Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 17 - Trường tiểu học Kơ Pa Kơ Lơng

Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 17 - Trường tiểu học Kơ Pa Kơ Lơng

I/Mục tiêu: Giúp học sinh

 1.Đọc:

+ Đọc trôi chảy toàn bài; phát âm đúng các tiếng khó: Bát Xát, ngoằn ngoèo, Phàn Phù Lìn

+ Đọc diễn cảm với giọng kể hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chống đói nghèo, lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn (HS yếu chỉ yêu cầu đọc đúng)

 2. Hiểu:

+ Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các CH trong SGK).

- GD HS biết giữ môi trường sống bằng cách bảo vệ nguồn nước và trồng cây gây rừng.

+ Giáo dục HS tinh thần dám nghĩ, dám làm để làm giàu cho quê hương.

 

doc 37 trang Người đăng huong21 Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 17 - Trường tiểu học Kơ Pa Kơ Lơng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 17
(Từ ngày 19/12/2011 đến 23/12/2011)
Thứ
Tiết
Môn
CT
Tên bài
Hai
19/12
1
2
3
4
5
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Kĩ thuật
Đạo đức
33
81
17
17
Ngu Công xã Trịnh Tường.
Luyện tập chung.
Thức ăn nuôi gà.
Hợp tác với những người xung quanh(T2)
Ba
20/12
1
3
4
Toán
 LT & câu
Chính tả
82
33
17
Luyện tập chung.
Ôn tập về từ và cấu tạo từ.
(Nghe- viết): Người mẹ của 51 đứa con.
Tư
21/12
1
2
3
4
5
Tập đọc
Toán
T làm văn
Địa lí
Mĩ thuật
34
83
33
17
17
Ca dao về lao động sản xuất.
Giới thiệu máy tính bỏ túi.
Ôn tập về viết đơn.
Ôn tập học kì I.
Tập mô tả, nhận xét khi xem tranh.
Năm
22/12
2
3
4
5
Toán
Lịch sử
LT & câu
Kể chuyện
84
17
34
17
Sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số ....
Ôn tập cuối học kì I.
Ôn tập về câu.
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
Sáu
23/12
1
4
5
Toán
Tập L văn
Sinh hoạt
85
34
17
Hình tam giác.
Trả bài văn tả người.
Sinh hoạt tuần 
TUẦN 17 Ngày soạn: 18/12/2011
 	Ngày dạy: Thứ hai, ngày 19 tháng 12 năm 2011
TẬP ĐỌC: (T33)
NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG 
 Trường Giang- Ngọc Minh
I/Mục tiêu: Giúp học sinh
 1.Đọc: 
+ Đọc trôi chảy toàn bài; phát âm đúng các tiếng khó: Bát Xát, ngoằn ngoèo, Phàn Phù Lìn
+ Đọc diễn cảm với giọng kể hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chống đói nghèo, lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn (HS yếu chỉ yêu cầu đọc đúng)
 2. Hiểu: 
+ Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các CH trong SGK).
- GD HS biết giữ môi trường sống bằng cách bảo vệ nguồn nước và trồng cây gây rừng.
+ Giáo dục HS tinh thần dám nghĩ, dám làm để làm giàu cho quê hương.
II/ Đồ dùng Dạy- Học: 
- Tranh minh hoạ bài đọc/ Sgk- 164 
III / Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
A. Kiểm tra bài cũ:(5’) Thầy cúng đi bệnh viện
- Kiểm tra 3 HS-nhận xét 
B. Bài mới: (43')
*/ Giới thiệu:(1') Nêu mục tiêu tiết học.
- Giới thiệu nhân vật Ngu Công (trong truyện ngụ ngôn TQ tượng trưng cho ý chí dời non lấp bể và lòng kiên trì).
1/Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc:(17’) 
- Gọi Hs giỏi đọc bài
- Chia 3 phần:
+ Phần 1: từ đầu ... trồng lúa
+ Phần 2: Tiếp đến như trước nữa
+ Phần 3: còn lại 
- Yc học sinh đọc nối tiếp đoạn, giúp HS đọc đúng và hiểu nghĩa từ.
- Giải nghĩa các từ: tập quán (thói quen); canh tác (trồng trọt); cao sản (có sản lượng cao).
-YC học sinh luyện đọc theo cặp 
- GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu.
b/ Tìm hiểu bài:(12’)
- Y/c HS đọc thầm và TLCH.
+ Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn?
+ Nhờ có mương nước, tập quán canh tác tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã đổi thay ntn?
+ Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước?
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Yêu cầu HS giỏi: Nêu ý nghĩa của bài văn
*/Liên hệ: Ông Phàn Phù Lìn xứng đáng được Chủ tịch nước khen ngợi không chỉ vì thành tích giúp đỡ bà con thôn bản làm kinh tế giỏi mà còn nêu tấm gương sáng về bảo vệ dòng nước thiên nhiên và trồng cây gây rừng để giữ gìn môi trường sống tốt đẹp. 
c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm:(13p)
- HD Luyện đọc diễn cảm đoạn 1: nhấn mạnh các từ ngữ: ngỡ ngàng, ngoằn ngoèo, vắt ngang, con nước ông Lìn, cả tháng, không tin, suốt một năm trời, bốn cây số, xuyên đồi, vận động, mở rộng, vỡ thêm
- GV đọc mẫu.
- Y/c HS đọc theo cặp.
- T/c thi đọc diễn cảm.
- Gọi HS đọc trước lớp, nhận xét. 
3/ Củng cố- Dặn dò:(2’) 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc
- Đọc trước bài: Ca dao về lao động sản xuất.
Hoạt động của học sinh
- Đọc bài theo đoạn; trả lời câu hỏi 3;4/ Sgk- 159; nêu nội dung bài
- Quan sát tranh minh hoạ bài đọc Sgk/164, nói về nội dung tranh
-1em đọc bài 
-Hs theo dõi 
- HS đọc nối tiếp đoạn, đọc đúng các tiếng khó: Bát Xát, ngoằn ngoèo, Phàn Phù Lìn
- HS đọc chú giải.
- 2em cùng bàn một cặp
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Ông HD bà con trồng cây thảo quả.
Câu 4: Gợi HS nêu các ý: Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, nhờ quyết tâm và tinh thần vượt khó/ Bằng trí thông minh và sáng tạo trong lao động, ông Lìn đã làm giàu cho mình, làm cho cả thôn từ nghèo đói vươn lên thành thôn có mức sống khá./ Muốn có cuộc sống hạnh phúc ấm no, con người phải dám nghĩ, dám làm,...
- Nêu và ghi vở nội dung của bài 
- Đọc diễn cảm với giọng kể hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chống đói nghèo, lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn
- Thi đua đọc diễn cảm , lớp nhận xét 
- Nhắc lại nội dung bài
- 2 bạn cùng bàn đọc.
- 3 HS thi đọc diễn cảm. HS nhận xét.
 TOÁN:(T81)
	LUYỆN TẬP CHUNG
I/Mục tiêu: Giúp học sinh
	- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân
- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Bài tập cần làm.(BT1a; 2a; 3)
- GD học sinh tính cẩn thận khi học toán. 
II / Đồ dùng Dạy- Học: - Bảng phụ cá nhân, nhóm 
III / Các hoạt động Dạy - Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
1/ Kiểm tra bài cũ:(5’) Luyện tập
Kiểm tra 2 HS
Gv nhận xét –ghi điểm 
2/ Bài mới: (42)
* / Giới thiệu: Nêu mục tiêu tiết học.
*/ Hướng dẫn luyện tập: 
 Bài 1: Gọi HS đọc đề 
 -Yêu cầu nhắc lại kĩ thuật tính với số thập phân đã học
-YC học sinh làm bài vào vở (HS yếu chỉ cần làm câu b)
-Nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 2: Gọi HS đọc đề. 
-Yêu cầu HS nêu lại thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức.
-YC học sinh làm bài vào vở (HS yếu chỉ cần làm câu b)
-Nhận xét, chốt ý đúng. 
Bài 3: Gọi HS đọc đề 
- HD học sinh tìm hiểu bài, và giải bài toán.
- YC học sinh làm vào vở, 1 em làm bảng.
HS yếu chỉ cần làm câu a)
- Nhận xét, chốt ý đúng. 
3/ Củng cố- Dặn dò:(3’)
- Gọi HS nhắc lại cách giải 3 dạng toán tỉ số phần trăm.
- Nhận xét tiết học.
- Làm các bài trong VBT
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung (tt).
Hoạt động của học sinh
- Nêu cách giải 3 dạng bài toán tỉ số phần trăm . Sửa bài 3/ VBT
- 1 em đọc đề 
- Hs nêu.
- HS làm bài ,nhận xét bài của bạn 
 Kết quả: a/5,16; b/0,08; c/ 2,6
- 1 em đọc đề. 
- Hs nêu.
- Làm bài vào vở, 2 HS làm trên bảng nhóm. Nhận xét bài của bạn.
Kết quả: a/ 65,68 b/ 1,5275
- HS đọc đề.
- HS theo dõi 
- Làm bài vào vở, 1HS chữa bài trên bảng, nhận xét.
Đáp số: a/ 1,6% b/ 16 129 người
- Nhắc lại cách giải 3 dạng bài toán tỉ số phần trăm. 
KHOA HỌC: (T33)
ÔN TẬP HỌC KÌ 1.
A/Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố và hệ thống kiến thức về:	
- Đặc điểm giới tính
- Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
- Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.
- GD cách phòng chống các bệnh đã học.
B/ Đồ dùng Dạy- Học: 
- Kênh chữ và hình/ Sgk- 68- 71; - Phiếu học tập nhóm 4, cho HĐ 2
C/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
1/ Bài cũ:(5')
+ Hãy nêu tên 1 số loại tơ sợi?
+ Nêu đặc điểm nổi bật của SP làm ra từ một số loại tơ sợi?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2/ Bài mới: 
*/ Giới thiệu bài: (1')Nêu mục tiêu bài học.
*/HĐ1:(12p) Ôn về đặc điểm giới tính và một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, làm bài trong trong VBT theo mẫu sau:
Câu1: Trong các bệnh: Sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, viêm gan A, AIDS. Bệnh nào lây qua cả đường sinh sản, dường máu?
- Theo dõi các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả.
Câu 2: Đọc y/c Bt mục 2, q/sát các hình trong SGK/68 và nêu cách phòng tránh ở mỗi hình rồi giải thích cách phòng tránh đó.
- Y/c HS làm bài tập theo nhóm 2.
- Gọi đại diện nêu kết quả.
- GV nhận xét, kết luận.
*/HĐ2:(15p) Nêu tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.
Bài 1: Gọi HS đọc Y/c bài tập.
- GV H/ dẫn. Y/c hoàn thành bảng sau trong VBT.
TT
Tên vật liệu
Đặc điểm/ tính chất
Công dụng.
1
2
3
- Gọi HS nêu kết quả làm bài.
- GV nhận xét, kết luận.
- Câu 2: Gọi HS đọc Y/c và ND bài 2.
- T/c trò chơi "Ai nhanh, ai đúng"
- GV nhận xét, kết luận. 
 2.1-c; 2.2- a; 2.3 - c; 2.4-a.
3/ Củng cố- Dặn dò:(7p)
- Tổ chức trò chơi đoán chữ/ Sgk- 70; 71
- GV nêu tên trò chơi và luật chơi.
- GV giao nhiệm vụ cho HS.
- Chia lớp làm 3 tổ, tổ nào đoán được nhiều thì tổ đó thắng.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị làm bài KT học kì I.
Hoạt động của học sinh
- 2 HS lên bảng trả lời. HS nhận xét.
- Làm bài trong VBT; chữa bài:
Câu 1: Bệnh AIDS lây cả qua đường sinh sản và đường máu. HS nhận xét.
Câu 2: HS đọc Y/c và quan sát các hình thực hiện theo Y/c. Làm BT theo nhóm 2.
- Đại diện nêu kết quả. Nhận xét bài.
H1/ Nằm màn phòng tránh được bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não.
H2/ Rửa sạch tay phòng tránh được bệnh viêm gan A, bệnh giun.
H3/ Uống nước đã đun sôi phòng tránh được bệnh viêm gan A, bệnh giun, các bệnh đường tiêu hoá khác.
H4/ ăn chín phòng tránh được bệnh viêm gan A, bệnh giun sán, ngộ độc thức ăn, các bệnh đường tiêu hoá khác
-HS đọc Y/c bài tập. 
- HS theo dõi và hoàn thành bảng trong VBT.
- 1 số HS nêu. HS khác nhận xét.
- 1 HS đọc.
- HS thực hiện chơi theo điều khiển của GV. HS nhận xét.
- HS theo dõi, nhận nhiệm vụ.
- Tham gia trò chơi đoán chữ theo 3 đội chơi. 
Đáp án: Thứ tự các từ: sự thụ tinh; bào thai(thai nhi); dậy thì; vị thành niên; trưởng thành; già; sốt rét; sốt xuất huyết; viêm não; viêm gan A
 --------------------*****-------------------------
ĐẠO ĐỨC:(T17)
	HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH.(tt)
I/Mục tiêu: Giúp học sinh
- Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với những người xung quanh.
- Biết được hợp tác với mọi người xung quanh trong công việc chung sẽ nâng cao hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người - Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường.
- Có thái độ mong muốn sẵn sàng hợp tác với bạn, thầy giáo, cô giáo, của gia đình của cộng đồng.
- Biết hợp tác với bạn bè và mọi người để BVMT gia đình, nhà trường, lớp học và địa phương.
II/ Tài liệu và phương tiện Dạy- Học: 
- Phiếu học tập cho HĐ1; - Kẻ sẵn mẫu bài tập 5.
III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
1/ Kiểm tra bài cũ:(5’) 
- Kiểm tra 2 HS-nhận xét 
2/ Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học.
*/ HĐ 1: (10’) Làm bài tập 3 ở Sgk; 
- Giúp HS biết nhận xét một số hành vi, việc làm liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
Kết luận: Các bạn Tâm, Nga, Hoan đã biết hợp tác, còn bạn Long chưa biết hợp tác.
*/ HĐ 2: (10’) Xử lý tình huống; nhằm giúp HS biết biết xử lý một số tình huống liên quan đến v ... i cho từng HS.
- HD sữa lỗi chung: 
- Y/c HS lên bảng chữa từng lỗi.
GV nhận xét việc sửa của HS, chữa lại bằng phấn màu nếu sai. 
- HD tự sửa lỗi: 
- Y/c HS đọc lại bài và lời nhận xét của Gv, phát hiện thêm lỗi trong bài và sửa lỗi.
Đổi cho bạn để soát việc sửa lỗi.
- HD học tập những đoạn, bài văn hay:
+ GV đọc đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo của HS trong lớp.
- Y/c HS chọn 1 đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn.
- Theo dõi, giúp đỡ HS viết lại đoạn/bài văn cho hay hơn.
- GV nhận xét.
3/ Củng cố- Dặn dò:(3’)
- Nhận xét tiết học; dặn HS chưa hoàn thành tốt bài về nhà tiếp tục viết cho đạt.
 - Chuẩn bị KTĐK
Hoạt động của học sinh
- Trình bày đơn xin học môn tự chọn
- HS đọc lại 4 đề bài.
- Nghe nhận xét kết quả bài làm, nhận ra điểm hay và chưa hay trong bài văn tả người về (bố cục, nội dung, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày).
- HS nhận bài.
- Vài HS lên bảng chữa lỗi trên bảng phụ, lớp chữa vào nháp.
- HS đọc lại bài và lời nhận xét của Gv, phát hiện thêm lỗi trong bài và sửa lỗi.
- Tự sửa lỗi trong bài. Đổi vở soát lại việc sửa lỗi.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm và học tập.
- HS viết lại đoạn văn. Một số HS đọc đoạn văn vừa viết.
- Lớp nhận xét.
	 Ngày soạn: 22/12/2011
 	 	 Ngày dạy: Thứ sáu, ngày 23 tháng 12 năm 2011
 TOÁN:(T85)
 	HÌNH TAM GIÁC 
A/Mục tiêu: Giúp học sinh: 
	- Nhận biết đặc điểm của hình tam giác có: ba cạnh, ba đỉnh, ba góc
	- Phân biệt ba dạng hình tam giác, (phân loại theo góc).
	- Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác.
 - Bài tập cần làm: BT1,2.
B/ Đồ dùng Dạy- Học: Các dạng hình tam giác; ê ke
C/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
1/ Kiểm tra bài cũ:(5’)
- Kiểm tra 2 HS.Gv nhận xét, ghi điểm. 
2/ Bài mới: 
*/ Giới thiệu bài:(1')Nêu mục tiêu tiết học
*/ Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác:(6’)
- GV vẽ hình tam giác ABC lên bảng.
+ Tam giác ABC có mấy cạnh, mấy đỉnh?
+ Hãy nêu tên các góc của Tam giác (tên đỉnh và các cạnh tạo thành góc đó).
- Yêu cầu HS vẽ một hình tam giác, đặt tên hình, chỉ và viết tên các cạnh, góc, đỉnh của hình theo nhóm đôi.
- Gọi HS nhận xét về đặc điểm của hình tam giác.
*/Giới thiệu ba dạng hình tam giác : (7’)
- Đính bảng các dạng hình tam giác, yêu cầu HS dùng ê ke để xác định các góc của từng hình rồi nhận xét.
- Lưu ý về tên gọi tam giác vuông: Thế nào gọi là tam giác vuông?
*/Giới thiệu đáy và đường cao (tương ứng): (8’)
- Yêu cầu trao đổi với bạn cùng bàn về đáy và đường cao tương ứng ở mỗi hình/ Sgk- 85; 86. Nêu nhận xét.
- Gợi ý HS phát biểu: Thế nào là đường cao trong tam giác? 
- Y/c HS nhận xét đường cao trong tam giác vuông, tam giác có một góc tù.
*/ Thực hành: (20’)
BT1:Gọi HS nêu yêu cầu. 
- GV vẽ hình lên bảng, yêu cầu học sinh lên bảng làm bài. 
-Lưu ý HS sử dụng ê ke để xác định các góc
- GV nhận xét, chốt ý. 
BT2: Gọi HS nêu yêu cầu 
- Nêu y/cầu thảo luận với bạn cùng bàn.
Nêu tên đáy và đường cao trong mỗi hình. 
- Gv nhận xét, chốt ý đúng.
3/Củng cố- Dặn dò:(3’) 
- Nhắc lại ND bài học.
- Nhận xét tiết học.
- Làm các bài trong VBT
- Chuẩn bị bài: Diện tích hình tam giác
Hoạt động của học sinh
- Chữa bài 3; 4/ VBT. Lớp nhận xét.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
* Mỗi HS vẽ vào nháp 1 hình tam giác.
- Nhóm đôi: đặt tên hình, chỉ và viết tên các cạnh, góc, đỉnh của hình. 
- Nhận xét: Tam giác có ba cạnh, ba góc, ba đỉnh.
* Dùng ê kê xác định các góc của từng hình
- Nhận xét: Có ba dạng tam giác:
+ Hình tam giác có ba góc nhọn.
+ Hình tam giác có một góc tù và hai góc nhọn
+Hình tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn (gọi là tam giác vuông)
- HS trả lời.
* Trao đổi nhóm đôi: Chỉ vào hình vẽ/ Sgk, nêu tên đáy, đường cao tương ứng với đáy
- Nhận xét: Đường thẳng nối từ đỉnh đối diện vuông góc với đáy gọi là đường cao.
- Nhận xét đường cao trong tam giác vuông; tam giác có một góc tù.
- HS nêu yêu cầu 
- Sử dụng ê ke để xác định các góc, dùng bút chì viết tên các góc và cạnh của từng hình. 1 số HS lên bảng làm, HS làm vở, lớp nhận xét. 
-HS nêu yêu cầu.
- Thảo luận với bạn cùng bàn; nêu tên đáy và đường cao trong mỗi hình. 
- HS nhận xét.
------------------------*****----------------------------
SINH HOẠT
TUẦN 17
A/Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Đánh giá được những ưu, khuyết điểm trong tuần 17
- Nắm bắt nội dung kế hoạch tuần 18. Có biện pháp khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm, hoàn thành tốt kế hoạch tuần 18.	
- Có ý thức đoàn kết, xây dựng tập thể lớp.
B/ Nội dung- Tiến trình sinh hoạt:
1/ Đánh giá hoạt động tuần :
 - Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ trong tuần 17
 - Lớp trưởng báo cáo chung
 - GV tổng hợp ý kiến, đánh giá
* Ưu điểm: 
- Tích cực học tập và rèn luyện, thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường và nhiệm vụ HS tiểu học.
- Nhiều HS tích cực trong học tập ở lớp, chăm học ở nhà như: Hảo, Phương, Khoa...
- Tập thể lớp đoàn kết tốt
- Lên kế hoạch hoạt động của chi đội kịp thời, phù hợp KH chung của liên đội.
- Sinh hoạt chi đội nghiêm túc, có hiệu quả.
* Khuyết điểm: 
- Một vài em còn nghỉ học không lí do.
2/ Kế hoạch tuần 18- Biện pháp và phân công thực hiện:
 - GV phổ biến kế hoạch lớp 
 - BCH chi đội phổ biến kế hoạch công tác Đội (Nội dung trong sổ hoạt động Đội)
* Nhắc nhở chung: Tập trung làm bài KTĐK nghiêm túc, đạt kết quả cao nhất.
4/ Lớp vui sinh hoạt cuối tuần: 
- Hát những bài hát : Ca ngợi mùa xuân đất nước 
 -----------------*****--------------
KĨ THUẬT (T17)
THỨC ĂN NUÔI GÀ (TIẾT 1)
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh: 
- Liệt kê được 1 số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
- Nêu được tác dụng và sử dụng 1 số thức ăn thường dùng nuôi gà.
- Có nhận thức bước đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà. 
- GD HS yêu quý con vật.
II. Thiết bị dạy và học:
-Tranh minh họa 1 số loại thức ăn chủ yếu nuôi gà
-Một số mẫu thức ăn như lúa, ngô,..
-Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Bài cũ: (4’) Nêu một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta? 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
2/ Bài mới: (28’) TIẾT 1
* GV giới thiệu và nêu mục đích bài học.
*HĐ1: Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà.
- HD HS đọc nội dung mục 1 SGK
+ Động vật cần những yếu tố nào để tồn tại, sinh trưởng và phát triển?
+ Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vậy được lấy từ đâu?
+ Thức ăn có tác dụng ntn đối với cơ thể gà?
-Kết luận:
*/HĐ2: Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà.
-Cho HS quan sát hình 1.Em hãy kể tên các loại thức ăn nuôi gà 
-Cho HS trả lời –GV ghi lên bảng
*/ HĐ3: Tìm hiểu tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà .
-Cho HS đọc mục 2 SGK
+Thức ăn của gà được chia làm mấy loại?
- Hãy kể tên các loại thức ăn
-Cho HS thảo luận nhóm về tác dụng và sử dụng các loại thức ăn nuôi gà. 
-Phát phiếu học tập
Tác dụng
Sử dụng
Nhóm th.ăn cc chất đạm
Nhóm th.ăn ccấp chất Bột đường
Nhóm th.ăn ccấp chất Khoáng
Nhóm th.ăn ccấp chất vi-ta-min
Thức ăn tổng hợp
-Cho HS thảo luận và trình bày
-Kết luận:
-GV cho mỗi nhóm thảo luận về mỗi loại thức ăn
3 / Củng cố-Dặn dò: (3’)
-Nhận xét tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS 
-Chuẩn bị bài hôm sau:
- HS trả lời.
- HS nhận xét.
-Lắng nghe
- HS đọc nội dung mục 1 SGK
-Trả lời
-Nhận xét
- HS đọc mục 2 SGK
- HS trả lời.
-Kể tên
-Thảo luận nhóm 4
-Nhận phiếu và làm bài
-Trình bày
-Nhận xét
MĨ THUẬT:(T17)
TẬP MÔ TẢ, NHẬN XÉT KHI XEM TRANH 
I. Mục tiêu:
- HS tiếp xúc, làm quen với tác phẩm Du kích tập bắn và hiểu vài nét về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
- HS nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh.
- HS khá, giỏi nêu được lí do tại sao thích hay không thích bức tranh.
- GD HS yêu quý cảnh đẹp và có ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường. Biết phê phán những hành động phá hoại thiên nhiên, môi trường.
II. Chuẩn bị:
GV:	- SGK, SGV. Sưu tầm tranh Du kích bắn súng trong Tuyển tập tranh Việt Nam (Nhà xuất bản Văn hóa - 1975) hoặc trên sách báo (nếu có).
- Sưu tầm thêm một số tranh của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung về đề tài khác.
HS:	- SGK, Một số tranh của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung .
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp (1’)
- HS trật tự
2/ Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
HĐ1: (7’)Giới thiệu vài nét về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung
- Gọi HS đọc SGK.
- HS đọc
 GV giới thiệu: + Ông tốt nghiệp khóa V (1929 - 1934) Trường Mỹ thuật Đông Dương.
+ Ông tham gia hoạt động cách mạng rất sớm, là họa sĩ đầu tiên vẽ chân dung Bác Hồ tại Bắc Bộ Phủ.
+ Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông tham gia trong đoàn quân tiến về miền Nam, và bức tranh Du kích tập bắn ra đời trong hoàn cảnh như vậy.
- HS lắng nghe.
+Ông có nhiều t/p sơn dầu nổi tiếng: Cây chuối (1936), Cổng thành Huế (1941), Học hỏi lẫn nhau (1960), Công nhân cơ khí (1962), Tan ca, mời chị em đi họp để thi thợ giỏi (1976)Ông là nhà nghiên cứu MT uyên bác...
+ Ông đóng góp rất nhiều trong việc xây dựng Viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và đào tạo đội ngũ họa sĩ, cán bộ nghiên cứu mỹ thuật.
+ Với những đóng góp to lớn ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ 
thuật.
*/ HĐ 2: (19’) Xem tranh Du kích tập bắn
- Cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Hình ảnh chính của bức tranh là gì? 
- HS quan sát tranh và TLCH.
- Diễn tả buổi tập bắn của tổ du kích: người bò, người trườn, người ngồi như đang chuẩn bị ném lựu đạn, người đứng ngắm dưới giao thông hào)
- Hình ảnh phụ được vẽ như thế nào? 
- Cây cối, bầu trời, tạo nên bố cục chặt chẽ, sinh động.
- Màu sắc của bức tranh như thế nào? Có những màu nào chính? Tranh vẽ bằng chất liệu gì?
- HS trả lời
- GV kết luận: Đây là tác phẩm tiêu biểu về đề tài Chiến tranh cách mạng.
 GV nêu câu hỏi để HS nhận xét một vài bức tranh khác của họa sĩ.
- HS nhận xét.
+ Về bố cục.Tư thế của các nhân vật trong tranh.
 Màu sắc trong tranh.
- GV yêu cầu HS nêu cảm nhận của mình về bức tranh.
 GD: HS yêu quý cảnh đẹp và có ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường. Biết phê phán những hành động phá hoại thiên nhiên, môi trường.
- HS nêu cảm nhận.
- HS lắng nghe.
*/ HĐ 3: (2’) Nhận xét đánh giá chung.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Khen ngợi các nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến.
3. Dặn dò: (1’)
- Quan sát các đồ vật hình chữ nhật có trang trí (cái khăn, cái thảm, cái khay..)
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- Sưu tầm bài trang trí hình chữ nhật.
KHOA HỌC: (T34)
KIỂM TRA HỌC KÌ 1.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 17.doc