø N¨m
To¸n
1
19
Bảng đơn vị đo khối lượng
ChÝnh t¶
2
4
(Nhớ - viết) Truyện cổ nước mình
Khoa häc
3
7
Tại sao phải phối hợp nhiều loại thức ăn
LÞch sư
4
7
Nước Aâu Lạc
ThĨ dơc
5
8
Tập hợp hàng ngang, dóng hàng,điểm số
 Thứ Sáu
To¸n
1
20
Giây, thế kỷ
LT& C
2
8
Luyện tập về từ ghép và từ láy
TËp lµm v¨n
3
8
Luyện tập xây dựng cốt truyện
SHL
4
4
Sinh hoạt cuối tuần 4
Thứ hai ngày 06 tháng 09năm 2010
Toán: Tiết 16 SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu: + Giúp HS : Bước đầu hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về: Cách so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.
 -. BT cần làm 1(cột 1).2(a,c).3(a)
II. ĐDDH: - Bảng phụ
III. HĐ DH:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: - Y/C HS viết số: 52 367; 256 789
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: “ So sánh và xếp thứ tự số tự nhiên”
b. Giảng bài:
* So sánh các số tự nhiên
- Y/C HS so sánh: 100 với 99
- Nhận xét chốt ý: 100 > 99
" Số nào có chữ số nhiều hơn thì số đó lớn hơn. Số có chữ số ít hơn thì số đó bé hơn
- Y/C HS so sánh: 39 895 với 40 986 
- Nhận xét chốt ý: 39 895 < 40 986 
" Nếu hai số có chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải
- Y/C HS so sánh: 22513 với 22513
- Nhận xét chốt ý: 22513 = 22513 
" Nếu hai số có tất cả các cặp số ở cùng hàng đều bằng nhau thì hai số bằng nhau
[ Bao giờ cũng so sánh được hai stn
- Y/C HS đọc dãy số tự nhiên từ bé đến lớn
- Y/C HS xếp theo tự thứ trên tia số
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11........
" Trên tia số: Số ở gần gốc hơn là số bé hơn. Số ở xa gốc hơn là lơn hơn 
* Xếp thứ tự các số tự nhiên
- Y/C HS xếp các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại từ lớn đến bé.
 7698; 7968; 7896; 7869
" Bao giờ cũng so sánh được các số tự nhiên nên bao giờ cũng xếp được thứ tự các số tự nhiên.
* Hoạt động 3: Thực hành
- Bài 1/ 22. Gọi HS đọc yêu cầu
- Y/C HS đổi vở kiểm tra đánh giá kết quả
- Bài 2/ 22.(giảm câu b) Gọi HS đọc yêu cầu
- HDHS xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn 
- Bài 3/ 22.(giảm câu c) Gọi HS đọc yêu cầu
- HDHS xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé 
4. Củng cố:
- Y/C HS so sánh: 56 732 và 56 634 
 -Về nhà tiếp tục hoàn thành bài tập.
* HS viết bảng con – NX 
* HS nhắc lại tên bài
* HS so sánh – NX – giải thích - KL
 - 100 > 99 vì 100 là số có 3 chữ số, 99 là số có 2 chữ số nên 100 > 99
* HS so sánh – NX – giải thích - KL
- 39 895 < 40 986 vì mỗi số có 5 chữ số ta so sánh hành chục nghìn ( 3 chục nghìn < 4 chục nghìn) nên 39 895 < 40 986 
* HS so sánh – NX – giải thích - KL
- 22513 = 22513 Vì các chữ số cùng hàng đều bằng nhau
- 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 10; ....
- HS xếp thứ tự trên tia số – NX – KL 
- 0 < 1; 2 < 5; 1 < 5; .....
* HS làm bảng / nháp – NX – KL 
- 7698 < 7869 < 7896 < 7968.
- 7968 > 7896 > 7869 > 7698.
* 1 HS đọc yêu cầu. Làm vở / bảng – NX 
- HS đổi vở kiểm tra đánh giá kết quả
* 1 HS đọc yêu cầu. Làm vở / bảng – NX 
a/ 8136 < 8316 < 8361
b/ 5724 < 5740 < 5742.
* 1 HS đọc yêu cầu. Làm vở / bảng – NX 
a/ 1984 > 1978 > 1952 > 1942.
* HS làm bảng con – NX – giải thích cách so sánh
 ------------------------------@ { ?-------------------------------
Tập đọc: Tiết 7 MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I. MĐYC: + Biết đọc phân biệt lời các nhân vật,bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
 + Hiểu ND : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành- vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. 
II. ĐDDH: - Tranh sgk/ 36
III. HĐ DH:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: + Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?
+ Hành động và lời nói của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu bé với ông lão ăn xin như thế nào? 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: “ Một người chính trực”
b. Giảng bài:
* Luyện đọc: 
+ Bài chia làm mất đoạn?
- Đọc đúng: di chiếu, tham tri chính sự, ..- Từ ngữ: Chính trực, di chiếu, Thái tử, Thái hậu, phò tá, tham tri chính sự, gián nghị đại phu, ....
-HDHS đọc câu: Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá/ do bẫn nhiều công việc / nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được
- Đọc mẫu toàn bài
* Tìm hiểu bài:
- Đoạn 1: “ Từ đầu....Vua Lý Cao Tông”
+ Đoạn này kể chuyện gì?
+ Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
- Đoạn 2: “ Phò tá Cao Tông...Tới thăm Tô Hiến Thành được”
+ Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông?
- Đoạn 3: “ Còn lại”
+ Tô Hiến Thành cử ai thay ông đứng đầu triều đình?
+ Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá?
+ Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
+ Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
+ Nội dung chính câu chuyện nói lên điều gì?
* Luyện đọc diễn cảm:
- HDHS đọc diễn cảm đoạn 3
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
4. Củng cố:
+ Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
* HS đọc bài + Trả lời - NX 
* HS nhắc lại tên bài
* 1 HS đọc toàn bài/ đọc thầm
- Bài chia làm 3 đoạn
* 3 HS nối tiếp nhau đọc
* 3 HS nối tiếp nhau đọc
* 3 HS nối tiếp nhau đọc
* HS luyện đọc theo nhóm 2
* 1 HS đọc toàn bài/ đọc thầm
* 1 HS đọc/ đọc thầm. Trả lời câu hỏi – NX 
- Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua.
- Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua. 
* 1 HS đọc/ đọc thầm. TLCH – NX 
- Quan tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ chăm sóc ông bên giường bệnh
* 1 HS đọc/ đọc thầm. Trả lời câu hỏi – NX 
- Quan giám nghị đại phu Trần Trung Tá
- Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên giường bệnh, tận tình chăm sóc ông, nhưng 
- Oâng cử người tài ba ra giúp nước, chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình.
- Vì những người chính trực bao giờ cũng làm điều tốt cho dân, cho nước
[ Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành. 
* 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn
* Luyện đọc diễn cảm theo nhóm 2
* HS thi đọc diễn cảm – NX 
* HS trả lời – NX 
------------------------------@ { ?-------------------------------
Đạo đức: Tiết 4 VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (T2 )
I. Mục tiêu: + HS biết:
1. Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
2. Yêu mến ,noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó.
II. ĐDDH: - Thẻ màu. Tranh sgk/ 5
 - Phiếu học tập
III. HĐ DH:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: + Em đã gặp những khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống?
+ Em đã làm gì để vượt qua những khó khăn đó?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: “ Vượt khó trong học tập T2”
b. Giảng bài:
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
- Bài tập 2/ 7. Gọi HS đọc tình huống sgk/ 7
- Chia nhóm – giao nhiệm vụ – HD các nhóm thảo luận
- Nhận xét chốt ý – kết luận
[ Nam cần phải chép bài, tự học, làm bài tập đủ. ....
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 2
- Bài tập 3/ 7 . Gọi HS đọc yêu cầu 
- HDHS thảo luận 
- Nhận xét chốt ý – kết luận 
- Tuyên dương những em biết vượt khó tronhg học tập
- Liên hệ thực tế ở trường, lớp, các gướng vượt khó học tập trên truyền hình, báo chí ,...
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 
- Bài 4/ 7. Gọi HS đọc yêu cầu 
- Chia nhóm – giao phiếu bài tập – HDHS thảo luận 
Những khó khăn có thể gặp phải
Những biện pháp khắc phục
1. ............................................. 
2. .............................................
3. .............................................
4. .............................................
5. ............................................. 
- ................................................
- ................................................
- ................................................
- ................................................
- ................................................
- Nhận xét chốt ý 
[ Kết luận: - Trong cuộc sống mỗi người đều có khó khăn riêng.
 - Để học tập tốt, cần cố gắng vượt qua những khó khăn đó
4. Củng cố:
- Y/C HS đọc lại kết luận
* Về nhà làm BT5/ 8 và nội dung thực hành
* HS trả lời – NX 
* HS nhắc lại tên bài
* 1 HS đọc. 4 nhóm thảo luận – trình bày – trao đổi 
* 1 HS đọc yêu cầu. -Thảo luận nhóm 2 . HS nối tiếp nhau trình bày – chất vấn 
* 1 HS đọc yêu cầu
* 4 Nhóm thảo luận 
* Các nhóm báo cáo – NX
* 2 HS đọc kết luận
* 2 HS đọc kết luận
Toán: Tiết 17 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: + Giúp HS: 
 - Viết và so sánh các số tự nhiên.
 - Bước đầu làm quen với dạng bài tập x< 5; 68 < x < 92 ( với x là số tự nhiên)
 -BT cần làm .1.3.4
II. ĐDDH: - Bảng phụ
III. HĐ DH:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: - Bài 2c; 3b/ 22 + KT vơ
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: “ Luyện tập”
b. Giảng bài:
 ... 
- Nhận xét chốt ý
=> Tóm tắt cuối bài
4. Củng cố:
+ Nước Aâu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
+ Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại thất bại?
* Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài 4
* HS trả lời – NX 
* HS nhắc lại tên bài
* HS quan sát – ch ỉ trên lược đồ vùng Cổ Loa – NX 
* HS đọc sgk – 4 nhóm làm bài tập – trình bày trước lớp – NX 
- Sống cùng trên một địa bàn S
- Đều biết chế tạo đồ đồng S
- Đều biết rèn sắt S
- Đều trồng trọt và chăn nuôi S
- Tục lệ có nhiều điểm giống nhau S
* HS trả lời – NX – bổ sung – KL 
- Năm 218 TCN quân Tần xâm lược 
* Thảo luận nhóm 2. Trả lời câu hỏi – NX 
- Nước Văn Lang: Đóng đô ở Phong Châu ( Phú Thọ)
- Nước Aâu Lạc: Đóng đô ở Cổ Loa ( Đông Anh, Hà Nội)
- Nông nghiệp tiếp tục được phát triển, Trồng lúa, khoai, đỗ, cây ăn quả,.. Sử dụng rộng rãi các đồ dùng bằng đồng: lười cày đồng,...
- Nỏ có tác dụng bắn một lần được nhiều mũi tên
* HS đọc thầm.
* 1 HS kể – NX – bổ sung
- Người Aâu Lạc đoàn kết một lòng chống giặc, lại có tướng chỉ huy giỏi, vũ khí tốt
- Triệu Đà hoãn binh, cho con là Trọng Thuỷ sang làm con rễ An Dương Vương .
* 2 HS đọc 
* HS trả lời – NX 
 ------------------------------@ { ?-------------------------------
Thể dục: Tiết 8 TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG ĐIỂM SỐ.
 Trò chơi: “ Bỏ khăn”
I. Mục tiêu: . : + Biết cách đi đều vòng phải,vòng trái đúng hướng.
 + Biết cách chơi và tham gia được các trò chơi.
II. Địa điểm – phương tiện: - Trên sân trường, đảm bảo an toàn tập luyện
 - 1 còi, khăn tay
III. Nội dung và phương pháp
Nội dung
T. gian
Phương pháp và tổ chức
A. Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ trang phục
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát
B. Phần cơ bản:
a/ Đội hình đội ngũ:
- Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số
- Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển
- Tổ chức cho từng tổ thi trình diễn
- Nhận xét sửa sai – tuyên dương tổ tập tốt nhất
b/ Trò chơi: “ Bỏ khăn”
- Tập hợp lớp theo đội hình chơi
- Nêu tên trò chơi
- HDHS cách chơi
- Cho cả lớp cùng chơi
C. Phần kết thúc:
- Chạy nhẹ nhàng trên sân trường 
- Tập hợp 4 hàng dọc 
- Nhận xét – đánh giá giờ học
5/
25/
5/
 ˜˜˜˜˜˜˜˜˜
 ˜˜˜˜˜˜˜˜˜
 ˜˜˜˜˜˜˜˜˜
 & 
 ˜ ˜˜˜˜˜˜˜˜ ˜ 
 ˜ ˜ 
 ˜ ˜ 
 ˜ & ˜ 
 ˜ ˜ 
 ˜ ˜ 
 ˜ ˜˜˜˜˜˜˜˜ ˜ 
 & 
 ˜˜˜˜˜˜˜
 ˜˜˜˜˜˜˜
 & ˜˜˜˜˜˜˜
 ˜˜˜˜˜˜˜
Thứ sáu ngày 11 tháng 09năm 2010 
Toán: Tiết 20 GIÂY, THẾ KỈ
I. Mục tiêu: + Giúp HS: - Biết đơn vị: giây, thế kỉ.
 - Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữ thế kỉ và năm.
	 -Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỷ
 -BT cần làm 1.2(a,b)
II. ĐDDH: - Bảng phụ
 - Đồng hồ treo tường
III. HĐ DH:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: - Bài 3/ 24 (cột bên phải) + KT vở 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: “ Giây, thế kỉ”
b. Giảng bài:
1/ Giới thiệu về giây:
- Y/C HS quan sát đồng hồ treo tường.
+ Kim giờ đi từ số nào đến số kế tiếp liền thì hết một giờ?
+ Kim phút đi từ số nào đến số kế tiếp liền thì hết một phút?
+ 1 giờ bằng bao nhiêu phút?
" Kim giây đi từ vạch 1 đến vạch liền tiếp là 1 giây. Khoảng thời gian kim giây đi hết một vòng trên mặt đồng hồ là 1 phút, tức là 60 giây
+ 1 phút bằng bao nhiêu giây?
+ 60 phút bằng mấy giờ?
+ 60 giây bằng mấy phút?
2/ Giới thiệu về thế kỉ:
- Đơn vị đo lớn hơn năm là thế kỉ
- 1 thế kỉ = 100 năm 
+ 100 măm thì bằng mấy thế kỉ 
- Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ 1( TK I)
- Từ năm 101 đến năm 200 làthế kỉ 2 ( TK II)
3/ Thực hành
- Bài 1/ 25. Gọi HS đọc yêu cầu
- HDHS đổi đơn vị đo thời gian
- HS yếu làm bài a,b cột 1, 2
- Y/C HS giải thích cách đổi một số đơn vị đo
- Bài 2/ 25 . Gọi HS đọc yêu cầu
- HDHS làm bài 
+Vì sao năm 1911 thuộc thế kỉ XX ?
+Vì sao năm 248 thuộc thế kỉ III?
- Bài 3/ 25. Gọi HS đọc yêu cầu
- HDHS cách tính năm ( bài a)
4. Củng cố:
- 3 phút = .... giây; 7 giờ = ...phút
- 6 thế kỉ = ...năm; 900 năm = ... thế kỉ
- Về nhà tiếp tục hoàn thành bài tập.
* 1 HS làm bảng – NX 
* HS nhắc lại tên bài
* HS quan sát. Trả lời câu hỏi – NX
- 1 giờ = 60 phút
- 1 phút = 60 giây
- 60 phút = 1 giờ
- 60 giây = 1 phút
* HS nhắc lại 
- 100 măm = 1 thế kỉ
* 1 HS đọc yêu cầu. Làm vở 
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả – NX 
- Đổi vở kiểm tra đánh giá kết quả
- HS giải thích – NX 
* 1 HS đọc yêu cầu. Làm vở / bảng – NX 
a/ Năm 1890 thuộc thế kỉ XIX
 năm 1911 thuộc thế kỉ XX
b/ Năm 1945 thuộc thế kỉ XX
c/ Năm 248 thuộc thế kỉ III
* 1 HS đọc yêu cầu. Làm vở / bảng – NX 
- năm 1010 thuộc thế kỉ XI
- Tính đến nay được : 2008 – 1010 = 998 năm
* HS làm bảng con – NX 
------------------------------@ { ?-------------------------------
Luyện từ và câu: Tiết 8 LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I. MĐYC: + Qua luyện tập ,bước đầu nắm được hai loại từ ghép (có nghĩa tổng hợp ,có nghĩa phân loại)-BT 1.2.
 + Bước đầu nắm được 3 nhóm từ láy (giống nhau ở âm đầu,vần,cả âm đầu và vần)-BT 3. 
II. ĐDDH: - Bảng phụ 
III. HĐ DH:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: + Thế nào là từ ghép ? Cho ví dụ?
+ Thế nào là từ láy? Cho ví dụ?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: “ Luyện tập về từ ghép và từ láy”
b. Giảng bài:
- Bài tập 1/ 43. Gọi HS đọc yêu cầu 
+ So Sánh hai từ ghép Bánh trái và Bánh rán?
" Bánh trái: có nghĩa tổng hợp ( Chỉ chung tất cả các loại bánh
" Bánh rán: có nghĩa phân loại ( Chỉ riêng một loại bánh)
- Bài 2/ 43. Gọi HS đọc yêu cầu 
a/ Từ ghép nào có nghĩa phân loại?
b/ Từ ghép nào có nghĩa tổng hợp?
- Nhận xét chốt ý đúng
- Bài 3/ 43. Gọi HS đọc yêu cầu 
- Y/C HS đọc đoạn văn “ Cây nhút nhát”
a/ Từ láy nào có hai tiếng giống nhau ở âm đầu?
b/ Từ láy nào có hai tiếng giống nhau ở vần?
c/ Từ láy nào có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần ?
4. Củng cố:
- Tìm một số từ láy hai tiếng : giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm đầu và vần? 
* Về nhà tiếp tục làm bài tập ở lớp chưa hoàn thành
* 2 HS trả lời , cho ví dụ – NX 
* HS nhắc lại tên bài
* 1 HS đọc yêu cầu. Thảo luận nhóm 2 – báo cáo – NX 
-Từ ghép có ghĩa tổng hợp là “ Bánh trái”: chỉ chung tất cả các loại bánh
- Từ ghép có nghĩa phân loại là“ Bánh rán”: loại bánh làm bắng bột gạo, nếp, có nhân , rán chín giòn
* 1 HS đọc yêu cầu. Làm vở / bảng – NX 
a/ xe điện, xe đạp, tàu hoả, đường ray, máy bay
b/ ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đống, bãi bờ, hình dạng, màu sắc.
* 1 HS đọc yêu cầu
* 1 HS đọc đoạn văn. Thảo luận nhóm 2 – làm vở/ bảng – NX 
- nhút nhát
- lạt xạt, lao xao
- rào rào 
* HS tìm từ láy – NX 
------------------------@ { ?------------------------
Tập làm văn: Tiết 8 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
I. MĐYC: + Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề (SGK) xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó..
II. ĐDDH: - Bảng phụ
III. HĐ DH:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: + Cốt truyện là gì? Cốt truyện có mấy phần?
-Y/C HS kể lại chuyện “Cây khế”
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: “ Luyện tập xây dựng cốt truyện”
b. Giảng bài:
- Đề bài: Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật: Bà mẹ ốm, người con của bà mẹ bằng tuổi em và một bà tiên.
+ Đề bài kể chuyện như thế nào? 
+ Câu chuyện có mấy nhân vật?
+ Nội dung câu chuyện nói về điểu gì?
- Y/C HS đọc gợi ý 1, 2 / 45 
- HDHS chọn chủ đề câu chuyện 
- HDHS xây dựng cốt truyện
+ Bà mẹ ốm như thế nào?
+ Người con chăm sóc mẹ như thế nào?
+ Để chữa khỏi bệnh cho mẹ người con gặp khó khăn gì?
+ Bà tiên giúp hai mẹ con như thế nào? 
- HDHS kể chuyện trong nhóm 
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện
- Nhận xét – tuyên dương
- Cho HS ghi văn tắt cốt truyện vào vở
4. Củng cố:
- Y/C HS kể lại cốt truyện 
* Về nhà tiếp tục tập kể cho người thân nghe
* HS trả lời – NX 
* 1 HS kể – NX 
* HS nhắc lại tên bài
* 4 HS nối tiếp nhau đọc đề bài
- Kể chuyện theo cách tưởng tượng
- Câu chuyện có ba nhân vật
- Kể về một người con hiếu thảo
* 2 HS đọc gợi/ đọc thầm. Thảo luận nhóm 2 – trả lời câu hỏi – NX 
* HS nối tiếp nhau nói chủ đề câu chuyện
- Mẹ ốm rất nặng...
- Tận tuỵ chăm sóc mẹ ngày đêm...
- Tìm một loại thuốc rất hiếm, phải đi tận rừng sâu,....
- Bà tiên cảm động về tình yêu thương; tình trung thực,....
* HS kể chuện theo nhóm 3
* Từng nhóm HS thi kể chuyện trước lớp
- Nhận xét bình chọn bạn kể đúng – hay 
- HS ghi vào vở cốt truyện của mình
* 1 HS khá kể – NX 
 ------------------------------@ { ?-------------------------------
SINH HOẠT LỚP
I. Nhận xét đánh giá tuần 4
1. HS nhận xét – đánh giá:
* 4 tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình học tập của các bạn trong tổ
* Tổng kết hoạt động thi đua trong tuần 
2. Nhận xét đánh giá của giáo viên
* Ưu điểm: - Đa số các em đi học đều, đúng giờ, ăn mặc sạch sẽ gọn gàng chấp hành tốt nội quy của trường.
 - Làm vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ
 - Một vài em có tiến bộ trong học tập
 - Có ý thức học tập tốt: Học thuộc bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Tham gia thể dục giữa giờ, sinh hoạt Đội, ra vào lớp trật tự nghiêm túc.
* Tồn: + Một số em chưa có ý thức tập tốt: chưa chuẩn bị bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp, nói chuyện trong giờ học
II. Phương hướng tuần 5
 + Chấp hành tốt nội quy của trường, lớp .
 + Làm vệ sinh lớp học sân trường sạch sẽ.
 + Tăng cường tự học theo nhóm.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 4 lop 4.doc