Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 4 - Trường TH Suối Lềnh xã Hang Chú

Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 4 - Trường TH Suối Lềnh xã Hang Chú

I.Mục tiêu

 Giúp HS:

• Làm quen với bài toán quan hệ tỉ lệ.

• Biết cách giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ.

II. Đồ dùng dạy – học

• Bảng số trong ví dụ 1 viết sẵn vào bảng phụ hoặc giấy khổ to.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 46 trang Người đăng huong21 Lượt xem 505Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 4 - Trường TH Suối Lềnh xã Hang Chú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Ngày soạn 21/09/2012 Ngày giảng: Thứ hai ngày 24/09/2012
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 3: Toán
ÔN TẬP VÀ BỔ XUNG VỀ GIẢI TOÁN
I.Mục tiêu
 Giúp HS:
Làm quen với bài toán quan hệ tỉ lệ.
Biết cách giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
II. Đồ dùng dạy – học
Bảng số trong ví dụ 1 viết sẵn vào bảng phụ hoặc giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động học
TL
Hoạt động dạy
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
2.1.Giới thiệu bài
- Trong giờ học toán này các em sẽ làm quen với dạng toán có liên quan hệ tỷ lệ và học cách giải các bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
2.2.Tìm hiểu ví dụ về quan hệ tỉ lệ (thuận)
a) Ví dụ
- GV treo bảng phụ có viết sẵn nội dung của ví dụ và yêu cầu HS đọc.
- GV hỏi: 1 giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét?
- 2 giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét 
- 2 giờ gấp mấy lần 1 giờ.
- 8 km gấp mấy lần 4 km?
+ Như vậy khi thời gian đi gấp lên 2 lần thì quãng đường đi được gấp lên mấy lần?
- 3 giờ người đó đi được bao nhiêu km?
- 3 giờ so với 1 giờ thì gấp mấy lần?
- 12 km so với 4km thì gấp mấy lần?
- Như vậy khi thời gian gấp lên 3 lần thì quãng đường đi được gấp lên mấy lần?
- Qua ví dụ trên, bạn nào có thể nêu mối quan hệ giữa thời gian đi và quãng đường đi được?
- GV nhận xét ý kiến của HS, sau đó nêu kết luận : Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần
- GV nêu : Chúng ta sẽ dựa vào mối quan hệ tỉ lệ này để giải toán.
b) Bài toán
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi : Bài toán cho em biết những gì ?
- GV : Bài toán hỏi gì ?
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV hướng dẫn HS viết tóm tắt đúng như phần bài học SGK đã trình bày.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và tìm cách giải bài toán.
- GV cho một số HS trình bày cách giải của mình trước lớp. Nếu đúng các cách như SGK thì GV khẳng định lại cho HS cả lớp ghi nhớ cách giải.
- Cho hs tìm cách giải ( theo 2 cách )khác nhau
2.3.Luyện tập – thực hành
 * Bài 1
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi : Bài toán cho em biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Ghi tóm tắt: Tóm tắt
 5m : 80000 đồng
 7m :  đồng ?
- GV hỏi : Theo em, nếu giá vải không đổi, số tiền mua vải gấp lên thì số vải mua được sẽ như thế nào ?
- Số tiền mua vải giảm đi thì số vải mua được sẽ như thế nào ?
- GV : Em hãy nêu mối quan hệ giữa số tiền và số vải mua được.
- GV yêu cầu dựa vào bài toán ví dụ và làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
5’
40’
1’
12’
27’
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS: 1 giờ người đó đi được 4km.
- 2 giờ người đó đi được 8 km.
- 2 giờ gấp 1 giờ 2 lần.
- 8km gấp 4km 2 lần.
- Khi thời gian đi gấp lần 2 lần thì quãng đường đi được gấp lên 2 lần.
- 3 giờ người đó đi được 12km.
- 3 giờ so với 1 giờ thì gấp 3 lần.
- 12km so với 4 km thì gấp 3 lần.
- Khi thời gian gấp lên 3 lần thì quãng đường đi được gấp lên 3 lần.
- HS trao đổi với nhau, sau đó một vài em phát biểu ý kiến trước lớp.
- HS nghe và nêu lại kết luận.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, các HS khác đọc thầm 
- Bài toán cho biết 2 giờ ôtô đi được 90km.
- Bài toán hỏi 4 giờ ôtô đi được bao nhiêu ki-lô-mét.
- HS tóm tắt bài toán. 1 HS Tóm tắt trên bảng.
 HS trao đổi để tìm cách giải bài toán.
- HS trình bày cách giải của mình trước lớp, sau đó trình bày Bài giải.
- HS trình bày Bài giải như SGK vào vở.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- Bài toán cho biết mua 5m vải thì hết 80 000 đồng.
- Bài toán hỏi mua 7m vải đó thì hết bao nhiêu tiền.
- HS : Số tiền mua vải gấp lên thì số vải mua được cũng tăng lên.
- Số tiền mua vải giảm đi thì số vải mua được sẽ giảm đi.
- HS: Khi số tiền gấp lên bao nhiêu lần thì số vải mua được sẽ gấp lên bấy nhiêu lần.
- HS làm bài theo cách “rút về đơn vị” 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Theo dõi bài chữa của bạn, sau đó tự kiểm tra bài của mình.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS: Bài toán cho biết một đội trồng rừng cứ ba ngày trồng được 1200 cây thông.
- Bài toán hỏi trong 12 ngày đội đó trồng được bao nhiêu cây thông.
- Khi gấp (giảm) số ngày trồng cây lên bao nhiêu lần thì số cây trồng được sẽ gấp (giảm) đi bấy nhiêu lần.
- 2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập
- Giải BT theo hai cách
3. củng cố – dặn dò 
- GV tổng kết giờ học sau đó dặn dò HS.
1’
.......................................................................................................
Tiết 4: Tập đọc
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
 I. Mục tiêu
 1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài
- Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài: 
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn ; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa- da- cô, mơ ước hoà bình của thiếu nhi.
 2. Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhâ, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
 II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK tranh ảnh về thảm hoạ chiến tranh hạt nhân, về vụ nổ bom nguyên tử nếu có.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc diễn cảm
 III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- 1 Nhóm HS phân vai đọc vở kịch Lòng dân.
H: Nội dung của vở kịch là gì?
 - GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu tranh minh hoạ chủ điểm Cánh chim hoà bình và nội dung các bài học trong chủ điểm: bảo vệ hoà bình, vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc.
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc 
H: Bức tranh vẽ ai? người đó đang làm gì?
GV: Đây là cô bé Xa- da- cô Xa- Xa- ki người nhật. Bạn gấp những con chim làm gì? Các em cùng tìm hiểu để thấy được số phận đáng thương của cô bé và khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc
- GV đọc toàn bài
- HS đọc bài
 - Chia đoạn: bài chia 4 đoạn
 - HS đọc nối tiếp lần 1
 Gv ghi từ khó đọc lên bảng 
- HS đọc nối tiếp lần 2
- Kết hợp giải nghĩa từ chú giải
- GV đưa câu dài khó đọc 
+ GV đọc câu dài mẫu cả lớp theo dõi.
- HS đọc mẫu toàn bài
 b) Tìm hiểu bài
* HS đọc thầm đoạn và đọc câu hỏi1 
H: Xa- da- cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử từ khi nào?
H: Em hiểu thế nào là bom nguyên tử?
- GV ghi ý 1: Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật bản
* HS đọc đoạn 2 
H: Hậu quả mà 2 quả bom nguyên tử gây ra cho nước Nhật là gì?
H: Phóng xạ là gì?
- KL: Vào lúc chiến tranh thế giới sắp kết thúc. Mĩ quyết định ném cả 2 quả bom nguyên tử mới chế tạo xuống nước Nhật để chứng minh sức mạnh của nước Mĩ, hòng làm cho cả thế giới phải khiếp sợ trước loại vũ khí giết người hàng loạt này. Các em thấy số liệu thống kê những nạn nhân bị chết ngay sau khi 2 quả bom nổ ( gần nửa triệu người) . Số nạn nhân chết dần chết mòn trong khoảng 6 nămvì bị nhiễm phóng xạ nguyên tử 
 gần 100 000 người, đấy là chưa kể những người phát bệnh sau đó 10 năm như Xa- da- cô. . Thảm hoạ do bom nguyên tử gây ra thật khiếp sợ.
GV ghi ý 2 : Hậu quả mà 2 quả bom đã gây ra.
* HS đọc thầm Đ3 
H: Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
H: Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa- da- cô?
GV KL và ghi ý 3: Khát vọng sống của xa- da- cô
 * HS đọc đoạn còn lại
H: Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình?
H: Nếu đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa- da- cô?
H: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
 GV ghi ý 4: Ước vọng hoà bình của HS thành phố Hi- rô- xi- ma
H: Nội dung chính của bài là gì?
- GV KL ghi bảng nọi dung bài
 c) Đọc diễn cảm
- Cho hs nêu cách đọc toàn bài
- Đọc nối tiếp toàn bài
- GV chọn đoạn 3: GV đọc mẫu, cho hs xác định cách đọc, đọc theo cặp, thi đọc.
- GV nhận xét 
 3. Củng cố dặn dò
 Câu chuyên muốn nói với các em điều gì?
- Nhận xét tiết học
- Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài 
3’
37’
2’
34’
12’
14’
8’
1’
- 1 Nhóm HS đọc 
- HS nêu 
- Bức tranh vẽ cảnh một bé gái đang ngồi trên giường bệnh và gấp những con chim bằng giấy. Bức ảnh chụp một tượng đài con chim trắng.
- HS nghe
- 1 HS đọc toàn bài. cả lớp đọc thầm
Đ1: từ đầu...Nhật Bản.
Đ2: Tiếp đến nguyên tử
Đ3: tiếp đến 644 con.
Đ4: còn lại.
- 4 HS đọc nối tiếp 
- HS đọc từ khó đọc 
- 4 HS đọc nối tiếp
- HS đọc chú giải
- HS đọc 
- Lớp đọc thầm đoạn 1 HS đọc to câu hỏi 1
- Từ khi Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản
- Là loại bom có sức sát thương và công phá mạnh nhiều lần bom thường.
- HS nhắc lại
- HS đọc thầm đoạn 2, 1 HS đọc câu hỏi 2
- Cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100 000 người chết do nhiễm phóng xạ
- Là chất sinh ra khi nổ bom nguyên tử , rất có hại cho sức khoẻ con người và môi trường.
- HS nhắc lại
- Bằng cách ngày ngày gấp sếu , vì em tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh.
- Các bạn nhỏ trên khắp thế giới đã gấp những con sếu và gửi tới cho Xa- da- cô
- HS nhắc lại
- HS đọc đoạn 4 và câu 3 b+ 4 
- Các bạn quyên góp tiền XD tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân đã bị bom nguyên tử sát hại. Chân tượng đài khắc những dòng chữ thể hiện nguyện vọng của các bạn: Mong muốn thế giới này mãi mãi hoà bình
- Chúng tôi căm ghét chiến tranh
- Tôi căm ghét những kẻ đã làm bạn phải chết....
- Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
- Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
- 4 HS đọc nối tiếp
- HS luyện đọc trên bảng phụ đoạn 3
- Luyện đọc theo cặp
- 3 nhóm thi đọc 
- Lớp nhận xét chon nhóm đọc hay nhất
Tiết 5: Đạo đức
CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH
(tiết 2)
I. Mục tiêu
 Học xong bài này, HS biết:
- Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình.
 - Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình.
 - Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
 II. Tài liệu và phương tiện 
- Một vài mẩu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận và sửa lỗi .
- Bài tập 1 được viết sẵn trên giấy khổ lớn hoặc trên bảng phụ
 III. Các hoạt động dạy học
HĐ dạy
TL
HĐ học
- KTBC: Cho hs nhắc lại nội dung phần Ghi nhớ.
* HOẠT ...  sáu ngày 16/09/2012
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu
 Giúp HS củng cố về :
- Giải bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) hoặc tỉ số của hai số đó.
- Các mối quan hệ tỉ lệ đã học.
- Giải bài toán có liên quan đến các mối quan hệ tỉ lệ đã học.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ
GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
2.1.Giới thiệu bài
- Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài toán có lời văn theo các dạng đã học.
2.2.Hướng dẫn luyện tập
* Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán trước lớp.
- GV yêu cầu HS nêu dạng của bài toán.
- GV yêu cầu HS nêu các bước giải bài toán hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. Hd HS vẽ sơ đồ.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 * Bài 2
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 tương tự như cách tổ chức bài tập 1.
- Cho hs lên trên bảng vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán rồi giải bài.
- Cho lớp nhận xét
- GV nhận xét và KL bài làm đúng.
* Bài 4
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- GV hỏi : Khi số bộ bàn ghế đóng được mỗi ngày gấp lên một số lần thì tổng số ngày hoàn thành kế hoặch thay đổi như thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV cho HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. củng cố – dặn dò
- Nếu còn thời gian GV cho HS ôn thêm về các mối quan hệ tỉ lệ đã học.
- GV tổng kết tiết học dặn dò HS.
4’
35’
1’
34’
1’
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- 1 HS đọc bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS nêu : Bài toán thuộc dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS lên bảng làm bài.Lớp chữa bài
- KQ: nam: 8 hs; nữ: 20 hs
- Vẽ sơ đồ, làm bài, chữa bài
Bài giải
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là : 2 – 1 = 1 (phần)
Chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật là : 15 : 1 = 15 (phần)
Chiều dài của mảnh đất là : 15 + 15 = 30 (m)
Chu vi của mảnh đất là : (15 + 30) x 2 = 90 (m)
 Đáp số : 90 m
thụ giảm đi bấy nhiêu lần.
- 1 HS lên bảng lớp làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 Bài giải
100 km gấp 50 km số lần là :
- 1 HS đọc thành tiếng đề bài trước lớp.
- HS trao đổi và nêu : Khi số bộ bàn ghế đóng được mỗi ngày gấp lên bao nhiêu lần thì số ngày hoàn thành thu hoạch giảm đi bấy nhiêu lần.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
HS cả lớp theo dõi để nhận xét, sau đó tự kiểm tra bài của mình.
- HS nghe câu hỏi của GV và trả lời :
..............................................................................................
Tiết 2: Tập làm văn
TẢ CẢNH
 ( Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu 
- HS thực hiện viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh.
- HS trình bày bài viết một cách rõ ràng, sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy- học
- Bảng lớp viết sẵn đề bài, cấu tạo bài văn tả cảnh.
+ Mở bài: Giới thiêu bao quát về cảnh sẽ tả.
+ Thân bài: tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian
+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ hoặc nhận xét của người viết
III. Các HĐ dạy học
Hoạt động dạy
TL
hoạt động học
 A. kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra giấy bút của HS
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu và hd HS làm bài
 Hôm nay chúng ta sẽ viết một bài văn hoàn chỉnh về tả cảnh 
- Gọi 1 HS đọc đề bài 
- Lưu ý hs: 
+ Có thể chọn 1 trong 3 đề bài trong SGK
+ Hỏi 1 số em xem các em chọn đề nào? Để viết tốt bài đó các em đã hình dung thấy cảnh như thế nào?... 
 2. Thực hành viết
- Cho HS viết bài 
- QS và nhắc nhở thêm nếu cần thiết.
- Thu bài và chấm 
 3. Củng cố dặn dò
- Nêu nhận xét về ý thức viết bài của hs
- Dặn hs về nhà xem lại bài viết
2’
38’
4’
33’
1’
- HS nghe
- HS đọc đề bài
Nghe thầy hd viết bài
- HS viết bài
- 5 HS nộp bài 
................................................................................................
Tiết 3: Khoa học
VỆ SINH Ở TUỔI DẬY THÌ
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Biết cách giữ vệ sinh và làm vệ sinh cơ quan sinh dục (theo giới).
- Biết cách lựa chọn quần áo lót hợp vệ sinh (theo giới).
- Nêu được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ thể chất và tinh thần ở t- ổi dậy thì.
- Luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
III. Đồ dùng dạy - học
- Các hình minh họa trang 18, 19 SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (4’)
- Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi HS lên bảng trả lời cầu hỏi về nội dung của Bài 7.( Mời hs nhắc lại một số đặc điểm của từng giai đoạn)
+ Nhận xét, cho điểm từng HS.
- Giới thiệu bài: 
+ Hỏi: Các em đang ở giai đoạn nào của cuộc đời? Hằng ngày, ai giúp em lựa chọn quần áo làm vệ sinh cá nhân?
+ GV giới thiệu bài.
- 4 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi 
- HS nêu câu trả lời: Ví dụ:
+ ở giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên hay tuổi dậy thì.
+ Em tự làm vệ sinh cá nhân và lựa chọn quần áo.
HOẠT ĐỘNG 1 (14’)
Những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì
- GV hỏi: 
+ Em cần làm gì để giữ vệ sinh cơ thể?
- GV ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng.
- GV nêu: ở tuổi dậy thì bộ phận sinh dục phát triển. ở nữ giới có hiện tượng kinh nguyệt, ở nam giới bắt đầu có hiện tượng xuất tinh. Trong thời gian này, chúng ta cần phải làm vệ sinh sạch sẽ và đúng cách. Các em cùng làm phiếu học tập để tìm hiểu về vấn đề này. 
- GV đi hướng dẫn, giúp đỡ HS
- HD hs chơi trò chơi “Phóng viên”. Các bạn tham gia chơi trò chơi sẽ đóng vai phóng viên, hỏi các bạn những vấn đề về vệ sinh ở tuổi dậy thì
- VD: Bạn thường đi chọn đồ lót với ai? Bạn chọn đồ lót như thế nào?
+ Có những điều gì cần chú ý khi sử dụng quần lót?
.
- Nhận xét, khen ngợi những phóng viên có câu hỏi hay và bạn trả lời đúng, hay.
Kết luận: Đồ lót rất quan trọng đối với mỗi người. Một chiếc quần lót dược xem là tốt khi nó vừa vặn với cơ thể, bằng chất vải bông, thấm ẩm tốt và thoáng khí. Nam giới lưu ý không dùng quần lót bó, quá chật vì như vậy tinh hoàn sẽ bị áp sát vào cơ thể sẽ bị nóng và ảnh hưởng tới việc xuất tinh trùng. Nữ giới lưu ý chọn áo vừa vặn với cơ thể cả dây ngang ngực. Nếu áo quá rộng sẽ dễ bị xê dịch, không có tác dụng nâng đỡ ngực, còn áo quá chật thì cản trở việc tuần hoàn máu và bí mồ hôi. Các em lưu ý thay đồ lót hằng ngày
- Tiếp nối nhau trả lời, mỗi HS chỉ cần 1 việc. Ví dụ
+ Thường xuyên tắm giặt, gội đầu.
+ Thường xuyên thay quần áo lót.
+ Thường xuyên rửa bộ phận sinh dục....
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Một số bạn chơi trò chơi
HOẠT ĐỘNG 2 (10’)
Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ tuổi dậy thì
- Chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh họa kết hợp với hiểu biết thực tế để nêu ra những điều nên và kh nên làm trong tuổi dậy thì
- Phát bảng nhóm cho từng nhóm.
Phát bảng nhóm cho từng nhóm
- Mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- NX, biểu dương các nhóm có phần thảo luận tốt
_ KL: Ở lứa tuổi này các em cần chú ý ăn uống đủ chất, tập TD thường xuyên, xem những tài liệu lành mạnh, không nên sd các chất kích thích.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm. Nhận đồ dùng học tập và hoạt động trong nhóm.
- Báo cáo kết quả thảo luận, nhận xét, bổ xung phần báo cáo của nhau.
HỌAT ĐỘNG KẾT THÚC (2’)
Cho hs nhắc lại nd chính của bài học, 1 em đọc phần “Bóng đèn tỏa sáng”. NX tiết học
...............................................................................................
Tiết 4: Kể chuyện
TIẾNG VĨ CẦM Ở MỸ LAI
I. Mục tiêu
 	1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào lời kể của GV những hình ảnh minh hoạ phim trong SGK và lời thuyết minh cho mỗi ảnh, kể lại được câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ lai ; kết hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, cở chỉ một cách tự nhiên.
 	2. Hiểu được ý nghĩa câu chuyên: Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mỹ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược VN.
 	3. Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
 II. Đồ dùng dạy học
- Các hình ảnh minh hoạ trong SGK
- Bảng phụ viết sẵn ngày tháng năm xảy ra vụ thảm sát Sơn Mĩ ( 16- 3- 1968) tên những người Mỹ trong câu chuyện .
 III. Các hoạt động dạy - học
HĐ dạy
TL
HĐ học
A. KTBC:
- Mời 1 em kể về một việc làm tốt góp phần XD quê hương, đất nước.
- NX, đánh giá
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu truyện phim: (đạo diễn, nội dung)
2. GV kể chuyện (3 lần)
- Lần 1: Kể và đưa bảng phụ ghi ngày tháng, tên riêng kèm chức vụ, công việc của những lính Mỹ.
- Lần 2: kể kết hợp chỉ trên tranh minh họa
- Lần 3: nt
3. HD hs kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
a. Kể chuyện theo nhóm:
- Yêu cầu hs kể chuyện trong nhóm đôi, mỗi bạn kể nd 1 tranh sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV theo dõi, giúp đỡ nhóm nào còn lúng túng.
b. Thi kể trước lớp
- Kể theo nhóm: GV mời 1-2 nhóm lên kể nối tiếp theo tranh.
- Kể cá nhân:Mời 2,3 em lên kể toàn bộ câu chyện, lớp trao đổi với bạn về nd và ý nghĩa câu chuyện 
- Cho hs nhận xét phần kể của các bạn
- NX biểu dương em nào có phần kể hấp dẫn và tự nhiên nhất.
4. Củng cố, dặn dò:
- NX tiết học
- Kể lại câu chuyện cho ng khác nghe
3’
37’
2’
10’
25’
10’
15’
1’
- 1 em kể lớp theo dõi, nhận xét
- Nghe cô giới thiệu
- Nghe cô kể chuyện
- Kể chuyện theo cặp
- Một số nhóm lên kể, lớp theo dõi và nhận xét.
- 2-3 em kể toàn bộ câu chuyện, lớp trao đổi với bạn về nd và ý nghĩa truyện.
- NX và bình chọn bạn kể hay nhất
....................................................................................................................
Tiết 5: Hoạt động tập thể
I. Nhận xét chung 
1. Đạo đức:
 Nhìn chung, các em ngoan ngoãn, lễ phép, kính thầy yêu bạn, không đánh cãi chửi nhau. Bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa ngoan ,còn mất trật tự trong giờ học 
2. Học tập 
 . Các em đã có ý thức trong học tập, chuẩn bị khá đầy đủ sách, vở, bút, mực, các đồ dùng học tập. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, Tuy nhiên vẫn còn bạn hay quên sách vở, mắc nhiều lỗi trong tuần. Ngòai ra còn một số bạn chưa chịu khó học bài ở nhà. 
3. Vệ sinh.
 Các em VS tương đối sạch sẽ, gọn gàng .
II . Phương hướng tuần tới 
- Phát huy ưu điểm, khắc phục ngay những nhược điểm còn tồn tại trong tuần.
- Nhắc nhở HS đặc biệt lưu ý: về nhà chịu khó học bài và làm bài trước khi đến lớp; vệ sinh lớ sạch sẽ hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4(1).doc