Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 20 (Chuẩn)

Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 20 (Chuẩn)

I . Mục đích – yêu cầu

 - Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được các lời nhân vật.

 - Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II . Chuẩn bị

- GV : Tranh ,ảnh minh họa

- HS : Sgk.

III . Các hoạt động dạy – học

 

doc 26 trang Người đăng huong21 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 20 (Chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tập đọc
Thái sư Trần Thủ Độ
I . Mục đích – yêu cầu
 - Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được các lời nhân vật.
 - Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II . Chuẩn bị 
GV : Tranh ,ảnh minh họa
HS : Sgk...
III . Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
1 . Khởi động
- Ổn định
- Kiểm tra kiến thức cũ : Người công dân số Một
+ Gọi Hs đọc bài và trả lời câu hỏi trong nội dung bài
+ Nhận xét ghi điểm
2 . Bài mới
- Giới thiệu – ghi đầu bài
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc.
Gọi Hs đọc toàn bài
Bài văn này chia thành mấy đoạn
Gọi Hs đọc nối tiếp từng đoạn kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ.
Gọi Hs đọc phần chú giải
Yêu cầu Hs luyện đọc theo cặp
Gọi nhóm đôi đọc
Gọi Hs đọc toàn bài
Đọc mẫu
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài .
Gọi Hs đọc đoạn 1
Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì ?
Theo em cách xử sự của Trần Thủ Độ có` ý nghĩa gì ?
Gọi Hs đọc đoạn 2
Trước việc làm của người quân hiệu , Trần Thủ Độ xử lí ra sao ?
Theo em ,cách xử lý như vậy có ý gì?
Kết luận : Cách xử lí nghiêm minh của Trần Thủ Độ
Gọi Hs đọc đoạn 3 
Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền , Trần Thủ Độ nói thế nào ?
Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào ?
Kết luận : Trần Thủ Độ là người cư xử nghiêm minh.
Câu chuyện ca ngợi ai ,ca ngợi về điều gì ?
Gọi Hs nhắc lại nội dung chính của bài.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn Hs luyện đọc diễn cảm .
Gọi Hs đọc nối tiếp từng đoạn
Hướng dẫn Hs đọc diễn cảm đoạn 3
Đọc mẫu
Yêu cầu Hs phân vai luyện đọc theo nhóm 4
Chia lớp thành 2 đội thi đọc diễn cảm .
Nhận xét tuyên dương.
Hoạt động 4 : Hoạt động nối tiếp
Gọi Hs nhắc lại nội dung bài
Chúng ta cần phải học tập Thái sư Trần Thủ Độ điều gì ?
Nhận xét tiết học
Dặn dò : Về nhà xem lại bài và chuần bị bài : “ Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng”
Hát 
Trả lời
1 Hs đọc bài
3 đoạn :
+ Đoạn 1 : Từ đầu ......ông mới tha cho
+ Đoạn 2 : Một lần khác ......lụa thưởng cho.
+ Đoạn 3 : Còn lại
Nối tiếp đọc
1 Hs đọc
Luyện đọc
Lần lượt đọc
1 Hs đọc
 - Lắng nghe
1 Hs đọc
Khi có người xin chức câu đương Trần Thủ Độ đã đồng ý, nhưng yêu cầu chặt một ngón chân của người đó để phân biệt với các câu đương khác.
Ông muốn răn đe những kẻ không làm theo phép nước.
1 Hs đọc
Trước việc làm của người quân hiệu Trần Thủ Độ không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng lụa .
Ông khuyến khích những người làm theo đúng phép nước.
Gọi 1 Hs đọc
Trần Thủ Độ đã nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.
Trần Thủ Độ cư xử nghiêm minh,nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương, phép nước,không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
Ca ngợi Thái sư Trần Thủ Độ một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
2 Hs nhắc lại
Nối tiếp đọc.
Lắng nghe
Đọc phân vai
2 đội thi đọc theo vai : người dẫn chuyện ,viên quan,vua ,Trần Thủ Độ.
2 Hs nhắc lại
Trả lời
Chính tả ( Nghe – viết )
Cánh cam lạc mẹ
I . Mục đích – yêu cầu
-Viết đúng bài CT, không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bài đúng hình thức bài thơ.
-Làm được BT (2)a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II . Chuẩn bị
GV : Bảng phụ,..
Hs : Skg,...
III . Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động
Ổn định 
Kiểm tra kiến thức cũ : Nhà yêu 
nước Nguyễn Trung Trực
+ Gọi Hs lên bảng lớp viết các từ khó
+ Nhận xét – ghi điểm
2. Bài mới
- Giới thiệu – ghi đầu bài
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn Hs viết chính tả.
Đọc bài chính tả
Gọi hs đọc lại
Chú cánh cam rơi vào hoàn cảnh như thế nào?
- Những con vật nào đã giúp cánh cam ?
- Bài thơ cho em biết điều gì ? 
Yêu cầu Hs nêu từ khó viết 
Yêu cầu Hs viết vào bảng con
Đọc mẫu
Đọc chậm từng từ ,cụm từ,câu cho Hs viết
Đọc lại toàn bài 
Yêu cầu Hs đổi vở chấm chéo
Chấm điểm – nhận xét
Hoạt động 2 : Hướng dẫn Hs làm bài tập
Bài tập 2 a
Gọi Hs đọc yêu cầu và nội dung bài tập
Yêu cầu Hs dùng phấn điền vào ô trống những âm thích hợp.
Yêu cầu Hs lên bảng làm 
Yêu cầu Hs nhận xét
Nhận xét – tuyên dương
Hoạt động : Hoạt động nối tiếp
Nhận xét tiết học
Dặn dò : Về nhà xem lại bài và chuẩn bị “ Trí dũng song toàn”
Hát
2 Hs lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
Lắng nghe
1 HS đọc
Chú bị lạc mẹ, đi vào vườn hoang. Tiếng cánh cam gọi mẹ khản đặc trên lối mòn.
Bọ dừa, cào cào, xén tóc.
 - Cánh cam lạc mẹ nhưng chịu sự che chở, yêu thương của bạn bè . 
- Nêu
- Viết bảng con.
- Lắng nghe
- Viết vào vở
Soát lỗi
 - Tự soát lỗi
1 Hs đọc
Làm bài
1 Hs lên bảng làm bài,cả lớp làm vào vở bài tập
 - Nhận xét – bổ sung
Ngày soạn :
Ngày dạy : 
Khoa học
Sự biến đổi hóa học ( tiết 2 )
I . Mục tiêu
 - Nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng
II . Chuẩn bị
GV : bảng phụ
HS : SGk,...
III . Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Khởi động
- Ổn định
- Kiểm tra kiến thức cũ : Sự biến đổi hóa học
+ Sự biến đổi hóa học là gì ?
+ Nêu ví dụ một chất có biến đổi hóa học.
+ Nhận xét – bổ sung
Giới thiệu bài – ghi đầu bài
Hoạt động 2 : Thực hành luyện tập
Yêu cầuHs thực hành làm thí nghiệm nhóm 6 
Gọi Hs đọc phần hướng dẫn trong sgk trang 80.
Yêu cầu Hs làm thí nghiệm
Từng nhóm lên giới thiệu các bức thư của mình với các bạn nhóm khác 
Qua phần thí nghiệm vừa làm chúng ta rút ra kết luận gì ? 
Kết luận : Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt.
Yêu cầu Hs đọc phần thông tin 1 Sgk trang 80
Yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm đôi trả lời bài tập.
Gọi Hs trả lời
Gọi Hs đọc thông tin bài tập 2 . 
Yêu cầu Hs quan sát hình trang 81 trả lời.
Gọi Hs trả lời .
Yêu cầu cả lớp nhận xét 
Nhận xét –kết luận : Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng
Hoạt động 3 : Củng cố dặn dò
Hãy kể tên một số chất có sự biến đổi hóa học.
Nhận xét tiết học.
Dặn dò : Về nhà xem lại bài và chuẩn bị : “ Năng lượng”
Hát
- Trả lời
- Trả lời
1 Hs đọc
- Thực hành
- Nối tiếp nhau đọc thư
Trả lời
1 Hs đọc
Thảo luận
2-3 Hs trả lời, cả lớp nhận xét bổ sung.
1 Hs đọc
Trả lời
Nhận xét , bổ sung
- Trả lời
Ngày soạn : 20/12/2012
Ngày dạy : /01/2013
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Công dân
I . Mục đích – yêu cầu
-Hiểu nghĩa của từ công dân (BT1); xếp được một số từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2; nắm được một số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh (BT3, BT4)
II . Chuẩn bị 
GV : Bảng phụ ,...
Hs : SGk,.....
III . Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 . Khởi động
- Ổn định
- Kiểm tra kiến thức cũ : Cách nối các vế câu ghép
+ Gọi Hs đọc đoạn văn tả ngoại hình của bạn, chỉ ra câu ghép,các vế câu trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào?
+ Nhận xét – ghi điểm
2 . Bài mới
- Giới thiệu – ghi đầu bài
Hoạt động 1 : Hướng dẫn Hs làm bài tập
*Bài tập 1 :
- Gọi Hs đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Yêu cầu Hs trao đổi nhóm phát biểu ý kiến
- Yêu cầu Hs phát biểu ý kiến
- Gọi Hs nhận xét 
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng
*Bài tập 2 :
- Gọi Hs đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Yêu cầu Hs làm vào vở
- Gọi Hs nhận xét
- Nhận xét – ghi điểm
*Bài tập 3 :
- Gọi Hs đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Yêu cầu Hs làm theo nhóm đôi
- Gọi Hs phát biểu
- Gọi Hs giải nghĩa và đặt câu với những từ đồng nghĩa.
- Nhận xét lời giải đúng
*Bài tập 4 :
- Gọi Hs đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Yêu cầu Hs làm thành nhóm đôi
- Gọi Hs trả lời 
- Kết luận : Trong câu đã nêu không thay thế từ công dân bằng các từ đồng nghĩa khác được.Vì từ công dân trong câu này có nghĩa là người dân của một nước độc lập trái nghĩa với từ nô lệ ở vế tiếp theo. Các từ đồng nghĩa : nhân dân, dân, dân chúng không có nghĩa này.
Hoạt động 4 : Hoạt động nối tiếp
Nhận xét tiết học
Dặn dò : Về nhà xem lại bài và chuẩn bị : “ Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ”
Hát
2 Hs trả lời, cả lớp nhận xét và bổ sung
1 Hs đọc
Trao đổi nhóm làm bài
Phát biểu ý kiến
Nhận xét , bổ sung
1 Hs đọc
- 1 Hs lên bảng ,cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét – bổ sung,giải nghĩa từ.
1 Hs đọc
- Thảo luận nhóm đôi
- Trả lời : từ đồng nghĩa với từ công dân : nhân dân, dân, dân chúng.
- Nối tiếp trả lời,cả lớp nhận xét bổ sung
1 HS đọc
 - Thảo luận nhóm đôi
- Trả lời , cả lớp lắng nghe bổ sung.
- Trả lời
Ngày soạn: 20/12/2012
Ngày dạy : /01/2013
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe đã đọc
I . Mục đích – yêu cầu
 -Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
II . Chuẩn bị
GV : bảng phụ,..
Hs : Câu chuyện,..
III . Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
1 . Khởi động
- Ổn định
2 . Bài mới :
- Giới thiệu – ghi đầu bài
Hoạt động 1 : Hướng dẫn Hs tìm hiểu đề
Treo bảng phụ chứa đề bài và gọi Hs đọc.
Gạch dưới các từ : tấm gương sống, làm việc theo pháp luật,nếp sống văn minh .
Thế nào là tấm gương sống,làm theo pháp luật, theo nếp sống văn minh?
Gọi Hs đọc phần gợi ý.
Gọi Hs giới thiệu tên câu chuyện mình kể.
Hoạt động 2 : Thực hành kể
- Gọi Hs đọc gợi ý 2
- Yêu cầu Hs lập dàn ý câu chuyện của mình.
- Thảo luận kể theo nhóm 4 và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Gọi Hs thi kể
Nhận xét – tuyên dương
Hoạt động 3 : Hoạt động nối tiếp
Qua câu chuyện vừa kể khuyên chúng ta điều gì?
Nhận xét tiết học
Dặn dò : Về nhà kể lại câu chuyên và chuẩn bị bài : “ Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia”.
Hát
1 Hs đọc
Trả lời
3 Hs nối tiếp nhau đọc.
Lần lượt Hs trả lời.
Yêu cầu Hs đọc
Thảo luận
3-4 Hs thực hành kể chuyện,cả lớp nhận xét,bổ sung
- Trả lời
Ngày soạn : 20/12/2012
Ngày dạy : /01/2013
Lịch sử
Ôn tập
I . Mục tiêu
 - Biết sau Cách mạng tháng Tám nhân dân ta phải đương đầu với ba thứ “giặc”: “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”.
 - Thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: 
 + 19-12-1946: toàn quốc kháng chiến chóng thực dân Pháp.
 + Chiến dịch Việt Bắc – thu đông 1947.
 + Chiến dịch biên giới thu – đông 1950.
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ
II . Chuẩn bị
GV : Bảng đồ,..
Hs : Sgk,...
III . Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
Hoạt động 1 : Khởi động
Ổn định
Kiểm tra kiến thức cũ : Chiến thắng lịch ... ần thông tin sgk trang 82
Yêu cầu Hs thảo luận nhóm 4 với các nội dung sau :
+Hiện tượng quan sát được
+ Vật bị biến đổi như thế nào ?
+ Nhờ đâu vật có biến đổi đó ?
Gọi đại diện nhóm trình bày
Kết luận : 
+ Khi dùng tay nhấc cặp sách ,năng lượng do tay ta cung cấp đã làm cặp sách dịch chuyển lên cao.
+ khi thắp ngọn nến , nến tỏa nhiệtvà phát ra ánh sáng. nến đã bị đốt cháy đã cung cung cấp năng lượng cho việt phát sáng và tỏa nhiệt.
+ Khi lắp pin và bật công tắt ôtô đồ chơi , động cơ quay đèn sáng, còi kêu.Điện do pin sinh ra đã cung cấp năng lượng làmđộng cơ quay , đèn sáng còi kêu.
Trong các trường hợp trên, ta thấy cần cung cấp năng lượng để các vật có các biến đổi, hoạt động.
Hoạt động 2 : Thực hành luyện tập
Yêu cầu Hs nêu một số hoạt động của con người, các động vật, các phương tiện máy móc, và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
Nhận xét
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò 
Trò chơi : “ Ai nhanh hơn”
Nhận xét – tuyên dương
Nhận xét tiết học
Dặn dò : Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới : “Năng lượng mặt trời”
Trả lời
- 1 Hs đọc
Thảo luận
Đại diện nhóm trình bày ,các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Trả lời ,cả lớp nhận xét – bổ sung
Hoạt động
Nguồn năng lượng
 Người nông dân cày, cấy,..
 Thức ăn
Các bạn Hs đá bóng,học bài,...
Thức ăn
chim đang bay
Thức ăn
Máy cày
Xăng
.........
.........
- Tham gia
Ngày soạn : 22/12/2012
Ngày dạy : /01/2013
Địa lí
Châu Á ( tiếp theo )
I . Mục tiêu
 - Nêu được một số đặc điểm về dân cư của châu Á:
 +Có số dân đông nhất.
 + Phần lớn dân cư châu Á là người da vàng.
 - Nêu một số đắc điểm về hoạt động sản xuất của cư dân châu Á:
 + Chủ yếu người dân làm nông nghiệp là chính, một số nước có công nghiệp phát triển.
 -Nêu một số đặc điểm của khu vực Đông Nam Á:
 + Chủ yếu có khí hậu gió mùa nóng ẩm.
 + Sản xuất nhiều loại nông sản và khai thác khoáng sản.
sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Á.
II. Chuẩn bị
GV : Bảng đồ,..
HS : Sgk,..
III . Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
Hoạt động 1 : Khởi động
Ổn định
Kiểm tra kiến thức cũ : Châu Á
+ Nêu vị trí, giới hạn của Châu á?
+ Nêu đặc điểm tự nhiên của Châu á?
+ Nhận xét – ghi điểm 
Giới thiệu – ghi đầu bài
Hoạt động 2 : Thực hành luyện tập
Yêu cầu Hs đọc bảng số liệu ở bài 17
Dựa vào bảng số liệu để so sánh dân số Châu Á với dân số các châu lục khác để nêu nhận xét về Châu Á với các châu lục khác.
So sánh diện tích và dân số châu Á với châu Mĩ.
Vậy dân số châu Á phải thực hiện yêu cầu gì thì mới có thể nâng cao chất lượng cuộc sống? 
Yêu cầu Hs quan sát hình trong sgk đưa ra nhận xét.
Kết luận : Chấu Á có số dân đông nhất thế giới , mật độ dân số cũng cao nhất thế giới. Để nâng cao chất lượng cuộc sống , một số nước cần giảm sự gia tăng dân số.
Đặc điểm về màu da, trang phục và nơi cư trú của người dân châu Á như thế nào ?
Kết luận : Do họ sống ở khu vực khác nhau nên họ có màu da khác nhau. Người dân ở khu vực có khí hậu ôn hoà thường có màu da sáng, người ở vùng nhiệt đới có màu da sẫm hơn. Phần lớn dân cư châu Á da vàng và sống tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ.
Yêu cầu HS quan sát hình 5 trả lời một số câu hỏi :
+ Nêu tên một số ngành sản xuất của châu Á
+ Tìm kí hiệu về các hoạt động sản xuất trên lược đồ và rút ra nhận xét sự phân bố của chúng ở một số khu vực, quốc gia ở châu Á.
Dựa vào bảng đồ hãy cho biết, công nghiệp hay nông nghiệp là ngành sản xuất chính của đa số người dân châu Á.
Ngành nông sản chính của người dân châu Á là gì ?
Vì sao khu vực DNA lại có nhiều lúa gạo ?
Ngoài cây lúa, lúa mì họ còn trồng những cây công nghiệp nào?
Dân cư vùng ven biển thường phát triển ngành gì?
Ngành công nghiệp nào phát triển mạnh nhất ở châu Á?
Kết luận : Người châu Á phần lớn làm nông nghiệp,nông sản chính là lúa gạo, lúa mì, thịt , trứng, sữa. Một số nước phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ, sản xuất ôtô.
Nêu vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á ở hình 3 bài 17
- Kể tên các nước thuộc khu vực Đông Nam Á
Khu vực Đông Nam Á có đường xích đạo đi qua, vậy có khí hậu như thế nào?Với khí hậu như thế DNA có loại rừng chủ yếu nào?
Nhận xét về địa hình DNA
Hãy liên hệ với Việt Nam để nêu tên một số ngành sản xuấtcó ở khu vực DNA.
Kể tên các ngành sản xuất ở Việt Nam?
Từ các hoạt động sản xuất chính và các sản phẩm nông nghiệp , công nghiệp ở Việt Nam liên hệ để tìm ra các hoạt động sản xuất chính của khu vực Đông Nam Á.
Kết luận : Khu vực Đông Nam Á có khí hậu gió mùa nóng ẩm . Người dân trồng nhiều lúa gạo,cây công nghiệp , khai thác khoáng sản,..
Hoạt động 3 : Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học
Dặn dò : Về nhà xem lại bài và chuẩn bị : Các nước láng giền của Việt Nam.
Hát 
Trả lời
1 Hs đọc
Châu Á có số dân đông nhất thế giới .
- Diện tích châu Á hơn diện tích châu Mĩ là 2 triệu km2 ,số dân của châu Á gấp 4 lần số dân châu Mĩ.
- Phải thực hiện sự gia tăng dân số thì việc nâng cao chất lượng đời sống mới có điều kiện thực hiện được.
Người dân châu Á chủ yếu là người da vàng nhưng cũng có tộc người có màu da sẫm hơn. Họ sống tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ.Các dân tộc có cách ăn mặc tập quán khác nhau.
Trồng bông, trồng lúa mì, lúa gạo, nuôi bò, khai thác dầu mỏ, sản xuất ôtô,...
Tìm trên bảng đồ và nhận xét sự phân bố của chúng : lúa gạo trồng ở Trung Quốc, Đông Nam Á, Ấn Độ; lúa mì, bông ở Trung Quốc, Ấn Độ; khai thác dầu mỏ ở Tây Nam Á, Đông Nam Á; sản xuất ôtô ở Nhật Bản,Trung Quốc, Hàn Quốc.
Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của đa số người dân châu Á.
- Cây lúa mì, lúa gạo, thịt, trứng, sữa.
- Là loại cây cần nhiều nước,nhiệt độ, cần nhiều công chăm sóc nên thường tập trung ở đồng bằng châu thổ vùng nhiệt đới,nơi sẵn nước dân cư đông đúc.
- Cây công nghiệp : chè, cà phê, cao su , cây ăn quả,....
- Các ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản,...
- Khai thác khoáng sản vì các nước châu á có nguồn tài nguyên thiên khoáng sản lớn, đặc biệt là dầy mỏ.
1 Hs nêu, cả lớp nhận xét bổ sung
Nêu
Khí hậu gió mùa nóng ẩm,có rừng rậm nhiệt đới.
Núi chủ yếu ,có độ cao trung bình, đồng bằng nằm dọc sông lớn và ven biển.
Ngành thủy sản : cá ,tôm,.., ngành nông nghiệp : lúa gạo, cây ăn trái, chè, cà phê,...., khai thác khoáng sản : dầu mỏ, than đá,....
- Nông nghiệp : Lúa gạo , chè ,cà phê,....Khai thác khoáng sản : dầu mỏ, than đá,...Thủy sản : Cá,tôm...
- Nông sản và khai thác khoáng sản,..
 Ngày soạn : 21/12/2012
Ngày dạy : /01/2013
Tập làm văn
Lập chương trình hoạt động
I . Mục đích – yêu cầu
-Bước đầu biết cách lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể.
-Xây dựng được chương trình liên hoan văn nghệ của lớp chào mừng ngày 20/11 (theo nhóm).
II . Chuẩn bị
GV : bảng phụ,...
Hs : Sgk,...
III . Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 . Khởi động
- Ổn định
2 . Bài mới
- Giới thiệu – ghi đầu bài
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
Yêu cầu Hs đọc yêu cầu và nội dung bài tập
Cụm từ việc bếp núc có nghĩa là gì ?
Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì?
Để tổ chức buổi liên hoan cần làm những việc gì ?Lớp trưởng phân công như thế nào ?
Hãy thuật lại diễn biến buổi liên hoan?
Theo em, một chương trìnhhoạt động, gồm có mấy phần, là những phần nào ?
Hoạt động 2 : Thực hành lập chương trình hoạt động.
*Bài tập 2 :
Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập 2
Gọi Hs đọc gợi ý 
Yêu cầu Hs thảo luận nhóm 6 lập chương trình hoạt động.
Gọi đại diện nhóm trình bày 
- Gợi ý Hs nhận xét
+ Chương trình hoạt động của bạn lập ra có rõ mục đích không?
+ Những công việc bạn nêu có đầy đủ chưa? phân công công việc rõ ràng chưa?
+Bạn đã trình bày đầy đủ các đề mục của chương trình hoạt động không ?
Nhận xét
Hoạt động 3 : Hoạt động nối tiếp
Nhận xét tiết học
Dặn dò : Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài : “ Lập chương trình hoạt động”
Hát
1 Hs đọc
Chuẩn bị thức ăn,nước uống, bát đĩa..
- Chúc mừng các thầy , cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11,bày tỏ lòng biết ơn với các thầy cô.
- Chuẩn bị : Bánh , hoa quả, làm báo tường, chương trình văn nghệ,.....Lớp trưởng phân công : Chuẩn bị hoa quả, bánh kẹo, chén đĩa,..: Tâm, Phượngvà các bạn nữ.Trang trí lớp học : Trung , Nam, Sơn.Ra báo : Thủy Minh + ban biên tập.Cả lớp viết bài, vẽ hoặc sưu tầm. Các tiết mục văn nghệ : Dẫn chương trình – Thu Hương, kịch câm – Tuấn Béo, kéo đàn – Huyền Phương, các tiết mục khác.
- Mở đầu là chương trình văn nghệ.Thu Hương dẫn chương trình . Tuấn Béo diễn kịch câm,Huyền Phương kéo đàn....Cuối cùng thầy chủ nhiệmphát biểu khen báo tường của lớp hay, khen các tiết mục biểu diễn tự nhiên, buổi liên hoan tổ chức chu đáo.
- Có 3 phần
I . Mụcđích
II . Phân công chuẩn bị
III . Chương trình cụ thể
1 Hs đọc
1 Hs đọc
Thảo luận nhóm 6
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tiết sinh hoạt lớp Tuần : 20
Ngày soạn : 21/12/2012
Ngày dạy : /01/2013
I . Mục tiêu 
- Giúp Hs thấy được những ưu khuyết điểm của cá nhân ,của tổ trong học tập,sinh hoạt tuần qua.
- Biết phát huy mặt tốt ,khắc phục mặt tồn tại để tiến bộ.
- Giáo dục Hs ý thức tự giác trong học tập,tự tin mạnh dạn trước tập thể lớp.
II . Chuẩn bị
GV: Phương hướng tuần sau
HS : Nội dung báo cáo
III . Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Khởi động
Ổn định
Nêu nội dung của tiết sinh 
hoạt
Hoạt động 2 : Rút kinh nghiệm tuần qua
Yêu cầu các tổ báo cáo
Tổng kết chung.
Khen ( những mặt không vi phạm )
Nhận xét mặt Hs vi phạm
Muốn học tập tốt thì chúng ta phải làm gì?
- Giáo dục Hs về an toàn giao thông
Yêu cầu Hs đọc 5 điều Bác Hồ dạy.
Nhận xét
Hoạt động 3 : Phương hướng tuần sau
 - Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. 
- Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 
- Tiếp tục thi đua học tốt giành nhiều hoa điểm 10.
- Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò
Trò chơi : “ Họa sĩ nhí”
Nhận xét – tuyên dương
Nhận xét tiết sinh hoạt
Dặn dò :Chúng ta thực hiện tốt các phương hướng đã đưa ra trong tuần tới.
Hát
- Tổ trưởng các tổ báo cáo
Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập
Chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài, không làm việc riêng.
Khẩn trương tập thể dục đầu và giữa giờ.
Trang nghiêm trong chào cờ
Không vứt rác bừa bãi nên bỏ đúng nơi qui định.
 - Lắng nghe
- Đọc
Lắng nghe
 - Tham gia

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 20.doc