Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 11 năm học 2010

Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 11 năm học 2010

I. Mục tiêu:

 Biết:

 - Tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất.

- So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi làm bài

- II. Đồ dùng dạy học

 Phiếu BT cho HS

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 32 trang Người đăng huong21 Lượt xem 552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 11 năm học 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 11
Thứ hai ngày 14 tháng 11 năm 2011
Toán: Luyện tập.
I. Mục tiêu:
 Biết:
 - Tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất.
- So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi làm bài 
- II. Đồ dùng dạy học
 Phiếu BT cho HS
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giáo viên
Học sinh
1. ổn định tổ chức: 1p
2. Kiểm tra bài cũ: 3p 
- Gọi HS nhắc lại một số tính chất của phép cộng STP và làm BT3 tiết trước 
- GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1p 
Giới thiệu trực tiếp, ghi đầu bài lên bảng.
b. Hướng dẫn làm bài tập:32p 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu:
- Gọi 2 HS lên bảng giải bài, dưới lớp làm vào vở BT
- Nhận xét – cho điểm.
Bài 2:(a,b)
- Gọi HS đọc yêu cầu:
Nhắc HS vận dụng các tính chất của phép cộng STP để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Nhận xét- cho điểm.
Bài 3: (Cột 1)
- Gọi HS đọc yêu cầu:
- HDHS thực hiện tính rồi so sánh
- Gọi 2 HS lên bảng so sánh
- Nhận xét – cho điểm.
Bài 4: 
- Y/c HS đọc đề.
- GV nhận xét, chốt lại các bước giải
Ngày thứ hai dệt được số m vải là m?:
Ngày thứ ba dệt được số m vải là: m?:
Cả ba ngày dệt được số m vải là. m?:
- Gọi 1 HS lêm bảng tóm tắt và giải
- GV nhận xét, ghi điểm
4. Củng cố- Dặn dò: 3p
- Nhắc lại nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc lại và làm BT
- Đọc yêu cầu
- HS làm.
a, 15,32 b, 27,05
 + 41,69 + 9,38
 8,44 11,23
 65,45 47,66
- HS làm.
a, 4,68 + 6,03 + 3,97
 = 4,68 + ( 6,03 + 3,97 )
 = 4,68 + 10 = 14,68
b, 6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2
 = ( 6,9 + 3,1 ) + 8,4 + 0,2
 = 10 + 8,6 = 18,6
c, 3,49 + 5,7 + 1,51
 = ( 3,49 + 1,51 ) + 5,7
 = 5 + 5,7 = 10,7
d, 4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8
 = ( 4,2 + 6,8 ) + ( 3,5 + 4,5 )
 = 11 + 8 = 19
- HS làm.
3,6 + 5,8 > 8,9 5,7 + 8,8 = 14,5
7,56 0,08 + 0,4
- Đọc đề bài , phân tích đề bài, nêu cách giải
Tóm Tắt:
Ngày đầu: 28,4 m
Ngày hai: nhiều hơn ngày thứ nhất: 2,2m
ngày ba: Nhiều hơn ngày hai: 1,5m
Hỏi cả ba ngày dệt:.....? m
Bài Giải:
Ngày thứ hai dệt được số m vải là:
 28,4 + 2,2 = 30,6 (m )
Ngày thứ ba dệt được số m vải là:
 30,6 + 1,5 = 32,1 (m)
Cả ba ngày dệt được số m vải là.
 28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1 (m)
 Đáp số : 91,1 m
_________________________________________
Tập đọc. Chuyện một khu vườn nhỏ.
I. Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm được bài văn với giọng hồn nhiên (bé Thu); giọng hiền từ (người ông)
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu, (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Giáo dục HS thêm yêu quý thiên nhiên
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ trong sgk.
- Bảng phụ ghi rõ đoạn văn hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. ổn định tổ chức: 1p
2. Kiểm tra bài cũ: 3p
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài. 1p 
Dùng tranh GT, ghi đầu bài lên bảng
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
* Luyện đọc 12p
- Gọi 1 HS khá đọc toàn bài
- GV HDHS chia đoạn.
+ Đoạn 1: Bé Thu rất khoái.......từng loài cây.
 + Đoạn 2: Cây quỳnh lá dày...... không phải là vườn.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Y/c HS đọc tiếp nối đoạn .
- Y/c HS đọc tiếp nối theo đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa một số từ.
- Y/c HS luyện đọc theo cặp.
- Y/c 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu kết hợp hướng dẫn HS cách chọn giọng đọc cho bài.
* Tìm hiểu bài.10p
- Y/c HS đọc thầm và TLCH.
+ Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
+ Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?
+ Bạn Thu chưa vui về điều gì?
+ Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
+ Em hiểu “ Đất lành chim đậu’’ là thế nào?
+ Em có nhận gì về hai ông cháu bé Thu?
+ Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì?
+ Nội dung bài nói nên điều gì?
- GV nhận xét sau mỗi câu trả lời 
* Luyện đọc diễn cảm. 10p
- Y/c 3 HS khá luyện đọc tiếp nối 3 đoạn.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm Đ2 +Đ3.
+ GV đọc mẫu và hướng dẫn đọc.
+ Y/c HS luyện đọc theo cặp
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm .
- Nhận xét- cho điểm.
4. Củng cố- Dặn dò: 3p
- Nhắc lại nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
 - GV nhận xét tiết học.
- HS nghe.
- Đọc
- HS luyện đọc tiếp nối theo đoạn kết hợp giải nghĩa một số từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài
- HS nghe.
- Bé Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối, nghe ông giảng giải về từng loài cây ở ban công.
+ Cây quỳnh lá dày, giữ được nước.
+ Cây hoa ti gôn thò những cái râu theo gió, ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu.
+ Cây hoa giấy bị vòi ti gôn quấn nhiều vòng...
+ Cây đa ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xoè những cái lá nâu rõ to.
- Thu chưa vui vì bạn Hằng nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn.
- Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình là vườn.
- Có nghĩa là: nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có con người đến sinh sống, làm ăn.
- Hai ông cháu bé Thu rất yêu thiên nhiên, cây cối, chim chóc, hai ông cháu chăm sóc cho từng loài cây rất tỉ mỉ.
- Mỗi người hãy yêu quý thiên nhiên, làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh mình.
- Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu,
- 3 HS đọc tiếp nối 3 đoạn.
- HS dưới lớp tìm cách đọc cho cả bài.
- HS nghe.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
_____________________________________________
Chính tả.(Nghe viết) Luật Bảo vệ môi trường.
I. Mục tiêu:
- Viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn bản luật.
 - Làm đúng các bài tập chính tả BT2(a/b) hoặc BT3(a/b) hoặc BTCT phương ngữ do GV chọn.
- Giáo dục HS tính cẩn thận khi trình bày bài viết
 II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu bài tập dành cho HS.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giáo viên
Học sinh
1. ổn định tổ chức:1p
2. Kiểm tra bài cũ : 3p 
- Gọi HS lên bảng viết một số tiếng mà HS dễ viết sai có phụ âm l/n; ch/tr.
- GV nhận xét
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài:1p 
Giới thiệu trực tiếp, ghi đầu bài lên bảng.
b. Hướng dẫn nghe, viết chính tả. 20p
* Trao đổi về nội dung bài viết:
- Gọi 1 HS đọc đoạn viết chính tả.
Hỏi:
- Điều 3 khoản 5 trong luật bảo vệ môi trường có nội dung gì?
* Hướng dẫn viết từ khó:
- Y/c HS tìm các tiếng khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Y/c HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được.
* Viết chính tả:
 - GV đọc cho HS viết.
- GV quan sát- uốn nắn tư thế ngồi viết của HS.
* Soát lỗi, chấm bài.
- GV đọc cho HS soát lỗi chính tả bài viết của mình.
- Thu một và bài chấm chữa, nhận xét.
c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: 12p
Bài tập 2:(a)
- Y/c HS đọc y/c và nội dung bài tập.
- Tổ chức cho HS thi theo nhóm.
- Nhận xét- bổ xung.
- Viết
- 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Điều 3 khoản 3 trong luật bảo vệ môi trường nói về hoạt động bảo vệ môi trường , giải thích thế nào là hoạt động bảo vệ môi trường.
- HS nêu các tiếng khó: môi trường, phòng ngừa, ứng phó,suy thoái, tiết kiệm, thiên nhiên.
- HS viết.
- HS soát nỗi chính tả.
- Đọc yêu cầu, thảo luận nhóm theo YC
 lắm – nắm
 lấm – nấm
 lương – nương
 lửa – nửa
thích lắm- cơm nắm; quá nắm – lắm tay; lắm điều – nắm cơm; lắm lời – nắm xôi
lấm tấm- cái nấm; lấm láp – nấm rơm; lấm lem – nấm đất; lấm mực- nấm đầu
lương thiện – nương rẫy; lương tâm – vạt nương; lương tri – cô nương; lương thực – nương tay; lương bổng – nương dâu
đốt lửa – một nửa; ngọn lửa- nửa vời ;
lửa đạn – nửa đời; ... 
Bài 3:(a)
- Y/c HS đọc y/c và nội dung bài tập.
- Tổ chức cho HS thi theo nhóm.
- Nhận xét- bổ xung.
4. Củng cố- Dặn dò: 3p
- Nhắc lại nội dung bài, viết lại những tiếng khó, dễ viết sai.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
- GV nhận xét tiết học.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc.
+ Một số âm đầu n là: na ná, nai nịt, nài nỉ, nao nao, náo nức, nao nức, não nuộc, nắc nẻ, nắc nỏm, nắn nót, no nê, năng nổ, nao núng, nỉ non, nằng nặc, nôn nao, nết na, nắng nôi, nặng nề, nức nở, nấn ná, nõn nà, nâng niu, nem nép, nể nang, nền nã...
_______________________________________________
Đạo đức: Thực hành giữa học kì I
I. Mục tiêu:
- Hệ thóng hoá kiến thức đã học từ đầu năm học.
- Vận dụng những hiểu biết đó vào thực tế thông qua hình thức thi ứng xử 
- Giáo dục HS có những hành vi ứng xử tốt đẹp .
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu bài tập cho HS
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giáo viên
Học sinh
1. ổn định tổ chức: 1p 
2. Kiểm tra bài cũ: 3p 
- Gọi HS nêu lại thế nào là tình bạn.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.1p 
- Giới thiệu trực tiếp, ghi đầu bài lên bảng.
b. Hướng dẫn HS thực hành 27p
Hoạt động 1 Thảo luận nhóm:
- GV cho HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
+ Em phải làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
+ Theo em thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình?
+ Trong cuộc sống nếu em gặp khó khăn thì em có nản lòng không? Tìm một số câu thành ngữ, tục ngữ nói về ý chí quyết tâm của con người.
+ Nêu một số việc làm thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
+Tìm những câu chuyện về những truyền thống tốt đẹp về gia đình, tổ tiên.
+ Tìm các câu ca dao, tục ngữ về chủ điểm biết ơn tổ tiên. 
+ Bạn bè cần phải làm gì để cùng nhau tiến bộ, khong có sự cãi vã lẫn nhau?
- Nhận xét
Hoạt động 2 :ứng xử tình huống.
- GV đưa ra một số tình huống có liên quan đến nội dung đã học.
- Nhận xét bình chọn bạn ứng xử hay nhất.
4. Củng cố- Dặn dò: 3p 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
- GV nhận xét tiết học.
- 3 HS lên nêu.
- Thảo luận nhóm theo yêu cầu
- Báo cáo
- ứng xử tình huống
________________________________________________
Thứ ba ngày 15 tháng 11 năm 2011
Toán. Trừ hai số thập phân
I. Mục tiêu:
- Biết trừ hai số thập phân, vận dụng giải bài toán có nội dung thực tế.
- GD HS tính cẩn thận klhi làm bài
II. Đồ dùng dạy học
 Phiếu BT cho HS
III. Các hoạt động dạy học cụ thể:
Giáo viên
Học sinh
1. ổn định tổ chức: 1p
2. Kiểm tra bài cũ: 3p 
- Gọi 1 HS lên bảng làm BT4 tiết trước
- GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1p 
Giới thiệu trực tiếp, ghi đầu bài lên bảng.
b. HDHS thực hiện phép trừ hai số thập phân 12p
 VD1: 
- Y/c 2 HS đọc VD 1(sgk)
- Muốn tìm độ dài đoạn BC ta làm phép tính gì?
- Hướng dẫn HS cách thực hiện phép tính trừ 2 số thập phân.
4,29m = ...cm?
1,84m = ...cm?
429cm - 184cm = cm? = m?
4,29 – 1,84 = ?
HDHS Đặt tính và tính như SGK: 
 4,29
 - 1,84
 2,45
+ Thực hiện phép trừ như trừ với số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy ở số bị trừ và số trừ.
VD2: - GV đưa ví dụ
 45,8 – 19,26 = ?
 - HDHS đặt tính và tín ... oán có phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- GDHS tính cẩn thận khi trình bày bài giải
II. Đồ dùng dạy học
 Phiếu BT cho HS
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. ổn định tổ chức: 1p 
2. Kiểm tra bài cũ: 3p 
- Gọi 1 HS lên bảng làm BT3 tiết trước
- GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1p 
Giới thiệu trực tiếp, ghi đầu bài lên bảng.
b. Hình thành quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên: 15p 
* Ví dụ 1:
- Y/c 2 HS tiếp nối nhau đọc ví dụ.
- Phân tích ví dụ.
- Y/c HS tóm tắt.
- Hướng dẫn HS giải.
+ Muốn tính chu vi hình tam giác đều ta làm như thế nào?
- 1,2m = dm?
- Hướng dẫn HS đặt tính và thực hiện phép tính.
 12 
 x 3 
 36 (dm) 36dm = m? 
HDHS đặt tính và tính như SGK
 1,2
 x 3 
 3,6
* Ví dụ 2:
- Y/c HS đọc ví dụ 2.
- Hướng dẫn HS đọc và phân tích ví dụ.
- Hướng dẫn HS đặt tính và thực hiện phép tính như SGK.
 0,46
 x 12
 92
 46
 5,52
* y/c HS nhận xét cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm như thế nào?
* Kết luận ( sgk)
C. Thực hành: 17p 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu:
- Gọi 4 HS lên bảng giải bài, các HS khác làm vào vở BT.
- Nhận xét- bổ xung.
Bài 2: (Nếu còn thời gian)
- Gọi HS đọc yêu cầu:
- Chia nhóm thảo luận
- Nhận xét – cho điểm.
Bài 3:
- Y/c HS đọc đề.
- GV nhận xét chốt lại các bước giải.
- Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt và giải, các HS khác làm vào vở BT
-Nhận xét
4. Củng cố - Dặn dò: 3p
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Làm bài 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc ví dụ.
- HS phân tích đề toán.
Tóm tắt.
a = 1,2 m
 P = ? m
- Ta lấy số đo một cạnh nhân với 3.
- 1,2m = 12dm
- HS quan sát.
36dm = 3,6m
- HS nhắc lại cách tính
- Thực hiện phép nhân như với số tự nhiên.
- Phần thập phân của số 1,2 có một chữ số, ta dùng dấu phẩy tách ở tích ra một chữ số kể từ phải sang trái.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc ví dụ.
- Quan sát, nhắc lại cách tính
- Thực hiện phép nhân như với số tự nhiên.
- phần thập phân của số 0,46 có hai chữ số , ta dùng dấu phẩy tách ở tích ra hai chữ số kể từ phải sang trái.
- 2 HS tiếp nối nhau nêu theo ý hiểu.
- Nối tiếp đọc lại quy tắc
- Đọc 
- HS làm.
a, 2,5 b, 4,18 c, 0,256
 x 7 x 5 x 8
 17,5 20,90 2,048
d, 6,8
 x 15
 340
 68
 102,0
HS Viết số thích hợp vào chỗ trống
TS
3,18
8,07
2,389
TS
3
5
10
Tích
9,54
40,35
23,89
- Đọc, phân tích đề bài nêu dữ kiện, yêu cầu và cách giải
Tóm tắt.
1 giờ : 42,6 km
4 giờ:....? km
Bài giải 
Trong 4 giờ ô tô đi được quãng đường là.
 42,6 x 4 = 170,4 ( km )
 Đáp số: 170,4 km
__________________________________________________
Tập làm văn: Luyện tập làm đơn.
I. Mục tiêu:
- Viết được lá đơn kiến nghị đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, nêu được lí do kiến nghị, thể hiện đầy đủ nội dung cần thiết.
- HS thêm yêu thích môn học 
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu bài tập dành cho HS.
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. ổn định tổ chức: 1p 
2. Kiểm tra bài cũ: 3p
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài : 1p 
Giới thiệu trực tiếp, ghi đầu bài lên bảng.
b. HDHS làm bài tập: 32p 
*HDHS Tìm hiểu đề.
- Gọi HS đọc bài.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả lại những gì vẽ trong tranh.
- Trước tình trạng mà hai bức tranh miêu tả, em hãy giúp bác trưởng thôn làm đơn kiến nghị để các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết.
* Xây dựng mẫu đơn:
- Hãy nêu những quy định bắt buộc khi viết đơn?
- Theo em tên của đơn là gì?
- Nơi nhận đơn em viết những gì?
- Người viết đơn ở đây là ai?
- Em là người viết đơn , tại sao em không kí tên em?
- Phần lí do viết đơn em lên viết những gì?
- Em hãy nêu lí do viết đơn cho một trong hai đề trên?
* Thực hành viết đơn:
- Y/c HS viết vào phiếu bài tập.
- Gọi HS trình bày bài viết của mình trước lớp.
- Nhận xét- sửa sai.
4. Củng cố – Dặn dò: 3p
- Nhắc lại nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
- GV nhận xét tiết học.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc đề bài.
- 2 HS phát biểu.
+ Tranh 1: Tranh minh hoạ gió bão ở một khu phố, có rất nhiều cành cây to gãy , gần sát vào đường giây điện, rất nguy hiểm.
+ Tranh 2: Vễ cảnh bà con đang rất sợ hãi khi chứng kiến cảch dùng thuốc nổ đành bắt cá lam chết cả cá con và ô nhiễm môi trường.
- Khi viết đơn phải trình bày đúng quy định: quốc hiệu, tiêu ngữ , tên của đơn, tên người viết đơn, chức vụ, lí do viết đơn, chữ kí của người viết đơn.
- Đơn đề nghị (đơn kiến nghị).
-Đề 1: UBND xã hoặc công ti cây xanh ở địa phương
- Đề 2 :UBND hoặc công an xã, phường, thị trấn.
- Người viết đơn phải là bác tổ trưởng dân phố hay bác trưởng thôn.
- Em chỉ là người viết hộ .
- Phần lí do viết đơn phải viết đầy đủ, rõ ràng về tình hình thực tế, những tác động xấu đã và đang xảy ra đối với con người và môi trường sống ở đây và hướng giải quyết.
- 2 HS tiếp nối nhau trình bày.
- HS làm.
- 5 HS trình bày trước lớp bài làm của mình.
_________________________________________________
Địa lí. Lâm nghiệp và thuỷ sản.
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số dặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp và thuỷ sản ở nước ta:
+ Lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản; phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
+ Ngành thuỷ sản gồm các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, phân bố ở vùng ven biển và những nơi có nhiều sông, hồ ở vùng đồng bằng.
- Sử dụng sơ đồ, bảng số lệu, biểu đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu phân bố của lâm nghiệp và thuỷ sản.
- HS khá, giỏi:
+ Biết nước ta có những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản: vùng biển rộng có nhiều hải sản; mạng lưới sông ngòi dày đặc, người dân có nhiều kinh nghiệm, nhu cầu về thuỷ sản ngày càng tăng.
+Biết các biện pháp bảo vệ rừng.
- HS thêm yêu quý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lí Việt Nam.
- Các sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ trong sgk.
Các hình ảnh về chăm sóc và bảo vệ rừng, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
- Phiếu học tập dành cho HS.
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. ổn định tổ chức: 1p
2. Kiểm tra bài cũ: 3p 
- Kể một số cây trồng nước ta?
- Những điều kiện nào giúp cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định và vững chắc?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1p 
Giới thiệu trực tiếp, ghi đầu bài lên bảng.
b. Dạy bài mới: 32p 
* Lâm nghiệp.
- Y/c HS quan sát sơ đồ các hoạt động lâm nghiệp cho HS quan sát và hỏi:
+ Nêu các hoạt động chính của ngành lâm nghiệp?
+ Hãy kể các việc trồng và bảo vệ rừng?
- Việc khai thác gỗ và các lâm sản khác phải chú ý điều gì?
- Y/c HS quan sát bảng số liệu về diện tích rừng nước ta và hỏi:
+ Bảng số liệu thống kê về điều gì?
+ Dựa vào bảng có thể nhận xét về điều gì?
- Y/c HS cùng phân tích bảng số liệu thống kê:
+ Bảng thống kê diện tích rừng nước ta vào những năm nào?
+ Nêu diện tích rừng của từng năm đó?
+Từ năm 1980 dến 1995, diện tích rừng nước ta tăng hay giảm bao nhiêu triệu ha? theo em nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó?
+ Từ năm 1995 đến năm 2005, diện tịch rừng của nước ta thay đổi như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó ?
+ Các hoạt động trồng rừng, khai thác rừng diễn ra chủ yếu ở vùng nào?
+ Điều này gây khó khăn gì cho công tác bảo vệ và trồng rừng?
* Ngành thuỷ sản.
- Y/c HS quan sát biểu đồ thuỷ sản và trả lời câu hỏi.
+ Biểu đồ biểu diễn điều gì?
+ So sánh sản lượng thuỷ sản năm 1990 và năm 2003
+ Nêu các hoạt động đánh bắt thuỷ sản ở nước ta
+ Ngành thuỷ sản nước ta phát triển ntn?
 ặ GV kết luận.
4. Củng cố - Dặn dò: 3p 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
-GV nhận xét tiết học.
- 3 HS lên bảng trình bày.
- HS quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi.
- Lâm nghiệp có hai hoạt động chính , đó là trồng và bảo vệ rừng ; khai thác gỗ và lâm sản khác.
- HS tiếp nối nhau kể.
- Việc khai thác gỗ và các lâm sản khác phải phù hợp tiết kiệm không khai thác bừa bãi, phá hoại rừng.
- HS quan sát bảng số liệu và trả lời các câu hỏi sau.
- Bảng số liệu thống kê diện tích rừng của nước ta qua các năm. 
- Dựa vào đây có thể nhận xét sự thay đổi của diện tích rừng qua các năm.
- Bảng thống kê diện tích rừng vào những năm 1980, 1995, 2004.
- Năm 1980: 10,6 triệu ha
- Năm 1995: 9,3 triệu ha
- Năm 2005: 12,2 triệu ha
- Từ năm 1980 đến năm 1995, diện tích rừng nước ta mất đi 1,3 triệu ha, nguyên nhân chính là do hoạt động khai thác rừng bừa bãi, việc trồng rừng lại chưa được chú trong đúng mức 
- Từ năm 1995 đến năm 2005, diện tích rừng nước ta tăng thêm 2,9 triệu ha, trong 10 năm nay diện tích rừng tăng lên đáng kể là do công tác trồng và bảo vệ rừng được nhà nước và nhân dân thực hiện tốt.
- Các hoạt động trồng rừng và khai thác diễn ra chủ yếu ở vùng núi và một phần ven biển.
- Vùng núi là vùng dân cư thưa thớt vì vậy:
+ Hoạt động khai thác rừng bừa bãi khó mà phát hiện.
+ Hoạt động trồng rừng, bảo vệ rừng thiếu nhân công lao động.
 - HS quan sát biểu đồ và trả lời các câu hỏi.
- Biểu đồ biểu diễn sản lượng thuỷ sản của nước ta qua các năm.
Năm 2003 khai thác được nhiều hơn năm 1990 
+ Ngành thuỷ sản gồm các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, phân bố ở vùng ven biển và những nơi có nhiều sông, hồ ở vùng đồng bằng.
Nước ta có những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản: vùng biển rộng có nhiều hải sản; mạng lưới sông ngòi dày đặc, người dân có nhiều kinh nghiệm, nhu cầu về thuỷ sản ngày càng tăng.
_______________________________________________
Sinh hoạt lớp. Nhận xét tuần 11
I Đánh giá lại các hoạt động trong tuần 11
1. Các tổ trưởng và lớp trưởng báo cáo
2 GV chủ nhiệm nhận xét
Chuyên cần.
- Nhìn chung các em đã có ý thức đi học chuyên cần , đúng giờ, trong tuần không có em nào nghỉ học không lí do, hay đi học muộn.
Học tập:
- Nhìn chung các em đều có ý thức tự giác trong học tập, chuẩn bị bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, trong lớp chú ý nghe giảng , hăng hái phát biểu xây dựng bài, đã có nhiều điểm tốt tặng thầy nhân ngày 20/11.
- Song bên cạnh đó vẫn còn một số bạn chưa tự giác cao trong học tập, chữ viết con sấu, sách vở lộn sộn, chưa thuộc bài khi lên lớp...
Đạo đức:
Ngoan ngoãn, chấp hành nghiêm túc nội quy của trường ,lớp, đoàn kết với bạn bè.
 Các hoạt động khác:
- Tham gia nhiệt tình, đầy đủ các hoạt động của trường, lớp đề ra
II. Phương hướng hoạt động tuần tới
- Đi học đầy đủ đúng giờ, tích cực học tập tốt, tăng cường rèn chữ viết, gữ gìn vệ sinh cá nhân, sách vở sạch sẽ.
- Thực hiện tốt nội quy, quy chế của trường

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 11 cktkn.doc